1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa dự án vùng văn hóa trung bộ

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vùng Văn Hóa Trung Bộ
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Tuyết Mai
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Giải Trí Và Sự Kiện
Thể loại dự án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Vị trí địa lý- Vùng Trung Bộ là một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Thanh Hóađến Bình Thuận.- Vùng Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình,Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

**********

Môn học: Cơ Sở Văn Hóa

Dự án: Vùng văn hóa Trung Bộ

Nhóm sinh viên thực hiện : Tổ 4

Lớp : 23GT3

Ngành : Quản lý giải trí và sự kiện Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI, THÁNG 11/2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Không gian theo địa lý hành chính 4

1 Vị trí địa lý 4

2 Địa hình 5

3 Khí hậu 7

4 Sông ngòi 9

II Lịch sử hình thành và chủ thể văn hóa 12

1 Lịch sử hình thành 12

2 Chủ thể văn hóa 13

III Một số nét đặc trưng văn hóa của vùng 14

1 Di sản lịch sử và kiến trúc 14

2 Nghệ Thuật dân gian thủ công 21

3 Lễ hội và nghi lễ 29

4 Ẩm thực đặc sản 32

5 Âm nhạc và múa 36

6 Ngôn ngữ và thực hành tôn giáo 38

Trang 3

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN – TỔ 4

1 Đào Mạnh Duy 23090191 Tìm nội dung, làm

bản word

2 Tô Thu Hiền 23090216 Làm nội dung

3 Trương Yến Nhi 23090295 Làm nội dung

4 Nghiêm Thị Xuân Mai 23090269 Làm nội dung

5 Nguyễn Tố Uyên 23090361 Làm powerpoint

6 Nghiêm Thị Chúc 23090181 Làm nội dung

7 Lê Gia Huệ 23090223 Làm nội dung

8 Bùi Thị Thúy 23090338 Làm nội dung

9 Nguyễn Thị Đoan Trang 23090343 Làm nội dung

10 Nguyễn Mạnh Cường 23090182 Làm nội dung

11 Đào Thị Huyền 23090236 Làm nội dung, làm

word

12 Lại Thị Diễm Quỳnh 23090311 Làm nội dung

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa Việt Nam - một kho tàng vô song, là sự phản ánh rõ nét nhấtcủa tinh thần và bản sắc dân tộc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phồn thịnh

và thăng trầm, cơ sở văn hóa Việt Nam đã đi vào lòng người với sự đa dạng

và sâu sắc Mỗi nét văn hóa, từ lịch sử, ngôn ngữ, nghệ thuật đến tập tục và tưtưởng, đều là những hạt ngọc lấp lánh, góp phần làm nên bức tranh độc đáocủa dân tộc hùng mạnh này Chính sự pha trộn hài hòa giữa truyền thống vàhiện đại, giữa bản sắc quê hương và tầm nhìn toàn cầu, tạo nên một cơ sở vănhóa phong phú và đặc sắc Việc nắm vững những nền móng văn hóa nàykhông chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn gốc, mà còn mở ra cánh cửa cho sựhiểu biết sâu sắc về con người và xã hội Việt Nam ngày nay

Trong môn học "Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam," chúng ta sẽ hành trìnhkhám phá những khía cạnh độc đáo, từ những truyền thống lâu dài đến nhữngthách thức và cơ hội của thời đại mới Hy vọng rằng, qua bài giảng, thảo luận,

và nghiên cứu về “vùng văn hóa Trung Bộ” chúng ta sẽ trải nghiệm sự sâusắc và phong phú của văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm hànhtrang tinh thần và kiến thức cho cuộc sống cá nhân và xã hội

Ta hãy cùng nhau khám phá những nét đẹp văn hóa vùng Trung Bộdưới góc nhìn của một người con Việt Nam yêu quý và tự hào về dân tộc.Mỗi người chúng ta cần kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốtđẹp, sống và cống hiến, biết ơn những người anh hùng đã ngã xuống vì bảo

vệ quê hương Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang chịu ảnhhưởng từ sự phát triển công nghệ, quốc tế hóa và thách thức của thế kỷ XXI,

Trang 5

đây càng lúc để lớp trẻ phát huy tính sáng tạo: vừa hội nhập văn hóa mớinhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn hóa Việt

I Không gian theo địa lý hành chính

1 Vị trí địa lý

- Vùng Trung Bộ là một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Thanh Hóa

đến Bình Thuận

- Vùng Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình,

Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng + Phía Nam giáp Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Phía Đông giáp biển Đông rộng lớn

+ Phía Tây giáp vùng Tây Nguyên và Lào

� Với vị trí địa lí tiếp giáp nhiều vùng lãnh thổ, là cầu nối trung gian giữacác vùng phía Bắc và phía Nam thì Trung bộ có ý nghĩa đặc biệt quantrọng về kinh tế - văn hóa Khi Trung bộ là cửa ngõ ra biển của Lào, vớilợi thế có đường bờ biển chạy dài là điều kiện thuận lợi Trung bộ pháttriển kinh tế mở, thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế - vănhóa với các vùng khác trong cả nước hoặc với quốc tế

- Vùng Trung Bộ gồm Bắc Trung bộ và Duyên Hải Nam Trung bộ Dãy

Bạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung bộ và DuyênHải Nam Trung bộ

+ Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế Vùng Bắc Trung Bộ có

Trang 6

tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phíaNam Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giớidài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn(Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giaolưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam á trên lục địa; Phía Đông hướng

ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, với nhiều hải sản và

có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành các cảng biển Vùng có nơi hẹpnhất là Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiệnthuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam

+ Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: ĐàNẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, NinhThuận, Bình Thuận Duyên hải miền Trung có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểmcuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãyTrường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và TâyNguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cóthềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Namgiáp với Đông Nam Bộ

+ Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có phía Bắc giáp khu vựcđồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp cáctỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đônggiáp Biển Đông; phía Tây giáp Tây Nguyên Dải đất miền Trung được baobọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông,vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

2 Địa hình

- Vùng Trung bộ hợp thành từ vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Nam

Trung bộ Vì vậy mỗi vùng về địa hình sẽ có sự khác biệt

Trang 7

+ Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấpdần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằngphía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ

- Bắc Trung Bộ có phức tạp hình phức tạp và bị cắt bởi các sông và dãy

núi cao ra biển Sông có nước tăng tốc cao hoặc có lũ lụt Dưỡng từ Tâysang Đông thì phía Tây là vùng núi và gò đòi, tiếp theo là vùng đồngbằng thu hẹp ở giữa, cuối cùng là cồn cát giáp biển Bắc Trung Bộ nơibắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có

độ dốc khá lớn Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạpbởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (NghệAn), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (NghệAn), sông Nhật Lệ (Quảng Bình) Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát,dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phíaTây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc Nhìn chung địahình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng rabiển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khókhăn cho sản xuất và đời sống nhân dân

+ Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm phức tạp và đa dạng Vùngnày tự hào với sự đan xen của núi, rừng và biển Địa hình từ Tây sangĐông phân hóa rõ ràng Phía Tây của vùng là núi, đồi và dốc đứng, trongkhi phía Đông là bờ biển với nhiều khúc khẩn, quần đảo và bán đảo Đặcbiệt, địa hình còn phân tách bởi những sườn núi chạy từ dãy Trường Sơnxuống biển, tạo nên những thung lũng và vùng đồng bằng rất thích hợp chonông nghiệp và phát triển đô thị Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cậngiáp biển Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, cóchiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn

so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc,

bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp Các miền đồng

Trang 8

bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướngNam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại Đồng bằngchủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theocác chân núi Địa hình núi cao và trung bình (độ cao từ 700m trở lên):chiếm ưu thế và bị chia cắt phức tạp, kết hợp với dải ven biển hẹp dẫn đếnphân hóa theo độ cao, tạo sự đa dạng làm tiền đề cho sản phẩm du lịch, ví

dụ là núi Bà Nà (tp Đà Nẵng) cao 1.487m Địa hình núi thấp (độ cao từ

300 – 700m): phân bố thành những dải hẹp, chuyển tiếp giữa vùng núitrung bình và vùng gò đồi, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, lượn theovòng cung của dãy Trường Sơn Địa hình gò đồi (dưới 300m): có độ dốcthoải là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển và đồi núi Địa hìnhđồng bằng hơi bằng phẳng hơi nghiêng về phía đông ra tới biển ( 3 bánđảo, 5 vịnh, 8 bãi biển trong đó biển Đà Nẵng được bầu chọn là 1 trong 6bãi biển đẹp nhất hành tinh (Forbes – Hoa Kì)

� Địa hình phân hóa đa dạng của vùng Trung bộ có nhiều mặt thuận lợi vàkèm theo đó là khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội Địa hình núi

ưu thế, trong núi có sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo Thuậnlợi phát triển chăn nuôi gia súc, trông cây công nghiệp, phát triển nônglâm kết hợp Đường bờ biển dài thuận lợi trong phát triển kinh tế biểnnhư du lịch, xây dựng cảng, đánh bắt thủy - hải sản Bên canh đó, việcđịa hình hẹp ngang, tạo nên nhiều sông nhỏ ngắn dốc, lưu vực chủ yếu

là đồi núi các cửa sông hẹp, nông thường xuyên bị bồi lấp nên khi cómưa lớn ở thượng nguồn nước tập trung nhanh về hạ lưu gây ngập lụt ởđồng bằng

3 Khí hậu

Miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất nước, ởmiền Trung, lại gặp gió Tây rất khó nóng, thổi từ Lào qua (xưa người dân gọi

Trang 9

là gió Lào), tạo ra sự khô rang cho miền Trung, như Chế Lan Viên từng thốtlên chua xót:

Ôi gió Lào ơi Ngươi đừng thổi nữa

Những ruộng đói mùa, những đồng đồi cỏ

Những đồi sim không đủ quả nuôi người

Trung Bộ có khí hậu khá ôn hòa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùakhô Về mặt khí hậu, miền Trung được chia theo 2 khu vực khí hậu:

- Khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Bắc đèo Hải Vân)

+ Ở khu vực Bắc Trung Bộ, khí hậu khá khắc nghiệt

+ Vào mùa hạ, thời tiết khô nóng Nhiệt độ trung bình hằng năm khácao Đặc biệt có giai đoạn có một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh nhiệt độ cóthể lên đến 40-42 độ C

+ Đặc biệt vào mùa có gió Tây Nam hoạt động mạnh Gió thổi từ Lào,gặp dãy Trường Sơn tạo thành hiện tượng gió phơn, khiến thời tiết cực khô vànóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp

+ Vào mùa đông do ảnh hưởng do ảnh hưởng từ các đợt gió mùa ĐôngBắc, toàn bộ khu vực Bắc Trung Bộ nhiệt độ giảm, thời tiết lạnh giá, còn kèmtheo mua do hơi nước từ biển vào khiến trời trở nên giá rét hơn Đây cũng làđiểm khác so với khí hậu miền Bắc vào mùa đông thường khô hanh nhưngkhông có mưa

- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Gồm các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân + Ở khu vực DHNTB mùa đông khá dễ chịu vì ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc hầu như không vì có dãy Bạch Mã chắn ngang

Trang 10

+ Tuy nhiên vào mùa hè lại khá nóng vì gió mùa Tây Nam hoạt độngmạnh, thổi từ vịnh Thái Lan qua dãy Trường Sơn tạo hiệu ứng phơn khônóng.

+ Trên toàn miền Trung, tình hình hạn hán và mưa lũ diễn ra khá trầmtrọng

+ Vào mùa khô, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí giảm mạnh khiếnđất đai, cây cối, sông ngòi đều gần như cạn kiệt sức sống Đặc biệt đã xảy rarất nhiều vụ cháy rừng tự nhiên do nhiệt độ cao, cây cối khô héo Điều nàygây ra thiệt hại lớn đối với bầu khí quyển xanh

+ Mùa khô thì hạn hán, còn mùa mưa thì lũ chống lũ, bão chống bão.Bắt đầu từ khoảng tháng 9 hằng năm, đặc biệt vào tháng 10 và 11, miềnTrung sẽ liên tục phải hứng chịu những trận bão cường độ mạnh, lượng mưadao động từ 250mm đến 450mm tùy từng khu vực Mưa kéo dài gây ra xóimòn, lũ quét ở nhiều nơi

4 Sông ngòi

Có đặc điểm nước chảy mạnh vào mùa mưa, tập trung vào một số tháng

nhất định trong năm Sông ngòi Trung Bộ cũng là nguồn tài nguyên quantrọng cho khu vực này, cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, sảnxuất, và đời sống hàng ngày của người dân

4.1 Đặc điểm

Sông Ngòi Trung Bộ có đặc điểm quan trọng đó là có lượng nước lớn và

ổn định trong suốt năm Vì vậy, sông Ngòi đã đóng vai trò quan trọng trongviệc cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệptrong khu vực Trung Bộ Sông Ngòi cũng là con sông dài nhất và lớn nhất củavùng núi Trường Sơn Ngoài ra, sông cũng có vai trò quan trọng trong việcgiao thông, thủy điện và du lịch khu vực

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng

Trang 29

Tập quán sử dụng lồng đèn trong các dịp hiếu hỷ, lễ Tết… đã lan tỏakhông chỉ trong các gia đình ngoại kiều mà cả người bản địa, cho đến tậnngày nay cũng đã hơn 400 năm.

Lồng đèn Hội An được đánh giá là mang những giá trị tạo hình, thẩm

mỹ và văn hóa thuần Việt gồm có 9 kiểu dáng gồm các loại đèn hình tròn, bátgiác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú,hình dù… Ngoài ra còn có những chiếc đèn lồng kéo quân, hình hoa sen, hìnhrồng với đủ màu sắc

- Điêu Khắc Gỗ: Nghề điêu khắc gỗ là một nghề truyền thống của Việt

Nam, phản ánh sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa dân tộc.Nghề này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có giá trị nghệ thuậttrong đời sống Nghề chạm khắc gỗ tạo ra nhiều sản phẩm gỗ có íchnhư đồ nội thất, cửa sổ, cổng làng Làng nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng: + Làng điêu khắc gỗ Kim Bồng Hội An – Tỉnh Quảng Nam

Làng mộc Kim Bồng bắt đầu tập trung vào nghề mộc từ thế kỷ XVI vàtrải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ theo nhịp giao thương tấp nập củacảng thị Hội An Giai đoạn này, Hội An giao lưu sâu rộng với nước ngoài,

“hấp thu” các phong cách làm mộc khác nhau, tạo tiền đề cho một sắc tháiriêng của nghề mộc Kim Bồng ở Hội An

Đến thế kỷ XVIII, làng đã hình thành nên 3 nhóm nghề rõ rệt là: nghềmộc xây dựng, nghề mộc đóng thuyền và nghề mộc dân dụng Ngoài ra, nghề

nề đắp vẽ, chạm trổ linh vật cũng góp phần đưa tên tuổi của làng vang xakhắp mọi miền

- Đúc Đồng: Sản phẩm bằng đồng luôn được ưa chuộng không chỉ vì vẻ

bề ngoài tinh xảo, độ bền cao mà còn vì mang đậm nét văn hóa truyền

Trang 30

thống Để tạo ra được những sản phẩm tinh xảo nhường đó, người nghệnhân đúc đồng đã phải dồn hết tất cả tâm huyết để trau chuốt tỉ mỉ đếntừng chi tiết sản phẩm Mỗi sản phẩm đồng không chỉ thể hiện kỹ thuậtđúc đồng mà còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc Làng nghề đúc đồng nổitiếng:

+ Làng nghề đúc đồng Phước Kiều – Tỉnh Quảng Nam

Để cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất, người thợ đúc phải trảiqua rất nhiều công đoạn như nhồi đất, giáp khuôn, pha chế kim loại, trổ điệu,thử tiếng… Mỗi khâu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng và bí quyết gia truyền đặcbiệt mà chỉ có ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều 400 năm lịch sử

Làng đúc đồng Phước Kiều nằm dọc trên tuyến đường từ phố cổ đếnthánh địa Mỹ Sơn Nơi đây nổi tiếng với đa dạng các loại sản phẩm mangđậm nét văn hóa truyền thống như nhạc cụ, đồ phong thủy, cồng, chiêng, đồthờ cúng…

Những sản phẩm cồng, chiêng chất lượng không chỉ đòi hỏi bí quyếtđúc đồng gia truyền từ người thợ lành nghề mà còn cần một đôi tai tinh nhạy

và bàn tay khéo léo, tỉ mỉ từng chi tiết của người nghệ nhân Đây cũng chính

là yếu tố làm nên thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề đúc đồngPhước Kiều Quảng Nam

- Dệt thổ cẩm: Là nghề truyền thống mang tính chất vô cùng đa dạng,

mỗi vùng mang một nét khác nhau Chúng mang màu sắc rực rỡ, đẹp

và bền, đặc biệt là kỹ thuật tạo hoa văn được tạo từ mặt trái của sảnphẩm

Làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng:

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w