1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận cơ sở văn hóa việt nam Đ Ề tài phân tích một Đặc Điểm văn hóa của vùng văn hóa trung bộ

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Đặc Điểm Văn Hóa Của Vùng Văn Hóa Trung Bộ
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Kiều Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 722,25 KB

Nội dung

Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ - Bắc Bộ và Nam Bộ vốn đều được khai phá bởi người Việt, riêng Trung Bộ đã từng có một thời kỳ dài thuộc các tiểu quốc của Vương quốc Chăm Pa tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

BÀI THẢO LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đ

CỦA VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn : Kiều Thu Hương Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2

Lớp học phần : 2244ENTI0111

Hà Nội, tháng 09, năm 2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 1

Phần I: Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng văn hóa Trung Bộ 4

1 Lịch sử hình thành 4

2 Vị trí, địa hình 4

3 Khí hậu 5

4 Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ 5

Phần II: Phân tích một đặc điểm văn hóa của vùng văn hóa Trung Bộ: Văn hóa ăn 7

1 Đặc điểm chung: 7

2 Tập quán ăn uống của người dân vùng văn hóa Trung Bộ: 8

3 Món ăn đặc trưng theo từng vùng: 13

Trang 4

Phần III: Kết luận 17 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Phần I: Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng văn hóa Trung Bộ

1 Lịch sử hình thành

- Miền Trung Việt Nam trong lịch sử đã được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam kể từ năm 1834), An Nam (cách gọi của người Pháp) và Trung phân (thời Việt Nam Cộng hòa) Sau khi vua Bảo Đại thành lập cơ quan hành chính cấp vùng cao hơn tỉnh vào năm 1945, tên gọi Trung Kỳ được đổi thành Trung Bộ và được sử dụng đến ngày nay

- Trải qua tiến trình lịch sử, Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân

để Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn Đại Việt nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm

- Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này đã tạo cho vùng văn hoá Trung Bộ những đặc điểm riêng so với các vùng văn hoá khác của Việt Nam

Trang 5

2 Vị trí, địa hình

- Vị trí

Nếu nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay, người ta xếp Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng thuộc Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ Có nhà địa lý học nói rằng, trên một ý nghĩa nào đó, châu thổ sông Mã, sông Cả chỉ là sự “nối dài của châu thổ Bắc Bộ” Song về mặt văn hóa, từ trước sau Công nguyên, Thanh -Nghệ - Tĩnh đã thuộc không gian văn hóa Đông Sơn, trước đó nữa, có những

di tích có tính chất của văn hóa Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn

sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn Cả giới địa lý học và dân tộc học, văn hóa học đều coi miền núi Thanh - Nghệ - Tĩnh là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ Như vậy có thể chứng tỏ rằng chúng thuộc vùng văn hóa Bắc Bộ

=> Do vậy, vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay.

- Địa hình

+ Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông - Tây, nếu quay mặt về đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn

+ Địa hình được chia cắt theo chiều dọc Bắc - Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển

+ Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi

Trang 6

3 Khí hậu

Miền Trung có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất nước, ở miền Trung lại gặp gió Tây rất khô nóng, thổi từ Lào qua (gió Lào) tạo ra sự khô rang cho miền Trung Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như Bắc Bộ Trung Bộ là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều biến động nhất nước ta Đây là khu vực chịu rất nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán… Điều kiện khí hậu của vùng này gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

4 Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ

- Bắc Bộ và Nam Bộ vốn đều được khai phá bởi người Việt, riêng Trung

Bộ đã từng có một thời kỳ dài thuộc các tiểu quốc của Vương quốc Chăm Pa trước khi được người Việt phát hiện Nền văn hóa Chăm Pa ngày đó phát triển rực rỡ và tạo nên một nền văn hóa lâu đời cho mảnh đất Chính vì thế, Trung

Bộ đến bây giờ vẫn còn lưu lại rất nhiều dấu tích của nền văn hóa này

- Người Việt ngày đó đã khai phá mảnh đất này theo kiểu tiệm tiến Họ sống cùng người Chăm, học hỏi, quan sát các nét văn hóa một cách hài hòa Người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, từ từ biến chúng thành những di sản văn hóa của mình mà không làm mất đi bản sắc của chúng Những di tích đó, khi người Chăm ra đi, đã được người Việt tiếp quản, thờ cúng

VD: Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa, vốn là một ngôi tháp của người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự linh thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng của người Việt

- Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa của người Chăm ở vùng Trung

Bộ là tiếp thu tín ngưỡng thờ Bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức Khi người Việt gặp người Chăm, họ đã học hỏi về các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ thần Việt

Trang 7

Nữ thần Mưjưk của người Chăm được chuyển hóa thành bà Chúa Ngọc Câu chuvện mà Phan Thanh Giản ghi trên bia kí ở sau Tháp Bà, là câu chuyện

đã Việt hóa sự tích một nữ thần Chăm, tại điện hòn Chén, thánh mẫu Vân Hương (tức thánh Mẫu Liều Hạnh) được đưa vào điện thần cùng với bà chúa Ngọc

Sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên sự khác biệt giữa diện mạo văn hóa của người Việt ở Trung Bộ so với người Việt Bắc Bộ

- Về thiên nhiên Trung Bộ, đây là nơi nằm giữa Bắc Bộ và Nam Bộ nên thiên nhiên mang tính chất trung gian Vì thế, thiên nhiên Trung Bộ rất đa dạng Các thành tố văn hóa Trung Bộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non,…

Với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp đan xen với làng của ngư dân Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng ngư dân

Lý giải cho điều này thì là vì các vùng đồng bằng ở Trung Bộ đều là các đồng bằng nhỏ hẹp và sát biển

- Thiên nhiên ở Trung Bộ còn nhiều khó khăn và khắc nghiệt, điều này đã được phản ánh qua những câu ca dao, dân ca của người dân nơi đây:

+ “Giêng hai cắt ngón tay không chảy máu”: Nghĩa là cứ hằng năm, sau cái Tết Nguyên đán về là mùa đói đến, nên phải dự trữ, tiết kiệm

+ “Con đói thì cho ăn ngô ăn khoai/ Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng”:

Là vì thời tiết tháng hai rất khắc nghiệt, lúa có trỗ đồng nhưng hạt lép, sẽ chẳng thu hoạch được gì

- Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của người Việt Trung Bộ xuất hiện nhiều yếu tố biển (nghiêng về các loại đồ biển, hải sản)

- Mặt khác, do tính chất khí hậu và điều kiện tự nhiên, họ sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn

Trang 8

Phần II: Phân tích một đặc điểm văn hóa của vùng văn hóa Trung Bộ: Văn hóa ăn

1 Đặc điểm chung:

- Miền Trung ở sát với biển, nên trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Nam ở Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi nghiêng về đồ biển và hải sản Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong văn hóa ăn của người dân nơi đây Mặt khác, người dân Việt ở miền Trung, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn Nhắc đến văn hóa ăn, ta có thể nhắc đến một nền văn hóa ẩm thực đầy

đa dạng của miền Trung ở các tiểu vùng như xứ Huế với nhiều nét riêng biệt của từng vùng mà không có nơi nào có được

- Ẩm thực vùng văn hóa Trung bộ không đa dạng nhưng lại có một chiều sâu riêng, mang đậm bản sắc thanh lịch, nhẹ nhàng như chính con người nơi đây

- Các món ăn miền Trung hầu hết đều có vị cay chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ thiên về

đỏ và nâu sẫm Họ cũng thích vị ngọt nhưng vị ngọt vừa phải Với bờ biển dài

và hẹp, những chén mắm ruốc, mắm nêm đã đi vào mâm cơm của đại đa số gia đình nơi đây Bánh tráng, cá kho cũng đi dọc suốt chiều dài miền Trung

2 Tập quán ăn uống của người dân vùng văn hóa Trung Bộ:

- Hải sản là nguyên liệu chính yếu:

+ Theo Ngô Đức Thịnh, từ thời đá mới, người Việt đã biết tận dụng nguồn lợi từ biển Các di chỉ văn hóa cho thấy cư dân Việt thời kỳ này đã thu lượm các loại sò, ốc, hàu… để làm thức ăn, bỏ lại vỏ “chất thành đống, thành gò”

Có thể nói, dòng chảy của văn hóa biển xuôi từ Bắc vào Nam, càng về phía Nam càng rõ và mạnh “Khi di chuyển vào miền Trung, ít ruộng đồng để trồng cấy, ít ao hồ, không có cá nước ngọt, mà tại vùng biển này lại lắm tôm,

cá vào sát bờ, người Việt đã lựa chọn thích nghi với biển cả nhằm kiếm sống

Trang 9

lâu dài Vì vậy, tại các tỉnh miền Trung, nhất là khu vực Nam Trung Bộ, tính chất biển có thể nói là rất đậm đặc trong văn hóa của người Việt Bởi thế mà trong cộng đồng ngư dân sinh sống tại khu vực Trung Bộ, nhất là cực Nam Trung Bộ, đã hình thành được một nếp sống văn hóa biển”

+ Thực ra, không phải ở tận cực Nam Trung Bộ, văn hóa biển mới thể hiện rõ nét mà bắt đầu từ vùng đất Quảng Bình, nơi giao thoa giữa văn hóa Việt và Chăm Pa cổ, dòng chảy văn hóa biển đã trở nên mạnh mẽ Điều này thể hiện rõ nhất qua mâm cơm hằng ngày của người Việt ở duyên hải Nam Trung Bộ Hiếm có bữa ăn nào của người Việt vùng duyên hải Nam Trung Bộ lại thiếu

đi sự góp mặt của các loài tôm, cua, cá, mực, ruốc…, những sản vật phong phú từ biển “Biển miền Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên việc khai thác, nuôi trồng hải sản có thể diễn ra quanh năm” Đặc biệt, cá đóng một vai trò quan trọng Dân gian nơi đây có câu: Đắt cá hơn

rẻ thịt Ngạn ngữ này, một mặt nói về khía cạnh kinh tế (người dân thường lựa chọn ăn các loại cá theo mùa hoặc theo con nước nên chi phí rất rẻ), mặt khác cũng khái quát lên thói quen ưu tiên cá và các loài hải sản trong bữa cơm của mình Theo thống kê, “ở biển miền Trung, đã xác định được 177 loài cá thuộc 81 họ, trong đó một số loài có sản lượng cao là cá mú xám, cá hố” Các loài cá lộng như: cá ve, cá vược, cá đối cùng các loại ngoài khơi như cá trích, cá nục, cá mòi, cá thu là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ẩm thực miền Trung Người dân vùng duyên hải miền Trung thường đem cá đổi lấy các thực phẩm khác để làm phong phú và cân bằng bữa ăn, như câu ca dao: “Ai ơi nhắn nẫu đầu nguồn/ Mít non đem xuống, cá chuồn gởi lên”

+ Đối với ngư dân làng biển, món quà sang trọng và thân tình nhất là món

cá luộc (cá nục, cá sòng, cá thu ) mang từ ngoài khơi về biếu đất liền Vị tươi, ngọt của cá hòa quyện cùng vị mặn mà của nước biển tạo nên một món

ăn mang đặc trưng văn hóa biển

- Mắm mặn và ớt cay - những gia vị đặc trưng.

Trang 10

+ Bên cạnh việc sử dụng hải sản tươi sống, người dân còn chế biến chúng thành nhiều thức khác nhau như: phơi khô, phơi một nắng, làm mắm để vừa bảo quản thực phẩm vừa góp phần thay đổi khẩu vị Một thói quen đặc trưng của người dân nơi đây là sử dụng nước mắm trong việc chế biến thức ăn: kho bằng nước mắm, chấm bằng các loại mắm, thậm chí mắm ruốc còn được nêm nếm trong nhiều món canh (canh rau muống, mồng tơi, rau tập tàng…), món xào, kho, như một gia vị không thể thiếu Mắm ruốc có vị ngọt đặc trưng, cũng có thể được dùng kèm trực tiếp với cơm hoặc bún, sau khi được pha thêm chút gừng, tỏi, chanh, ớt Món mắm đặc trưng này đã đi vào câu ca dao của người dân nơi đây: “Đừng chê mắm ruốc tanh hôi/ Có mắm, có ruốc mới rồi bữa cơm”

+ Trong cách chế biến, đặc biệt với các loài hải sản, người miền Trung thiên về luộc, hấp, nấu canh chua, kho nhạt (dùng nước kho để chấm rau sống), nướng… với quan niệm làm sao để giữ được hương vị tươi ngon nhất của món ăn Một số loại cá, khi vừa mới đánh bắt đưa vào bờ, người dân đã thực hiện ngay việc luộc, hấp (cá nục) hoặc nướng (cá thu) rồi mới đưa đi tiêu thụ Chính vì vậy, nếu so với hai miền Nam và Bắc, tần suất xuất hiện các món chiên, xào trong bữa ăn ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ khá hạn chế Phụ nữ khi mới sinh con thường được khuyên ăn các loại cá lành tính như: cá thu, cá chai, đặc biệt phải được kho rất khô và mặn

+ Bữa cơm miền duyên hải Nam Trung Bộ thường chỉ đơn giản vài ba món, như cá bống thệ kho rau răm, canh rau tập tàng có sẵn trong vườn (trộn lẫn các loại rau theo mùa: rau ngót, mồng tơi, rau lang, búp hoa bí ngô, rau dền…) Với những nhà có điều kiện, món canh rau này có thể được nấu với tôm thịt tươi, còn không thì chỉ cần thêm chút nước mắm ngon, một ít ruốc, phi thơm hành mỡ, là có được bát canh rau tập tàng đậm vị biển

+ Bên cạnh đặc tính rất mặn, ẩm thực vùng đất này còn rất cay, nóng Người miền Trung sử dụng ớt như một trong những gia vị phổ biến nhất, thậm chí mang tính bắt buộc, đặc biệt trong những món ăn gắn liền với mắm

Trang 11

+ Ớt ở miền Trung có nhiều loại: ớt chìa vôi, ớt chỉ thiên, ớt bom, ớt chuông, ớt mọi, ớt cao sản, ớt chuồn chuồn, ớt xanh, ớt đỏ… Ngoài ra còn có ớt bột, ớt muối Ớt bột được làm từ ớt quả phơi khô, được nắng và giã bằng tay

+ Riêng với nồi cá kho, nguyên tắc bắt buộc của người dân vùng văn hóa Trung Bộ là phải cho ớt tươi hoặc ớt đã được phơi hơi se vỏ Càng kho lâu, món ăn này vừa có vị ngọt của thịt cá, vừa có vị mặn của nước mắm và vị cay của ớt Ngược lại, trái ớt cũng mang đầy đủ vị mặn, ngọt của cá và mắm Vậy nên, nói về quả ớt quyện trong món ăn này, nhà thơ Văn Công Hùng, một người con của xứ Huế, đã từng dành những dòng viết thi vị: “Cái bùi, cái béo, cái ngon, cái ngọt, cái bổ, cái tươi, cái nhân nhụy, cái nồng nã của con cá như lặn hết vào quả ớt Quả ớt căng ra, viên mãn và phủ phê, ngập cái tinh túy của nồi cá kho ”

+ Đặc biệt, ở một số tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, người dân thường thích ăn ớt tươi còn xanh Thói quen ăn một miếng cơm, cắn một miếng ớt (trái ớt còn nguyên cuống) để cảm nhận vị hăng, cay, nồng của trái ớt còn xanh đã trở thành một tập quán rất riêng của khu vực này

+ Xét từ góc độ ẩm thực, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để quân bình âm dương: Ớt vốn cay, nóng (tính dương) sẽ giúp kháng lại mùi tanh của các loại hải sản vốn mang tính hàn (tính âm), tạo nên sự hài hòa âm - dương trong thức ăn Từ góc độ sinh thái học, một trong những lý do quan trọng của việc ăn cay của người dân miền biển là để chống lại cái lạnh khi phải ngâm mình trong nước biển cũng như chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết trong những ngày rét buốt và mưa dầm, như một phương thức thích nghi với cuộc sống Sự thiếu thốn cộng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đã khiến cho trái ớt cay, nước mắm mặn luôn đồng hành cùng người Việt vùng văn hóa Trung Bộ Người dân nơi đây thường có thói quen uống nước mắm trước khi

Trang 12

cứu cho rằng thói quen ăn ớt của người miền Trung là bắt nguồn từ việc cộng

cư với người Chăm và bắt chước một số tập tục về ẩm thực của người Chăm, trong đó có việc ăn ớt Trong hầu hết mọi bếp ăn gia đình ở miền Trung, không thể thiếu vắng ớt Ớt (quả) còn được ngâm muối, ngâm nước mắm để

ăn với cơm thay cho thức ăn, nhất là trong những ngày gió lạnh mưa dầm Có

lẽ vì ăn nhiều thức ăn cay/nóng như vậy nên tính cách con người miền Trung cũng phần nào bộc trực, đôi khi nóng nảy Mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và ẩm thực được thể hiện rất rõ ở vùng đất duyên hải này

- Kiêng kỵ trong ăn uống

+ Kiêng kỵ là sự cấm kỵ hay ngăn cấm một cách mạnh mẽ với quan niệm một hành động/ lời nói nào đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đến mối quan hệ giữa con người với đồng loại/ tự nhiên xung quanh, hoặc xâm phạm những tín điều thiêng liêng đối với con người Kiêng kỵ là một phần quan trọng trong phong tục tập quán của một cộng đồng, dân tộc Nó thể hiện thái

độ ứng xử của con người đối với lực lượng siêu nhiên, trở thành “luật bất thành văn” chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động của con người trong đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần diễn ra hằng ngày Đặc biệt, đối với người dân miền biển, trong hoàn cảnh phải đối mặt với nhiều rủi ro, hiểm nguy từ biển khơi sóng gió, việc kiêng kỵ, trong đó có những kiêng kỵ trong

ăn uống lại càng trở nên quan trọng

+ Việc ăn thịt cá Ông (cá voi) được xem là một trong những điều cấm kỵ nhất của hầu hết người dân các tỉnh vùng văn hóa Trung Bộ Nếu ai phát hiện

cá Ông mắc cạn, người đó có bổn phận chôn cất và để tang như để tang chính cha mẹ mình Xương cá Ông (được gọi là ngọc cốt) được ngư dân Bình Thuận mài lấy nước cho trẻ sơ sinh uống để trị các chứng ban trái, nóng mê Ngoài ra, người dân nơi đây còn kiêng ăn các loại rùa biển (một loài được ngư dân tôn kính) Việc ăn mít khi ở cữ cũng không được phép, “vì sẽ làm nước biển chảy làm rách lưới hoặc lưới bị bịt đường nước, mất đường cá chạy” Trong cách ăn cá nguyên con, sau khi ăn hết thịt ở phần trên, người

Ngày đăng: 10/10/2024, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN