1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy đã thực hiện cải thiện về mặt quy định, thực trạng diễn ra liên quan các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề và thực tế còn tồn đọng những

Trang 2

1.2 Pháp luật điều chỉnh về các hình thức kỷ luật lao động 81.2.1 Khái niệm pháp luật về hình thức kỷ luật lao động 81.2.2 Nội dung pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động 101.3 Các yếu tố tác động đến việc thi hành pháp luật về các hình thức kỷ luật lao

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

2.1 Thực trạng pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động 122.1.1 Quy định pháp luật về các nguyên tắc áp dụng hình thức kỷ luật lao động 122.1.2 Quy định pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động 122.1.3 Quy định và thủ tục áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật lao động 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 15

3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động 153.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động

2

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Kỷ luật lao động nói chung và các hình thức kỷ luật lao động nói riêng là các nội dung cơ bản liên quan quản lý lao động của người sử dụng lao động Còn tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm của người lao động mà người lao động được áp dụng các hình thức khácnhau từ từng mức độ như khiển trách, cảnh cáo hay mức độ cao nhất là buộc thôi việc Các hình thức kỷ luật luôn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm nhất cho các bên tham gia vào quan hệ lao động Hiện nay, nước ta với nền kinh tế phát triển, nhiều tổ chức hay các doanh nghiệp được mở rộng đòi hỏi nhân công đồng thời sự quản lý càng phải chặt hơn vì trong đókỷ luật là vấn đề để đảm bảo sự vận hành của một tổ chức vững chắc Trong một doanh nghiệp, kỷ luật lao động là “ việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinhdoanh thể hiện trong nội quy lao động”

Các hình thức kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… hay rộng hơn là với bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào Sản xuất ngày càng phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày càng nâng cao Theo đó, việc người lao động và người lao động nhận được quyền lợi của nhau dẫn đến sự duy trì ổn định và phát triển trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Đặc biệt thể hiện trong sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động 2019, quy định về các hìnhthức xử lý kỷ luật lao động cũng có những sửa đổi để hoàn thiện hơn Tuy đã thực hiện cải thiện về mặt quy định, thực trạng diễn ra liên quan các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề và thực tế còn tồn đọng những quy định

chưa thể áp dụng vào thực tiễn Vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Các hình thức kỷ luật lao

động trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan khoa học liên quan nhiều khíacạnh và từng góc độ về các hình thức kỷ luật lao động

Có các bài viết về chủ đề như sau: “Một số vấn đề về các hình thức kỷ luật lao động

trong Bộ luật lao động” của TS Nguyễn Hữu Chí, 2008; Công trình này đề cập đến các hình

thức kỷ luật lao động trong BLLĐ và thực tiễn áp dụng hình thức kỷ luật lao động Một số

khía cạnh khác của các hình thức kỷ luật lao động tại tạp chí, sách tham khảo như “ Tìm

hiểu Bộ luật lao động Việt Nam” ( 2002) của Phạm Công Bảy, NXB Chính trị quốc gia , Hà

Nội; “Bình luận khoa học Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

(2015), Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, NXB Lao động; Một số vấn đề lý luận về các hình thức kỷ luật lao động, chế độ các hình thức kỷ luật lao động, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện các chế định về các hình thức kỷ luật lao

động, trách nhiệm vật chất như “ Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng

lao động ở Việt Nam”, ( 2014) luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Dung, “ Các hình thức kỷ luật lao động và các hình thức kỷ luật lao động trong pháp luật Việt Nam”,

4

Trang 5

( 2016) luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Huyền.Các công trình nghiên cứu trên hầu hết đã đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận về cáchình thức kỷ luật lao động và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động, đồng thời đã có những đề xuất về các hình thức kỷ luật lao động và cũng như đề xuất hoàn thiện các quy định về các hình thức kỷ luật lao động

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài góp phần đánh giá một cách tương đối các quy định của pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động trong luật lao động Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét và những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong việc thực hiện các hình thức kỷ luật lao động, thôngqua việc phân tích thực tiễn tại một số loại hình doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các hình thức kỷ luật lao động

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật lao động trong BLLĐ và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Đồng thời, tiểu luận cũng nghiên cứu thực trạng quy định về các hình thức kỷ luật lao động và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Các hình thức kỷ luật lao động là vấn đề trong chế định của BLLĐ Với khả năng cũng như thời gian có hạn, do không thể tìm hiểu và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề này nên tiểu luận chỉ tập trung chủ yếu vào các quy định của BLLĐ và văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề các hình thức kỷ luật lao động Với phân tích những ưu, nhược điểm của các quy định đó, cùng đối với thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp về pháp luật cũng như quy trình tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn đề này

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, có sử dụng một số phương pháp như phương pháp biệnchứng duy vật, phương pháp tổng hợp, so sánh luật, phương pháp phân tích lịch sử, thống kê, bình luận, diễn giải, tổng hợp, điều tra …

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập khi nghiên cứunhững vấn đề về kỷ luật lao động Cũng như, nó cũng có giá trị nhất định để hoạch định chính sách, các cơ quan, tổ chức trong việc nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện những quy định về trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động ở Việt Nam

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của tiểu luận gồm 3 chướng:

5

Trang 6

Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động Chương 2: Thực trạng pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động áp dụng tại việt nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

các hình thức kỷ luật lao động

6

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CÁC

HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG1.1 Một số vấn đề về các hình thức kỷ luật lao động.1.1.1 Khái niệm về kỷ luật lao động và các hình thức kỷ luật lao động.

a) Khái niệm về kỷ luật lao động

Theo Từ điển tiếng Việt thì “kỷ luật” là tổng thể nói chung những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức

Như vậy, dưới góc độ chung nhất, kỷ luật được hiểu là những quy định, quy tắc à con người phải tuân theo khi tham gia một hoạt động hay một tổ chức nào đó Quy tắc đó có thể được thể hiện bằng văn bản pháp luật hoặc chỉ là những giới hạn đạo đức của con người Tuy nhiên điểm chung là các quy tắc đều mang tính chất ràng buộc con người phải tuân theo Do đó, kỷ luật chính là phương tiện thống nhất, giúp con người đạt được các mục đích chung Khi đã có các hoạt động chung, hoạt động tập thể thì tất yếu phải có kỷ luật

Trong lĩnh vực lao động, hoạt động lao động là hoạt động có sự tham gia của nhiều người và là hoạt động mang tính tập thể Vì vậy, trong lĩnh vực lao động cũng cần kỷ luật

Kỷ luật lao động không phải là một thuật ngữ mới mẻ và cũng không phải là sản phẩm của xã hội hiện đại Càng không phải đến khi có các hoạt động sản xuất công nghiệp, có sự chuyên môn hoá mới có kỷ luật và cần đến kỷ luật Kỷ luật lao động xuất hiện từ rất sớm, từkhi con người biết lao động, có hoạt động chung với nhau Tuy nhiên, ở thời kì sơ khai ban đầu (thời kì nguyên thủy), kỷ luật lao động chủ yếu dựa trên nền tảng đạo đức, ý thức tự giác là chủ yếu, chưa có sự can thiệp của bất kỳ thế lực công quyền nào hoặc của giới nào Song khi xã hội phát triển, người ta nhận thấy cần phải liên kết nhau để hoạt động lao động được phát triển hơn, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn Do đó, các nhà máy, công xưởng được thành lập với sự tham gia của rất nhiều người lao động Để quản lý hàng trăm, ngàn người lao động, kỷ luật được đặt ra để đảm bảo mục đích lao động chung và đảm bảo kỷ

cương Do đó, nhìn chung, kỷ luật lao động được hiểu là trật tự nền nếp mà người lao động phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động

Theo sự phát triển của xã hội, pháp luật ra đời như tính tất yếu Trong pháp luật về lao động, người sử dụng lao động có quyền thiết lập, duy trì kỷ luật lao động, có quyền quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với đơn vị; còn người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành Trường hợp người lao động không chấp hành hoặc không chấp hành đầyđủ nghĩa vụ được giao, họ sẽ phải chịu hình thức xử lí kỷ luật tương ứng Pháp luật cho phép người sử dụng lao động có quyền xử lí kỷ luật đối với người lao động trong những

trường hợp này Do đó, theo Điều 17, BLLĐ 2019, quy định khái niệm kỷ luật lao động “Kỷ

luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp

7

Trang 8

luật quy định ”b) Khái niệm hình thức kỷ luật lao động

Hình thức kỷ luật lao đồng là tập hợp những chế tài do Nhà nước ban hành để áp dụng đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động Các hình thức này được pháp luật quy định trong Bộ luật lao động và người sử dụng lao động có thể áp dụng nó đối với người lao động vi phạm kỷ luật

1.1.2 Đặc điểm của kỷ luật lao động

Thứ nhất, đối tượng xử lý của kỷ luật lao động là người lao động Trong quá trình sử

dụng lao động, đôi khi, người lao động sẽ vi phạm những lỗi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động Do đó, kỷ luật được đặt ra áp dụng cho người lao động nhằm ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại đó

Thứ hai, đối tượng có quyền áp dụng hình thức kỷ luật lao động là người sử dụng lao

động Trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động sẽ có quyền đặc trưng đó là quyền

quản lý Họ có quyền hợp pháp trong việc sở hữu tài sản, mua bán sức lao động thông qua hợp đồng Để đảm bảo quá trình mua bán, trao đổi được hợp pháp và vận hành hợp lý, pháp luật cho phép người lao động có một số quyền năng áp dụng hình thức kỷ luật lao động

Thứ ba, kỷ luật lao động là mang tính bắt buộc đối với người lao động khi có vi phạm

Khi người lao động gây ra những thiệt hại cho người sử dụng lao động, mà người sử dụng lao động đã ra quyết định áp dụng kỷ luật lao động một cách hợp lý thì người lao động phải tuân theo Điều này nhằm đảm bảo cho quyền lợi cho người sử dụng lao động

1.1.3 Vai trò của các hình thức kỷ luật lao động.

Trước hết, các hình thức kỷ luật lao động đóng vai trò răn đe những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, tránh là tạo tiền lệ xấu cho những hành vi khác Thứ hai, hình thức kỷ luật lao động đảm bảo cho quá trình sử dụng lao động được diễn ra suôn sẻ, hợp lý và hợp pháp, đồng thời tạo sự trong sạch cho thị trường lao động Thứ ba, hình thức kỷ luật lao động sẽ là công cụ hữu hiệu cho người sử dụng lao động trong việc thi hành quyền quản lý của mình Thứ tư, hình thức kỷ luật lao động đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng lao động

1.2 Pháp luật điều chỉnh về các hình thức kỷ luật lao động.1.2.1 Khái niệm pháp luật về hình thức kỷ luật lao động.

“Pháp luật lao động là quy tắc do Nhà nước đặt ra hoặc ban hành nhằm tạo nên quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ lao động và quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.”2

Pháp luật lao động điều chỉnh những nội dung liên quan một số vấn đề chủ yếu lao độngnhư: việc làm; Đào tạo nghề; Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Tiền lương; Kỷ luật 1Bùi Thị Nhung (2021), “Kỷ luật lao động là gì ? Phân tích bản chất pháp lý của kỷ luật lao động ?”,

<https://luatminhkhue.vn/ki-luat-lao-dong-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-ky-luat-lao-dong.aspx>, truy cập ngày 2/12/2022 2Nguyễn Hữu Phương ( 2018), “ Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam”, [ Luận văn Thạc sĩ Luật học], truy cập ngày 02/12/2022 <https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-hinh-thuc-ki-luat-lao-dong-theo-phap-luat-viet-nam>

8

Trang 9

lao động, trách nhiệm vật chất; Bảo hiểm xã hội; Thương lượng tập thể; Thỏa ước lao động tập thể; Hợp đồng lao động; Giải quyết tranh chấp lao động; Đình công Hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung chủ yếu của kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, được pháp luật các quốc gia trên thế giới chú trọng và ghi nhận để điều chỉnh Theo đó phápluật về hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung của pháp luật lao động nói chung vì nó bao gồm những quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh về cách thức và quy định mà người sử dụng lao động áp dụng cho người lao động trong thực hiện nếu người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động

Ở một góc độ nào đó, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là thống nhất với nhau Tuy nhiên, sự thống nhất giữa các bên về kỷ luật lao động là rất khó, do phần lớn người sử dụng lao động muốn sử dụng quyền hạn của mình một cách triệt để Trong đó, người lao động vì những suy nghĩ về thu nhập, việc làm có thể buộc phải chấp nhận những quy định gây bất lợi cho mình Và thế, mối quan hệ dần dần giữa người sử dụng lao động vàngười lao động tạo ra có nguy cơ bị phá vỡ bởi sự áp bức, thậm chí là bốc lộ của người sử dụng lao động đối với người lao động Mẫu thuận trong quan hệ lao động sẽ xảy ra thường xuyên

“Các hình thức kỷ luật là những chế tài của trách nhiệm kỷ luật do Nhà nước quy định mà người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm.”3

Các hình thức kỷ luật lao động ở đây là những hình thức, chế tài của trách nhiệm kỷ luậtdo Nhà nước, pháp luật quy định Tuy nhiên, những hình thức của trách nhiệm kỷ luật do pháp luật quy định phải là những hình thức đã được đưa vào nội quy lao động của đơn vị (đối với đơn vị có nội quy lao động)

“ Hình thức kỷ luật lao động là chế tài của trách nhiệm kỷ luật do pháp luật quy định để người sử dụng lao động áp dụng đối người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật”.4

Theo đó, khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, họ sẽ phải chịu chế tài và chế tài đó chính là việc phải chấp hành một trong các hình thức kỷ luật

Theo Điều 122 BLLĐ của Pháp có đưa ra định nghĩa “ Chế tài kỷ luật là tất cả những

biện pháp mà không phải là lời nhận xét bằng miệng do người sử dụng áp dụng đối với hành vi của người lao động mà người sử dụng lao động xem hành vi này là có lỗi, cho dù vềbản chất có thể tác động trực tiếp hoặc không trực tiếp đến sự có mặt, nhiệm vụ, nghề nghiệp hoặc tiền lương của người lao động”.5

Nhưng thực tế, nhiều trường hợp người lao động không vi phạm kỷ luật lao động nhưngvì một lý do khác mà người sử dụng lao động đã áp dụng hình thức kỷ luật như phạt tiền, cách chức thậm chí là sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động Có thể thấy, các hình thức kỷ luật 3Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1990), “Giáo trình Luật lao động Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [tr.278].

4Trần Thị Thúy Lâm (2007), “ Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam”, NXB Công an nhân dân , Hà Nội [tr.46]

5Bộ luật lao động của Pháp ( 2004),”Loi N° 2004-017 portant code du travail”, truy cập ngày 3/12/2022 <https://www.ilo.org/dyn/travail/docs/2241/Code%20du%20Travail.pdf>

9

Trang 10

lao động không chỉ liên quan việc áp dụng của người sử dụng mà nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong đơn vị mà còn liên quan đến trật tự xã hội, quản lý lao động trong xã hội Vì vậy, Nhà nước cũng khó có thể quản lý lao động trong xã hội này Pháp luật có sự điều chỉnh các hình thức kỷ luật lao động mới có thể buộc người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật nhằm đảm bảo, duy trì trật tự, kỷ cương trong đơn vị phù hợp với Nhà nước.

1.2.2 Nội dung pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động.

Người sử dụng lao động phải xem xét hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động có thuộc các quy định của Nhà nước và các quy định do mình đặt ra hay không Theo pháp luật luật lao động Việt Nam hiện hành thì hành vi vi phạm kỷ luật đó là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ đã quy định trong nội quy lao động của đơn vị Trường hợp đơn vị không có nội quy lao động thì hành vi vi phạm được hiểu là việc không tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật

Vi phạm kỷ luật lao động là hành vi của người lao động thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các điều đã được quy định trong nội quy lao động của đơn vị hoặc quyền điều hành của người sử dụng lao động mà theo pháp luật lao động phải kỷ luật lao động Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động Các nghĩa vụ này chủ yếu được quy định trong nội quy lao động và trong quá trình quản lý điều hành trựctiếp của người sử dụng lao động Trường hợp người lao động tuy có vi phạm các nghĩa vụ lao động nhưng không xâm phạm đến các quy định trong nội quy cũng sẽ không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là một trong những vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng Bên cạnh quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, các quốc gia cũng đặc biệt chú trọng đến người sử dụng lao động Trong đó, thừa nhận cho người sử dụng lao động những công cụ để thực hiện quyền quản lý lao động Trong quá trình điều hành quan hệ lao động, người sử dụng lao động đã áp dụng các hình thức kỷ luật lao động như là một công cụ quản lý của người sử dụng lao động

1.3 Các yếu tố tác động đến việc thi hành pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động.

1.3.1 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể những các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách xã hội và và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội6 Nền kinh tế năng động, phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độnhận thức, tiếp cận và áp dụng pháp luật của các tầng lớp xã hội Ngược lại, xã hội phát triển kém bền vững, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ phát triển tri thức của các tầng lớp 6Nguyễn Hữu Phương ( 2018), “ Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam”, [ Luận văn Thạc sĩ Luật học], truy cập ngày 03/12/2022 <https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-hinh-thuc-ki-luat-lao-dong-theo-phap-luat-viet-nam>

10

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w