1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công chứng viên – thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công chứng viên – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

II.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH CỦA

2.1 Những mặt đạt được 72.2 Những mặt hạn chế, bất cập 82.3 Tình huống minh họa 11

Trang 2

MỞ ĐẦU

Với sự phát triển và ngày càng gia tăng về số lượng và tính phức tạp của các giaodịch dân sự, công chứng hiện đang là một thiết chế quan trọng giúp nhà nước quản lývà đảm bảo tính ổn định, minh bạch và sự phát triển của các giao dịch dân sự Đểcông chứng hiện thực hóa được chức năng thì không thể thiếu đi vai trò chủ chốt củaCông chứng viên - chủ thể nhận ủy thác quyền lực nhà nước để chứng nhận tính hợppháp của các hợp đồng giao dịch và “Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêucầu công chứng về văn bản công chứng.”1

Chức năng quan trọng của công chứng viênthường được ví là “thẩm phán phòng ngừa” - bên thứ ba không thiên vị, giúp các bêntham gia giao dịch soạn thảo hợp đồng và ghi nhận yêu cầu của họ một cách chínhxác, rõ ràng, đúng pháp luật, đồng thời ngăn chặn thỏa thuận bất công hay bất hợppháp của các bên tham gia nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên, đảm bảo sựnghiêm minh của pháp luật

Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bảncông chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.Các chủ thể tìm đến công chứng có thể xuất phát từ độ tin cậy cao của hoạt độngcông chứng, mong muốn thông qua việc chứng nhận của công chứng viên có thể đảmbảo an toàn pháp lý, an tâm khi giao kết hợp đồng giao dịch Hoặc trong nhiều trườnghợp việc công chứng hợp đồng giao dịch là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng giaodịch theo quy định của pháp luật (ví dụ như Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản,Hợp đồng thế chấp bất động sản, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất…) Vi phạmtrong hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên có thể dẫn tới mục đích, nguyệnvọng của các chủ thể khi yêu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch không đạtđược Do đó, Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định vềtrách nhiệm hành chính của công chứng viên nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợiích của người yêu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm bởi hành vi viphạm của công chứng viên gây ra Bên cạnh đó, các quy định này còn nhằm mục đíchđể các công chứng viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tìnhtrạng lạm quyền để công chứng sai, không đúng sự thật, ảnh hưởng tới quyền và lợi

1 Khoản 4 Điều 4 Luật Công chứng 2014

Trang 3

ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng cũng như các bên có liên quan Từ đógóp phần đảm bảo hoạt động công chứng được tiến hành nghiêm chỉnh, đúng phápluật, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng

Tuy nhiên các quy định về trách nhiệm hành chính của công chứng viên còn mộtsố điểm chưa rõ ràng, chưa thống nhất, quá trình triển khai trên thực tế còn tồn tại

nhiều hạn chế Do đó việc nghiên cứu đề tài:“Quy định pháp luật về trách nhiệm

hành chính của công chứng viên – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện phápluật” là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý và

thực tiễn về trách nhiệm hành chính của công chứng viên khi có những sai phạmtrong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Nội dung bài báo cáo tậptrung phân tích các quy định về trách nhiệm hành chính của công chứng viên tronghoạt động công chứng, nghiên cứu việc thực thi của các quy định trên trong thực tiễnhành nghề của công chứng viên, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phụcnhững hạn chế trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn

NỘI DUNGI.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG CHỨNG

VIÊN

1.1 Lý luận về trách nhiệm hành chính của công chứng viên

Trách nhiệm hành chính là một khái niệm pháp lý quan trọng, liên quan đến việcthi hành và vi phạm các nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định Trước hết, tráchnhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý, tức là trách nhiệm được quy định bởi phápluật và phải tuân thủ pháp luật Trách nhiệm hành chính không phải là trách nhiệmđạo đức, tình cảm hay xã hội Trách nhiệm hành chính bao gồm trách nhiệm thi hànhnghĩa vụ và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ Trách nhiệm thi hành nghĩavụ là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải hành động phù hợp với những yêu cầucủa pháp luật hành chính, ví dụ như nộp thuế, đăng ký kinh doanh, thực hiện các thủtục hành chính Trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm của cánhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do việc không thực hiện hoặc

Trang 4

thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình, ví dụ như bị xử phạt, bị cách chức, bịbuộc thôi việc, bị bồi thường thiệt hại Do phạm vi nội dung bài báo cáo nên học viênsẽ phân tích trách nhiệm hành chính của công chứng viên ở khía cạnh trách nhiệmphát sinh do vi phạm nghĩa vụ

Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hành chính được đặt ra đối vớinhững cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là hành vi do cánhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luậtquản lý nhà nước mà không phải tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luậtphải bị xử phạt hành chính Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý mà chủ thể viphạm hành chính phải chịu đối với hành vi vi phạm hành chính của mình.Trách nhiệmhành chính là trách nhiệm trước Nhà nước, tức là trách nhiệm của cá nhân, tổ chứcđối với Nhà nước khi vi phạm trật tự quản lý của Nhà nước Đó là việc tổ chức, cánhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước do Nhà nướcthiết lập Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên phải gánh chịu những hậuquả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nước mà mình đã thiếtlập Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính làtrách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước các chủ thể khác Chỉ Nhànước mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể viphạm hành chính, thông qua các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền

Từ đó có thể suy luận khái niệm trách nhiệm hành chính của công chứng viên làtrách nhiệm pháp lý của công chứng viên đối với Nhà nước khi vi phạm các quy địnhcủa pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng Trách nhiệm hànhchính của công chứng viên được thể hiện bằng việc chịu các biện pháp xử lý hànhchính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, như phạt tiền, cảnh cáo, tướcquyền sử dụng giấy phép hành nghề, đình chỉ hoặc buộc thôi việc, bồi thường thiệthại cho người bị hại

Việc truy cứu trách nhiệm hành chính của công chứng viên được thực hiện trêncơ sở các quy định của pháp luật hành chính Truy cứu trách nhiệm hành chính đốivới công chứng viên phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng các biện pháp chế tài

Trang 5

hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và được tiến hành theo thủtục hành chính do pháp luật hành chính quy định quá trình truy cứu trách nhiệmhành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng pháp luật các biện pháp chế tàihành chính

1.2 Vai trò của quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công

chứng viên

Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công chứng viên là nhữngquy định về những hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên trong quá trìnhthực hiện hoạt động công chứng và những biện pháp xử lý hành chính đối với nhữnghành vi vi phạm đó Quy định này có vai trò quan trọng trong việc:

- Bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động công chứng: Quy định pháp luật vềtrách nhiệm hành chính của công chứng viên là một trong những biện phápquan trọng để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động công chứng Quy địnhnày xác định rõ những hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên, từ đólàm cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý hành chínhđối với những hành vi vi phạm đó Việc xử lý hành chính đối với công chứngviên vi phạm pháp luật sẽ góp phần ngăn ngừa, phòng chống các hành vi viphạm pháp luật trong hoạt động công chứng, bảo đảm hoạt động công chứngđược thực hiện đúng pháp luật

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch:Hoạt động công chứng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch Trong quá trình thực hiệnhoạt động công chứng, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tínhhợp pháp của hợp đồng, giao dịch trước khi tiến hành công chứng Nếu côngchứng viên vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, gây thiệt hại chocác bên tham gia hợp đồng, giao dịch thì công chứng viên sẽ phải chịu tráchnhiệm hành chính, chẳng hạn như không kiểm tra, xác minh đầy đủ thông tin

Trang 6

của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; công chứng cho các hợp đồng, giaodịch không hợp pháp hoặc bị cấm công chứng; công chứng cho các hợp đồng,giao dịch mà không có sự đồng ý của các bên tham gia; công chứng cho cáchợp đồng, giao dịch mà không có sự hiện diện của các bên tham gia hoặcngười đại diện hợp pháp; công chứng cho các hợp đồng, giao dịch mà khôngcó sự chứng kiến của người có liên quan; công chứng cho các hợp đồng, giaodịch mà không có sự ghi nhận của người yêu cầu công chứng; công chứng chocác hợp đồng, giao dịch mà không tuân thủ các quy định về thủ tục, biểu mẫu,phí công chứng… Việc công chứng viên bị xử lý hành chính sẽ góp phần bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên:Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công chứng viên sẽ gópphần nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của công chứngviên Công chứng viên là những người được Nhà nước bổ nhiệm, có vai tròquan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch.Do đó, công chứng viên cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghềnghiệp, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động côngchứng Việc công chứng viên bị xử lý hành chính sẽ là một bài học kinh nghiệmquý báu, giúp công chứng viên nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghềnghiệp, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời ngăn ngừa sự tái diễnvi phạm, đảm bảo pháp luật công chứng được tôn trọng và thực hiện

1.3 Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính của công chứng viên

Điều 71 Luật Công chứng 2014 quy định “Công chứng viên vi phạm quy địnhcủa Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt viphạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.” Như vậy, người làm nghề công chứng phải tuân

thủ đúng quy định về hành vi công chứng và nghiêm túc thực hiện các giấy tờ, tư liệuliên quan đến bản sao, văn bản hóa và chứng thực các thủ tục pháp lý Đối với các viphạm hành chính, công chứng viên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính và áp dụngcác hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Xử phạt vi phạm hành chính

Trang 7

trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong hoạt động công chứng nói riêng là một trongnhững chế định quan trọng của pháp luật nhằm góp phần bảo đảm an toàn pháp lýtrong hoạt động công chứng.

Theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, hình thức xử phạt chính, xửphạt bổ sung, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụnggiấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn

- Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hànhnghề có thời hạn; b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính

Biện pháp khắc phục hậu quả gồm:- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ,

văn bản đã cấp do có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc giấytờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

- Buộc tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thực hiện chứng thực thông báocho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hợp đồng, giaodịch đã được công chứng, chứng thực;

- Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, tài liệu, chứng cứ giả;- Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của

Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng, văn bản đã đượcchứng thực;

- Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báotrên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bản dịch đã đượcchứng thực;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạmCác nhóm hành vi vi pháp gây phát sinh trách nhiệm hành chính của công chứngviên bao gồm:

Trang 8

(1) Vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch(Điều 12);

(2) Vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc; công chứngdi chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, vănbản từ chối nhận di sản (Điều 13);

(3) Vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch (Điều 14);(4) Vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng (Điều 15);

So với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số67/2015/NĐ-CP) trước đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có một số thay đổi nhấtđịnh, bổ sung 62 hành vi mới; sửa đổi, bổ sung đối với 37 hành vi; bổ sung mới cáchình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 thángđến 03 tháng, từ 03 tháng đến 06 tháng và từ 06 tháng đến 09 tháng; tịch thu tangvật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viênbị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

Cụ thể, theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị

định số 67/2015/NĐ-CP), hành vi “sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bảnhoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để được côngchứng hợp đồng” và “sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợpđồng” có mức tiền phạt khác nhau Theo đó, hành vi “sửa chữa, tẩy xóa trái phápluật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa trái phápluật để được công chứng hợp đồng” bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng, còn hành vi “sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng”bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng Có lẽ, theo Chính phủ, hành vi“sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bịtẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để được công chứng hợp đồng” không nguy hiểmbằng hành vi “sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng” nên

đã quy định mức tiền phạt thấp hơn Khi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghịđịnh số 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP),

Chính phủ thống nhất quy định mức phạt tiền bằng nhau của hành vi “tẩy xóa, sửa

Trang 9

chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩmquyền cấp” và “sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyềncấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung” Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất

tăng mức tiền phạt lên (từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) nhằm bảo đảm tínhrăn đe Như vậy, kể từ thời điểm Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật

thì vi phạm hành chính liên quan đến “tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấytờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp” hay “sử dụng giấy tờ, vănbản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệchnội dung” sẽ bị áp dụng phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Khác với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số67/2015/NĐ-CP), Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã tăng mức tiền phạt đối với tất cảcác vi phạm hành chính liên quan đến công chứng hợp đồng Sự thay đổi theo hướnggia tăng mức tiền phạt là cần thiết và hợp lý, bởi lẽ cùng với sự phát triển của kinh tếxã hội, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng cao, nếu quy định mức tiềnphạt thấp sẽ không đủ tác động vào lợi ích kinh tế của họ Do đó, nhà làm luật phảiquy định mức tiền phạt tăng lên nhằm khắc phục tình trạng trượt giá của đồng tiền.Mức tiền phạt cao cũng sẽ tác động mạnh vào lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm,buộc chủ thể này phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức để không tiếp tục vi phạm trongtương lai

Bên cạnh đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã lại bỏ đi hành vi vi phạm “làm giảgiấy tờ, văn bản để được công chứng” quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số

110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP) Có lẽ

theo nhà làm luật, hành vi “làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng” đã đượcbao quát trong các vi phạm “tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bảndo cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng” (điểmc khoản 3 Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) và “cung cấp thông tin, tài liệu sai sựthật để công chứng hợp đồng” (điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

nên không cần miêu tả thành một vi phạm riêng

Trang 10

Nguyên tắc xử phạt hành chính đối với công chứng viên được áp dụng theo quyđịnh chung tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm2020 - là những quy tắc cơ bản do pháp luật đặt ra để đảm bảo việc xử lý vi phạmhành chính được tiến hành khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thẩm quyềnvà bảo vệ quyền lợi của người vi phạm và người bị hại Cụ thể:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xửlý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắcphục theo đúng quy định của pháp luật

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai,khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của phápluật Nguyên tắc này nhằm đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính đượcthực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, biểu mẫu, hạn chế tối đa sai sót, thiếusót, gian lận, tham nhũng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạmvà người bị hại

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả viphạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Nguyên tắcnày nhằm đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được phù hợp với mức độnghiêm trọng của hành vi vi phạm, không quá nặng hay quá nhẹ, không phânbiệt đối xử, không bỏ qua hoặc bao che cho người vi phạm, không bị ảnhhưởng bởi các yếu tố khách quan, chủ quan khác

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do phápluật quy định Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần Nhiềungười cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạmđều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó Nguyên tắc này nhằm đảmbảo việc xử phạt vi phạm hành chính được dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng,không bị lạm dụng quyền hạn, không bị trùng lặp, không bị bỏ qua hoặc thiếusót, không bị phân biệt đối xử

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính:là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt trong việc thuthập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ xác minh hành vi vi phạm hành chính

Trang 11

của cá nhân, tổ chức bị xử phạt Người có thẩm quyền xử phạt phải đảm bảochứng cứ xác minh được thu thập, lưu giữ, sử dụng theo quy định của phápluật, khách quan, trung thực, minh bạch, công bằng, không bị ảnh hưởng bởicác yếu tố khách quan, chủ quan khác.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diệnhợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính: là quyền của cá nhân,tổ chức bị xử phạt trong việc cung cấp, bảo vệ các chứng cứ xác minh mìnhkhông có hành vi vi phạm hành chính hoặc có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngtrách nhiệm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự do lựa chọncách thức, hình thức, phương tiện chứng minh, có quyền yêu cầu người cóthẩm quyền xử phạt xem xét, công nhận các chứng cứ xác minh của mình, cóquyền khiếu nại, kháng cáo đối với quyết định xử phạt hành chính

Luật Công chứng năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014, là cơ sở

pháp lý “quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghềcông chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng”, cùng với Nghị

định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định khá đầy đủ, cụ thể các căn cứ truy cứu tráchnhiệm hành chính của công chứng viên, với mục tiêu hướng tới là nhằm bảo đảm yêucầu áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng mộtcách chính xác, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội Từ đó đảm bảo việc côngchứng viên tuân thủ các nguyên tắc và quy định về hành vi công chứng, nội dung côngchứng, quy trình công chứng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ công chứng, báo cáo, cung cấpthông tin về hoạt động công chứng, cũng như các quy định khác liên quan đến hoạtđộng công chứng

Như vậy, với vai trò là “người gác cổng cho các hợp đồng, giao dịch”, công

chứng viên có trách nhiệm phải thận trọng , trung thực, khách quan, nghiêm minh khithực hiện hoạt động công chứng để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, sự côngbằng trong hợp đồng và cả việc bảo quản hợp đồng Công chứng viên phải tận tâmvới công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghềnghiệp để bảo bảo tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách

Ngày đăng: 14/09/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w