1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

284 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 24,56 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∞0∞ NGÔ CHÍN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI, TINH THẦN KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∞0∞ NGÔ CHÍN TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI, TINH THẦN KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.NGUYỄN THUẤN TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định Toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố, sử dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất cứ nơi nào khác ngoài mục đích phục vụ cho nghiên cứu đề tài và qui định trong chương trình đào tạo của Trường Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh và của Bộ Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, năm 2020 Người thực hiện Ngô Chín i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô, Tôi đã hoàn thành luận án tốt nghiệp Tiến sĩ với đề tài: “Tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DN có vốn nhà nước tại Việt Nam” Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và Khoa đào tạo Sau Đại học của Trường; cảm ơn quý Thầy, Cô tham gia các Hội đồng báo cáo, bảo vệ, phản biện đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và cho những ý kiến rất xác đáng, thiết thực trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Thuấn đã hết lòng hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam đã hỗ trợ nhiệt thành và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu cũng như phỏng vấn định tính, thảo luận tay đôi Xin cảm ơn các anh, chị, em nghiên cứu sinh của Trường đã động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan VPCP và gia đình tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án này Trân trọng! Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện Ngô Chín ii TÓM TẮT Sau nhiều thập kỷ hình thành và phát triển (1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào sự ổn định chung của nền kinh tế; tuy vậy DNNN cũng tồn tại nhiều yếu kém từ việc quản lý vốn đến việc sử dụng các nguồn lực vật chất khác như đất đai, nhà xưởng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ, năng lực quản trị, điều hành còn nhiều yếu kém, còn tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực (Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, 2016) DNNN cần phải thích nghi với cơ chế thị trường; Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo tái cấu trúc lại DNNN; quyết tâm cổ phần hóa các DNNN ở các ngành, lĩnh vực mà nhà nước còn có nhu cầu đầu tư vốn để ổn định sự phát triển chung cho nền kinh tế; đặc biệt là ở các lĩnh vực, ngành nghề mà tư nhân không muốn tham gia; như vậy sẽ hình thành loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNCVNN) theo suốt các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam DNCVNN tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức; phương thức quản lý vốn và dần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của DN; tuy nhiên do hình thành từ DNNN có từ lâu đời nên cũng còn có nhiều ảnh hưởng nặng nề của cơ chế DNNN như tình trạng thờ ơ, lẫn tránh trách nhiệm; tư duy, nếp suy nghĩ cũ kĩ, lạc hậu; chưa chủ động, đổi mới, sáng tạo và sợ trách nhiệm, không dám làm những cái mới, có nơi còn bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ; để góp phần duy trì hoạt động ổn định và bền vững của các DNCVNN tại Việt Nam; người viết đã tìm hiểu về các khái niệm có ảnh hưởng như vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng; đây là các nguồn lực phi vật chất (vô hình) kết hợp với nhau mà các DNCVNN tại Việt Nam chưa nhận diện được tầm quan trọng; chưa sử dụng hay sử dụng không đúng với mặt tích cực của nó để cải thiện hiệu quả hoạt động Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh DNCVNN tại Việt Nam; một loại hình doanh nghiệp đăc thù chưa đề cập ở các nghiên cứu trước về việc kết hợp ba nguồn lực phi vật chất nói trên Ngoài ra, một lý do quan trọng dẫn đến việc hình thành luận án này là nhận thức chưa đầy đủ của lãnh đạo DNCVNN tại Việt Nam về tầm quan trọng của khái niệm khả năng thích ứng trong việc đáp ứng và điều chỉnh tích cực theo môi trường kinh doanh (Weick và Ctg, 2008); hoạch định, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, nhanh chóng, linh hoạt và kịp thời (Chu, 2015) nhằm đảm bảo cho hoạt động ổn định và bền vững Luận án này hình thành nên mục tiêu chung là kiểm định mối quan hệ đan xen giữa các khái niệm bậc hai: vốn xã hội, iii tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng; sự tác động đồng thời, cùng lúc của chúng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, người viết đã tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng là chính; kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn tay đôi 10 lãnh đạo DNCVNN tại Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm nhằm làm rõ nội hàm các khái niệm; mối liên hệ tương quan giữa các khái niệm; điều chỉnh, phát triển các thang đo Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng phương pháp khảo sát bằng bản câu hỏi; chọn mẫu phi xác xuất, lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 60 DNCVNN tại Việt Nam để kiểm định thang đo Nghiên cứu định lượng chính thức sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát; lấy mẫu tổng thể theo khung mẫu là danh sách 720 DNNN đã cổ phần hóa tính đến tháng 8/2019 ở trang Web chinhphu.vn; mẫu thu về được 571, có 03 phiếu bị loại, còn lại 568 phiếu đáp ứng yêu cầu (đạt khoảng 80%; số DN còn lại không gửi trả phiếu khảo sát là do đã thoái hết vốn nhà nước) để kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết Nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach alpha, EFA và CFA để kiểm định thang đo; phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết, mô hình Kết quả nghiên cứu đạt được chi tiết như sau: Thứ nhất: Vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đều có tác động dương đến hiệu quả hoạt động với hệ số lần lượt là: 0.127; 0.298 và 0.329 Thứ hai: Vốn xã hội có tác động dương gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thông qua tinh thần kinh doanh (hệ số 0.176=0.591*0.298) và khả năng thích ứng (hệ số 0.070=0.214*0.329) Thứ ba: Tinh thần kinh doanh có tác động dương gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thông qua khả năng thích ứng (hệ số 0.018=0.055*0.329) Thứ tư: Khả năng thích ứng tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động (hệ số 0.329); tinh thần kinh doanh ít tác động đến khả năng thích ứng (hệ số 0.055) iv ABSTRACT After decades of establishment and development (1954 in the North and 1975 in the South), state-owned enterprises (SOEs) in Vietnam have contributed to the overall stability of the economy; However, SOEs have exposed too many weaknesses from capital management to the use of other physical resources such as land and factories The Government of Vietnam is making efforts to rearrange SOEs; There are many studies on restructuring and equitization of SOEs to form State-capital enterprises (SCEs); However, there is little research on combining three intangible resources such as social capital, entrepreneurship and resilience capability SCE is an enterprise in which the State holds less than 100% of charter capital or shares, the contributed capital may not dominate; organized and operated in the form of a joint-stock company or a two-member limited liability company SCEs have the advantage of tangible resources but few exploitation of intangible resources; the use of intangible capital as social capital to indirectly increase tangible resources; to support, coordinate and share; and applying the "entrepreneurship" solution to be proactive, innovative, creative and willing to take risks; as well as using the "resilience capability" to respond positively, quickly and flexibly in allocating resources appropriately to maintain and promote sustainable, high-efficiency operations of SCEs is still limited No studies have looked at the aggregate resources (social capital combined with entrepreneurship and resilience capability) that have mutual influence and impact on the performance of SCEs in the Vietnamese context This study presents a structural model describing (i) the impact of social capital, entrepreneurship and resilience capability on SCE performance, (ii) social capital has indirectly affecting on SCE performance through entrepreneurship and resilience capability, and (iii) entrepreneurship has indirectly affecting on SCE performance through resilience capability After adjusting the scales through in-depth interviews with 10 experts; conduct v quantitative research with sample of 568 SCEs in operation (overall sampling) to test Cronbach’s Alpha reliability, EFA, CFA and SEM; the research results showed that: - Social capital, entrepreneurship and resilience capability had a positive impact on the performance of SCEs (estimates: 0.127; 0.298 and 0.329), - Social capital indirectly positively affected on SCE performance through entrepreneurship (estimate: 0.176 = 0.591*0.298) and resilience capability (estimate: 0.070 = 0.214*0.329), - Entrepreneurship indirectly positively affected on SCE performance through resilience capability (estimate: 0.018=0.055*0.329), - Resilience capability had a strongest positive impact on the performance of SCEs (estimates: 0.329), entrepreneurship had a smallest positive impact on resilience capability (estimates: 0.055) vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT v MỤC LỤC vii DANH MỤC HÌNH x DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết 4 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 6 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 6 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu 7 1.5 Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài 8 1.5.1 Đóng góp về khoa học 8 1.5.2 Đóng góp về thực tiễn 9 1.6 Điểm mới của luận án 9 1.7 Kết cấu của luận án 10 1.8 Tóm tắt chương Một 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12 2.1 Vốn xã hội doanh nghiệp (Corporate social capital) 12 2.1.1 Khái niệm vốn xã hội doanh nghiệp 12 2.1.2 Đo lường vốn xã hội doanh nghiệp 17 2.2 Tinh thần kinh doanh (Entrepreneurship) 21 2.2.1 Khái niệm về tinh thần kinh doanh 21 2.2.2 Đo lường tinh thần kinh doanh 25 2.3 Khả năng thích ứng (resilience capability) 27 2.3.1 Khái niệm khả năng thích ứng 27 2.3.2 Đo lường khả năng thích ứng 29 2.4 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 32 vii 2.4.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 32 2.4.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 33 2.5 Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu 35 2.5.1 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và hiệu quả hoạt động 35 2.5.2 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng thích ứng 38 2.5.3 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và tinh thần kinh doanh39 2.5.4 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt động 40 2.5.5 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và hiệu quả hoạt động 43 2.5.6 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng 44 2.6 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan 45 2.6.1 Nghiên cứu về Vốn xã hội 45 2.6.2 Nghiên cứu về khả năng thích ứng 2.6.3 Nghiên cứu về tinh thần kinh doanh 2.7 Phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.7.1 Mối quan hệ giữa Vốn xã hội và hiệu quả hoạt động 51 55 59 59 2.7.2 Mối quan hệ giữa Vốn xã hội và khả năng thích ứng 2.7.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và Tinh thần kinh doanh 2.7.4 Mối quan hệ giữa khả năng thích ứng và Hiệu quả hoạt động DN 2.7.5 Mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và hiệu quả hoạt động DN 2.7.6 Mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng 2.8 Tóm tắt chương 2 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61 62 63 63 64 65 67 3.1 Qui trình thực hiện nghiên cứu 67 3.2 Phương pháp nghiên cứu 70 3.2.1 Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia) 70 3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 3.3 Tóm tắt chương ba CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 88 92 97 99 4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 99 4.1.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 99 4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 99 4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu 100 4.2.1 Loại hình doanh nghiệp 101 4.2.2 Lĩnh vực hoạt động 4.2.3 Số chi nhánh 4.2.4 Cơ cấu vốn nhà nước 4.2.5 Diện cổ phần hoá từ DNNN viii 101 102 103 103 NQI DUNG LAM VIEC 1 TS Nguy6n Thi Xudn Lan - Dai dien Khoa Dio t4o Sau dpi hqc - tuy0n UO t1i do, dgc Quytlt dinh thanh lflp HQi il6ng d6nh gi6 lu0n 6n ti6n si c6p Trulng cria HiQu trucrng Trudng Dpi hgc Mo TP.HCM vd

Ngày đăng: 23/06/2021, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(2002). Further reflections on the elimination of framing bias in strategic decision making. Strategic Management Journal, 23(11), 1069-1076 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Management Journal, 23
(2014). Resilience definitions, theory, and challenges: Interdisciplinary perspectives. European Journal of Psychotraumatology, 1-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Psychotraumatology
1. Vốn xã hội doanh nghiệp có đặc điểm gì, cách thức đo lường chúng, và chúng có tác động như thế nào đến tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt động của DN có vốn Nhà nước tại Việt Nam Khác
2. Tinh thần kinh doanh có đặc điểm gì, cách thức đo lường chúng, và chúng có tác động như thế nào đến khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt động của DN có vốn Nhà nước tại Việt Nam Khác
3. Khả năng thích ứng có đặc điểm gì, cách thức đo lường chúng, và chúng có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DN có vốn Nhà nước tại Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w