1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên đại học

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Mạng Xã Hội Đối Với Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh Vy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Thụy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vị nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (17)
      • 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (17)
    • 1.6. Kết cấu của khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (20)
      • 2.1.1. Khái niệm mạng xã hội (20)
      • 2.1.2. Khái niệm kết quả học tập (20)
    • 2.2. Các mô hình lý thuyết liên quan (20)
      • 2.2.1. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) (20)
      • 2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) 7 2.2.3. Thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratifications Theory) (21)
    • 2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài (23)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (25)
    • 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (29)
    • 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu (30)
      • 2.5.1. Tần suất sử dụng mạng xã hội (30)
      • 2.5.2. Chức năng của mạng xã hội (31)
      • 2.5.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội (31)
      • 2.5.4. Hoạt động trên mạng xã hội (32)
      • 2.5.5. Nhận thức trên mạng xã hội (32)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (34)
      • 3.2.2. Nghiên cứu định lượng (35)
    • 3.3. Xây dựng thang đo cho các nhân tố trong mô hình (36)
    • 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra (38)
      • 3.4.1. Mẫu nghiên cứu (38)
      • 3.4.2. Đối tượng nghiên cứu (38)
      • 3.4.3. Phương pháp chọn mẫu (38)
      • 3.4.4. Cách thức thu thập dữ liệu (38)
    • 3.5. Phương pháp phân tích số liệu (39)
      • 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả (39)
      • 3.5.2. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s (39)
  • Alpha 25 3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) (39)
    • 3.5.4. Phương pháp phân tích tương quan Pearson (40)
    • 3.5.5. Phương pháp phân tích hồi quy (40)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu (42)
      • 4.1.1. Phân loại mẫu theo giới tính (43)
      • 4.1.2. Phân loại mẫu theo năm học của sinh viên (43)
      • 4.1.3. Phân loại mẫu theo loại mạng xã hội sinh viên sử dụng (43)
    • 4.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha (44)
      • 4.2.1. Thang đo tần suất sử dụng mạng xã hội (TS) (44)
      • 4.2.2. Thang đo chức năng của mạng xã hội (CN) (45)
      • 4.2.3. Thang đo mục đích sử dụng mạng xã hội (MĐ) (46)
      • 4.2.4. Thang đo hoạt động trên mạng xã hội (HĐ) (47)
      • 4.2.5. Thang đo nhận thức trên mạng xã hội (NT) (48)
      • 4.2.6. Thang đo kết quả học tập (KQ) (49)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (50)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập (50)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập lần 2 (53)
      • 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập lần 3 (55)
      • 4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc (59)
    • 4.4. Phân tích tương quan (60)
    • 4.5. Phân tích hồi quy (63)
    • 4.6. Kiểm định giả định hồi quy (66)
      • 4.6.1. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư (66)
      • 4.6.2. Kiểm định giả định quan hệ tuyến tính (67)
      • 4.6.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (67)
    • 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu (67)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (71)
    • 5.1. Kết luận (71)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (71)
      • 5.2.1. Nhận thức về chức năng của mạng xã hội (72)
      • 5.2.2. Hoạt động trên mạng xã hội (72)
      • 5.2.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội (73)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai (73)

Nội dung

Talaue và cộng sự 2018, nghiên cứu của Waleed Mugahed Al-Rahmi và cộng sự 2013, hay nghiên cứu của Imad Bou-Hamad 2020, còn ở Việt Nam cũng có những tác giả nghiên cứu về vấn đề liên qua

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của nghiên cứu

Giữa bối cảnh chuyển đối số hiện nay, mạng xã hội (MXH) dường như là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ Theo một khảo sát vào năm 2019, trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi ngày của giới trẻ Việt Nam là 7 giờ, tương đối cao so với thế giới (Kha, 2019)

Bên cạnh những tiện ích và sự phổ biến của MXH chính là những tác động không mong muốn của phương tiện giao tiếp và kết nối trực tuyến này đến quá trình học tập của sinh viên (SV) Kết quả học tập là một thang đo phản ánh quá trình học tập và mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của sinh viên ngoài ra nó còn là thái độ, sự quan tâm của mỗi sinh viên đối với việc học và khả năng duy trì động lực học tập Vấn đề được đặt ra là liệu MXH có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả học tập của SV? Và giải pháp mà các nhà quản lý giáo dục ứng phó cũng như tận dụng các ảnh hưởng tích cực từ mạng xã hội để tối ưu hiệu suất học tập của SV và hạn chế những tác động không tốt của nó là gì?

Một số bài nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến như nghiên cứu của tác giả Gilbert M Talaue và cộng sự (2018), nghiên cứu của Waleed Mugahed Al-Rahmi và cộng sự (2013), hay nghiên cứu của Imad Bou-Hamad (2020), còn ở Việt Nam cũng có những tác giả nghiên cứu về vấn đề liên quan như Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015),… Các bài nghiên cứu từ những tác giả kể trên đều có đề cập và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố của mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên Theo kết quả từ nghiên cứu về “Tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên tại Đại học Greenwich Việt Nam” của tác giả Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như (2022), "Mạng xã hội đang trở thành xu hướng phổ biến trong hầu hết mọi khía cạnh của thế giới Điều đáng chú ý là mạng xã hội tác động đến việc học tập của học sinh ở chỗ các em sử dụng nó để hỗ trợ các bài tập và nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên." Ngược lại thì các nghiên cứu nước ngoài tồn tại nhiều điểm khác biệt trong môi trường và văn hóa giáo dục so với Việt Nam nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính thực tiễn tuyệt đối Ý thức được tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của mạng xã hội trong cộng đồng người trẻ, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên” Đề tài này không chỉ mang ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn mang tính ứng dụng cao, vì những hiểu biết về cách mà MXH tác động tới quá trình học tập của SV có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục Việc nghiên cứu về tác động của MXH đối với kết quả học tập của SV mang tính cấp thiết vì nó còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển và thành công của thế hệ trẻ và cộng đồng giáo dục ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Chỉ ra những tác động và mức độ ảnh hưởng từ tác động của của MXH lên kết quả học tập của SV các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) Từ những kết quả nghiên cứu này, đề xuất hàm ý quản trị nhằm tạo điều kiện cho SV tận dụng lợi ích của MXH trong suốt hành trình học tập

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trước tiên, xác định những tác động của MXH tới kết quả học tập của SV các trường đại học tại TP HCM

Tiếp theo là, đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong tác động của MXH tới kết quả học tập của SV đại học tại TP HCM

Cuối cùng là, đưa ra hàm ý quản trị liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng nhằm giúp SV đại học tận dụng lợi ích của MXH mà không ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực của MXH đối với kết quả học tập.

Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên và sự quan trọng của đề tài, bài nghiên cứu sẽ giải quyết các câu hỏi sau:

- Những yếu tố nào của MXH có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV đại học tại TP HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến kết quả học tập của SV đại học tại TP

- Đề xuất và hàm ý quản trị nào giúp sinh viên đại học tận dụng lợi ích từ MXH để thúc đẩy hiệu suất học tập?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của MXH đối với kết quả học tập của

SV ở các trường đại học

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đại học trong khu vực TP HCM

- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố cứu ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV đại học

- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại TP HCM

- Về thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 6/2024.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tổng hợp từ nhiều tài liệu tham khảo để tìm hiểu, hiệu chỉnh và mở rộng để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của các tác động của MXH đối với kết quả học tập của SV các trường đại học tại TP HCM Dựa trên cơ sở của nghiên cứu định tính, một bảng câu hỏi khảo sát sẽ được xây dựng và hoàn thiện để thu thập dữ liệu phù hợp

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ thực hiện một cuộc khảo sát các SV đại học tại khu vực TP HCM bằng một bảng câu hỏi trực tuyến trên Google Forms để thu thập thông tin và dữ liệu Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) 23.0 kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha Phương pháp EFA - Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) sẽ được áp dụng giúp khám phá các yếu tố và đánh giá độ tin cậy của thang đo Cuối cùng, tác giả sẽ phân tích hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động lên sự biến đổi của biến phụ thuộc.

Kết cấu của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương đầu tiên, những thông tin tổng quan về đề tài sẽ được giới thiệu, bao gồm: Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu Chương này tập trung vào việc nêu lên lý do tác giả lựa chọn đề tài để nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm mạng xã hội

"Mạng xã hội là một trong những phát minh lớn nhất của công nghệ, hiện nay là một trong những phương tiện được sử dụng phổ biến và phổ biến nhất Mạng xã hội là "các công nghệ giúp việc giao tiếp xã hội trở nên dễ dàng và cho phép các cuộc thảo luận giữa các bên tham gia" Thuật ngữ mạng xã hội có nghĩa là ứng dụng di động trên web cho phép cá nhân hoặc công ty tạo, tương tác với và chia sẻ nội dung mới được tạo ra bởi người dùng trong môi trường kỹ thuật số (Zahid Amin và cộng sự, 2016)

Trong vài thập kỷ gần đây, công nghệ đã phát triển mạnh mẽ và mang lại những thay đổi lớn trên toàn cầu Các rào cản giao tiếp đã giảm bớt thông qua sự tiến bộ công nghệ và các phương tiện mới được giới thiệu để kết nối khán giả toàn cầu Mạng xã hội đã trở thành một xu hướng toàn cầu và đã lan rộng tầm với của mình đến gần như mọi ngóc ngách trên thế giới." (Hira Hasnain và công sự, 2015)

2.1.2 Khái niệm kết quả học tập

Theo Thông tư 51/2011/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả học tập được định nghĩa là "mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục" Các yếu tố thường được xem xét khi đánh giá kết quả học tập của SV gồm: mức độ hài lòng về kết quả học tập, điểm số, sự tích cực tham gia lớp học và hoạt động ngoại khóa, thành tích nghiên cứu, sự phát triển cá nhân và chuyên môn,… "Kết quả học tập ở cấp đại học được coi là đạt chuẩn nếu sinh viên duy trì điểm trung bình tích lũy (GPA) của mình ở mức an toàn" (Hira Hasnain , Anum Nasreen & Hamza Ijaz, 2015).

Các mô hình lý thuyết liên quan

2.2.1 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)

Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) được giới thiệu bởi Ajzen và Fishbein vào năm 1975 nhằm lí giải hành vi sử dụng của cá nhân về lĩnh vực công nghệ thông tin Trong bối cảnh nghiên cứu về những tác động từ MXH có thể xảy đến kết quả học tập của SV từ các trường đại học, mô hình TPB có thể được sử dụng để phân tích cách các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của SV như nhận thức khi sử dụng các trang này

2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model -

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) có vai trò thiết yếu trong việc giải thích hành vi của người dùng đối với công nghệ mới, được phát triển đầu tiên bởi Fred Davis vào những năm 1980 dựa vào cơ sở lý truyết TPB của Ajzen (1991) Mô hình này dự đoán hành vi của SV về việc sử dụng MXH trong quá trình học tập dựa trên định kiến về tính đa dạng trong chức năng và mục đích sử dụng của MXH Dựa trên thông tin từ việc áp dụng TAM, tác giả có thể đề xuất các chiến lược đào tạo và hỗ trợ nhằm tăng cường tận dụng hiệu quả của MXH để tạo nên môi trường học tập trực tuyến tích cực cho SV

2.2.3 Thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratifications Theory)

Thuyết "Uses and Gratifications" được phát triển vào những năm 1940 và 1950 bởi những nhà nghiên cứu truyền thông như Elihu Katz, Jay G Blumler và Michael Gurevitch Đây là một trong những lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và truyền thông xã hội Thay vì tập trung vào tác động mà các phương tiện truyền thông có thể có đối với người dùng, thuyết này tập trung vào vai trò tích cực của người dùng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương tiện truyền thông để đáp ứng nhu cầu cá nhân Tác giả áp dụng thuyết này để nghiên cứu về lí do và cách SV tận dụng MXH vào mục đích học tập Ngoài ra, đây còn là cơ sở để phân tích các nhu cầu và mong đợi của sinh viên đối với trải nghiệm học tập trên mạng xã hội

H ì nh 2.3 : Mô hình thuyết sử dụng và hài lòng

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Gilbert M Talaue và cộng sự (2018) đã nghiên cứu tác động của MXH đến kết quả học tập của một số SV đại học được chọn bằng cách thu hoạch mẫu dữ liệu từ 60

SV chuyên ngành Quản trị kinh doanh và ngành Hệ thống thông tin quản lý trong học kỳ hè của niên khóa 2017 – 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của MXH có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV gồm: Truy cập internet, Việc sử dụng MXH, Nhận thức của sinh viên trên MXH, Tần suất sử dụng MXH Bên cạnh đó, MXH có tác động tiêu cực và cả tích cực đến thành tích học tập của SV, và SV cần có trách nhiệm trong việc dùng MXH để không làm gián đoạn quá trình học tập

H ì nh 2.4 : Mô hình nghiên cứu của Gilbert M Talaue và cộng sự

Nguồn: Gilbert M Talaue và cộng sự

Nhóm tác giả Waleed Mugahed Al-Rahmi và Mohd Shahizan Othman (2013) thực hiện bài nghiên cứu nhằm chỉ ra những ảnh hưởng của việc sử dụng MXH tới kết quả học tập của SV Tác giả nghiên cứu bằng phương pháp định tính và định lượng, thu được 80 mẫu từ nhóm đối tượng là sinh viên chưa tốt nghiệp và đã tốt nghiệp trong độ tuổi từ 18 – 36 Nghiên cứu này cho thấy rằng MXH có tác động thuận chiều đến kết quả học tập của SV, các biến độc lập quan sát được trong nghiên cứu này bao gồm: Tương tác với bạn bè, Tương tác với giảng viên và Sự tham gia Biến trung gian là Việc học nhóm, biến phụ thuộc là Kết quả học tập của SV Dựa vào cơ sở này, nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho trải nghiệm học tập của SV, nhưng SV cần phải kiểm soát và quản lý thời gian sử dụng MXH để không làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả học tập của mình

H ì nh 2.5 : Mô hình nghiên cứu của Waleed Mugahed Al -Rahmi và Mohd

Shahizan Othman Nguồn: Waleed Mugahed Al-Rahmi và Mohd Shahizan Othman

Nghiên cứu của Imad Bou-Hamad (2020) xác định ảnh hưởng từ việc dùng MXH và thói quen sống đến thành tích học tập Bằng việc thu hoạch số liệu từ sinh viên chưa ra trường tại đại học Lebanon, tác giả nhận được 112 mẫu để khảo sát và phân tích bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Các biến dự đoán là: Thời gian sử dụng MXH và Thói quen sinh hoạt Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 biến dự đoán đều có tác động không tốt lên kết quả học tập của SV Mặc dù vậy, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng "một vài thói quen sống cũng có thể gây gián đoạn và ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của SV chẳng hạn như: có mối quan hệ yêu đương, hút thuốc."

Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như (2022) đã nghiên cứu tác động của MXH đến kết quả học tập của SV ở Đại học Greenwich Việt Nam (Cơ sở Cần Thơ) bằng phương pháp định tính và định lượng với 200 mẫu thu được khi khảo sát sinh viên Đại học Greenwich Việt Nam (Cơ sở Cần Thơ) Đối với nghiên cứu này, sau khi phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính ta thấy có 3 yếu tố của MXH tác động đến kết quả học tập của SV gồm: Mục đích sử dụng MXH, Tần suất sử dụng MXH, Hoạt động trên các trang MXH Những yếu tố trên giải thích được 89% sự biến thiên của kết quả học tập của SV tại Đại học Greenwich Việt Nam (Cơ sở Cần Thơ)

H ì nh 2.6 : Mô hình nghiên cứu của Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như

Nguồn: Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như

Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh, Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự (2020) sử dụng các phương pháp phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, với 400 mẫu khảo sát của sinh viên Học viện Ngân hàng – Phân viên Bắc Ninh Kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến biến Kết quả học tập, gồm: Động cơ học tập, Phương pháp giảng dạy, Phương pháp học tập, Cở sở vật chất, Gia đình xã hội Kết quả học tập của SV sẽ khả quan hơn nếu SV có thái độ chủ động trong việc học, giáo viên hỗ trợ nhiệt tình và cơ sở hạ tầng của nhà trường được nâng cấp

H ì nh 2.7 : Mô hình nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự

Nguồn: Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự

Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015) tiến hành nghiên cứu về các loại hình hoạt động trên MXH của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng thông qua thực hiện khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu Kết quả khảo sát được phân tích với phần mềm SPSS Nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các loại hình hoạt động trên MXH của SV chịu ảnh hưởng bởi: Tần suất sử dụng, Số lượng bạn bè trên MXH, Tần suất tương tác với bạn bè, Mức độ công khai và Bảo mật thông tin Ngoài ra, "khi sinh viên tự đánh giá về lòng tự trọng của mình cao, họ sẽ có những hành động tích cực hơn trên mạng xã hội, và ngược lại, việc sinh viên nhìn nhận bản thân thấp kém, họ sẽ có nguy cơ hướng đến những hành động không lành mạnh trên mạng xã hội."

B ả ng 2.1 : Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Tên đề tài Tác giả Phương pháp nghiên cứu

Tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Đại học

Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như (2022)

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Mục đích sử dụng MXH

Tần suất sử dụng MXH

Hoạt động trên các trang MXH

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng-

Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà (2020)

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Động cơ học tập Phương pháp giảng dạy

Cở sở vật chất Gia đình xã hội

Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên

Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015)

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Số lượng bạn bè trên MXH và những yếu tố ảnh hưởng

Tần suất tương tác với bạn bè

Mức độ công khai Bảo mật thông tin Tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của một số SV đại học được chọn

Gilbert M Talaue, Ali AlSaad, Naif AlRushaidan, Alwaleed

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Truy cập internet Việc sử dụng MXH

Nhận thức của sinh viên trên MXH

Tần suất sử dụng MXH

Tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên đại học: Một nghiên cứu thí điểm

Waleed Mugahed Al-Rahmi và Mohd Shahizan Othman (2013)

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Tương tác với bạn bè Tương tác với giáo viên

Sự tham gia Việc học nhóm

Tác động của việc sử dụng mạng xã hội và thói quen sống đến thành tích học tập: Cái nhìn từ bối cảnh của một đất nước đang phát triển

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Thời gian sử dụng mạng xã hội Thói quen sinh hoạt

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về kết quả học tập của sinh viên dưới tác động của mạng xã hội, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến: tần suất sử dụng MXH, loại MXH sử dụng, mục đích sử dụng MXH, hoạt động trên MXH, nhận thức trên MXH Các biến của mô hình được lý giải cụ thể là:

Tần suất sử dụng MXH: Biến được tham khảo dựa trên nghiên cứu của Gilbert

Loại MXH sử dụng: được đề xuất dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Trung và Huỳnh Lê Uyên Minh (2021)

Mục đích sử dụng MXH: được tham khảo theo nghiên cứu của Gilbert M Talaue và cộng sự (2018)

Hoạt động trên MXH: Biến này được tham khảo dựa trên nghiên cứu từ Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015)

Nhận thức trên MXH: được tham khảo theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015)

Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

H ì nh 2.8 : Mô hình các yếu tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên đại học

Nguồn: Tác giả tham khảo và xây dựng

Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Tần suất sử dụng mạng xã hội

Maqableh và cộng sự (2015) đã nghiên cứu tác động của các trang MXH đối với kết quả học tập của SV và họ thấy nó có mang lại những tác động tích cực Nghiên cứu này cho thấy rằng "sinh viên dành nhiều thời gian sử dụng các trang mạng xã hội và họ cho rằng mức độ sử dụng các trang này càng cao thì khả năng ứng dụng của chúng vào quá trình học tập càng cao" Tương tự, theo Boateng & Amankwaa (2016), sinh viên biết cách cân bằng thời gian dành cho học tập và sử dụng mạng xã hội, điều này giúp kết quả học tập của họ khả quan hơn Từ những lý lẽ trên, giả thuyết được đề xuất:

H1: Tần suất sử dụng mạng xã hội tác động t ích cực ( + ) đến kết quả học tập của sinh viên đại học

2.5.2 Chức năng của mạng xã hội

Nghiên cứu trước đây cho thấy "sinh viên sẽ có động lực học tập cao hơn nếu trường đại học/cao đẳng của họ có cơ sở vật chất hiện đại, sáng tạo" (Mushtaq, 2012) Theo nghiên cứu của Mai Thị Hằng Trâm và Dương Quế Như (2022) "Facebook và Zalo là nền tảng được sinh viên tại Việt Nam sử dụng nhiều nhất vì nền tảng mạng xã hội này vừa có chức năng học tập vừa giải trí" Sinh viên dùng Facebook và Zalo vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng để tìm kiếm thông tin, kết nối và liên lạc vẫn là chủ yếu Có thể nói các hoạt động này góp phần vào việc hỗ trợ quá trình học tập của sinh viên Từ những lý do trên, giả thuyết được đề xuất:

H2: Chức năng của mạng xã hội tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của sinh viên

2.5.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội

Theo (Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng, 2015) "Sinh viên truy cập vào mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cập nhật thông tin (70,6%), chia sẻ thông tin của bản thân (36,2%), và liên lạc (30%)" Nghiên cứu của (Khan, 2012) chỉ ra rằng mục đích sử dụng MXH có ảnh hưởng tốt lên kết quả học tập của SV Kết quả từ nghiên cứu này chứng minh rằng "sinh viên thường sử dụng MXH thông qua ảnh hưởng của bạn bè và điều đó giúp họ tìm hiểu thêm thông tin cho mục đích học tập, từ đó dẫn đến sự cải thiện kết quả học tập" Tương tự, nghiên cứu của (Bernard, 2018) cũng chỉ ra rằng "sinh viên sử dụng mạng xã hội như một công cụ hỗ trợ mục tiêu học tập của họ và điều đó đã dẫn đến việc nâng cao điểm số " Vì những lí do trên, giả thuyết được đề xuất:

H3: Mục đích sử dụng mạng xã hội tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của sinh viên

2.5.4 Hoạt động trên mạng xã hội

Nghiên cứu của (Peter, 2006) chỉ ra rằng "đại đa số sinh viên dùng mạng xã hội để duy trì những mối liên hệ đã có trong đời thực như liên lạc với giảng viên, bạn cùng lớp" Bên cạnh hoạt động tương tác, kết quả cũng cho thấy sinh viên trong nghiên cứu thực hiện hoạt động giải trí ở mức cao (ĐTB = 1.90) Theo (Trần Thị Minh Đức, 2015), "việc giải trí trở nên dễ dàng hơn với các cá nhân do mạng xã hội cung cấp kho dữ liệu giải trí khổng lồ" Theo (Boase, 2006), "việc gia tăng những mối liên hệ này được xem như một cách giúp tăng nguồn vốn xã hội của sinh viên, giúp họ có khả năng nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng nhiều hơn so với người không sử dụng mạng xã hội" Từ đó khiến quá trình học tập của SV diễn ra thuận tiện hơn Từ các lập luận trên, giả thuyết được đề xuất:

H4: Hoạt động trên mạng xã hội tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của sinh viên

2.5.5 Nhận thức trên mạng xã hội

Nhận thức trên MXH là khả năng hiểu biết, nhận thức và cảm nhận của SV về các thông tin, ý kiến, và sự kiện được chia sẻ và tương tác trên các nền tảng MXH Theo (Trần Thị Minh Đức, 2015), "khi sinh viên tự đánh giá về nhận thức trên mạng xã hội của mình cao, họ sẽ có những hành động tích cực hơn trên mạng xã hội, từ đó đảm bảo hiệu suất học tập của họ Thông qua việc sử dụng mạng xã hội, nhiều sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo trong quá trình học tập phù hợp với nhu cầu thực tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào các hoạt động có sẵn từ các trường đại học." Kết hợp những lí do trên, giả thuyết được đề xuất:

H5 : Nhận thức trên mạng xã hội tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của sinh viên

Trong chương này, tác giả đã nêu khái quát về những khái niệm, lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan, chẳng hạn: khái niệm về MXH, khái niệm về tác động của MXH và kết quả học tập Ngoài ra tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trước đây về các đề tài có liên quan Căn cứ theo những kết quả này, tác giả đề xuất giả thuyết về 5 nhân tố chủ yếu của MXH có tác động tới kết quả học tập của SV đại học là: Tần suất sử dụng MXH (1), Chức năng của MXH (2), Mục đích sử dụng MXH (3), Hoạt động trên MXH (4) và Nhận thức trên MXH (5).

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu Cụ thể là:

H ì nh 3.1 : Quy trình thực hiện nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính giúp xác định và hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát của mô hình nghiên cứu Bao gồm những bước như hình và được diễn giải như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

Bước 2: Xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Bước 3: Tổng hợp lý thuyết liên quan có hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu

Bước 4: Xác định các yếu tố của biến quan sát để xây dựng thang đo nghiên cứu Bước 5: Xây dựng thang đo nghiên cứu dựa trên các yếu tố đã xác định

Bước 6: Tiến hành tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn trong lĩnh vực có liên quan cụ thể là giáo dục, kinh doanh và marketing để xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý theo bối cảnh nghiên cứu

Bước 7: Tác giả hiệu chỉnh các biến quan sát và mô hình nghiên cứu theo các điều kiện của thang đo dựa trên góp ý từ các chuyên gia Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm các biến quan sát: Tần suất sử dụng MXH (TS), chức năng của MXH (CN), mục đích sử dụng MXH (MĐ), hoạt động trên MXH (HĐ), nhận thức trên MXH (NT), kết quả học tập (KQ) Tác giả tiến hành xây dựng bảng khảo sát chính thức dựa trên các biến vừa nêu

Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính có vai trò là cơ sở để hiệu chỉnh các yếu tố của biến quan sát Sau khi xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức, tác giả bắt đầu thực hiện khảo sát các SV đại học với mục tiêu thu thập mẫu với kích cỡ 200 câu trả lời Sau khi có được dữ liệu, tác giả cần có bước lọc và chọn ra nguồn dữ liệu phù hợp với bài nghiên cứu nhất Dữ liệu thu hoạch được sẽ được xử lý và phân tích thông qua phần mềm SPSS 23.0, gồm các bước sau:

Bước 9: Kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha Bước 10: Kiểm định nhân tố khám phá EFA của các biến để chọn ra nhân tố đại diện cho từng biến quan sát

Bước 11: Tiến hành chạy mô hình hồi quy đa biến và bàn luận về kết quả từ mô hình hồi quy cũng như mức độ phù hợp của mô hình dựa vào các nhân tố từ bước kiểm định EFA.

Xây dựng thang đo cho các nhân tố trong mô hình

3.3.1 Nguyên tắc xây dựng thang đo

B ả ng 3.1 : Thang đo cho các nhân tố trong mô hình

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo

1 TS Tần suất sử dụng MXH

1 TS1 Sử dụng MXH thường xuyên giúp tôi chia sẻ và đưa ra ý tưởng liên quan đến việc học

Gilbert M Talaue và cộng sự (2018)

2 TS2 Sử dụng MXH thuờng xuyên khiến tôi không có thời gian làm bài tập

3 TS3 Sử dụng MXH thường xuyên ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của tôi

2 CN Chức năng của MXH

4 CN1 Mạng xã hội có chức năng tìm kiếm và cập nhật thông tin

Nguyễn Hoàng Trung và Huỳnh

5 CN2 Mạng xã hội có chức năng liên lạc

6 CN3 Mạng xã hội có chức năng giải trí

7 CN4 Mạng xã hội có chức năng tương tác và giao tiếp

3 MĐ Mục đích sử dụng MXH

8 MĐ1 Tôi sử dụng MXH để xây dựng mạng lưới quan hệ và hỗ trợ học tập

Gilbert M Talaue và cộng sự (2018)

9 MĐ2 Tôi sử dụng MXH để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các nhân

10 MĐ3 Tôi sử dụng MXH để học hỏi từ người khác và các nguồn đáng tin cậy

11 MĐ4 Tôi sử dụng MXH để cập nhật thông tin về lịch học, thông báo của trường

4 HĐ Hoạt động trên MXH

12 HĐ1 Tôi có những hoạt động thể hiện bản thân trên MXH

Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015)

13 HĐ2 Tôi có những hoạt động học tập trên MXH

14 HĐ3 Tôi có những hoạt động giải trí trên MXH

15 HĐ4 Tôi có những hoạt động tương tác trên

16 HĐ5 Tôi có những hoạt động thử nghiệm trên

5 NT Nhận thức trên MXH

17 NT1 Tôi biết chọn lọc nguồn thông tin trên

Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015)

18 NT2 Tôi biết chọn lọc nội dung để đăng tải trên

19 NT3 Tôi biết tận dụng MXH làm công cụ phục vụ cho việc học

20 NT4 Tôi biết quản lý thời gian sử dụng MXH của mình

6 KQ Kết quả học tập

18 KQ1 Tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức từ

19 KQ2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng nhờ sử dụng MXH

20 KQ3 Tôi có thể áp dụng được những kiến thức đã học từ MXH vào quá trình học tập

21 KQ4 Nhìn chung, tôi hài lòng về kết quả học tập của mình khi tham gia MXH

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra

Theo Hair và cộng sự (2014), “số lượng mẫu của bài nghiên cứu ít nhất phải bằng 5 lần số lượng biến quan sát“ Tác giả sử dụng tổng cộng 21 biến quan sát từ mô hình nghiên cứu lý thuyết của bài luận này, vì vậy số lượng mẫu tối thiểu phải là 21*5 = 105 phản hồi

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), với n là số lượng mẫu tối thiểu và m là số biến độc lập trong mô hình thì số lượng mẫu tối thiểu phải là 𝑛 ≥ 50 + 8𝑚 Tác gỉa sử dụng 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu lý thuyết của bài luận này, vì vậy kích thước mẫu ít nhất là 50 + 8*6 = 98 phản hồi

Xem xét cả 2 điều kiện đã nêu trên, ta thấy bài nghiên cứu cần số lượng phản hồi tối thiểu là 105 phản hồi Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy cho dữ liệu đã thu thập và ý nghĩa thống kê của kết quả thì tác giả chọn số lượng phản hồi dự kiến sẽ thu hoạch được là 200 phản hồi

3.4.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài khóa luận là “Tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên đại học” Do đó, đối tượng để khảo sát ở đây là những sinh viên đại học đã từng sử dụng MXH

Tác giả chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho bài nghiên cứu này, nghĩa là lựa chọn các đối tượng có sẵn tại thời điểm nghiên cứu và dễ tiếp cận, cụ thể là SV đại học tại Việt Nam Phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm là giúp tốn ít thời gian, tối ưu ngân sách, không khó thực hiện và không tốn kém nhiều nguồn lực

3.4.4 Cách thức thu thập dữ liệu

Tác giả đã chọn phương pháp khảo sát gián tiếp: Tác giả gửi bảng câu hỏi qua email hoặc qua MXH của các sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM như Zalo, Facebook,…

Phương pháp phân tích số liệu

Dữ liệu thu được sẽ được mã hóa, loại bỏ các dữ liệu không chính xác và phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0 để xác định các yếu tố của MXH tác động đến kết quả học tập của SV

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trong bài nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm khái quát, mô tả kết hợp với đo lường những đặc điểm từ dữ liệu mà tác giả đã thu hoạch Quá trình này giúp ta biết được thông tin của các biến định tính bao gồm các thông tin như: giới tính, năm học hay tên trường

3.5.2 Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)

Phương pháp phân tích tương quan Pearson

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa biến KQHT và các biến TS, LMXH, MĐ, HĐ, NT Nếu kết quả phân tích có Sig nhỏ hơn 0.05 và có hệ số tin cậy vượt ngưỡng 95% nghĩa là kết quả tương quan giữa các biến có ý nghĩa thống kê Khi đã có kết quả phân tích tương quan giữa các biến, tác giả sẽ đánh giá mức độ tương quan dựa vào giá trị của hệ số tương quan.

Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm mô tả mối quan hệ giữa các biến quan sát, xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới kết quả học tập của SV đại học, kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến và đánh giá mức độ thích hợp của mô hình nghiên cứu Ngoài ra, còn bước kiểm tra đa cộng tuyến cũng là rất quan trọng đối với kết quả nghiên cứu Việc xác định xem có xảy ra đa cộng tuyến hay không giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của mô hình hồi quy Mô hình hồi quy của bài nghiên cứu này có dạng:

KQ là kết quả học tập của SV đại học

F1, F2,… Fn đại diện cho các nhân tố của MXH tác động đến kết quả học tập của SV đại học được chấp nhận sau khi phân tích nhân tố khám phá

Nội dung chính của chương 3 là việc thiết lập quy trình nghiên cứu, thu thập mẫu dữ liệu dựa trên thang đo về các yếu tố của MXH tác động đến kết quả học tập của SV đại học được xây dựng từ việc tham khảo các nghiên cứu trước, và nêu các phương pháp xử lý dữ liệu điều tra, cụ thể gồm các phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ sô Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu

Tác giả thu hoạch mẫu thông qua việc gửi bảng câu hỏi khảo sát từ Google Forms và thu được 222 mẫu hợp lệ, tương đương 222 phản hồi Sau khi các mẫu đạt yêu cầu được đưa vào phần mềm Excel, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 23.0 và thu nhận kết quả như sau:

B ả ng 4.1 : Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu

Mô tả Tần số Tỷ lệ (%)

Trường Đại học Kinh tế - Luật TP

HCM 28 12.6 Đại học Kinh tế TP HCM 32 14.4 Đại học Ngân hàng TP

HCM 78 35.1 Đại học Quốc tế 21 9.5 Đại học Sư phạm TP HCM 12 5.4 Đại học Tài chính -

Loại mạng xã hội sử dụng

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 23 (2024)

4.1.1 Phân loại mẫu theo giới tính

Từ kết quả của phần mềm SPSS 23, có tất cả 222 phản hồi hợp lệ, với nữ chiếm ưu thế là 62.6% tương đương 139 phản hồi còn nam chiếm 37.4% trên tổng số lượng

SV đã trả lời khảo sát với 83 phản hồi

Qua kết quả trên, ta nhận thấy số lượng người thực hiện bài khảo sát đa phần là sinh viên nữ, đồng nghĩa với việc có sự chênh lệch tương đối trong việc sử dụng MXH giữa SV nam và nữ của các trường đại học tại Việt Nam

4.1.2 Phân loại mẫu theo năm học của sinh viên

Khi xét về tiêu chí năm học của SV thực hiện khảo sát, ta để ý rằng số lượng

SV đang học năm 4 chiếm ưu thế với 93 sinh viên, tương đương 41.9% Sinh viên năm 3 đứng vị trí thứ 2 với 61 sinh viên (27.5%), thứ hạng kế tiếp thuộc về sinh viên năm 1 với 17.1% Sinh viên năm 2 chiếm phần trăm thấp nhất trong tổng số lượng người thực hiện khảo sát với 13.5%

4.1.3 Phân loại mẫu theo loại mạng xã hội sinh viên sử dụng

Giữa các loại mạng xã hội mà sinh viên sử dụng, Facebook là nền tảng phổ biến nhất với 181 phiếu, chiếm 24.3% mẫu Mạng xã hội được ưa chuộng thứ 2 là Zalo được 145 sinh viên lựa chọn, tương đương 19.4% Tiếp theo là X, với 42 người lựa chọn, chiếm 5.6% mẫu Số lượng SV sử dụng TikTok chiếm 15% tổng số mẫu, và Youtube được 131 sinh viên lựa chọn, tương đương 17.6% Bên cạnh đó là các loại MXH khác cũng được SV sử dụng, nhưng chỉ chiếm 0.9% trong số lượng mẫu.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

4.2.1 Thang đo tần suất sử dụng mạng xã hội (TS)

B ả ng 4.2 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo TS

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả của phần mềm SPSS 23 (2024)

Từ bảng 4.2 ta thấy, nhân tố “tần suất sử dụng mạng xã hội” có hệ số tin cậy là

𝛼 = 0.838 > 0.6 Hơn nữa, cả 3 biến quan sát của hang đo TS đều mang hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3 Điều này chứng tỏ các biến TS1, TS2, TS3 đều có giá trị ý nghĩa và được chấp nhận

4.2.2 Thang đo chức năng của mạng xã hội (CN)

B ả ng 4.3 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo CN

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Kết quả từ phần mềm SPSS 23 thể hiện thang đo “chức năng của mạng xã hội” có hệ số tin cậy 𝛼 = 0.854 > 0.6 Ngoài ra, khi xét độ tương quan tổng biến của 4 biến quan sát trong thang đo gồm CN1, CN2, CN3, CN4, ta thấy chúng đều vượt ngưỡng 0.3 Kết hợp cả 2 điều trên, tất cả biến có trong thang đo này đều mang độ tin cậy và ý nghĩa cao Tác giả sẽ tiếp tục sử dụng các biến quan sát này trong quá trình phân tích EFA

4.2.3 Thang đo mục đích sử dụng mạng xã hội (MĐ)

B ả ng 4.4 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo MĐ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả phân tích từ SPSS 23.0, ta thấy rằng hệ số tin cậy của nhân tố

“mục đích sử dụng mạng xã hội” là 𝛼 = 0.874 > 0.6 Hơn nữa, hệ số tương quan tổng biến của cả 4 biến MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4 đều lớn hơn 0.3 Các điều kiện trên đã chỉ ra rằng thang đo của biến MĐ đạt yêu cầu và tác giả có thể tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.4 Thang đo hoạt động trên mạng xã hội (HĐ)

B ả ng 4.5 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo HĐ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Kết quả nhận được khi kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo “hoạt động trên mạng xã hội” cho thấy hệ số tin cậy của HĐ là 𝛼 = 0.882 > 0.6 Hơn nữa, mức tương quan tổng biến của lần lượt các biến HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5 đều vượt khỏi ngưỡng 0.3 Dựa vào cả hai điều kiện đã đề cập, thang đo của biến HĐ đáng tin cậy và các biến quan sát của thang đo HĐ có thể được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá

4.2.5 Thang đo nhận thức trên mạng xã hội (NT)

B ả ng 4.6 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo NT

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo “nhận thức trên mạng xã hội” ta thấy hệ số 𝛼 = 0.879 > 0.6 Ngoài ra, hệ số tương quan tổng biến của 4 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Kết hợp 2 điều kiện đã nêu thì thang đo của biến NT đáp ứng yêu cầu và mang giá trị ý nghĩa

4.2.6 Thang đo kết quả học tập (KQ)

B ả ng 4.7 : Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo KQ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Kết quả từ bảng 4.7 thể hiện rằng biến phụ thuộc “kết quả học tập” có độ tin cậy là 𝛼 = 0.886 > 0.6 Hơn nữa, hệ số tương quan tổng biến của 4 biến KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 đều vượt hơn ngưỡng 0.3 Dựa vào 2 điều kiện trên, ta đi tới kết luật rằng mức độ tin cậy của biến “kết quả học tập” cao, có mang ý nghĩa trong giải thích yếu tố KQ và có thể sử dụng để phân tích nhân tố tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập

B ả ng 4.8 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị bình phương xấp xỉ 2972.383

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Kết quả từ việc phân tích EFA của các biến độc lập cho thấy rằng hệ số KMO 0.888 > 0.5, phù hợp với tiêu chí của phân tích EFA là 0.5 ≤ KMO ≤ 1 Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có mức ý nghĩa S𝑖𝑔 = 0.000 < 0.05 thể hiện kết quả phân tích có mang ý nghĩa thống kê và các biến quan sát trong nhân tố có tương quan

B ả ng 4.9 : Kết quả Eigenvalues của biến độc lập

Giải thích tổng phương sai

Hệ số Eigenvalues Tổng cộng % phương sai Tích lũy %

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Dựa vào kết quả của bảng 4.9, có 5 yếu tố có tổng phương sai tích lũy là 73.722%, vượt mức 50% Tuy nhiên, chỉ có 4 nhân tố có hệ số Eigenvalues lớn hơn

1 Từ kết quả này, ta biết được mô hình EFA chưa phù hợp do chưa đáp ứng cả 2 điều kiện

B ả ng 4.10 : Hệ số tải của biến độc lập

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả từ phân tích EFA, ta thấy các biến quan sát chia làm 5 nhóm nhân tố và đều có hệ số tải nhân tố vượt qua mức 0.5 thể hiện các biến có mang lại ý nghĩa thống kê Các nhóm nhân tố đều có riêng thang đo tách biệt, trừ biến NT4 Do đó, biến NT4 không phù hợp với mô hình nghiên cứu nên sẽ bị loại bỏ Tác giả sẽ thực hiện lại quá trình phân tích nhân tố khám phá sau khi loại biến NT4

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập lần 2

B ả ng 4.11 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần 2

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị bình phương xấp xỉ 2711.101

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập thể hiện rằng hệ số KMO = 0.883 > 0.5, đáp ứng tiêu chí 0.5 ≤ KMO ≤ 1 để các biến thích hợp với mô hình Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có mức ý nghĩa S𝑖𝑔 = 0.000 < 0.05 thể hiện kết quả phân tích có mang ý nghĩa thống kê và các biến quan sát trong nhân tố có tương quan

B ả ng 4.12 : Kết quả Eigenvalues của biến độc lập

Giải thích tổng phương sai

Hệ số Eigenvalues Tổng cộng % phương sai Tích lũy %

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả bảng 4.12, có 4 nhân tố có hệ số Eigenvalues > 1 Ngoài ra, tổng phương sai tích lũy là 70.216%, hơn mức 50%, cho thấy mức ý nghĩa ở đây khá tốt Đáp ứng được 2 điều kiện trên, ta biết được 4 yếu tố này giải thích được 70.216% sự biến thiên của dữ liệu và mô hình EFA đã phù hợp

B ả ng 4.13 : Hệ số tải của biến độc lập

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả từ phân tích EFA, sau khi loại biến NT4 thì các biến quan sát được chia làm 5 nhóm nhân tố và đều có hệ số tải nhân tố > 0.5, cho thấy các biến có mang lại ý nghĩa thống kê Các nhóm nhân tố đều có thang đo riêng biệt, trừ biến HĐ5 Vì vậy, biến HĐ5 chưa phù hợp với mô hình nghiên cứu nên sẽ bị loại Tác giả sẽ thực hiện lại quá trình phân tích EFA sau khi loại biến HĐ5

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập lần 3

B ả ng 4.14 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần 3

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị bình phương xấp xỉ 2442.612

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Dựa trên quả phân tích EFA của các biến độc lập thể hiện rằng hệ số KMO 0.873 > 0.5, đáp ứng tiêu chí 0.5 ≤ KMO ≤ 1 để các biến phù hợp với mô hình Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có mức ý nghĩa S𝑖𝑔 = 0.000 < 0.05 thể hiện kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát trong nhân tố có tương quan

B ả ng 4.15 : Kết quả Eigenvalues của biến độc lập

Giải thích tổng phương sai

Hệ số Eigenvalues Tổng cộng % phương sai Tích lũy %

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo bảng 4.15, có 4 yếu tố mang hệ số Eigenvalues > 1 Ngoài ra, tổng phương sai tích lũy cũng đạt giá trị 70.455%, lớn hơn mức 50%, cho thấy mức ý nghĩa ở đây đã tốt Đáp ứng được 2 điều kiện trên, 4 yếu tố này đã giải thích được 70.455% sự biến thiên của dữ liệu và mô hình EFA đã phù hợp

B ả ng 4.16 : Hệ số tải của biến độc lập

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Theo kết quả từ phân tích EFA, sau khi loại biến HĐ5 thì các biến quan sát được chia làm 3 nhóm nhân tố có thang đo riêng biệt với nhau và tất cả biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 Điều này đồng nghĩa với việc các biến có mang lại ý nghĩa thống kê và giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã thích hợp Tuy nhiên, các biến của nhân tố Chức năng của MXH và Nhận thức trên MXH hội tụ tại 1 thành phần nên chúng ta gộp nó lại thành 1 nhóm nhân tố mới là Nhận thức về chức năng của MXH gồm có các biến quan sát: CN1, CN2, CN4, NT2, NT1, CN3, NT3 Nhóm nhân tố mới xuất hiện này được diễn giải như sau:

Nhân tố Nhận thức về chức năng của mạng xã hội:

CN1: Mạng xã hội có chức năng tìm kiếm và cập nhật thông tin

CN2: Mạng xã hội có chức năng liên lạc

CN4: Mạng xã hội có chức năng tương tác và giao tiếp

NT2: Tôi biết chọn lọc nội dung để đăng tải trên mạng xã hội

NT1: Tôi biết chọn lọc nguồn thông tin trên mạng xã hội

CN3: Mạng xã hội có chức năng giải trí

NT3: Tôi biết tận dụng mạng xã hội làm công cụ phục vụ cho việc học

Mô hình nghiên cứu giả thuyết sau khi điều chỉnh có dạng:

H1: Mục đích sử dụng MXH tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của SV H2: Hoạt động trên MXH có tác động tích tích cực (+) đến kết quả học tập của

H3: Nhận thức về chức năng của MXH tác động tích cực (+) đến kết quả học tập của SV

H ì nh 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc

B ả ng 4.17 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị bình phương xấp xỉ 500.935

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 23 (2024)

Dựa trên kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc KQ cho thấy hệ số KMO 0.828 > 0.5, đáp ứng điều kiện trong phân tích EFA là 0.5 ≤ KMO ≤ 1 để biến tương hợp với mô hình Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có mức ý nghĩa S𝑖𝑔 = 0.000

Ngày đăng: 21/09/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w