Trang 6 Từ vấn đề trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI NƯỚC NGOÀI TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 2000 - 2022 Qua đó đề ra
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -*** -
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong
khoảng thời gian 2000 - 2022
Lớp tín chỉ: TCH414(GD1-HK2-2223).2
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Mai Thu Hiền
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 24
Khoá: K60
1 Hoàng Tuấn Anh - 2114410018
2 Hoàng Tiến Trường - 2114410201
3 Trần Lương Đức Dũng - 2114410035
4 Hoàng Quốc Huy - 2114410072
5 Đỗ Thái Dương - 2114410045
Trang 2Mục lục
L I M ĐẦẦU Ờ Ở 1
CH ƯƠ NG I: C S LÝ THUYẾẾT Ơ Ở 3
1.1 Các lý thuyếết liến quan 3
1.1.1 C ng đồồng kinh tếế ASEAN (AEC) ộ 3
1.1.2 Đầồu t tr c tếếp c a n ư ự ủ ướ c ngoài đ ượ c cầếp giầếy phép (FDI) 3
1.1.3 Thu nh p bình quần (IC) ậ 5
1.1.4 T ng s n ph m quồếc n i (GDP) ổ ả ẩ ộ 5
1.1.5 Đ m kinh tếế (OPEN) ộ ở 5
1.1.6 T giá hồếi đoái VND/USD (ER) ỷ 6
1.2 T ng quan tnh hình nghiến c u ổ ứ 7
1.2.1 Các nghiến c u ngoài n ứ ướ 7 c 1.2.2 Các nghiến c u trong n ứ ướ 8 c 1.3 Kho ng trồếng nghiến c u ả ứ 10
1.4 Các gi thuyếết nghiến c u ả ứ 11
Ch ươ ng II: Xầy d ng mồ hình ự 12
2.1 Ph ươ ng pháp nghiến c u ứ 12
2.1.1 Ph ươ ng pháp xầy d ng mồ hình ự 12
2.1.2 Ph ươ ng pháp thu th p d li u ậ ữ ệ 12
2.1.3 Ph ươ ng pháp phần tch d li u ữ ệ 12
2.2 Xầy d ng mồ hình lý thuyếết ự 13
2.2.1 Mồ hình kinh tếế l ượ 13 ng Ch ươ ng III Kếết qu ả ướ ượ c l ng và th o lu n ả ậ 17
3.1 Mồ hình ướ ượ 17 c l ng 3.1.1 Kếết qu ả ướ ượ c l ng ban đầồu 17
3.1.2 Mồ hình hồồi quy mầẫu 17
3.1.3 Phần tch d li u ữ ệ 17
3.1.4 Ý nghĩa d li u ữ ệ 18
3.2 Ki m đ nh gi thuyếết ể ị ả 18
3.2.1 Ki m đ nh ý nghĩa thồếng kế c a các h sồế hồồi quy ể ị ủ ệ 18
3.2.2 Ki m đ nh s phù h p c a mồ hình ể ị ự ợ ủ 19
3.3 Phần tch kếết qu nghiến c u ả ứ 20
3.4 Khuyếến ngh và gi i pháp ị ả 21
3.4.1 Đồếi v i các hi p h i ớ ệ ộ 21
3.4.2 Đồếi v i Nhà n ớ ướ 21 c 3.4.3 Đồếi v i doanh nghi p ớ ệ 22
Trang 3KẾẾT LU N
TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 24
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Tiếng Anh Chữ viết đầy đủ Tiếng Việt FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài được cấp giấy phép
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ASEAN Assosiation of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám
phá OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất
thông thường
Trang 5Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được tạo dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên, không chịu bất cứ hàng ràohay sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên Từ khi tham gia vào năm 1995, Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường các nước trong khu vực và các nước trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu, từ đó, góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế Trong nhiều năm trở lại đây, ASEAN thường đứng
vị trí thứ tư trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam Vì vậy nên Việt Nam
sẽ có cơ hội tăng cường thu hút FDI cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong những năm gần đây nhằm xác định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia đến thu hút nguồn vốn FDI bằng cách vận dụng các phương pháp định lượng Tuy nhiên trong mỗi thời gian và điều kiện khác nhau thì các nhân tố tác động và mức độ tác động đến việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ không giống nhau
Trang 6Từ vấn đề trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI NƯỚC NGOÀI TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 2000 - 2022 Qua đó đề ra các khuyến ”
nghị đối với chính sách kinh tế nhằm phát triển và nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động tăng trưởng kinh tế nói chung Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu để phục vụ những người quan tâm đến đề tài có thêm nhận định sâu sắc hơn cho quan điểm của mình trên thị trường cũng như có các chiến lược hợp lý nhằm tăng tính hiệu quả trong đầu tư Thời gian: từ năm 2000 đến năm 2022
Không gian nghiên cứu: tại Việt Nam
Để đạt mục tiêu vừa nêu, nhóm tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa các biến
số bằng việc vận dụng kiến thức bộ môn Kinh tế lượng cùng với hiểu biết từ các lý thuyết về tài chính qua 3 chương sau đây:
Trang 7quốc tế None
6
Scribd - Đề tài: Nâng giá tiền tệ và bình…Tài chính
quốc tế None
22
TCQT - nghiên cứu exchange
Trang 8CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các lý thuyết liên quan
Khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong Hiệp địnhkhung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore vào năm 1992 nhằmmục đích nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hợp tác một số lĩnh vực quan trọngnhư thương mại, công nghiệp, Từ đó trở về sau, nhiều hiệp định khác đã được kýkết nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên trong ASEAN Cộngđồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) là một tổ chức kinh
tế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm
2015, với mục tiêu tạo ra một thị trường chung và khu vực sản xuất chung giữa cácquốc gia thành viên của ASEAN, gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Vai trò chính của AEC là tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thànhviên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thương mại tự do, đẩy mạnh đầu tư
và phát triển các lĩnh vực kinh tế chung AEC cũng nhằm tăng cường khả năng cạnhtranh và phát triển bền vững của các nước thành viên trong khu vực và tăng cườngvai trò của ASEAN trong khu vực và trên thế giới
AEC tập trung vào nhiều lĩnh vực kinh tế như thương mại hàng hóa, dịch vụ,đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải và thông tin và truyền thông.AEC cũng thúc đẩy việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viêntrong các lĩnh vực như quản lý kinh tế, phát triển nhân lực, giáo dục và đào tạo
Đầu tư ra nước ngoài là quá trình mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển nguồn lựchữu hình và vô hình đến quốc gia tiếp nhận vốn để thực hiện các dự án sản xuất -thương mại mới nhằm tối ưu hoá lợi nhuận
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện tiểu luận, nhóm tác giả cũng nghiêncứu về FDI trên phương diện quá trình dịch chuyển nguồn lực là tiền (vốn đầu tư)của những nhà đầu tư nước ngoài, vì các số liệu về vốn bằng tiền sẽ phản ánh một
Evolutionary analysis
of Japans nuclear…Tài chính
quốc tế None
58
685197922 International Financ…Tài chính
quốc tế None
19
Trang 9cách chính xác rất nhiều với các số liệu đề cập đến nguồn lực tài sản vô hình và tàisản vật chất nói chung
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không chỉ là quá trình di chuyển tàisản là vốn hay tiền bạc, mà hàm chứa trong đấy việc chuyển giao tri thức, kỹ năngquản trị từ nước tiến hành đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư Thứ hai, FDI lànguồn vốn có tính chất lâu dài Thứ ba, quan hệ cạnh tranh nội khối cũng là sự xử lýmối quan hệ giữa quyền lợi kinh tế của những chủ thể tham dự các hoạt động sảnxuất kinh doanh Thứ tư, cấu trúc và hoạt động của những công ty ra đời từ loại vốnFDI phải dựa trên nền tảng thông lệ quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.Thứ năm, mục tiêu của những nhà đầu tư nước ngoài là gia tăng thu nhập Thứ sáu,FDI dưới những ảnh hưởng kép của điều kiện tiền tệ - tài chính nước chủ đầu tư vànước tiếp nhận đầu tư, cấu trúc và hoạt động của những công ty ra đời từ loại vốnFDI phải dựa trên nền tảng thông lệ quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.Đầu tư ra nước ngoài (FDI) có ý nghĩa then chốt đối với sự thành công của nềnkinh tế quốc gia nhận đầu tư Không chỉ sự hỗ trợ tài chính, FDI cũng là phươngtiện của nước nhận đầu tư: để có thêm vốn, kiến thức, kỹ năng quản trị cùng nhiềunhân tố khác cần thiết hơn; giúp kết nối với hệ thống thương mại, dịch vụ và sảnxuất quốc tế; và nhằm tăng cường tính hội nhập quốc tế của từng công ty và nềnkinh tế của nước nhận đầu tư
Trong việc thu hút FDI tại Việt Nam, AEC đóng vai trò quan trọng bằng cáchcung cấp một môi trường đầu tư ổn định và dự đoán được, giúp tăng tính hấp dẫncủa Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài AEC cũng đưa ra nhiều chínhsách và tiêu chuẩn chung về đầu tư và thương mại, giúp đảm bảo quyền lợi của cácnhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cải thiện môi trường kinh doanh Ngoài ra,AEC còn đẩy mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu vực và khuyếnkhích việc phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam cần tiếp tục hợp tác vớicác quốc gia ASEAN và các đối tác khác nhau để tận dụng tối đa tiềm năng và lợithế của AEC trong việc phát triển kinh tế và thu hút FDI
Trang 10Thu nhập bình quân là khái niệm kinh tế thường được sử dụng để chỉ mức thunhập của một cá nhân hoặc một hộ gia đình trong 1 khoảng thời gian nhất định.Việc theo dõi biến động thu nhập có thể giúp đánh giá khả năng tài chính của một
cá nhân hoặc hộ gia đình, đồng thời cũng giúp xác định các xu hướng kinh tế và xãhội quan trọng như bất đẳng thức thu nhập và sự phân hóa thu nhập
Tác động của AEC tới thu nhập phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và cảithiện môi trường đầu tư AEC có thể tăng cường thương mại giữa các quốc giathành viên và giảm rào cản thương mại, dẫn đến tăng thu nhập của các nhà sản xuất
và xuất khẩu AEC cũng đang nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, giúp tăngcường đầu tư và khởi nghiệp, và tạo ra cơ hội kinh doanh mới, dẫn đến tăng thunhập cho các doanh nhân và người lao động
Tổng sản phẩm quốc nội là khái niệm kinh tế dùng để chỉ tổng giá trị sản phẩm
và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định GDP là một thước đo thường được sử dụng khi cần so sánh giá trị GDP của quốc gia ở các khoảng thời gian khác nhau hoặc so sánh với mức GDP trung bình của một nhóm tương đương Tác động của AEC đến GDP của các quốc gia thành viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thương mại và đầu tư, có thể giúp tăng cường sản xuất, giảm giá thành, tăng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm mới, tăngthu nhập và tăng GDP Ngoài ra, AEC cũng tác động đến GDP của các quốc gia thành viên thông qua việc cải thiện và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, giáodục, khoa học và công nghệ Việc đẩy mạnh hợp tác này có thể giúp tăng cường khảnăng sáng tạo, nâng cao trình độ người lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động, đóng góp vào tăng GDP
Độ mở kinh tế là một khái niệm dùng để đánh giá mức độ tham gia của một quốc gia vào hoạt động thương mại và tài chính của thế giới Hiện nay, Việt Nam có độ
Trang 11mở kinh tế khá và tăng nhanh có một phần quan trọng do sự đóng góp lớn của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, độ mở của nền kinh tế còn nặng
về số lượng, chất lượng còn thấp Chất lượng thấp thể hiện ở tỷ trọng hàng thô, mới qua sơ chế và hàng gia công, lắp ráp trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, nên giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp, nhập khẩu nguyên phụ liệu còn lớn Biến số này được tính toán bằng công thức sau:
Trước khi AEC được thành lập vào năm 2015, các quốc gia ASEAN đã tiến hành nhiều biện pháp để mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác kinh tế Tuy nhiên, mức độ mở kinh tế của từng quốc gia vẫn khác nhau và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của AEC Sau khi AEC được thành lập, các quốc gia thành viên đã cam kết thựchiện các chính sách và biện pháp để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và giảm thiểu các rào cản thương mại Do đó, tác động của AEC đến mức độ mở kinh tế của từng quốc gia phụ thuộc vào sự thực hiện đầy đủ của các cam kết này
Độ mở khá và tăng nhanh có một phần quan trọng do sự đóng góp lớn của khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tỷ giá hối đoái (hay còn gọi là tỉ giá hoán đổi) là tỷ lệ quy đổi giữa hai đơn vị tiền tệ khác nhau Thông thường, tỷ giá hối đoái được sử dụng để quy đổi giá trị củamột đơn vị tiền tệ sang đơn vị tiền tệ khác, để thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và tài chính
Trong quá khứ, các quốc gia trong khu vực thường áp đặt nhiều rào cản thương mại, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc mở rộng thị trường và tăng cường hợptác kinh tế Trong bối cảnh này, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia trong khu vực cũng được ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế của từng quốc gia, điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa các quốc gia trong khu vực
Trang 12Với sự xuất hiện của AEC, các quốc gia thành viên đã cam kết giảm bớt rào cảnthương mại và tăng cường hợp tác kinh tế Nhờ vậy, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia trong khu vực cũng được cải thiện, giúp thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực Tuy nhiên, việc giảm rào cản thương mại cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷgiá hối đoái trong tương lai.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
FDI đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đồng thời cũng là nhân tố có tác động lan rộng tới cả các khu vực khác nhau Do đó những nghiên cứu liên quan tới FDI đều có số lượng rất lớn và chuyên sâu về mặt lýthuyết và thực nghiệm trong đó hầu hết các nghiên cứu tập trung đánh giá các vấn
đề về thu hút, hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với nhóm quốc gia, quốc gia riêng lẻ, vùng kinh tế, địa phương hoặc một ngành kinh tế cụ thể Những nghiên cứu được đềcập sau đây đã đánh giá, bàn luận, nghiên cứu về những sự tác động đến FDI rất rõ ràng và cụ thể được nhóm tác giả tổng hợp và phân tích
Mohammad A.A và Mahmoud K.A (2014),
đã thực hiện tổng quan nghiên cứu trong giai đoạn 1994-2012 về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế bằng cách thu thập dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu học thuật , bao gồm các bài báo, sách, tạp chí và các báo cáo thường niên chính thức của các tổ chức quốc tế Từ đó tác giả đã sử dụng phương pháp phân định tính và định lượng để tìm ra một số yếu
tố đóng vai trò then chốt trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, bao gồm: mức đô Š vốn con người, sự phát triển tốt của thị trường tài chính và nền thươngmại mở cửa Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế như sự phụ thuô Šc vào đầu tư nước ngoài và khoảng cách công nghệ
Đối với nghiên cứu của Kogruang, C (2002) về các nhân tố quyết định đến dòng FDI vào Thái Lan Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến
Trang 13kết hợp kiểu dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1970 – 1996 Qua đó chỉ ra rằngdòng vốn FDI ở khu vực sản xuất được quyết định bởi chi phí lao đô Šng, đô Š mở thương mại và tỷ giá hối đoái, trong khi đó tại khu vực phi sản xuất, quy mô thị trường, chi phí lao đô Šng quyết định dòng vốn FDI Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ổn định chính trị và đàm phán thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến dòng FDI vào Thái Lan.
Nghiên cứu của Hasnah và cộng sự (2013),
tập trung vào việc phân tích tầm quan trọng của các yếu tố lợi thế địa điểm đối với quyết địnhlựa chọn địa điểm đầu tư của FDI ở Malaysia Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích định lượng dữ liệu từ 100 doanh nghiệp FDI tại Malaysia dựa trên thang đo Likert 5 mức, dữ liệu được phân tích thống kê mô tả, đánh giá đô Š tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy logistic Qua đó 3 yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội, nguyên liệu, năng lượng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư có ý nghĩa thống kê Các yếu tố khác bao gồm thị trường, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế, lao đô Šng, cung cấp nước, điện có ảnh hưởng thuận chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% Với nhiều biến quan sát (81 biến) được đưa ra, nhưng mẫu chỉ áp 100 doanh nghiệp nên việc áp phương pháp phân tích EFA ít có ý nghĩa (thường theo tỷ lệ 1:5) Vì thế, kết quả phân tích hồi quy chỉ xác định được 2 quan sát có ý nghĩa thống kê
Luận án tiến sỹ kinh tế (2011) “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” của Nguyễn Thị Ái Liên Nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư mà các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào hoặc chưa đầy đủ bao gồm: khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư các chỉ số môi trường đầu tư Các khái niệm về môi trường đầu tư cũng được tác giả rút ra và làm rõ, từ đó phân tích 5 đặc điểm của môi trường đầu tư bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính đô Šng, tính
mở và tính hệ thống Tác giả cũng đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống dựa
Trang 14trên những yếu tố trở ngại trong môi trường đầu tư nhằm giải quyết các trở ngại nàytrong thời gian tới để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI Trong các yếu tố môi trường đầu tư Việt Nam, các yếu tố của môi trường mà Chính phủ được tác giả tập trung phân tích, các yếu tố này có ảnh hưởng mạnh tới FDI, gồm: Môi trường chínhsách pháp luật, Thủ tục hành chính, Môi trường kinh tế, Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực Về phạm vi thời gian, tác giả nghiên cứu môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009.
Luận án Tiến sỹ (2016), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng Đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân Về mặt lý luận, luận án đã thành công khi làm rõ nô Ši hàm của phát triển bền vững vùng kinh tế, xây dựng khung phân tích đánh giá đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng kinh tế và phân tích kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm về thu hút FDI với phát triển bền vững vùng, bổ sung vào lý luận về FDI với phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng Theo đó, tác giả cho rằng,phát triển bền vững là đồng thời phát triển cả ba trụ cô Št bao gồm phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hô Ši bền vững và phát triển môi trường bền vững Về thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng thu hút và thực trạng đóng góp của FDI vào phát triển bền vững ở vùng Đồng bằng sông Hồng trên cả ba trụ cô Št kinh tế, xã hô Ši và môi trường Đồng thời, tác giả cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những hạn chế
và nguyên nhân của của hạn chế Đặc biệt, tác giả đã sử dụng hai hàm Slope và Intercept để tính toán dự báo quy mô vốn FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng đến hết năm 2020 Đây là “điểm sáng” trong Luận án Từ đó, cùng với các định hướng, quan điểm về đóng góp của FDI vào vùng, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của FDI trên cả ba khía cạnh
Luận án tiến sỹ kinh tế (2020) “Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh phát triển mới” của Lê Hùng Sơn Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2019 Luận án sử dụng mô hình phân tích nhân tố
Trang 15khám phá EFA, mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính với “Ý định đầu tư” là biến phụ thuô Šc và 6 biến đô Šc lập là 6 nhóm nhân tố hô Ši tụ từ rất nhiều quan sát gồm: “cơ sở
hạ tầng”, “chính sách thu hút”, “nguồn nhân lực”, “lợi thế vị trí”, “môi trường sống”
và “chất lượng dịch vụ công” Để làm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã thu thập những dữ liệu thứ cấp từ các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Sở tài nguyên môi trường và các tạp chí, sách báo, trang mạng chuyên ngành liên quan tới FDI trong nước và quốc tế Ngoài ra ông còn xây dựng bảng hỏi dựa trên thang điểm Likert để khảo sát các doanh nghiệp FDI đa dạng về ngành nghề trong địa bàn
và đã thực hiện với 285 phiếu khảo sát nhưng chỉ thu về được 192 phiếu trả lời hợp
lệ cho 30 biến quan sát của đề tài
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tóm tắt, hệ thống hoá những kết quả nghiên cứu của các tác động tới FDI đến từ những bài luận án, sách, báo nhóm tác giả rất ấn tượng về sự chi tiết, rõ ràng, phong phú của những lý luận được tác giả đưa ra Từ đó chúng ta có thể khái quát cũng như hiểu được thêm về FDI và thu hút vốn FDI ở những phạm vi khác nhau cả về không gian và thời gian
Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu liên quan được thực hiện trong nhiều nămtrước nên sẽ có sự biến động trong các yếu tố kinh tế do sự phát triển nhanh chóng của thời đại, đặc biệt là năm nay 2023 khi những kiến thức mới và có sức ảnh hưởng lớn như AI bùng nổ mạnh mẽ Hơn nữa những nghiên cứu về tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN tới Việt Nam vẫn còn ít và chưa phổ biến nên nhận thức được tính cấp thiết của đề tài, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2000-2022” Đây là khoảng thời gian hợp lý, có tính cập nhật cao nhằm mục đích trả lời được những câu hỏi sau: Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN xuyên suốt khoảng thời gian 2000-2022? Những yếu tố
Trang 16nào sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI và sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào trong khoảng thời gian 2000-2022? Thông qua phân tích kết quả nghiên cứu có thể
đề xuất ra những giải pháp như thế nào để cải thiện hoạt động thu hút FDI?
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu
Kế thừa những nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại những lỗ hổng Để giải quyết vấn đề đó, nhóm tác giả sẽ đưa ra bài tiểu luận nghiên cứu về “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2022” với biến phụ thuộc là FDI và 4biến độc lập là: Thu nhập bình quân, tỷ giá hối đoái, tổng thu nhập quốc nội, độ mở cửa thương mại
Qua đó nhóm xây dựng được giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp các yếu tố khác không đổi như sau:
Trang 17Chương II: Xây dựng mô hình2.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy: Tìm hiểu sự phụ thuộc của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) trong mô hình hồi quy vào một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập) nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước các giá trị của biến độc lập Trong nghiên cứu này, nhóm phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam được cấp giấy phép (FDI) với 4 biến độc lập: Tổng giá trị quốc nội (GDP), độ mở cửa thương mại (OPEN), Tỷgiá hối đoái (ER), Thu nhập bình quân (IC).2.2 Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp theo kiểu dữ liệu chuỗi thời gian từ năm
2000 đến năm 2022 của các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam Trong đó có 1 biến phụ thuộc FDI và 4 biến độc lập thu nhập bình quân,
tỷ giá hối đoái, tổng thu nhập quốc nội, độ mở cửa thương mại của cả nước ViệtNam được thu thập từ trang web World Bank và Tổng cục thống kê cùng một sốtrang sách, báo chính thống khác nên đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu
Dựa vào những số liệu thu thập được, nhóm tác giả thực hiện phân tích dữ liệubằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS) với sự
hỗ trợ của phần mềm STATA để kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự phù hợp của môhình để từ đó đưa ra được kết quả tốt nhất phù hợp cho việc nghiên cứu Ngoài ranhóm tác giả còn sử dụng phần mềm Microsoft Word, Excel để hỗ trợ cho việc tổnghợp, phân tích, xử lý dữ liệu và hoàn thành bài tiểu luận