MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Tầm quan trọng và mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm 2 II. Quy định của pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm. 5 2.1. Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm 5 2.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ 7 2.3. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ 8 2.4. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ 9 2.5. Xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ 10 III. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm. 11 3.1. Những mặt đạt được 11 3.2. Những mặt hạn chế 12 3.3. Tình huống minh họa 13 IV. Nguyên nhân 16 V. Giải pháp, kiến nghị - đề xuất hoàn thiện pháp luật 16 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN
(Kỳ thi phụ)
Chuyên đề: Quy định pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm
– Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Tầm quan trọng và mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm2 II Quy định của pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm 5
2.1 Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm 5
2.2 Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ 7
2.3 Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ 8
2.4 Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ 9
2.5 Xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ 10
III Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm 11
3.1 Những mặt đạt được 11
3.2 Những mặt hạn chế 12
3.3 Tình huống minh họa 13
IV Nguyên nhân 16
V Giải pháp, kiến nghị - đề xuất hoàn thiện pháp luật 16
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển, các giao dịch cũng theo đó gia tăng cả về số lượng, quy mô và tính phức tạp, hoạt động công chứng đã trở thành một lĩnh vực quan trọng để bảo đảm tính pháp lý và hợp pháp cho các giao dịch thương mại, dân sự của cá nhân, tổ chức Có thể thấy, trải qua hơn 30 năm hình thành
và phát triển, hoạt động công chứng đã được đánh giá là có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đất nước đổi mới và những năm tiếp theo Hình ảnh công chứng Việt Nam đã được các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài biết đến như địa chỉ tin cậy trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân, tổ
Trang 3chức tham gia hợp đồng, giao dịch Công chứng đã trở thành một hoạt động quantrọng, một thể chế không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, các giao dịch dân sự,kinh tế, thương mại luôn có xu hướng đa dạng hóa, gia tăng cả về số lượng, quy mô vàtính phức tạp Các giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi nhiều lĩnh vực pháp luật, vìvậy mà với tư cách là chủ thể tiến hành hoạt động công chứng, công chứng viên là mộtnhà chuyên môn hoạt động gần như trong mọi lĩnh vực pháp luật Về kiến thức chuyênmôn, công chứng viên không chỉ cần nắm vững quy trình công chứng hợp đồng giaodịch còn phải có nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc, am hiểu các quy định của phápluật dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, hộ tịch , am hiểu các quy địnhchung về công chứng Thông qua việc thực hiện hoạt động công chứng, công chứngviên là người có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện ý chí của mìnhmột cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật qua đó loại bỏ những nguyên nhân gây ratranh chấp, đảm bảo an toàn pháp lý phòng ngừa rủi ro pháp lý cho các giao dịch dân
sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng cường quản lýnhà nước đối với các lĩnh vực
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, các công chứng viên không chỉ cần có kiếnthức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng thực hành linh hoạt mà còn phải có ý thức đạo đứcnghề nghiệp cao Do đó, để đảm bảo chất lượng đội ngũ công chứng viên, bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng hàng năm là một trong những biện pháp quan trọng để giúpcông chứng viên cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và nângcao chất lượng hoạt động công chứng Bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm là một hoạtđộng thiết thực và cần thiết để giúp các công chứng viên nâng cao trình độ, cập nhậtthông tin, rèn luyện phẩm chất, góp phần xây dựng một cộng đồng công chứng viên uytín, chất lượng, đáp ứng được sự mong đợi và tin tưởng của cá nhân, tổ chức khi sửdụng các dịch vụ công chứng
Tuy nhiên, quy định pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàngnăm hiện nay còn thiếu minh bạch, rõ ràng và thống nhất, dẫn đến những bất cập vàsai sót trong thực hiện Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngành côngchứng, cũng như quyền lợi của người dân và tổ chức khi sử dụng dịch vụ công chứng
Trang 4Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” Mục tiêu
của đề tài này là phân tích và đánh giá thực trạng quy định pháp luật về bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng viên hàng năm, cũng như những khó khăn và vướng mắc trongthực tiễn Dựa trên đó, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện phápluật, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ côngchứng viên hàng năm, góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ công chứng viên và đảmbảo sự phát triển bền vững của ngành công chứng
Có thể nói, hành vi công chứng của công chứng viên bao giờ cũng là hành vi
“khởi đầu” cho một loạt các hành vi của những người thừa hành pháp luật khác, mangđến tính hợp pháp cho các giao dịch dân sự mà pháp luật nước đó quy định Đồng thời,hành vi của công chứng viên cũng nhằm tới một mục đích rất quan trọng khác, đó làbảo đảm cho việc tránh xa những tranh chấp, những hậu quả pháp lý đáng tiếc, nhữngthiệt hại vật chất mà các giao dịch dân sự đó có thể mang lại, tức là hành vi của côngchứng viên sẽ nhằm mang lại tính an toàn về pháp lý, an toàn về mặt tài sản cho giao
Trang 5dịch dân sự cũng như cho các bên tham gia giao dịch dân sự Do đó, công chứng viên
có một vị trí pháp lý giống như một “thẩm phán phòng ngừa” Tức là những ngườiphải “đi tiên phong” trong việc ngăn ngừa trước những sự vi phạm pháp luật có thểxảy ra, ngăn ngừa những hậu quả pháp lý và hậu quả tài sản đáng tiếc có thể xảy ratrong tương lai do các quan hệ giao dịch dân sự mang lại Hơn thế nữa, khó khăn hơn,
là công chứng viên phải quyết định xử lý việc công chứng công việc với một khoảngthời gian rất ngắn, trong khi đó những giao dịch dân sự luôn có tính phức tạp, mang đủnhững tình tiết tiềm ẩn những “góc khuất”, những nguy cơ khó lường có thể gây ranhững hậu quả pháp lý, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn cho cá nhân, tổ chức tham giagiao dịch, thậm chí cho cả nền kinh tế quốc dân cũng như cho toàn xã hội
Với đặc thù nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội ngày càng cao đòi hỏi các côngchứng viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức hành nghề củamình Đây là một yếu tố then chốt để công chứng viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụcủa mình, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân Vì vậy, bên cạnh việcđược đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hàngnăm là một hoạt động thiết thực và hiệu quả, giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹnăng và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứngviên hàng năm là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao trách nhiệm nghềnghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, giảm thiểu những vi phạm củacông chứng viên trong quá trình hành nghề, nâng cao hiệu quả của hoạt động côngchứng, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý, tạo sự an tâm của các chủ thể khi tham giagiao dịch
Mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm là để nângcao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên,đáp ứng yêu cầu của công tác công chứng trong bối cảnh pháp luật và thực tiễn côngchứng ngày càng phát triển và đa dạng, cụ thể:
− Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên:
Mục tiêu này thể hiện vai trò của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viênhàng năm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên Công chứng viên
Trang 6là những người hành nghề công chứng, có trách nhiệm thực hiện các công việc côngchứng theo quy định của pháp luật Để thực hiện tốt các công việc này, công chứngviên cần có kiến thức pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan, kỹnăng hành nghề công chứng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người yêu cầu công chứng
và các cơ quan, tổ chức có liên quan
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm giúp công chứng viên cậpnhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan,nâng cao kỹ năng hành nghề công chứng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử Từ đó, côngchứng viên có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thực hiện tốt các công việc côngchứng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng,đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự
− Giúp công chứng viên cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan:
Các quy định của pháp luật về công chứng luôn có sự thay đổi, bổ sung, cập nhật
Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, công chứng viên cần phải thường xuyênhọc tập, bồi dưỡng nghiệp vụ để cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Bồi dưỡng nghiệp vụ côngchứng viên hàng năm giúp các công chứng viên nắm vững các quy định mới của phápluật về công chứng, các quy định của pháp luật có liên quan đến công chứng, các kỹnăng thực hành công chứng, từ đó nâng cao chất lượng công chứng, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch
Ngoài việc cập nhật các quy định của pháp luật, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụcông chứng viên hàng năm còn nhằm giúp các công chứng viên cập nhật những vấn đềmới phát sinh trong thực tiễn, từ đó nâng cao năng lực tư vấn pháp lý cho khách hàng,đáp ứng nhu cầu của xã hội Qua hoạt động bồi dưỡng, công chứng viên có thể tiếpcận với các vấn đề nóng, mới, phức tạp trong lĩnh vực công chứng, như công chứngđiện tử, định danh số nhà, biển số xe định danh
Trang 7− Rèn luyện phẩm chất, nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên:
Công chứng viên là những người có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm antoàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế Do đó, ngoài việc có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, công chứng viên còn cần có phẩm chất, đạo đức nghềnghiệp tốt Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm giúp các công chứng viênnâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội, rèn luyện phẩmchất, đạo đức nghề nghiệp, góp phần xây dựng một đội ngũ công chứng viên có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có ý thức trách nhiệmcao, đáp ứng được sự mong đợi của xã hội Qua hoạt động bồi dưỡng, công chứngviên cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, như giả mạo chủ thể, giả mạogiấy tờ, lừa đảo, v.v
− Giải quyết các vấn đề phức tạp, vướng mắc xuất hiện trong quá trình công chứng viên thực hiện công việc công chứng:
Trong thực tiễn, công chứng viên thường phải đối mặt với nhiều tình huống phứctạp và vướng mắc khác nhau khi thực hiện công chứng cho các giao dịch dân sự,thương mại Các vấn đề này có thể liên quan đến tính hợp pháp, minh bạch, công khaicủa hợp đồng, giao dịch; quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch;các quy định pháp luật có liên quan đến công chứng; các hành vi vi phạm pháp luậttrong hoạt động công chứng, v.v Thông qua hoạt động bồi dưỡng hàng năm, côngchứng viên có cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, chia sẻ của đồng nghiệp cũngnhư nhận thức sâu rộng về các vấn đề pháp lý mới Điều này giúp công chứng viêntiếp cận với các phương pháp, chiến lược giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, từ việc phântích tình huống, áp dụng quy định pháp luật đến xử lý các trường hợp phức tạp, nhằmđảm bảo tính minh bạch, hợp pháp và công bằng cho các bên tham gia giao dịch.Như vậy, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm là một hoạtđộng quan trọng, cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạođức nghề nghiệp của công chứng viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động công
Trang 8chứng Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm cần được tổ chứcthường xuyên, có kế hoạch, có chương trình và có nguồn lực đảm bảo, nhằm đáp ứngyêu cầu của thực tiễn hành nghề công chứng trong bối cảnh pháp luật và xã hội ngàycàng phát triển và đổi mới
năm.
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm là nghĩa vụ của côngchứng viên được quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng và được quyđịnh cụ thể tại Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng (Thông tư số 01/2021/TT-BTP)
II.1 Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP quy định nội dung bồidưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồmmột hoặc một số vấn đề sau đây:
(1) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng:
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đóng vai trò nền tảng, là những quyphạm cơ bản, là xuất phát điểm điều chỉnh hành vi của công chứng viên
Để làm tốt trách nhiệm nghề nghiệp của mình, mỗi một người công chứng viênđều cần phải có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp Theo lý luận, năng lựcchuyên môn và đạo đức là hai phạm trù khác nhau, nhưng trên thực tế, năng lực và đạođức của một công chứng viên tuy có sự độc lập nhưng đều phục vụ một mục đích cơbản là đảm bảo cho chất lượng của hành vi và văn bản công chứng Suy rộng ra, nó sẽquyết định chất lượng cả một chế định công chứng, quyết định uy tín cho cả đội ngũcông chứng viên của một quốc gia
Đạo đức hành nghề chính là yếu tố đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động côngchứng, cũng là yếu tố đảm bảo cho hoạt động công chứng thực sự trở thành công cụ đểngười dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như để nhà nước triểnkhai công tác quản lý một cách hiệu quả Do đó, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm về
Trang 9quy tắc đạo đức hành nghề công chứng góp phần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệmnghề nghiệp, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề côngchứng trong xã hội.
(2) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan
Thực tế, để xử lý một yêu cầu công chứng cụ thể, công chứng viên cần áp dụng
cả quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục công chứng và quy phạm pháp luật về nộidung hợp đồng, giao dịch thường liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau từdân sự, thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình, hộ tịch… Nền tảng kiến thức pháp luật
có vai trò mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động công chứng của công chứngviên Vì vậy việc cập nhật các quy định mới của pháp luật về công chứng, các quyđịnh của pháp luật có liên quan đến công chứng trong bồi dưỡng nghiệp vũ sẽ giúpcông chứng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của thựctiễn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch
(3) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng:
Việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề công chứng là cần thiết nhằm nângcao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của công chứng viên trong việcthực hiện các thủ tục công chứng, xử lý các tình huống phát sinh, giải quyết các khiếunại, tranh chấp liên quan đến công chứng
(4) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng:
Quản lý và tổ chức trong công việc công chứng cũng được đề cập để đảm bảocông chứng viên không chỉ là người thực hiện công việc một cách hiệu quả mà còn cókhả năng quản lý, tổ chức công việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.Đây là hình thức truyền thống, mang lại hiệu quả nhất định trong việc truyền đạt kiếnthức, kỹ năng cho công chứng viên Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của hoạt độngbồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm, cần có sự đổi mới về hình thức bồi dưỡng,kết hợp giữa hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với các hình thức bồi dưỡng khác như
Trang 10bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng thông qua các hình thức khác phù hợp với đặc thù củahoạt động bồi dưỡng công chứng.
II.2 Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP, các cơ sở đượcphép tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng bao gồm:
− Hội công chứng viên: là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh của các côngchứng viên hành nghề trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 củaLuật Công chứng
− Hiệp hội công chứng viên Việt Nam – Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toànquốc của các công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương
− Học viện Tư pháp: là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp, có chứcnăng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức,viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ có trách nhiệm sau đây:
− Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trướcngày 30 tháng 01 hàng năm: Đây là trách nhiệm quan trọng của tổ chức thựchiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng, nhằm đảm bảo công tác bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, đáp ứngnhu cầu của công chứng viên
− Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố: Tổ chức thực hiện bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng cần chuẩn bị nội dung, chương trình bồi dưỡng phùhợp với nhu cầu của công chứng viên, đảm bảo chất lượng bồi dưỡng Ngoài
ra, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cần chuẩn bị các điềukiện cần thiết khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên, để đảm bảocho việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được diễn ra thuận lợi
Trang 11− Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu CC-11): Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng là căn
TP-cứ để công chứng viên xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng
− Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy địnhcủa pháp luật;
− Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứngviên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm: Việclập và đăng tải danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụcông chứng nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, giúp các cơ quan, tổ chức
có liên quan dễ dàng tra cứu, theo dõi
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
− Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng
− Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho cácHội công chứng viên;
− Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệphội và các Hội công chứng viên;
− Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp
vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật
Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội côngchứng viên ở địa phương khác hoặc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Họcviện Tư pháp tổ chức
II.3 Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
Căn cứ theo Điều 14 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm
2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định về thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ như sau:
Trang 12− Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm(16 giờ/năm), giảm 01 ngày (08 giờ) so với Thông tư số 06/2015/TT-BTP.(Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2015/TT-BTP có hiệu lựctới hết ngày 25/3/2021, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứnghàng năm tối thiểu là 03 ngày làm việc/năm (24 giờ/năm) Đây là một sự thayđổi nhằm giảm bớt áp lực cho công chứng viên trong việc tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ, đồng thời tăng cường tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn hànhnghề
− Ngoài việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các cơ sở được phép tổ chứctheo thời gian quy định, công chứng viên còn có thể hoàn thành nghĩa vụtham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bằng cách thực hiện một trong các hoạt độngsau đây:
● Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đếncông chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặcnước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đãđược xuất bản;
● Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tạilớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức Hội công chứng viên; Hiệp hộicông chứng viên Việt Nam; Học viện Tư pháp thực hiện;
● Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ởnước ngoài;
● Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm vềcác nội dung về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; Cập nhật, bổsung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác
có liên quan; Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn
đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng; Kỹ năng quản lý,
tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng do Cục Bổ trợ tưpháp, Sở Tư pháp tổ chức Trường hợp công chứng viên không phải là
Trang 13báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàmquy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờtham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thànhnghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư phápcấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngàytham dự.
− Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ trong năm:
● Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 thángtuổi;
● Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối vớinhững bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ
Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyệnhoặc tương đương trở lên
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong cáctrường hợp trên cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham giabồi dưỡng trong năm đó
II.4 Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
Căn cứ theo Điều 15 của Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm
2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định về giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ bao gồm:
− Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồidưỡng Hội công chứng viên; Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; Học viện
Tư pháp cấp;
Trang 14− Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản (Có bài nghiên cứu phápluật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạpchí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viếtsách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản);
− Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quyđịnh tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư 01/2021/TT-BTP.Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp Tham gia cáckhóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài phải được hợppháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứnghoặc chứng thực
Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản saomột trong các giấy tờ trên cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày
15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ trong năm đó
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham giabồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụtham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư phápchậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm
II.5 Xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng
nghiệp vụ
Quy định về xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡngnghiệp vụ công chứng là quy định quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạtđộng bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng, đảm bảo chất lượng đội ngũ công chứng viên.Căn cứ theo Điều 17 của Thông tư số 01/2021/TT quy định về việc xử lý vi phạm đốivới công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ như sau:
− Công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Hiệp hội công