Lý do chọn đề tài Lễ hội Cổ Loa đã được công nhận là một di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam, chứng minh cho sự giàu có và độc đáo của văn hóa truyền thống.. Với hơn hai nghìn năm lịc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM: LỄ HỘI CỔ LOA
LỚP: HIS1056 3
GV: TS TRẦN THỊ LAN
SV NHÓM 5: 1 Vương Thúy Quỳnh - 23030197
2 Vũ Thị Ngọc Ánh - 23030151
3 Bùi Thị Hằng - 23030167
4 Nguyễn Thị Thùy Linh - 23030180
5 Phùng Huyền Trang - 23030213
6 Lê Thị Thiên Kim - 23030178
7 Nguyễn Thị Hồng Ánh - 23030150
8 Trịnh Thu Uyên - 23030219
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích chọn đề tài
NỘI DUNG
PHẦN 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1 Thời gian và địa điểm tổ chức
2 Phần lễ
3 Phần hội
PHẦN 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY PHẦN 3: VAI TRÒ/ ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN VĂN HÓA
1 Vai trò
2 Ảnh hưởng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ hội Cổ Loa đã được công nhận là một di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam, chứng minh cho sự giàu có và độc đáo của văn hóa truyền thống Với hơn hai nghìn năm lịch sử, Lễ hội Cổ Loa không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là bảo tàng sống động, lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của đất nước
Di sản này không chỉ nằm trong những di tích lịch sử và kiến trúc độc đáo mà còn thể hiện trong các nghi lễ truyền thống, các hoạt động nghệ thuật truyền thống và những câu chuyện huyền bí Sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố lịch sử, nghệ thuật và truyền thống trong Lễ hội Cổ Loa đã góp phần làm nổi bật và duy trì giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam
2 Mục đích chọn đề tài
Khám phá và tìm hiểu để lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp về Lễ hội Cổ Loa Tìm hiểu dựa trên 3 phương diện: Trước tiên tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và phát triển của Lễ hội Cổ Loa Tiếp đến là tìm hiểu và phân tích những biến đổi của Lễ hội Cổ Loa trong giai đoạn hiện nay Và cuối cùng đưa ra kết luận
về vai trò/ảnh hưởng của lễ hội Cổ Loa
3 Bố cục bài
Phần 1: Nguồn gốc hình thành và phát triển
Phần 2: Những biến đổi trong giai đoạn hiện nay
Phần 3: Vai trò/ ảnh hưởng của di sản văn hóa
Trang 4NỘI DUNG PHẦN 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại
năm 1689, thường gọi là đền Thượng.
Vào thời Hùng Vương, nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) Thục Phán (tức vua An Dương Vương) là một trong số đó, ông vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu Sau đó, để
tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tần, Thục Phán đã liên minh hai bộ tộc Lạc Việt và Tây Âu, rồi được các thủ lĩnh người Việt cổ suy tôn làm người chỉ huy cao nhất Năm 208 TCN, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Tần giành thắng lợi, Thục Phán được vua Hùng Duệ Vương đời thứ 18 nhường ngôi Tiếp nối sự nghiệp của vua Hùng, Thục Phán lên ngôi, xưng vương, hợp nhất hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt và lấy tên nước là Âu Lạc
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã quyết định dời đô từ vị trí trung tâm của đất nước là vùng đất cũ của Hùng Vương xuống Cổ Loa, nơi đồng bằng châu thổ
Trang 5sông Hồng rộng lớn, trù phú và đông đúc dân cư, có địa hình được bao bọc bởi những dòng chảy lớn thông nước với sông Hồng và sông Cầu, giao thông thủy bộ đều thuận lợi Theo đường thủy, từ đây có thể xuôi xuống vùng Đông Bắc hay Đông Nam, cũng có thể ngược lên phía Bắc hay Tây Bắc, tỏa xuống các vùng ven biển nên phù hợp cho việc lập kinh đô, xây thành, đắp lũy, chống giặc
An Dương Vương đã chỉ huy quân và dân Âu Lạc, xây dựng một tòa thành đồ
sộ và độc đáo trong một thời gian ngắn An Dương Vương đã tạo ra một tòa thành cao hào sâu, có đủ các yếu tố thuận lợi cho phòng thủ và tấn công nhờ lợi dụng địa hình địa vật: Trong ngoài kết hợp, thủy bộ liên hoàn, địch thì khó bề xâm phạm
Tuy nhiên, sự tồn tại của nước Âu Lạc không lâu do sự kiện mất “Nỏ thần”.
Xong dấu ấn của nó rất đậm nét Sự tồn tại của thành Cổ Loa hơn hai ngàn năm đến nay là minh chứng hùng hồn về giai đoạn lịch sử ấy, chứng tỏ sức lao động bền
bỉ và tinh thần quật cường bất khuất của nhân dân ta thời sơ sử, cũng như tài năng quân sự lỗi lạc của An Dương Vương
Truyền thuyết về An Dương Vương xây thành Cổ Loa gắn với lịch sử thời đại
dựng nước và giữ nước đầu tiên, cũng như gợi nhắc văn hóa người Việt cổ và cội
nguồn dân tộc Lễ hội Cổ Loa gắn với vị vua lập nước Âu Lạc và xây dựng “kinh thành” Cổ Loa - ngôi thành được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt có lịch sử
lâu đời
Nơi đây lưu giữ biết bao giá trị lịch sử từ thời vua An Dương Vương để lại Theo lời xưa thì ngày mùng 6 tháng giêng là ngày vua An Dương Vương nhập cung, sau đó 3 ngày là ngày mùng 9 thì lên ngôi vua và mở hội khao toàn bộ lực lượng quân binh, thế nên người dân cũng tổ chức lễ hội ăn mừng Hằng năm, vào
ngày này người dân Cổ Loa không thể không tham gia lễ hội, họ cho rằng: “Chết
bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mùng 6 tháng Giêng” Lễ hội đền Cổ Loa cũng
xuất hiện từ đây và gìn giữ đến tận bây giờ
Trang 6Đền Cổ Loa là một chiến tích lịch sử đã chứng kiến một câu chuyện buồn về sự ngu muội của một nàng công chúa quá tin chồng nên đã để đất nước rơi vào tay giặc và là bài học về sự mất cảnh giác trong một vài thời khắc đã để lại hậu quả khôn lường Song trải qua thời gian thì đền Cổ Loa vẫn là một niềm tự hào của dân tộc ta
Lễ hội đền Cổ Loa nhằm giáo dục cho nhân dân về truyền thống: “Uống nước nhớ nguồn’’ đồng thời bảo tồn những hoạt động văn hóa di sản xưa.
1 Thời gian và địa điểm tổ chức của Lễ hội đền Cổ Loa
Hằng năm cứ sau dịp tết cổ truyền của dân tộc thì vào mùng 6 tháng giêng người dân vùng Bát xã (Đài Bi, Sằn Giã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Ngoại Sát) cùng thờ chung vua An Dương Vương lại tấp nập chuẩn
bị lễ vật để tổ chức ngày Lễ hội đền Cổ Loa Lễ hội được bắt đầu từ sáng sớm mùng 6 tết đến hết ngày 18 tháng giêng Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức ở huyện Đông Anh, Hà Nội, vùng đất này cách trung tâm Hà Nội tầm 17km về phía Tây Bắc, tương đối thuận lợi cho khách du lịch trong việc di chuyển
Đối với người dân sống quanh vùng đất Cổ Loa đặc biệt là cụm 8 làng cùng thờ đức vua An Dương Vương thì đây là một lễ hội quan trọng nhất trong năm Lễ hội đền Cổ Loa gồm có hai phần là phần lễ và phần hội
2 Phần lễ
Lễ rước kiệu vào đền An Dương Vương:
Phần lễ được diễn ra từ sớm mùng 6 âm lịch Tuy nói là ngày lễ chính thức diễn
ra vào mùng 6 nhưng thật ra từ ngày 14 tháng Chạp năm trước người dân đã phải chuẩn bị trước về việc sửa sang, dọn dẹp đền thờ để mọi thứ thật trang trọng Những người được chọn khiêng kiệu phải được chọn lựa trước và phải chay tịnh từ trước đó Người hành lễ cũng phải giữ sự thanh khiết, bịt miệng bằng vải đỏ trong lúc phong bao áo cho thần
Trang 7Từ sớm ngày mùng 6, một đoàn người mang lễ phục cầm cờ quạt, tàn, lọng đình, dẫn đầu là chủ lễ mặc áo thụng xanh, đội mũ tế đến nhà ông diễn văn rước bản văn ra đền Đám rước thật sự rất nghiêm trang và lộng lẫy Khắp đường phố ngập tràn cờ quạt, đám rước, kiệu người khiêng Mọi thứ được bao quanh bởi sắc
đỏ rực rỡ tạo ra một khung cảnh đẹp sáng bừng một góc trời xuân Tám làng trong cụm Bát xã đưa đám rước đến đầu làng Cổ Loa thì có người ra nghênh đón và đưa vào đền Thượng Ngoài đền có ngựa hồng, ngựa bạch bằng gỗ đứng hầu hai bên, dọc hai bên đi vào được cắm cờ quạt và các bộ vũ khí thờ cúng Trước hương án được bày các loại vũ khí như cung tên, kiếm, nỏ và trải một hàng chiếu để làm chỗ cúng vái thần Cuộc tế được thực hiện trên nền nhạc phường bát âm Sau khi kết thúc cuộc tế thì người dân có thể vào làm lễ
Phần lễ rước thần:
Dẫn đầu đoàn rước thần là cờ quạt đến long đình và các lộ lộ bát bửu Theo ngay sau đó là phường bát âm và các quan đội mũ tế áo phụng tay trong tay bưng
vũ khí của nhà vua, tiếp theo là các chức sắc và trai đinh trong làng khiêng long đình có bài vị của nhà vua Bát xã lần lượt rước kiệu của mình một cách thận trọng
và chậm rãi trong từng bước đi Đoàn rước được nối dài tròn tiếng sáo tưng bừng
Đoàn rước di chuyển từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều Sau mỗi kiệu có 4 trai đinh cầm cờ đại vừa đi vừa múa Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa, kiệu làng nào quay về làng ấy nhưng riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay lại đình Ngự Triều và làm lễ thần tiếp tục Phần lễ chính đến đây cơ bản là đã kết thúc Người dân chuyển qua tham gia phần hội
3 Phần hội
Trang 8Ngoài phần lễ trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính đối với các bậc thành thần thì Lễ hội Cổ Loa còn có phần hội với nhiều trò chơi, với nhiều lĩnh vực thu hút sự tò mò khám phá của một lượng lớn khách du lịch đến tham gia
Các hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội đền Cổ Loa:
Các hoạt đọng nghệ thuật diễn ra ở Lễ hội đền Cổ Loa rất nhiều nhưng đáng chú ý nhất là phần múa rối nước, hát quan họ ở Giếng Ngọc giữa những người trong làng Những người biết hát trong làng chia làm các phe nam, nữ đi trên thuyền rồng hát đối đáp qua về Những liền anh liền chị hát đối nhau mà không cần nhạc Các bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những liền anh liền chị hát quan họ hết sức gần gũi, tự nhiên và thân thiện
Đến với lễ hội này bạn còn được xem tuồng Mỵ Châu, Trọng Thủy, vở tuồng này chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam nhưng được diễn lại như một sự nhắc nhở đến muôn đời sau về việc nang cao cảnh giác để không lâm vào tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách như nàng Mỵ Châu Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người có thể thưởng thức nhiều món ngon nổi tiếng của mảnh đất Đông Anh, tiêu biểu như: cháo trai, bún Mạch Tràng,
Trang 9Các trò chơi dân gian:
Trong phần hội, không gian này được tổ chức những trò chơi dân gian khiến cho khách du lịch như được trở lại không khí xưa với các tích cổ Đối với người dân làng thì lễ hội này cũng giúp họ có nhiều niềm vui và sự phấn khởi hơn trong một năm mới
Có rất nhiều trò chơi diễn ra nhưng được hưởng ứng và tham gia nhiều nhất có
lẽ là trò chơi cờ người, trò chơi đấu vật và bắn nỏ Trò chơi cờ người không chỉ giải trí mà còn trí tuệ mang những nét bản sắc của dân tộc Thành phần tham gia gồm 16 nam và 16 nữ chia thành 2 đội để đấu với nhau Trò chơi diễn ra trong không khí náo nhiệt, tiếng trống liên hồi và cờ lọng phấp phới
Trò chơi đấu vật cũng tạo nên sự thích thú cho khách tham quan Những nét truyền thống trải qua bao quá trình thay đổi vẫn giữ được Lễ hội mà không có đấu
Trang 10và đòi hỏi sự cường tráng từ các đấng nam nhi nên đấu vật đã ra đời như một bộ môn thể thao Đấu vật giúp thanh niên thêm cường tráng, có lòng dũng cảm để giữ nước, giữ làng và giữ lúa Đấu vật cứ như thế mà dần trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Những đô vật lên sân khấu trong sự hò reo của mọi người cùng với tiếng trống, tiếng khua, họ phải cởi trần đóng khố và sau một hồi khua chân múa tay thì bắt đầu vật ngửa đối thủ để giành chiến thắng
Trò chơi bắn nỏ được xem là điểm nhấn của lễ hội Nỏ là vũ khí gắn với sự
thích thành Cổ Loa nên ai cũng muốn thử bắn để chinh phục “nỏ thần” Nỏ tuy
nhỏ đơn giản nhưng lại rất khó bắt trúng mục tiêu vậy nên cần phải có sự tập luyện lâu dài mới có thể thành thục trong việc chinh phục nỏ thần
Những ngày Lễ hội đền Cổ Loa mọi người quanh vùng và khách du lịch tập trung đông đúc tạo nên một cảnh vật mùa xuân nhộn nhịp và thực sự có ý nghĩa
PHẦN 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sau khi được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào ngày 03/2/2021, lễ hội đã được tổ chức trang nghiêm và quy củ hơn
Ngày 27/1/2023, lễ hội đã diễn ra Năm nay, ban tổ chức đã quy định các hàng rong, hàng ăn uống vào khu riêng Thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá, không ép giá, không chèo kéo khách hàng Qua đó lễ hội bớt đi tình trạng nhốn nháo như mọi năm Các trò chơi mang tính may rủi như bầu cua, tôm cá đã không còn xuất hiện khiến không khí trang nghiêm, tươi vui của lễ hội được đảm bảo Nơi gửi xe cũng được ban tổ chức bố trí hợp lí Đồng thời còn có các bảng biển hướng dẫn cụ thể nên du khách tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức khi đến đây
Ban tổ chức Lễ hội Cổ Loa cũng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân đặt lễ đúng nơi quy định, có phương án bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thu gom rác thải hợp lý, hướng dẫn khách tham quan mặc trang phục phù
Trang 11hợp, lịch sự, tổ chức phân luồng giao thông Đồng thời, khuyến cáo người dân và hành khách thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng, cũng như tăng cường các biện pháp cá nhân phòng chống dịch Covid 19
Đặc biệt, Lễ hội đền Cổ Loa cũng minh chứng tầm quan trọng với người dân
Đông Anh qua câu nói vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay “Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mùng 6 tháng Giêng”.
PHẦN 3: VAI TRÒ/ ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN VĂN HÓA
1 Vai trò
Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các thế
hệ Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của nhà vua An Dương Vương mà còn là cơ hội để phát huy các giá trị văn hóa dân gian thông qua các nghi lễ, trang phục, âm nhạc, múa rối cùng các trò chơi dân gian Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để nhân dân vùng Cổ Loa nói riêng và cả nước nói chung thể hiện tinh thần đoàn kết, uống nước nhớ nguồn Đồng thời, Lễ hội Đền Cổ Loa cũng góp phần giáo dục về lịch sử, truyền thống và nguồn gốc của đất nước.Lễ hội Cổ Loa còn là lễ hội để các thế hệ con cháu chúng ta ghi nhớ đến công ơn dựng nước, giữ nước của Vua Thục Phán An Dương Vương, là dịp để giáo dục, hun đúc thêm
Trang 12chúng ta bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc Việt Nam ta
2 Ảnh hưởng
Lễ hội Cổ Loa đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của đất nước Nó không chỉ là một dịp để người dân tận hưởng không khí lễ hội mà còn mang lại nhiều ảnh hưởng đáng kể Dưới đây là một số ảnh hưởng của Lễ hội
Cổ Loa:
Gieo trồng và phát triển nghề truyền thống: Lễ hội Cổ Loa là cơ hội để người dân tiếp cận với nghệ thuật, truyền thống và phong cách cuộc sống của quê hương cũ Việc tổ chức lễ hội này cũng đóng góp vào việc gìn giữ
và phát triển các nghề truyền thống như điêu khắc, múa rối, hát bội, đóng quần thể…
Tăng cường du lịch văn hoá: Lễ hội Cổ Loa thu hút đông đảo du khách cả trong nước và quốc tế Việc đưa Lễ hội Cổ Loa trở thành một sự kiện nổi tiếng và truyền thông với du khách không chỉ quảng bá hoạt động du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương
Đẩy mạnh phát triển cộng đồng: Lễ hội Cổ Loa tạo ra một sự gắn kết và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng Nhờ lễ hội này, người dân được tham gia vào các hoạt động xã hội như tổ chức chương trình văn nghệ, thi đấu thể thao truyền thống, xây dựng nhà chùa, chăm lo hầm mộ, tăng cường quan hệ xã hội và tình nguyện
Tăng cường nhận thức văn hoá: Lễ hội Cổ Loa giúp người dân nhận thức, hiểu về lịch sử, truyền thống và văn hoá của quê hương Nó là một cơ hội để truyền đạt kiến thức, giáo dục và nuôi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Trang 13 Kích thích phát triển kinh tế địa phương: Lễ hội Cổ Loa tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân địa phương Các hoạt động như mua bán hàng hoá, ẩm thực, nghề thủ công và việc tăng cường hoạt động du lịch đều có thể đóng góp và phát triển kinh tế địa phương.
KẾT LUẬN
Như vậy, Lễ hội Cổ Loa đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao to lớn của vua An Dương Vương mà còn là cơ hội phát huy các giá trị văn hoá dân gian thông qua trang phục, âm nhạc, nghi lễ, các trò chơi dân gian… Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để nhân dân thể hiện tinh thần đoàn kết, uống nước nhớ nguồn… Lễ hội cũng góp phần giáo dục về truyền thống, lịch sử,