1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

I MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển của đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa đã đưa nước ta phát triển vượt bậc về mọi mặt trong những năm vừa qua.Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sựcũng ngày càng nhiều, đặc biệt là các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản vàđộng sản phải đăng ký sở hữu mà luật quy định bắt buộc phải được công chứng hoặcchứng thực như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ởvà chuyển quyền sử dụng đất ở, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng tặngcho quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe, v.v Bên cạnh đó các hợp đồng, giaodịch mà luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà do các bên thỏa thuận vàyêu cầu công chứng cũng ngày càng nhiều như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuêquyền sử dụng đất, hợp đồng đặt cọc, v.v Từ đó mà vai trò của nghề công chứng với

chức năng xã hội của Công chứng viên theo Điều 3 Luật công chứng 2014: “Côngchứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm antoàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; gópphần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinhtế - xã hội.” càng được thể hiện quan trọng hơn

Vì vậy pháp luật cần có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của Côngchứng viên giúp tránh các hiện tượng tiêu cực; bảo vệ uy tín của Đảng, của Nhà nước,của các tổ chức hành nghề công chứng; tạo sự an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng, Nhà nước trong nhân dân; bảo đảm quá trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhànước đề ra, sẵn sàng hội nhập nền kinh tế quốc tế; bảo đảm nền kinh tế – xã hội pháttriển ổn định, lành mạnh, bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân

Hơn nữa, ngay trong lời nói đầu của thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012

về quy tắc đạo đức hành nghề công chứng cũng có nhắc nhở rằng “Công chứng là mộtnghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừatranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hànhvi ứng xử của Công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để Công chứngviên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hộinhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên, nâng cao uy tín củaCông chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.”

Hiểu rõ tầm quan trọng đó, Tôi, học viên mới tiếp xúc với nghề công chứngthông qua chương trình đào tạo nghề công chứng muốn tìm hiểu kỹ hơn, và trang bị

Trang 2

cho mình những kiến thức nền tảng về các quy định của pháp luật mà mỗi Công chứngviên cần phải tuân theo nhằm được góp phần cống hiến, xây dựng nền kinh tế - xã hội,

nên tôi chọn chuyên đề “Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Côngchứng viên trong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phápluật.” làm báo cáo kết thúc học phần “nghề công chứng và Công chứng viên”

2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

Phân tích, đánh giá về các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Côngchứng viên trong hoạt động công chứng; làm rõ thực trạng quá trình áp dụng luật;phân tích những mặt đạt được, những mặt hạn chế; đề xuất những giải pháp khả thinhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật

2.2 Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứngviên trong hoạt động công chứng theo Luật công chứng và các văn bản pháp luật cóliên quan

3 Cấu trúc bài báo cáo.

- Mở đầu;- Nội dung

+ Lý luận về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viêntrong hoạt động công;

+ Thực tiễn quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viêntrong hoạt động công chứng;

+ Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật ;- Kết luận;

- Danh mục tài liệu tham khảo;

II NỘI DUNG

Trang 3

1 LÝ LUẬN VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀNGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNGCHỨNG

1.1 Công chứng.

1.1.1 Khái niệm.

Khái niệm công chứng có vai trò lý luận cũng như thực tiễn vô cùng quan trọng,nó ảnh hưởng đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động mà căn cứ vào đó ta có thể xácđịnh được phạm vi, nội dung, quyền và nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức được Nhànước ủy nhiệm để thực hiện những chức năng xã hội Cho đến nay, nước ta đã có 6khái niệm về công chứng khác nhau, khái niệm công chứng lần đầu tiên ở Việt Namđược thể hiện trong Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về

hướng dẫn công tác công chứng nhà nước, quy định: “Công chứng nhà nước là mộthoạt động của nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhậncác văn bản sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làmcho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện Bằng hoạt động trên, công chứngnhà nước tạo ra những đảm bảo pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giảiquyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa”.

Và hiện nay, theo Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: “1 Côngchứng là việc Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhậntính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đâygọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội củabản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nướcngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phảicông chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Từ khái niệm trên ta thấy Công chứng viên là một chủ thể quan trọng trong hoạtđộng công chứng

1.1.2 Đặc điểm của công chứng

Theo lời nói đầu của thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 về quy tắc đạo

đức hành nghề công chứng:“Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động côngchứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho cáchợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức.

Trang 4

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hànhvi ứng xử của Công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để Công chứngviên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hộinhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên, nâng cao uy tín củaCông chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.”

Và theo Điều 1 Thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012: “Điều 1 Bảo vệquyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân,bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.” càng khẳng định tầm quan

trọng của nghề công chứng, làm rõ vai trò, sứ mệnh bảo vệ sự đúng đắn và công minhcủa pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia hợp đồng giaodịch, đồng thời cũng nhắc nhở các Công chứng viên luôn phải rèn luyện bản thân; rènluyện, tu dưỡng đạo đức; nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp; tuân thủ các quy định củapháp luật trong quá trình hành nghề

Như vậy, có thể thấy, nghề công chứng là một nghề cao quý góp phần tích cực vàquan trọng trong việc phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, cung cấp tài liệucó giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp Đồng thời góp phần quantrọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội Nghề công chứng có một số đặc trưng tiêu biểunhư sau:

a) Hoạt động hành nghề công chứng:

Hoạt động hành nghề công chứng là việc Công chứng viên thuộc tổ chức hànhnghề công chứng thực hiện việc tiếp nhận hoặc lập các hợp đồng, giao dịch theo yêucầu của người yêu cầu công chứng, thực hiện công chứng nhằm đảm bảo quyền, lợiích của Nhà nước; đảm bảo an toàn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácbên tham gia hợp đồng, giao dịch

- Đối tượng của công chứng là các giấy tờ, văn bản, hợp đồng cần công chứngtheo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc giao dịch;

- Nội dung công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng,giao dịch dân sự, xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội củacác bản dịch giấy tờ, của các văn bản

- Hiện nay có hai loại văn bản, hợp đồng được công chứng là:+ Văn bản yêu cầu bắt buộc phải công chứng theo quy đinh pháp luật;+ Văn bản yêu cầu công chứng do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu côngchứng để giảm thiểu rủi ro

Trang 5

b) Nội dung công chứng:

Nội dung công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng,giao dịch dân sự, theo đúng ý chí, nguyện vọng của người yêu cầu công chứng; xácnhận tính chính xác, hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ,các văn bản theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật

c) Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 5Luật công chứng 2014 như sau:

“1 Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được Công chứng viên ký vàđóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2 Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bênliên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thìbên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trườnghợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3 Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sựkiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trườnghợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.”

Văn bản công chứng do Công chứng viên lập theo trình tự, thể thức bắt buộc, ghilại chính xác thời gian, không gian, ý chí, nguyện vọng cũng như năng lực chủ thể củacác bên khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch Văn bản công chứng có hiệu lực thihành kể từ ngày được Công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề côngchứng Các bên tham gia giao dịch phải thực hiện theo đúng nội dung của văn bảncông chứng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên Văn bản công chứngcũng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được côngchứng không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu

d) Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công:

Theo Điều 3 Luật công chứng 2014 quy định “Công chứng viên cung cấp dịchvụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bêntham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.”.

Như vậy nghề công chứng là một nghề mà hoạt động chính là thay mặt nhà nướcthực hiện dịch vụ công trên cơ sở có đủ điều kiện theo theo qui dịnh của pháp luật

1.2 Công chứng viên.

Hiện nay, tại Khoản 2 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định “2 Công

Trang 6

chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng BộTư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.”, Khoản 1, 2 Điều 12 Luật công chứng

năm 2014 quy định về việc bổ nhiêm Công chứng viên như sau:

“1 Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đềnghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Công chứng viên Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Côngchứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm Công chứng viênđã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

2 Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên gồm:a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư phápquy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp;c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng Đối vớingười được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoànthành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễnđào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.”

và theo Điều 8 Luật công chứng năm 2014 quy định:

“ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệmCông chứng viên:

1 Có bằng cử nhân luật;2 Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức saukhi đã có bằng cử nhân luật;

3 Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật nàyhoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 củaLuật này;

4 Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;5 Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

Từ các quy định trên ta thấy, Luật quy định các tiêu chuẩn rất cụ thể nhằm phát

Trang 7

triển một đội ngũ Công chứng viên có đủ năng lực, trình độ, sức khỏe để thực hiện tốtcác chức năng xã hội trong thời kỳ kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ; nội dungcác hợp đồng, giao dịch; các chủ thể tham gia giao dịch ngày càng đa dạng và phongphú; nhu cầu công chứng ngày càng cao Đồng thời các Công chứng viên phải luônnâng cao trình độ, kiến thức pháp luật, nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội;phục vụ người dân một cách tốt nhất và đúng quy định của pháp luật, không trái vớiđạo đức xã hội.

Và chức năng xã hội của Công chứng viên được quy định tại Điều 3 Luật công

chứng 2014 như sau: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệmthực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch;phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội” cho thấy Công chứng viên được thay mặt

Nhà nước thực hiện một số chức năng xã hội do nhà nước ủy nhiệm.Với chức năng quan trọng trên, để Công chứng viên thực hiện đúng theo quyđịnh của pháp luật, đúng nhiệm vụ được giao một cách khách quan, trung thực, thì vaitrò của quản lý Nhà nước rất quan trọng, cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ, điềuchỉnh các vấn đề vướng mắc trong xã hội mà Bộ luật dân sự 2015 và Luật công chứng2014 chưa đáp ứng được nhằm tránh xảy ra tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định về phát triển kinh tế xã hội

1.3 Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên tronghoạt động công chứng.

Việc quy định quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong Luật Công chứng2014 là một giải pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động công chứng được thực hiệnđúng pháp luật, khách quan, trung thực, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cánhân, tổ chức và Nhà nước

Điều 17 Luật Công chứng năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của Côngchứng viên cụ thể như sau:

1.3.1 Công chứng viên có các quyền sau đây a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

Công chứng viên với nhiệm vụ “chứng chứng nhận tính xác thực, hợp phápcủa hợp đồng, giao dịch dân sự …” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân

dân, nên nghề công chứng cũng là nghề phải chịu nhiều áp lực và đối mặt với không ítnguy cơ và rủi ro tiềm ẩn trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp Nên Nhà nướcđảm bảo cho Công chứng viên được thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp trongquá trình thực hiện hoạt động công chứng như sau:

Trang 8

- Nhà nước công nhận và bảo vệ tư cách pháp lý của Công chứng viên, cho phéphọ thực hiện các hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin, dữ liệu, vàcác hỗ trợ khác để Công chứng viên thực hiện công tác công chứng một cách hiệu quả.- Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công chứng viên, bao gồm quyềnđược hưởng thù lao, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, và quyền được bảo vệkhỏi các hành vi xâm phạm khác

- Nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công chứng viên vềcác vi phạm đối với quyền lợi hợp pháp của họ, đồng thời các tổ chức xã hội - nghềnghiệp cũng lên án các hành vị xâm phạm đến quyền hành nghề của Công chứng viênvà hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, nhanh chóng, nghiêm khắc các hành vixâm phạm quyền và lợi ích của Công chứng viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacác hội viên

b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợpđồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

Việc quy định quyền tham gia thành lập Văn phòng công chứng và quyền làmviệc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng là một giải pháp nhằmđảm bảo quyền tự do hành nghề công chứng của Công chứng viên, góp phần đa dạnghóa hình thức tổ chức hành nghề công chứng, nâng cao hiệu quả hoạt động côngchứng Việc lựa chọn hình thức tổ chức nào phụ thuộc vào năng lực, sở thích và điềukiện cụ thể của mỗi Công chứng viên

Khoản 1 Điều 23 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục đăng ký Thành lậpvà đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng như sau :

“1 Các Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đềnghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyếtđịnh Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập vàđề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dựkiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kếhoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm Công chứng viên tham giathành lập Văn phòng công chứng.”

Và Khoản c, Điểm 1 Điều 35 Luật công chứng 2014 quy định: “c) Công chứngviên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng”

c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luậtnày;

Khoản 1 Điều 2 luật công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc Công

Trang 9

chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợppháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng,giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ,văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt(sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cánhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Việc Công chứng viên được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quyđịnh của Luật Công chứng 2014 là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảmbảo tính xác thực, hợp pháp của các văn bản này, góp phần tạo môi trường pháp lýlành mạnh, phòng ngừa tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức tham gia giao dịch, tạo chứng cứ nếu có phát sinh tranh chấp xảy ra

d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệuđể thực hiện việc công chứng;

Hoạt động công chứng là hoạt động chứng nhận pháp lý, do vậy Công chứngviên cần có đầy đủ thông tin, tài liệu để xác minh tính xác thực, hợp pháp của các tàiliệu để thực hiện việc công chứng Việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quancung cấp thông tin, tài liệu là một trong những biện pháp quan trọng để Công chứngviên thu thập chứng cứ trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng, nhằm đảmbảo tính chính xác, hợp pháp của các tài liệu phục vụ việc công chứng, bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch, góp phần phòng ngừa tranh chấpphát sinh trong giao dịch

đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật,trái đạo đức xã hội;

Công chứng viên là người được Nhà nước ủy nhiệm để thực hiện việc côngchứng, do vậy có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của các hành vi côngchứng Việc từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, tráiđạo đức xã hội là thể hiện trách nhiệm của Công chứng viên trong việc bảo vệ phápluật, đạo đức xã hội Nếu Công chứng viên công chứng cho các hành vi vi phạm phápluật, trái đạo đức xã hội sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyềnlợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch, đồng thời làm ảnh hưởng đến uytín, đạo đức hành nghề của Công chứng viên Việc Công chứng viên được quyền từchối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hộilà một giải pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động công chứng được thực hiện đúng phápluật, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham giagiao dịch, góp phần phòng ngừa tranh chấp phát sinh trong giao dịch và nâng cao uytín, đạo đức hành nghề của Công chứng viên

Trang 10

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm phápluật khác có liên quan.

Ngoài những quyền được nêu trên, Công chứng viên còn có một số quyền kháctheo quy định của pháp luật, bao gồm:

- Quyền được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo Điều 37 Luật côngchứng 2014

- Theo Điều 52 Luật công chứng 2014 “Công chứng viên, người yêu cầu côngchứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơquan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứngvô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”

- Theo Khoản 1 Điều 77 Luật công chứng 2014 “1 Công chứng viên đượcchứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.” được

thực hiện theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấpbản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thựchợp đồng, giao dịch;

- Được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tạiĐiều 12 Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư Pháp

- Quyền được tham gia tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng: Công chứng

viên có quyền tham gia hoạt động tại các tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng nhằmbảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình, góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng công chứng, theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày15/03/2015 của Chính phủ

- Quyền được đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hoàn thiện

chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng: Công chứng viên có quyền

đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hoàn thiện chính sách pháp luậtliên quan đến hoạt động công chứng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động côngchứng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước

- Quyền được “khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy

định tại Điều 62 của Luật này.”

1.3.2 Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây.a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

Việc tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng của Công chứng viên là điềukiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động công chứng diễn ra đúng đắn, khách quan, hiệuquả, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và trật tự

Trang 11

pháp luật xã hội Tại Điều 4 Luật công chứng 2014 quy định về nguyên tắc hành nghề công chứngnhư sau:

“1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.2 Khách quan, trung thực.

3 Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.4 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bảncông chứng.”.

Và Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ tư pháp quy định:

“Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:1 Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.2 Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nàomà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử vớingười yêu cầu công chứng.

3 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hạido lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêucầu công chứng.

4 Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và cácquy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.”

Việc vi phạm các nguyên tắc hành nghề công chứng có thể dẫn đến các biện phápxử lý theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi chứng chỉ hành nghề củaCông chứng viên

Mặt khác nghề công chứng là một nghề cao quý, đòi hỏi Công chứng viên phảicó phẩm chất đạo đức tốt Việc tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng là thểhiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực và liêm chính của Công chứng viên, giúp chohoạt động công chứng diễn ra một cách chuyên nghiệp, hiệu quả Một Công chứngviên có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ luôn hành động vì lợi ích của các bên tham gia giaodịch và tuân thủ đúng pháp luật, các bên tham gia giao dịch sẽ có niềm tin vào hoạtđộng công chứng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ công chứng, góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động công chứng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, xây dựng một nền côngchứng lành mạnh, minh bạch, an toàn cho các giao dịch, nâng cao uy tín của nghềcông chứng

b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

Ngày đăng: 15/09/2024, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w