1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thi kết thúc học phần CC1 Chuyên đề "Quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật"

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật Công chứng 2006 Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2006 Luật Công chứng 2014 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm

2014 Nghị định 29/2015

Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Công chứng;

Tòa án cấp cao HCM Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh Tòa án Tiền Giang Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang

Bản án số 50/2024

Bản án số 50/2024/DS-PT ngày 18/01/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 3

1.1 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 3

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 3

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 3

1.2 Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 4

1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 4

1.4 Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 5

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 6

2.1 Lý luận chung về pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 6

2.2 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên… …. 7

2.3 Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 7

2.4 Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 8

2.5 Điều kiện chi trả bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 9

2.6 Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 10

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN BẤT CẬP, NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 10

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên 10

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Công chứng là một nghề cao quý và có vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân Nghề công chứng là nghề có trách nhiệm cao bởi lẽ hoạt động công chứng đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước, song hoạt động công chứng cũng mang nhiều rủi ro có thể dẫn đến việc Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng hoặc bên thứ ba có liên quan Để giảm thiểu các rủi ro tài chính bồi thường thiệt hại và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công chứng viên và các bên có liên quan, pháp luật đã quy định bắt buộc tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với Công chứng viên hành nghề tại tổ chức của mình

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với Công chứng viên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động công chứng nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên giúp giảm gánh nặng tài chính cho Công chứng viên khi Công chứng viên gây thiệt hại và phải bồi thường do sai sót, bất cẩn trong quá trình hành nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại Bên cạnh đó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên còn tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

Pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên Tuy nhiên, vấn đề áp dụng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên hiện nay so với quy định của pháp luật còn có một số điểm chưa thống nhất xuất phát từ việc quy định của pháp luật không phù hợp với thực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên cũng như các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp của Công chứng viên, tác giả đã chọn đề tài “Quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” để làm đề tài thi kết thúc môn học của mình

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính và xuyên suốt khi thực hiện đề tài là nghiên cứu và hoàn thiện các chế định pháp lý về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên Từ mục tiêu trên, tác giả đề ra mục tiêu cụ thể với đề tài như sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và những vấn đề lý luận khác của

pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Trang 4

Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp của Công chứng viên

Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp của Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng, từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để triển khai và hoàn chỉnh việc nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp phân tích: Với phương pháp này, tác giả sẽ nghiên cứu các văn

bản, tài liệu, văn bản pháp luật ở các khía cạnh khác nhau để từ đó chọn ra các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu Phương pháp này sử dụng hầu hết ở các chương của đề tài

Phương pháp so sánh: Tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên trong Luật Công chứng 2006 và so sánh những quy định này với Luật Công chứng 2014, so sánh giữa quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị Phương pháp này được sử dụng hầu hết ở chương 2 và chương 3 của đề tài

Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lại những

thành quả trước và trong suốt quá trình nghiên cứu, để rút ra kết luận hoàn thiện nhất cho đề tài nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở phần kết

4 Bố cục của đề tài

Đề tài được chia thành 3 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên Nhiệm vụ của chương này là giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về mặt lý luận, nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như sự cần thiết của bảo hiểm nghề nghiệp của Công chứng viên

Chương 2: Nghiên cứu về lý luận của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên, tập trung phân tích các quy định của pháp luật về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên, các nguyên tắc tham gia bảo hiểm, phạm vi, phí bảo hiểm và điều kiện chi trả bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Chương 3: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên thông qua việc phân tích bản án, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

1.1 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Bảo hiểm là một khái niệm có thể được xây dựng và xem xét ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như xã hội, pháp lý, kinh tế, nghiệp vụ,… Từ những góc độ nghiên cứu đó, người ta đưa ra định nghĩa về bảo hiểm phù hợp với mỗi nội dung nghiên cứu

Ở góc độ xã hội, bảo hiểm có thể được định nghĩa là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

Ở góc độ kinh tế - pháp luật, bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác, đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê1

Như vậy, dựa trên những khái niệm và quá trình nghiên cứu ta có thể hiểu khái

niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm là các cá nhân hoặc tổ chức hành nghề đặc thù trả một khoản phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm Khi xảy ra tổn thất do hoạt động nghề nghiệp của bên mua bảo hiểm gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên thứ ba bị thiệt hại

Bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm trước những rủi ro do hoạt động nghề nghiệp gây ra theo phương thức chia sẻ trách nhiệm bồi thường của người mua bảo hiểm khi xảy ra rủi ro từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba bị thiệt hại nếu có rủi ro xảy ra

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên Xuất phát từ bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên có thể được định nghĩa như sau:

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm là tổ chức hành nghề công chứng với doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó tổ chức hành nghề công chứng sẽ đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền bồi thường cho bên thứ ba là bên bị thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong quá trình hành nghề

1 Xem thêm Bảo hiểm, bách khoa toàn thư mở wikipedia,

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_hi%E1%BB%83m

Trang 6

1.2 Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên là loại hình

bảo hiểm bắt buộc Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức2 song hoạt động công chứng cũng tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn và có thể gây nên những thiệt hại cho bên thứ ba Để đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của các công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân có liên quan pháp luật đã quy định yêu cầu bắt buộc tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức của mình

Thứ hai, đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

là trách nhiệm dân sự của Công chứng viên đối với bên thứ ba là bên bị thiệt hại do hoạt động nghề nghiệp của Công chứng viên gây ra Trách nhiệm dân sự ở đây có thể hiểu là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của Công chứng viên đối với bên thứ ba Thiệt hại này là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn của bảo hiểm và không thể xác định cụ thể được Chỉ khi nào Công chứng viên gây thiệt hại cho bên thứ ba do hoạt động công chứng gây ra thì lúc này mới xác định được mức thiệt hại và mức trách nhiệm bồi thường

Thứ ba, lỗi của Công chứng viên là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường

đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định Công chứng viên phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định trách nhiệm bồi thường của mình

Thứ tư, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên luôn có thỏa

thuận về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Để đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và đồng thời nâng cao ý thức tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm Khi Công chứng viên gây thiệt hại cho bên thứ ba, có thể mức bồi thường của Công chứng viên là rất lớn tuy nhiên mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ nằm trong phạm vi mà các bên đã thỏa thuận

1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

2 Lời nói đầu Thông tư số 11/2012/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

Trang 7

Công chứng là một nghề phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, kéo theo những rủi ro mà Công chứng viên phải đối mặt trong quá trình hành nghề là bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên có vai trò góp phần chia sẻ gánh nặng bồi thường và giảm gánh nặng tài chính cho Công chứng viên trước những tổn thất do rủi ro trong hoạt động công chứng của Công chứng viên gây ra, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba bị thiệt hại Bên cạnh đó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên có vai trò nâng cao uy tín của cả Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, tạo sự an tâm và niềm tin cho người yêu cầu công chứng và giúp ổn định ngân sách nhà nước

1.4 Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Trước những rủi ro mà Công chứng viên phải đối mặt trong quá trình hành nghề công chứng thì Công chứng viên cần có biện pháp bảo vệ để một mặt có thể phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, mặt khác để khắc phục những tổn thất do Công chứng viên gây ra do các sai sót, bất cẩn khi hành nghề công chứng Một trong những biện pháp hiệu quả là Công chứng viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên Việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên rất cần thiết đối với cả doanh nghiệp bảo hiểm, Công chứng viên và các bên có liên quan bởi những lý do sau đây3:

Một là các văn bản công chứng là những văn bản có giá trị pháp lý Văn bản

công chứng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và phát sinh nghĩa vụ pháp lý đối các chủ thể Trong quá trình hành nghề công chứng, Công chứng viên có thể có những sai sót hoặc bất cẩn dẫn đến việc đưa ra những quyết định thiếu tính chính xác và dẫn đến thiệt hại và có thể gây ra hậu quả pháp lý vô cùng nghiêm trọng cho các chủ thể có liên quan Việc Công chứng viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể giúp Công chứng viên chia sẻ những thiệt hại này cho doanh nghiệp bảo hiểm và giảm bớt gánh nặng tài chính cho Công chứng viên, giúp Công chứng viên có thể tiếp tục đứng vững hành nghề sau khi gặp phải các rủi ro nghề nghiệp

Hai là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên giúp nâng cao

uy tín xã hội của Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng Từ đó tạo niềm tin và sự an tâm cho người yêu cầu công chứng và các chủ thể có liên quan

Ba là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên góp phần ổn

định cuộc sống của bên bị thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong quá trình hành nghề Doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể có khả năng tài chính tốt để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, do đó khi xảy ra những tổn thất do rủi ro nghề nghiệp mà Công chứng

3 Tham khảo: Vũ Thị Thu Hương (2017, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với Công chứng viê theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 13- trang 15

Trang 8

viên gây ra và phát sinh bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách nhanh chóng và kịp thời để các bên có thể khắc phục được những tổn thất Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên rất cần thiết trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn và vượt quá khả năng bồi thường của Công chức viên, khi đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong phạm vi bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

2.1 Lý luận chung về pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết và được pháp luật điều chỉnh thông qua các quy định tại Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan Có thể hiểu pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên là bao gồm tổng thể các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên đã được đề cập tại Điều 32 Luật Công chứng 2006 Pháp luật đã đặt nghĩa vụ cho Văn phòng công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức của mình từ năm 2006 Tuy nhiên, vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên chỉ được ghi nhận tại một khoản trong Điều về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2014 Đến khi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực, pháp luật đã có điều khoản cụ thể hơn điều chỉnh về vấn đề này Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên còn được điều chỉnh tại Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng ngày 15 tháng 3 năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm,…

Nhà nước đã điều chỉnh bằng pháp luật đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên để một mặt vừa bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo trật tự và hoạt động ổn định của nền kinh tế - xã hội, mặt khác bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích những vấn đề chung của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên, từ đó nhìn nhận và đánh giá khách quan về các quy định của pháp luật và hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn Từ đó, nhận diện những bất cập và đưa ra đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Trang 9

2.2 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 29/2015 cụ thể

- Tổ chức hành công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình Nguyên tắc này mang tính linh hoạt cho tổ chức hành nghề công chứng có thể trực tiếp mua hoặc ủy quyền cho Hội công chứng viên ở địa phương hoặc Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức của mình trong những trường hợp mà tổ chức hành nghề công chứng viên không thể thực tiếp mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công viên

- Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề Nguyên tắc này đảm bảo việc Công chứng viên được tham gia bảo hiểm khi bắt đầu hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Công chứng viên và các bên có liên quan, tạo uy tín của Công chứng viên cũng như của tổ chức hành nghề công chứng và tạo niềm tin cho khách hàng

- Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Khác với Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác, Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do đó nguồn kinh phí để Phòng công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên sẽ được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp haowjc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

2.3 Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng4

4 Khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2014

Trang 10

Tại Điều 33 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật Công chứng 2014 Quy định này mở rộng hơn về chủ thể có nghĩa vụ mua bảo hiểm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng so với Luật Công chứng 2006

Tại Điều 32 Luật Công chứng 2006 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng nhưng tại khoản 7 Điều 32 lại quy định chủ thể có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức của mình là Văn phòng công chứng

Rủi ro trong hoạt động công chứng là điều khó có thể tránh khỏi, Công chứng viên có thể gây ra thiệt hại trong quá trình hành nghề và Công chứng viên phải chịu trách nhiệm đối với những hợp đồng, giao dịch mà mình đã công chứng nếu có lỗi gây thiệt hại đó Khi xảy ra thiệt hại, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng và các bên có liên quan Sau đó, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều có quyền yêu cầu Công chứng viên gây ra thiệt hại đó hoàn trả lại khoản bồi thường cho tổ chức của mình Như vậy, việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên rất quan trọng đối với cả Phòng công chứng và Văn phòng công chứng Do đó, Luật Công chứng 2014 mở rộng chủ thể có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên là tổ chức hành nghề công chứng bao gồm gồm Văn phòng công chứng (tổ chức hành nghề công chứng do tư nhân thành lập) và Phòng công chứng (tổ chức hành nghề công chứng do Nhà nước thành lập)

Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp của Công chứng viên theo pháp luật hiện hành được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 37 Luật Công chứng 2014 Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp

2.4 Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa thuận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 29/2015 bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan

Trang 11

trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của Công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm5

Khi tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên hành nghề tại tổ chức của mình, tổ chức hành nghề công chứng có thể thỏa thuận phạm vi bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm này có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn phạm vi bảo hiểm nêu trên tùy thuộc vào tổ chức hành nghề công chứng đó

Ngoài ra, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng viên được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền cũng có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm so với phạm quy bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Công chứng 2014

2.5 Điều kiện chi trả bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc6 Qua đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả các khoản bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong quá trình hành nghề trong phạm vi bảo hiểm Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp Công chứng viên gây thiệt hại đề được bảo hiểm chi trả mà phải thỏa mãn các điều kiện chi trả theo quy định của pháp luật Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi của Công chứng viên và bên thứ ba có liên quan, Luật Công chứng 2014 đã có quy định về điều kiện bảo hiểm tại Điều 21 cụ thể doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công

chứng viên bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của Công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm

Thứ hai, không thuộc trường hợp sau đây: Một là Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và

nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác

Hai là, Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan

đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ,

5 Khoản 1 Điều 20 Nghị định 29/2015

6 Khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2014

Ngày đăng: 20/09/2024, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w