1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tác Động của việc Đi làm thêm Đối với kết quả học tập sinh viên

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHQGHN
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Khoa học quản lý
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

12 Chương 2 : Đánh giá thực trạng về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập cỉa sinh viên k68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN....

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K68 KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN , ĐHQGHN

Giảng viên học phần : Trịnh Khánh Vân

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Kiều Oanh – Mssv: 23030611

Lớp : LIB1050 3

Hà Nội – 2024

Trang 2

Lời mở đầu

Trong xã hội hiện nay vấn đề về “ việc làm ” luôn luôn là vấn đề nóng nhận vànhận sự quan tâm nhiều từ nhiều đối tượng khác nhau không chỉ các cơ quan banngành , các doanh nghiệp mà nó còn đi sâu vào suy nghĩ của rất nhiều bạn sinh viênnay khi đang ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích lũy kinh nghiệm , kiếnthức để đạt được những dự định trong tương lai của họ

Xét về năng lực hành vi , sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động

Họ có thể lực , trí lực rất dồi dào đủ điều kiện để đáp ứng các tiêu chí mà nhà tuyểndụng đang cần Xét về mục đích , sinh viên học ở các bậc đại học , cao đẳng mongmuốn sẽ vận dụng được các kiến thức , tri thức tiếp thu được trên trường lớp vận dụngnhững kiến thức đó vào đời sống thực tiễn sau khi họ ra trường để đi làm

Hiện nay , đa số sinh viên đã nhận thức được rằng ngoài việc học tập các kiến thức

lý thuyết ở trên trường là chưa đủ và phải vận dụng các kiến thức đó vào thực tế Đó

là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là một hiện tượng nhỏ bé mà trởthành một xu thế , gắn chặt với đời sống , sinh hoạt của sinh viên khi đang còn ngồitrên giảng đường Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập , họ còn mong muốn tíchkinh nghiệm ,trải nghiệm thực tế nhiều hơn,…Và sở dĩ việc làm thêm trở thành một xuthế là vì sinh viên đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh và thách thức như hiệnnay, kiến thức trên trường lớp và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tưduy cũng như làm việc của họ sau tốt nghiệp

Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề trên , tôi đã chọn đề tài “Tác độngcủa việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lýtrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN” làm đề tài nghiên cứu củamình

Trang 3

II BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI

Tác động của việc đi làm

thêm đối với kết quả học

tập của sinh viên Trường

Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn , ĐHQGHN

Do nguồn lực và thời giankhông cho phép để nghiêncứu toàn bộ sinh viênTrường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn nên tôi

đã thu hẹp lại phạm vi đềtài xuống sinh viên k68khoa Khoa học quản lýTrường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn ,ĐHQGHN

Tác động của việc đi làmthêm đối với kết quả họctập của sinh viên k68 khoaKhoa học quản lý TrườngĐại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn , ĐHQGHN

Trang 4

Mục lục

PHẦN 1 MỞ BÀI 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

2.1 Mục đích nghiên cứu 7

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Câu hỏi nghiên cứu 8

5 Tổng quan tài liệu : 9

6 Phương pháp nghiên cứu 11

PHẦN 2.THÂN BÀI 11

Chương 1: Cơ sở lí luận về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 11

1.1 Khái niệm “ Học tập’’ 11

1.2 Khái niệm “ Kết quả học tập’’ 12

1.3 Khái niệm “Công việc làm thêm ’’ 12

1.4 Khái niệm “ Sinh viên ” 12

Chương 2 : Đánh giá thực trạng về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập cỉa sinh viên k68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 13

2.1 Khái quát về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN .13

2.2 Tác động tích cực của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN: 14

2.3 Tác động tiêu cực của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN: 18

Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm khắp phục những tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN 20

3.1 Nhận xét những tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN 20

Trang 5

3.2 Giải pháp nhằm khắc phục tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN 22

PHẦN 3 KẾT LUẬN 24

VI THẢO LUẬN 24

VII DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 25

VIII BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 26

Trang 6

PHẦN 1 MỞ BÀI

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, hầu hết các trường đại học , các trường cao đẳng đều sử dụng phươngthức đào tạo theo tín chỉ Chính vì vậy , sinh viên có thể tự chủ động , linh hoạt trongviệc đăng ký thời khóa biểu các học phần tại trường và tự trang bị kiến thức cho bảnthân Thêm vào đó , sự phát triển vượt bậc của kinh tế - xã hội ở các thành phố lớnkhiến cho nhu cầu tuyển dụng các nhân viên bán thời gian ngày càng đa dạng vàphong phú , trong khi đó sinh viên được coi là lực lượng lao động “ không chínhthức ’’ dồi dào , có sức khỏe tốt và có đủ kiến thức để có thể tham gia vào bất kỳ côngviệc nào phù hợp với bản thân Hiện nay, rất nhiều sinh viên đang tìm kiếm công việcvới nhiều lý do khác nhau Những lợi ích mà công việc làm thêm có thể đem lại chosinh viên có thể kể đến như : có thêm nguồn thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt,nhiều sinh viên tìm kiếm các công việc liên quan đến ngành học để tích lũy kinhnghiệm , kiến thức , Ngoài ra không thể không nhắc đến những mặt tiêu cực mà vấn

đề đi làm thêm gây trở ngại cho sinh viên như: sức khỏe không được đảm bảo , khôngcân bằng được việc học và làm, bị lừa gạt và bị bóc lột sức lao động, Xuất phát từnhững thực trạng trên , tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “ Tác động của việc đi làm thêmđối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN” nhằm mục đích tìm hiểu , đánh giá tácđộng của việc đi làm thêm ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả học tập của sinhviên K68 khoa Khoa học quản lý để từ đó đưa ra những giải pháp giúp sinh viên giúpsinh viên có thể phần nào giải quyết được vấn đề Thông qua những dữ liệu thu thậpđược trong quá trình nghiên cứu , các kết quả thu thập được hy vọng sẽ tìm ra nhữnggiải pháp tốt nhất cho sinh viên và đề xuất ra những khó khăn mà sinh viên K68 khoaKhoa học quản lý đang phải đối mặt và đạt được kết quả như mong đợi Như vậy , đềtài “ Tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoaKhoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN” là rấtcần thiết

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về tác động của việc đi làm thêm đối với kếtquả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã

Trang 7

hội và Nhân văn , ĐHQGHN Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp để khắc phụcvấn đề này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng đi làm thêm của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý tác độngnhư thế nào đối với kết quả học tập ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ,ĐHGQHN

-Tìm hiểu nguyên nhân của việc đi làm thêm tác động đến kết quả học tập của sinhviên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,ĐHQGHN

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tác động của việc đi làm thêm đốivới kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu :Những tác động của việc đi làm thêm đối với kết quảhọc tập của sinh viên

3.1.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1: Phạm vi không gian : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,ĐHQGHN

3.2.2: Phạm vi thời gian : Từ ngày 8/3/2024 đến ngày 19/4/2024

3.2.3: Phạm vi nội dung :Tập trung nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối vớikết quả học tập của sinh viên

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả họctập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, ĐHQGHN đang diễn ra như thế nào ?

Trang 8

4.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ :

4.2.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quảhọc tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, ĐHQGHN ?

4.2.2 Đánh giá thực trạng về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tậpcỉa sinh viên k68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, ĐHQGHN ?

4.2.3 Xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục vấn đềsinh viên K68 khoa Khoa học quản lý đang gặp phải đối với kết quả học tập ?

5 Tổng quan tài liệu

Xã hội- kinh tế phát triển một cách nhanh chóng đi theo đó là nhu cầu tuyển dụngcác vị trí nhân viên thời vụ ngày càng tăng với các mức lương trả theo giờ hấp dẫn vớicác bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc để trang trải cho chi phísinh hoạt đắt đỏ ở các thành phố lớn Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoahọc không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này , chủ yếutập trung vào 3 nội dung chính : (1) thực trạng làm thêm sinh viên ; (2) ảnh hưởng củaviệc làm thêm đối với sinh viên ; (3) sự cân đối giữa học tập và làm thêm của sinhviên

Về thực trạng làm thêm của sinh viên ;qua sảo sát với 368 sinh viên của trường đạihọc Manchester Metropolitan; kết quả cho thấy 59% sinh viên đang làm bán thời giantrong hoc kỳ , các nhà nghiên cứu đã xác định các nhu cầu đi làm thêm của sinh viên ,

tỷ lệ các sinh viên đi làm thêm , mục đích làm thêm , công việc làm thêm , tính chấtcông việc làm thêm[…] (Curtis & williams, 2002)

Về ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên , nhiều nhà nghiên cứu trênthế giới đã cho rằng vấn đề đi làm thêm ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên : 50 %sinh viên đại học toàn thời gian Những người được hỏi là những người có công việcbán thời gian Với mức lương trung bình mỗi giờ là $ 4.25 và số giờ trung bình làmviệc là 14 giờ Khi tình trạng sức khỏe hiện tại của học sinh được so sánh với giới tính-

và các tiêu chí về tuổi tác đến dân số nói chung , nó cho thấy bảy trong tám lĩnh vực

đo lường sức khỏe thông thường kém hơn đáng để so với dân số nói chung Như vậy ,

Trang 9

qua kết quả của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho thấy việc làm thêm giờ tăng xácsuất ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên,[ ] (Curtis, 2007) ,(Carney, McNeish, & McColl, 2005)

Theo Kusum Singh phát hiện ra rằng công việc bán thời gian ảnh hưởng đến hiệuquả học tập Số giờ mà sinh viên làm việc có một số ảnh hưởng tiêu cực đến mức độthành tích chuẩn hóa của họ : Học sinh có khả năng có điểm thành tích thấp hơn so vớicác đồng nghiệp nếu họ làm việc quá nhiều thời gian trong một năm (Singh, 1998) ,gây ra tâm lý căng thẳng cho sinh viên , thâm chí còn gây ra những mâu thuẫn giữakiến thức sinh viên được học ở trên trường và kiến thức thực tế mà sinh viên tiếp thuđược qua trải nghiệm (Watts & Pickering, 2000)

Mặt khác, một số nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng chỉ rarằng việc đi làm thêm có thể không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viênnếu sinh viên biết cách quản lý thời gian cụ thể trong nghiên cứu của nhóm tác giảCramer và Kulm qua cuộc khảo sát “ trực tuyến ” dữ liệu phân tích được sử dụngbằng yếu tố thăm dò, phân tích , độ tin cậy, tương quan cho thấy thời gian học và thờigian làm của sinh viên tương quan tích cực Mỗi tương tiêu cực quan giữa việc học vàviệc làm của sinh viên không tìm thấy, có thể do sinh viên phối hợp hiệu quả công việc

và lớp học,[ ] (Cramer & Kulm, 2006)

Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam ví dụ như nghiên cứu của nhóm tác giảNguyễn Phạm Tuyết Anh, Trần Thị Tuyết Hoa và Hoàng Minh Trí của Trường Đại họcCần Thơ cũng có kết quả tương đồng khi chứng minh sự khác biệt giữa sinh viên đilàm thêm và sinh viên không đi làm thêm cụ thể : Điểm trung bình học tập (GPA) khi

so sánh giữa hai nhóm sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm là khác nhau Mặt khác , kết quả đánh giá cũng cho thấy thông qua điểm trung bình học kỳ củanhóm đối tượng sinh viên có đi làm thêm ở 2 thời điểm trước khi đi làm và sau khi đilàm là khác biệt Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra kết luận về sự ảnhhưởng của việc đi làm đối với kết quả học tập của sinh viên (Nguyễn, Hoàng , & Trần,2013)

Về sự cân đối giữa học tập và làm thêm của sinh viên , có nghiên cứu của nhóm tácgiả Nguyễn Thị Mai và Đỗ Thị Mẫn của Trường Đại học Hồng Đức đã chỉ ra một sốhạn chế gây mất cân đối giữa việc học và làm của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức

Trang 10

và đưa ra gợi ý về bản thân sinh viên, gia đình , nhà trường và xã hội (Nguyễn & Đỗ,2021)

Mặc dù , vấn đề về việc làm thêm của sinh viên nói chung đã được nhiều nhànghiên cứu quan tâm tiến hành nghiên cứu nhưng việc làm thêm của sinh viên k68khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN lạichưa được nghiên cứu Chính vì vậy , bài viết này tập trung nghiên cứu phân tíchnhững tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên k68 khoaKhoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu tài liệu : Nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt về đề tài

“ Tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên ” nhằm thu thập

và tìm hiểu các tài liệu liên quan

6.2 Điều tra bằng bảng hỏi : Phát bảng hỏi bằng hình thức online dựa trên nền tảng

“ Google form ’’ đến từng bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN nhằm thống kê các số liệu liên quan đến đềtài nghiên cứu về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên.6.3 Phỏng vấn sâu : phỏng vấn 4 bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý tại trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về các nội dung liên quan đến đề tài : “ Tácđộng của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa họcquản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN ’’ Nhằm tìm hiểuthống kê các yếu tố có thể vận dụng vào nghiên cứu

PHẦN 2.THÂN BÀI

Chương 1: Cơ sở lí luận về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

1.1 Khái niệm “ Học tập’’

Theo Từ điển Giáo dục học thì học tập được giải nghĩa là “ quá trình tiếp thu kiến thức

và rèn luyện kỹ năng dưới sự dạy bảo , hướng dẫn của nhà giáo Học tập luôn luôn điđôi và gắn liền với hoạt động giảng dạy của nhà giáo và hợp thành hoạt động dạy –học trong lĩnh vực sư phạm ’’[ 7; tr 203] (Trần, 2023)

Trang 11

1.2 Khái niệm “ Kết quả học tập’’

“Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức , kỹ năng hay nhận thức của người họctrong một lĩnh vực nào đó’’ (Đinh, Hoàng, & Lê, 2018)

1.3 Khái niệm “Công việc làm thêm ’’

“ Công việc làm thêm là công việc có số thời gian làm việc ít hơn thời gian làm việcbình thường ’’ (Đỗ, Nguyễn, & Phạm, 2021) Theo Tổ chức Lao động Quốc tế , trongvòng 20 năm qua đa số ở các nước phát triển, trừ Hoa Kỳ ; tổng số người làm việc bánthời gian tăng từ ¼ lên ½

“ Thực chất của việc đi làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt lại mộtviệc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định , không ổnđịnh bên cạnh một công việc chính thức Việc làm thêm còn có một khái niệm khácnữa là việc làm part-time hay còn gọi là bán thời gian Các công việc làm thêm , bánthời gian, part-time thường kéo dài trong một khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗingày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc ” (Vũ, Lê, & Nguyễn, 2023)

1.4 Khái niệm “ Sinh viên ”

Khái niệm sinh viên là khái niệm được định nghĩa khá đa dạng Tuy nhiên , thườngđược sử dụng với nghĩa phổ thông nhất là những người học tại các trường đại học vàtrường cao đẳng :

Theo Từ điển Tiếng việt : Khái niệm “ sinh viên ” được dùng để chỉ những ngườihọc ở bậc đại học (Hoàng, 2003)

Theo Từ điển Giáo dục học : “ Sinh viên là người học ở cơ sở giáo dục cao đẳng,đại học ” (Bùi, 2001)

Theo Từ điển Hán – Việt : “ Sinh viên là người học ở bậc đại học , bao gồm hệ caođẳng và hệ đại học ” (Lê & Trần, 2007)

Trang 12

Chương 2 : Đánh giá thực trạng về tác động của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập cỉa sinh viên k68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

2.1 Khái quát về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn là một trong những ngôi trườngđại học Top đầu Việt Nam Có đội ngũ cán bộ nhân viên ,giảng viên có nhiều năm kinhnghiệm trong việc đào tạo chuyên về các lĩnh vực xã hội , nhân văn Là ngôi trườngnổi tiếng với chất lượng đào tạo tốt, thu hút hàng nghìn sinh viên từ các tỉnh thànhkhác nhau đến để học tập và phát triển

2.1.1 Khái quát về sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN:

Hiện nay , nhà trường đang đào tạo gần 10.000 sinh viên các hệ , trong đó baogồm có sinh viên cao học và nghiên cứu sinh Sinh viên trường Nhân văn nổi tiếng với

sự năng nổ , nhiệt tình không chỉ trong các hoạt động văn hóa , xã hội mà còn cả tronghọc thuật : sinh viên luôn nỗ lực trong học tập để đạt kết quả GPA cao để có cơ hộinhận học bổng từ các nhà tài trợ Bên cạnh đó , các hoạt động ngoại khóa , các côngtrình nghiên cứu của sinh viên đạt được kết quả cao ,trong đó nhiều sinh viên còn đượccông bố và đăng bài trên tạp chí, Tuy nhiên , nhiều sinh viên của trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHQGHN còn đang thuộc diện gia đình có hoàn cảnhkhó khăn , con vùng dân tộc thiểu số , sinh viên khuyết tật ,…nên họ gặp rất nhiều khókhăn trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt : chi tiêu , học phí ,… ở một thànhphố đắt đỏ mặc dù nhà trường đã có phần hỗ trợ về trợ cấp cũng như miễn giảm họcphí đối với sinh viên thuộc diện chính sách

2.1.2 Đặc điểm của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN:

Trong lễ khai giảng chào đón năm học mới 2023 – 2024 , Hiệu trưởng HoàngAnh Tuấn chia sẻ , nhà trường đã hân hoan chào đón 2.018 tân sinh viên k68 và đây lànăm đầu tiên chỉ tiêu tuyển sinh đạt ngưỡng 2000 sinh viên / năm để lại con số ấntượng trong lịch sử phát triển của nhà trường Trong đó , khoa Khoa học quản lý tuyểnsinh được 100 sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước , đây cũng là con

số đáng mừng mà khoa Khoa học quản lý đã đạt được Sinh viên đầu vào là những

Trang 13

sinh viên ưu tú , có thành tích học tập cao , trong đó phải kể đến bạn Vi Thị ThảoPhương – k68 khoa Khoa học quản lý là thủ khoa đầu vào của trường trong kỳ xéttuyển đại học,… Là sinh viên năm nhất khi bước vào một môi trường học tập mớikhông thể không tránh khỏi những bỡ ngỡ , lo lắng Bên cạnh những sinh viên thíchứng được với cuộc sống ở đại học : sinh viên năng động , tự tin trong các hoạt động,phong trào ; đặc biệt sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý có nhiều bạn đạt được kếtquả GPA vượt trội trong học kỳ 1 năm 2023- 2024 vừa rồi điển hình như bạn Lê MạnhChâu với số điểm GPA của học kỳ vừa qua đạt 3,86 Bên cạnh đó ,thành tích học tậpcủa các bạn khác trong khoa đạt GPA từ 3.2 trở lên chiếm con số khá lớn Tuy nhiên ,cũng còn rất nhiều bạn sinh viên chưa thể thích ứng được cuộc sống ở đại học vì sựthay đổi từ cách học cũng như cuộc sống khác hoàn toàn so với trung học phổ thông ,nhiều bạn mất phương hướng trong quá trình học, chưa xác định được phương pháphọc , gặp mơ hồ trong quá trình tiếp thu kiến thức trên giảng đường nên kết quả họctập đạt kết quả chưa tốt , nhiều sinh viên còn từ nông thôn lên thành phố học , sinhviên con có hoàn cảnh khó khăn , dân tộc thiểu số ,… nên đa phần các bạn sinh viênnày đều bị choáng ngợp bởi cách sống mới , chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến các bạnphải tự cân bằng giữa các khoản sinh hoạt trong một tháng : tiền học ,tiền trọ, tiền

ăn ,… nhiều sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập nhưng vấn đề đilàm thêm đem lại cho sinh viên không chỉ về mặt tích cực mà nó còn mang lại nhiềumặt hạn chế gây ra nhiều ảnh hưởng tới học tập và cuộc sống của sinh viên

2.2 Tác động tích cực của việc đi làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên viên K68 khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , ĐHGQHN:

Vấn đề đi làm thêm đã có nhiều tác động đến kết quả học tập của sinh viên k68khoa Khoa học quản lý không chỉ về mặt tích cực bên cạnh đó còn mang lại nhiều tácđộng tiêu cực Qua khảo sát 64 bạn khoa Khoa học quản lý trong đó nam chiếm tỉ lệ58,7% và nữ chiếm tỉ lệ 41,3% số lượng sinh viên đã tham gia vào khảo sát Trongkhi được hỏi “ Hiện nay, bạn có đang đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập cho bản thânkhông ?’’ Thì số lượng câu trả lời từ các bạn sinh viên k68 là “ có đi làm thêm ”chiếm con số khá lớn lên đến 81,2% trong đó 18,8% là số lượng sinh viên “ không đilàm thêm.’’

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN