Phạm vi và thời gian nghiên cứuGiới hạn không gian: tại Việt Nam.Giới hạn thời gian: từ năm 1995 – 2022.Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: tác động của khu vực hóa đến xuất khẩu.Phương pháp n
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Những vấn đề lý luận về khu vực hóa và ngành xuất khẩu việt nam
1.1.1 Tổng quan khu vực hóa
Khu vực hoá là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển Có thể hiểu khu vực hoá mở rộng mối quan hệ giữa các nước, tăng cường sự tác động bổ trợ qua lại lẫn nhau để cùng nhau tăng trưởng trên nguyên tắc tôn trọng những giá trị riêng biệt của mỗi quốc gia
Khu vực hoá là quá trình bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội và các vấn đề văn hoá Đặc biệt là trong vấn đề kinh tế, khu vực hoá bắt nguồn từ nét tương đồng, cùng chung nguồn lực, sự cận kề lẫn nhau hay những lợi ích chung trên trường quốc tế. 1.1.1.2 Nguyên nhân
Khu vực hoá là xu hướng tất yếu, bắt nguồn từ nét tương đồng, cùng chung nguồn lực, sự cận kề lẫn nhau hay những lợi ích chung trên trường quốc tế Điều này có thể được lý giải qua các nguyên nhân sau:
Một là, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đang là động lực thúc đẩy quá trình khu vực hóa kinh tế Chẳng hạn như sự ra đời của cộng đồng kinh tế châu Âu, liên minh châu Phi, liên minh kinh tế Á-Âu đã đẩy mạnh sự hợp tác, phát triển nền kinh tế và văn hoá xã hội của các nước thành viên; hay sự ký kết Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ đã giúp cho Mỹ và các nước láng giềng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, EVFTA, Điều này là bàn đạp mạnh mẽ khiến các nước có mong muốn kết nối, hợp tác thành một khối để gia tăng năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng.
Hai là, sự phát triển không đều của các nền kinh tế trên thế giới cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy khu vực hóa kinh tế Các nước phát triển và đang phát triển đều cùng có lợi từ việc hợp tác kinh tế Thông thường, các nước đang phát triển vừa là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ cho các nước phát
Economics 100% (3) triển, đồng thời các nước đang phát triển tận dụng được tiềm lực, lợi thế, thị trường của các nước phát triển Nhất là từ những năm 80 cho đến nay, tình hình thế giới có những biến động điều chỉnh và cải tổ Để phòng ngừa sự mất lợi thế cạnh tranh, vai trò bị suy giảm, những nước vốn mạnh nhất về kinh tế điều muốn lấy khu vực hoá kinh tế làm chỗ dựa để giữ vững và tăng cường sức mạnh của mình
Ba là, dưới tác động của cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá, cách mạng khoa học công nghệ 4.0, đòi hỏi sự giao lưu hợp tác sâu rộng giữa các nước, tăng cường trao đổi thành tựu công nghệ nâng cao năng suất, đời sống của người dân mỗi nước Khi xã hội hóa sản xuất vượt ra ngoài biên giới quốc gia và phát triển tới trình độ nhất định, tất yếu sẽ đặt ra nhu cầu gỡ bỏ các rào cản trên thị trường và thực hiện liên kết kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
Xu hướng khu vực hoá kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước, bổ sung các nguồn lực, tận dụng tài nguyên, công nghệ, tăng cường trao đổi mua bán hàng hoá, tự do hoá thương mại, thu hút vốn đầu tư, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên Bên cạnh đó, khu vực hoá kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ Điều này mở ra cơ hội cho các thị trường mới, giao lưu, học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến, có thêm thị trường, được sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh đã tham gia.
Tuy nhiên, song song với những thuận lợi thì xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không ít vấn đề, thử thách đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết, như sự tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia, sự duy trì văn hoá, nét đẹp truyền thống Khi các quốc gia thành viên trở nên phụ thuộc hay đặt toàn tiềm lực hợp tác với một quốc gia đối tác, sự tự chủ tự cường của quốc gia thành viên đó sẽ bị xâm phạm Ngoài ra, sự giao lưu các nền văn hoá, du nhập văn hoá quốc gia thành viên có nguy cơ gây ra ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi quốc gia
1.1.2 Tổng quan tổ chức liên kết khu vực ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Phi-líp-pin, Singapore và Thái Lan Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei Đa-rút-xa-lam Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Laos và Mi-an-ma Ngày 30/4/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN, như được chính thức hóa trong văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 là đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác Chính trị-an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa, xã hội đan xen, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực.
Một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng hơn và có vai trò trung tâm quan trọng hơn trong khu vực, với năng lực được nâng cao để ứng phó hiệu quả với các thách thức Một Cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân.
Về thương mại hàng hóa, theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), các nước ASEAN đã tiến rất gần đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với các nước ASEAN-6 (5 nước sáng lập và Brunei), 99,2% số dòng thuế đã được xóa bỏ, trong khi 90,9% số dòng thuế của các nước gia nhập sau là Campuchia, Lào, Myanmar và Viê †t Nam đã được xóa bỏ tính tới năm 2017.
Về thương mại dịch vụ, tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những ưu tiên quan trọng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), ký kết vào năm 1995 và tiếp tục được đàm phán nhằm tự do hóa dần dần thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN
Về đầu tư, trước bối cảnh các khu vực cũng như các nước ASEAN ngày càng phải chịu sức cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển khác trên thế giới cũng như trong khu vực, ngày 15/12/1995 tại Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 của ASEAN đã quyết định thành lập Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - gọi tắt là AIA), nhằm tăng cường thu hút vốn và khả năng cạnh tranh để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN, nơi có nguồn lao động trẻ, rẻ và dồi dào.
1.1.2.4 Việt Nam gia nhập ASEAN
Các nghiên cứu đi trước
Trong nghiên cứu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mô hình trọng lực được sử dụng ngày càng rộng rãi để giải thích hoạt động thương mại giữa hai quốc gia Mô hình được mô phỏng lần đầu bởi Jan Tinbergen (1962) trong một mô hình tương tự với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton Trong vòng 60 năm, phương trình trọng lực đã trở thành một công cụ hữu hiệu để phân tích thực nghiệm xuyên quốc gia về dòng chảy thương mại quốc tế Dạng cơ bản của mô hình:
Trong đó: F là lượng trao đổi thương mại hai chiều từ quốc gia A đến quốc gia B.
M là quy mô của mỗi nền kinh tế.
D là khoảng cách giữa 2 quốc gia.
G là hằng số hấp dẫn trong thời kì.
Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu đã đi sâu phân tích các tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) và khu vực hóa kinh tế dựa trên cơ sở của mô hình trọng lực và một số mô hình kinh tế khác
Tinbergen (1962) trong nghiên cứu về mô hình trọng lực đã nhận thấy ảnh hưởng đáng kể đối với tư cách thành viên trong Khối thịnh vượng chung Anh, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đối với tư cách thành viên trong Benelux FTA Aitken (1973), Abrams (1980), Brada và Mendez (1983) nhận thấy EC có tác động đáng kể về mặt kinh tế và thống kê đối với dòng chảy thương mại giữa các thành viên, trong khi Bergstrand (1985) và Frankel, Stein, và Wei (1995) nhận thấy ảnh hưởng không đáng kể Frankel (1997) đã tìm thấy những ảnh hưởng tích cực từ Mercosur và những ảnh hưởng không đáng kể từ Hiệp ước Andean Trong một hồi quy tổng hợp, Frankel nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực đáng kể từ việc trở thành thành viên của EC Do đó, kinh nghiệm ủng hộ việc liệu các FTA có ảnh hưởng tích cực đến dòng chảy thương mại hay không vẫn còn khá trái chiều
Baier và Bergstrand (2002) đã dựa trên cơ sở phương trình trọng lực để nghiên cứu về tính đồng nhất của dòng thương mại quốc tế và các hiệp định thương mại tự do thông qua nhiều mô hình khác nhau Tác giả đã thêm vào mô hình biến giả đại diện cho FTA và chỉ ra rằng ảnh hưởng của các FTA đối với dòng chảy thương mại đã bị đánh giá thấp một cách có hệ thống tới 75% Họ cũng chỉ ra rằng trong một phương trình trọng lực được thúc đẩy về mặt lý thuyết với các tác động song phương theo thời gian cố định và quốc gia, trung bình "một FTA tăng gần gấp đôi thương mại song phương của hai thành viên sau mười năm" Carrere (2006) đã áp dụng nghiên cứu vào phân tích dữ liệu bảng, kết quả chỉ ra rằng các FTA đã tạo ra sự gia tăng đáng kể trong thương mại so sánh với các kết quả trước đây.
Chen và Tsai (2005) trong nghiên cứu về tác động của hội nhập khu vực đến khối lượng thương mại đã xây dựng một mô hình trọng lực được sửa đổi trong đó bao gồm cả biến trọng lực thông thường và biến hiệu ứng giá Kết quả cho thấy tác động khác nhau mà các hiệp định thương mại khu vực khác nhau gây ra, và trong các giai đoạn khác nhau của hiệp định
Nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (2001) về tác động của hiệp định thương mại Hàn Quốc - Hoa Kỳ đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể có thể tính toán được (CGE) và phân tích cân bằng từng phần để ước tính tác động có thể xảy ra của tự do hóa thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của hai quốc gia Kết quả cho thấy FTA có tác động tích cực rõ ràng ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ ngành, đặc biệt là các ngành có lợi thế so sánh Cũng sử dụng mô hình CGE, nghiên cứu của H.Xiang và cộng sự (2017) cung cấp một phân tích thực nghiệm toàn diện và triển vọng về các tác động kinh tế của Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Úc (ChAFTA) và chỉ ra rằng ChAFTA có tác động tạo ra thương mại đáng kể.
Về khu vực Đông Nam Á và AFTA, theo Frankel (1997), nhiều nghiên cứu cho thấy việc tạo ra thương mại của AFTA là nhỏ trong giai đoạn bắt đầu Tuy nhiên, khi so sánh hệ số ước tính AFTA trước và sau khi bắt đầu, Elliot và Ikemoto (2004), Bun và cộng sự (2009) đều phát hiện AFTA tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại tích cực đáng kể, không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn với các quốc gia không phải thành viên Misa Okabe (2015) trong nghiên cứu về khu vực Đông Á, ngoài biến giả về việc gia nhập AFTA còn đưa thêm các biến giả về các hiệp định ASEAN +1 vào mô hình Trong đó, AFTA có tác động đáng kể đến thương mại khu vực, trong khi AJCEP, ACFTA, AKFTA có tác động không đáng kể, hoặc chỉ có tác động ở một số ngành.
Nguyễn Trung Kiên (2009) đã nghiên cứu về mô hình trọng lực với trường hợp của khu vực ASEAN Ông sử dụng ước tính Hausman - Taylor cho dữ liệu bảng dựa trên cơ sở của mô hình trọng lực, các ước tính cho thấy sự hình thành AFTA đã tạo ra thương mại đáng kể giữa các thành viên
Nguyễn Tiến Dũng (2011) nghiên cứu về tác động của AKFTA đến thương mại Việt Nam giai đoạn 2001-2009 thông qua mô hình trọng lực, thu được tác động tích cực của AKFTA, tuy nhiên hệ số tác động của ACFTA và AJCEP là không có ý nghĩa thống kê. Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) khi nghiên cứu tác động của AEC đến thương mại Việt Nam đã cho thấy hội nhập thương mại trong AEC có tác động tích cực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam Ngoài ra, ACFTA được chỉ ra là có tác động tiêu cực đến xuất khẩu, trong khi hệ số của các biến giả AJCEP và AKFTA không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà (2017) đã sử dụng phương trình trọng lực để nghiên cứu tác động của ASEAN đến xuất khẩu nông sản Việt Nam Kết quả chỉ ra việc gia nhập ASEAN có tác động tích cực khá rõ rệt với xuất khẩu nông sản Việt Nam đến các quốc gia thành viên, tuy nhiên vẫn chưa tận dụng hết được cơ hội khi AEC thành lập
Dù đã có nhiều nghiên cứu đi trước ở cả trong và ngoài nước, với những phương pháp nghiên cứu khác nhau (không chỉ gồm mô hình trọng lực), tác động của Hiệp định thương mại tự do hay khu vực hóa kinh tế đến hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn nhiều tranh cãi Vì vậy, việc tiếp tục tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá và kiểm chứng chính xác chiều hướng tác động của chúng là cần thiết Ở đây, nhóm kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước để đưa ra các giả thiết nghiên cứu và sử dụng mô hình trọng lực để kiểm chứng tác động của việc gia nhập Asean đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LIÊN KẾT KHU VỰC
Tổng quan về tác động của tổ chức liên kết khu vực ASEAN đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam
Sau hơn 20 gia nhập ASEAN, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN không ngừng tăng lên, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu Tính đến năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước ASEAN đạt gần 50 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2007 và tăng hơn 7 lần so với năm 1996.
Gia nhập ASEAN là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn bộ giai đoạn
26 năm qua Song song với tiến trình tham gia ASEAN, mối quan hệ kinh tế của ta với với các đối tác cũng không ngừng được mở rộng, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập cả về kinh tế và chính trị ở các cấp độ khác từ đa phương, khu vực đến song phương với dấu ấn là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Việt Nam - EU (EVFTA).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có mức tăng đáng kể, từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020 Trong 9 tháng đầu năm 2021, dù Việt Nam đang phải căng mình chống chọi với làn sóng dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm, hoạt động sản xuất trong nước cũng như hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng, song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn đạt khá, ước tính đạt 240,52 tỷ USD tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,2%) Riêng trong khu vực ASEAN, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực năm 2020 là trên 23,1 tỷ USD; 9 tháng đầu năm nay ước tính đạt 20,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020 (số liệu Tổng cục Thống kê).
Với những con số này, Việt Nam đang từng bước xác lập vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ghi tên mình vào top những nước xuất khẩu lớn thế giới về các mặt hàng gạo, dệt may, điều… Ví dụ như, trong nhiều năm qua, kể cả trong những thời điểm đầy khó khăn, ngành điều Việt Nam luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều, thâm nhập vào thị trường của hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới Hay năm 2020, Việt Nam vượt Băng-la-đét thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới trong bảng kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của WTO với trị giá 29 tỷ USD, chỉ xếp sau Trung Quốc Hiện sản phẩm may mặc “Made in Vietnam” chiếm 6,4% thị phần thế giới về hàng may mặc trên toàn cầu Việt Nam cũng đồng thời nằm trong top đầu các nước xuất khẩu gạo của thế giới và đứng vị trị thứ 2 trong năm 2020 vừa qua… Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng, quan hệ thương mại đang có xu hướng giảm Nếu giai đoạn 1996 - 2006, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương bình quân đạt 12,3%/năm thì đến giai đoạn 2007 - 2016 chỉ đạt 8,1%/năm Năm 2017, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam - ASEAN đạt 20,9%, mở ra nhiều kỳ vọng cho thương mại của Việt Nam trong những năm tới.
Về xuất khẩu, trước năm 2015, ASEAN luôn là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, tuy nhiên giai đoạn 2015 - 2017, Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam bên cạnh hai thị trường lớn truyền thống là Hoa kỳ và EU, ASEAN lùi xuống vị trí thứ tư Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong thị trường chung ASEAN còn chưa cao, song cơ hội xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có xu hướng được rộng mở hơn Số liệu thực tế cho thấy, nếu như năm 2007 tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến năm 2017 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn khoảng 10,15%, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh từ 7,51% trong năm 2007 lên 16,51% trong năm 2017. Điều đáng nói là, tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN giảm liên tục qua các năm và có xu hướng giảm mạnh hơn trong giai đoạn 2015 - 2017 Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, Hiệp định ATIGA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu nhất, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN không những không tăng mà còn có xu hướng giảm, cho thấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ để mất thị phần cạnh tranh trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được cơ hội từ hiệp định thương mại này Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu sang ASEAN/tổng xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 10% thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ hơn Cambodia (gần 9%).
Trong khối ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung ở 6 thị trường là Singapore, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines Xuất khẩu sang 6 nước này trong năm 2007 chiếm hơn 98% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN Đến năm 2017, cơ cấu này cũng không thay đổi đáng kể, vẫn chiếm gần 94% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu theo thị trường cũng đã có sự chuyển dịch Nếu như trước đây thị trường Singapore là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nội khối ASEAN và chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu, thì đến giai đoạn hiện nay, cơ cấu xuất khẩu đã đồng đều hơn Thái Lan và Malaysia hiện đang là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong khi xuất khẩu sang Singapore chỉ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu.
1 Xuất khẩu hàng công nghiệp chưa được chú trọng
Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang ASEAN, nhóm hàng nhiên liệu và năng lượng vẫn chiếm khoảng 30%; nhóm hàng công nghiệp chiếm gần 60% và nhóm hàng nông sản chiếm khoảng 10% Xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ ở các mặt hàng nhiên liệu và năng lượng nhưng giảm nhẹ ở các mặt hàng công nghiệp Cơ cấu hàng nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tương tự Điều này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chưa chú trọng đến việc phát triển thị trường các mặt hàng công nghiệp.
2 Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp
Hiện nay, những nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam vẫn chủ yếu các mặt hàng truyền thống với công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu nên mặc dù giá trị kim ngạch cao song giá trị gia tăng thấp.
3 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu có xu hướng giảm sút
Sử dụng công thức tính chỉ số RCA của Balassa (1995) nhằm so sánh mức độ cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN cho thấy, trong số 18/256 mặt hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC 3 số của Việt Nam, có đến 14 mặt hàng có chỉ số RCA giảm trong giai đoạn 2010 - 2015, trong đó một số mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, tôm cua, cá, cao su tự nhiên đều giảm rất nhanh. Nhóm sản phẩm có lợi thế so sánh cao của Việt Nam vẫn là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống Những mặt hàng chế tác sử dụng công nghệ, vốn và tay nghề cao như linh kiện điện tử, điện thoại tuy có sự chuyển dịch của cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, song vẫn ở mức thấp so với các nhóm mặt hàng truyền thống, cho thấy năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện.
Bên cạnh sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực ASEAN, hàng hóa Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm có chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand Đây đều là những quốc gia đã ký kết FTA với khu vựcASEAN Do đó, các hiệp định này cũng sẽ gây khó khăn cho các sản phẩm của ViệtNam trong quan hệ thương mại hai chiều kể cả xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường nội địa và AEC.
Ảnh hưởng của việc tham gia tổ chức liên kết khu vực ASEAN tới ngành xuất khẩu Việt Nam
2.2.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN trước khi gia nhập ASEAN (trước 1995)
Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN là một chặng đường phấn đấu đầy gian nan trong gần 3 thập kỷ Với hoàn cảnh lịch sử khách quan, trong suốt 30 năm (1945 -
1975), nhân dân Viê †t Nam phải tiến hành cuô †c kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Và cũng trong thời gian này, khu vực Đông Nam Á bị chia rẽ sâu sắc do những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Lạnh.
Tháng 1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ViệtNam được ký kết Sau Hiệp định Paris, Việt Nam dù không có quan hệ với ASEAN nhưng vẫn hợp tác song phương với các nước thành viên của tổ chức này Đại thắng mùa xuân năm 1975, chấm dứt chiến tranh ở Viê †t Nam đã đem lại nền độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc ta, đồng thời cũng dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình Đông Nam Á Quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu xuất hiện những bước khởi đầu tốt đẹp từ chuyến thăm lần lượt các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh vào cuối năm 1977 và đầu năm 1978.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó “tư duy đối thoại mới” hình thành, cách nhìn nhận với ASEAN đã có chuyển biến Lúc này, Đảng ta cũng xác định “phải tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á”
Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991 cũng đã làm thay đổi cục diê †n khu vực, đă †t ra cho ASEAN yêu cầu tìm hướng đi mới Mở rô †ng ASEAN vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và từng thành viên, trở thành mục tiêu mới của Hiê †p hô †i Những nỗ lực ngoại giao đã làm thay đổi diện mạo quan hệ đối đầu ASEAN - Đông Dương sang hướng hòa dịu, tạo điều kiện cho quá trình đàm phán gia nhập ASEAN của Việt Nam được đẩy nhanh.
Ngày 20/5/1988, Bô † Chính trị ra Nghị quyết số 13/NQ-TW về “nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”, nhấn mạnh chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luâ †n rô †ng rãi trên thế giới, chủ đô †ng chuyển cuô †c đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại hòa bình. Thực hiện những phương châm đối ngoại trên, năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hằng năm Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN. Đến tháng 10/1993, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm mới, trong đó khẳng định
“chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như vớiASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp” Sau đó, vào tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập củaDiễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) diễn ra ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam Với ASEAN, việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng Hiệp hội ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định ở mô †t khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị và địa - kinh tế, là trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN từ khi gia nhập ASEAN đến nay (1995-2022)
Nhìn lại chặng đường 27 năm trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã có bước phát triển và đột phá mạnh mẽ, từ vài tỷ USD lên tới hàng chục tỷ USD Theo Tổng cục Hải quan, ASEAN đã trở thành khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, sau các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc, đây luôn là thị trường, đối tượng thương mại quan trọng và bền vững của Việt Nam. Để phân tích rõ hơn tác động của việc gia nhập tổ chức liên kết khu vực ASEAN đến ngành xuất khẩu của Việt Nam, nhóm xin chia tiểu luận thành 3 giai đoạn để phân tích Các giai đoạn được phân chia dựa vào việc thực hiện Việt Nam tham gia các cam kết trong các Hiệp định CEPT/AFTA và ATIGA của Việt Nam và các nước trong ASEAN.
2.2.2.1.a Về kim ngạch xuất khẩu
Kể từ sau thời điểm gia nhập ASEAN, quan hệ Việt Nam – ASEAN đã không ngừng được mở rộng, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác thương mại ASEAN dần trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam Trong giai đoạn 1995-2003, tốc độ tăng ngành xuất khẩu bình quân cả nước đạt 18,2%/năm, riêng khu vực ASEAN tăng trung bình 16,4% mỗi năm
% Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn (1995- 2003)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy trong giai đoạn 1995-2003 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có xu hướng tăng liên tục (riêng năm 2001 và 2002 giảm nhẹ) và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Có thể thấy rõ, việc gia nhập ASEAN đã giúp doanh nghiệp Việt Nam có thị trường thương mại rộng lớn hơn, tác động tích cực tới việc mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường có liên quan Và, ASEAN đã trở thành khu vực xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam bên cạnh EU, Nhật Bản giai đoạn bấy giờ.
Trong giai đoạn đó, một trong những vấn đề lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là vấp phải các hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ các thị trường nước ngoài Đó chính là trở ngại làm cho nhiều mặt hàng của Việt Nam khó thâm nhập thị trường quốc tế Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, Việt Nam đã chủ động gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan chung theo AFTA từ ngày 1-1-1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2006. Đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển 5.550 dòng thuế vào Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL) trên tổng số khoảng 6.400 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu kể từ khi tham gia thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. Hơn nữa, Nhà nước cũng đã chủ trương xây dựng tổ chức xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại), cho ra đời của bộ Luật thương mại (1997), dành những ưu đãi nhất định cho hàng hóa xuất khẩu hay đầu vào dùng để xuất khẩu Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng trưởng khá ổn định, năm
2003 gấp 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 1995, bước đầu xây dựng mối quan hệ thương mại với các nước ASEAN.
Bên cạnh việc tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại ít có dấu hiệu tăng trưởng, thậm chí từ năm 2000 đến năm 2003 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN so với tổng kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục (chỉ chiếm khoảng 14,66% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003) Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc lại tăng lên nhanh chóng Lý giải thực trạng này do một số nguyên nhân:
Thứ nhất, do sự chuyển đổi trong chiến lược thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tập trung vào một số thị trường mới, nhiều tiềm năng đồng thời giữ vững các thị trường truyền thống, đã có quan hệ thương mại lâu dài
Thứ hai, các mặt hàng mà Việt Nam có thể cạnh tranh thì các nước trong khu vựcASEAN cũng có và khá đa dạng, thậm chí sức cạnh tranh của một số hàng hóa thậm chí còn cao hơn hàng hóa Việt Nam Trong giai đoạn này, khi Việt Nam chưa tham gia WTO thì các nước trong khối cũng là thành viên của WTO, nên việc mở rộng thương mại nhờ CEPT/AFTA cũng không tạo ra nhiều khác biệt hay đột phá lớn trong việc khuyến khích thương mại nội khối Trong bối cảnh thương mại nội khối còn nhiều khó như vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này cũng gặp những khó khăn nhất định.
2.2.2.1.b Về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa trong khối
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở là các nghiên cứu đi trước của Timbergen (1962), Baier và Bergstrand (2002), Carrere (2006) và một số nghiên cứu khác, nhóm tác giả xin đề xuất xây dựng mô hình định lượng với các biến sau đây:
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc được sử dụng là logarit tự nhiên của trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước đối tác (đơn vị: triệu $) để đại diện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Biến độc lập: Dựa trên cơ sở phương trình trọng lực và các nghiên cứu đi trước, nhóm quyết định đưa các yếu tố sau vào mô hình:
Các biến đại diện cho quy mô hai nền kinh tế: logarit tự nhiên của tích GDP hai quốc gia; logarit tự nhiên của tích thu nhập trung bình ở hai quốc gia; logarit tự nhiên của tích dân số hai quốc gia.
Các biến đại diện cho khoảng cách hai quốc gia: khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia; độ mở nền kinh tế của Việt Nam
Các biến giả đại diện cho việc gia nhập FTA: AFTA, AKFTA, ACFTA, AJCEP Một số biến đã được chuyển đổi thành dạng logarit tự nhiên được sử dụng trong phân tích kinh tế lượng nhằm giúp phân phối của các biến tiến gần hơn tới phân phối chuẩn, đồng thời giảm hiện tượng phương sai sai số thay đổi thường xảy ra với dữ liệu mảng
Kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình định lượng như sau:
Trong đó: i: đại diện cho Việt Nam; j: đại diện cho các quốc gia khác; t: là khoảng thời gian (năm); ln: logarit tự nhiên; và lần lượt là GDP Việt Nam và nước đối tác vào năm t; và lần lượt là thu nhập trung bình tại Việt Nam và nước đối tác vào năm t; và lần lượt là quy mô dân số Việt Nam và nước đối tác vào năm t; là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước đối tác;
Openit là độ mở của kinh tế Việt Nam vào năm t;
AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP lần lượt là các biến giả, nhận giá trị 0 nếu các quốc gia không là thành viên của FTA, nhận giá trị 1 nếu là thành viên của FTA
Nhóm tác giả đề xuất một số giả thuyết về chiều tác động của các biến giải thích đến trị giá xuất khẩu dựa trên các nghiên cứu đã nói ở trước như sau:
Giả thuyết 1: Quy mô kinh tế của hai quốc gia ngày càng lớn thì khối lượng trao đổi hàng hóa ngày càng cao
Quy mô kinh tế của hai quốc gia là yếu tố cơ bản được đề cập trong mô hình với giả định có tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu Sự tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội đồng nghĩa với giá trị sản xuất của nước xuất khẩu tăng lên và có nhiều khả năng cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, trong khi nhu cầu về hàng hóa của nước đối tác lớn hơn cũng như có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa nhập khẩu.
Giả thuyết 2: Khoảng cách địa lý càng xa, hoạt động thương mại càng bị thu hẹp Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển hàng hóa, do đó tác động tiêu cực đến hoạt động trao đổi thương mại Thực tế cho thấy giữa các quốc gia có chung đường biên giới, quan hệ thương mại được thúc đẩy dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.
Giả thuyết 3: Độ mở nền kinh tế càng lớn, trị giá xuất khẩu càng lớn
Các nghiên cứu đi trước chỉ ra rằng độ mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại càng lớn Ở đây, độ mở nền kinh tế được tính bằng tổng giá trị xuất khẩu trên GDP nước đó
Ngoài ra, các biến giả được đưa vào để đo lường tác động của các khu vực thương mại tự do tới xuất khẩu của Việt Nam Do các tác động này là chưa rõ ràng và đồng nhất ở các nghiên cứu đi trước, nhóm tạm thời đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 4: Việc tham gia vào cùng một Hiệp định thương mại tự do sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến nước đối tác.
Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê biến
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của việc gia nhập ASEAN đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với dữ liệu bảng Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 1995 – 2021 của Việt Nam và các quốc gia đối tác Dữ liệu thu thập được từ các nguồn cụ thể như sau:
Bảng 12 Dữ liệu các biến được sử dụng trong mô hình
Ký hiệu Ý nghĩa Kỳ vọng dấu Đơn vị Nguồn
EXP Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang nước đối tác vào năm t
Triệu USD Tổng cục thống kê
GDP Đo lường quy mô kinh tế của nước i vào năm t
INC Thu nhập bình quân của nước i vào năm t + USD World Bank
POP Dân số nước i vào năm t + Người World Bank
DIST Khoảng cách giữa Việt Nam và nước đối tác
_ Km http://www. freemaptools.com OPEN Độ mở nền kinh tế, được đo lường bằng trị giá xuất khẩu/ GDP
+ Tính toán từ số liệu World Bank AFTA =1: Quốc gia đối tác có gia nhập AFTA
=0: Quốc gia đối tác không gia nhập
=1: Quốc gia đối tác có tham gia AFTA
=0: Quốc gia đối tác không tham gia
=1: Quốc gia đối tác có tham gia AKFTA
=0: Quốc gia đối tác không tham gia
AJCEP =1: Quốc gia đối tác có tham gia AJCEP
=0: Quốc gia đối tác không tham gia
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả.
Bảng 13 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp bằng phần mềm STATA. Dựa vào bảng thống kê mô tả số liệu trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Đối tác có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt 96269,5 triệuUSD vào năm 2021, trong khi đó Bruney là quốc gia có trị giá nhập khẩu từ Việt Nam thấp nhất là 0,6 triệu USD năm 2005
GDP của Việt Nam tăng trưởng dương trong toàn giai đoạn, với GDP năm 1995 là 20,746 tỉ USD và 362,638 tỉ USD vào năm 2021 Hoa Kỳ là đối tác có GDP cao nhất qua nhiều năm liên tục, và đạt mức cao nhất là gần 23 nghìn tỉ USD vào năm 2021. Ngược lại, Laos là quốc gia đối tác có GDP thấp nhất, chỉ đạt 1,28 triệu USD năm
Thu nhập bình quân ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng liên tục qua các năm, đạt 276,81 USD vào năm 1995 và 3694,02 vào năm 2021 Trong khi đó, Na Uy là đối tác có thu nhập bình quân lớn nhất, đạt 102,9 nghìn USD năm 2013 và Myanma có thu nhập bình quân thấp nhất là 128 USD năm 2002
Hầu hết các quốc gia đều có quy mô dân số tăng dần qua các năm Trong đó đông dân nhất là Trung Quốc, đạt 1,4 tỉ dân năm 2021 và ít nhất là Bruney năm 2005 đạt hơn 365 nghìn người.
Peru là quốc gia cách xa Việt Nam nhất với khoảng cách hơn 19 nghìn km, và Campuchia là quốc gia gần Việt Nam nhất, chỉ khoảng 392 km.
Về độ mở nền kinh tế Việt Nam, dựa trên tính toán của nhóm nghiên cứu, nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn, đạt thấp nhất là 26,3% vào năm 1995 và cao nhất là 92,7% vào năm 2021.
Có thể thấy, Việt Nam đã tận dụng khá tốt các cơ hội trong quá trình hội nhập, đưa GDP tăng trưởng dương và ổn định, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng Trong vòng 27 năm, Việt Nam liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác, tăng khối lượng xuất khẩu sang các đối tác quen thuộc và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu một số mặt hàng thuộc ngành nông sản Bên cạnh đó, độ mở nền kinh tế tăng đến hơn 60%, cùng việc ký kết và tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, Tổ chức quốc tế, đã cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong toàn cầu hóa và khu vực hóa ASEAN là một trong những hiệp hội đầu tiên và Việt Nam tham dự và có tác động lớn đến hoạt động thương mại của Việt Nam.
3.2.3 Mô tả tương quan giữa các biến
Bảng 14 Hệ số tương quan giữa các biến số ln ln ln ln ln
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp bằng phần mềm STATA.
Bảng 14 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa các biến định lượng được đưa vào mô hình nghiên cứu Dựa trên kết quả bảng 14, nhóm tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
Hệ số tương quan giữa biến lnEXP và là 0,78, thể hiện mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ Hệ số này cho thấy quy mô kinh tế trung bình hai quốc gia tăng sẽ làm tăng thương mại, phù hợp với giả thuyết đặt ra.
Hệ số tương quan giữa biến lnEXP và là 0,52, dự kiến cho mức độ ảnh hưởng thuận chiều của thu nhập trung bình lên trị giá xuất khẩu.
Hệ số tương quan giữa biến lnEXP và là 0,42, dự kiến cho mức độ ảnh hưởng thuận chiều của quy mô dân số lên trị giá xuất khẩu.
Hệ số tương quan giữa biến lnEXP và lnDist là -0.24, tương đối thấp so với các biến còn lại, dự kiến cho mức độ ảnh hưởng ngược chiều nhưng không đáng kể lên trị giá xuất khẩu
Hệ số tương quan giữa biến lnEXP và Open là 0.48, thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa độ mở nền kinh tế và trị giá xuất khẩu
Nhìn chung, giữa các biến độc lập đều có mối tương quan ở mức độ không quá cao, trừ trường hợp giữa hai biến và có tương quan là 0,72 < 0,8.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.3.1 Kiểm định khuyết tật mô hình
Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến giải thích
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Ramsey RESET cho phương sai sai số thay đổi Ta có cặp giả thuyết: H0: Mô hình không bỏ sót biến
H1: Mô hình bỏ sót biến Kết quả kiểm định như sau:
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of lnGDP
Ho: model has no omitted variables
Kết quả cho thấy p-value = 0,0000 < 0,05 nên mô hình thiếu biến giải thích Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald cho phương sai sai số thay đổi Ta có cặp giả thuyết: H0: PSSS không đổi
Kết quả kiểm định như sau:
White's test for Ho: homoskedasticity against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(43) = 522.82
Kết quả cho thấy p-value = 0,0000 < 0,05 nên mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy mô hình mắc hai khuyết tật: bỏ sót biến giải thích và phương sai sai số thay đổi Các hiện tượng này làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy tác động cố định trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy
Về khuyết tật bỏ sót biến giải thích, trong các nghiên cứu đi trước, một số biến độc lập khác như tỷ giá hối đoái thực tế, biến giả đại diện cho việc có chung biên giới, sự khác biệt trong thu nhập, quy mô quốc gia,… được đưa vào mô hình Tuy nhiên, do thời gian có hạn và một số biến không phù hợp đưa vào mô hình do khó khăn quá trình tìm số liệu nên nhóm chưa thể khắc phục khuyết tật này. Để khắc phục phương sai sai số thay đổi, nhóm sử dụng phương pháp sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của hiện tượng này Hệ số ước lượng của mô hình hồi quy ban đầu không đổi nhưng sai số của các ước lượng đã được đưa về sai số chuẩn mạnh của nó, góp phần làm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của phương sai sai số thay đổi đến mô hình Kết quả cuối cùng của mô hình sẽ được trình bày ở phần sau.
3.3.2 Thảo luận kết quả mô hình
Bảng 15 Kết quả mô hình hồi quy
Biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Thống kê t p-value
0,7834 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA.
Từ kết quả hồi quy sau khi khắc phục tất cả các khuyết tật gặp phải, trên ta thu được mô hình cuối cùng như sau:
Dữ liệu thu thập gồm có 117 quan sát được chia thành 63 nhóm tương ứng với 63 đối tác xuất khẩu của Việt Nam Hệ số R2=0,782 cho biết các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 78,2% sự biến động trong giá trị của biến phụ thuộc lnEXP.
GDP trung bình hai quốc gia có tác động tích cực đến trị giá xuất khẩu với hệ số hồi quy là 3,74 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Kết luận này là tương tự với cơ sở lý thuyết và phần lớn các nghiên cứu đi trước rằng quy mô kinh tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng thương mại quốc tế của các quốc gia bao gồm cả khu vực ASEAN Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả, do đó kết quả này khiến cho giả thuyết 1 của nhóm đã được kiểm chứng
Quy mô dân số trung bình của hai quốc gia có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ số hồi quy là -2,93, thể hiện mối quan hệ ngược chiều với trị giá xuất khẩu ở Việt Nam sang nước đối tác Tương tự, thu nhập bình quân cũng cho thấy tác động ngược chiều với hệ số -2.86 ở mức ý nghĩa 1% Điều này đi ngược với cơ sở lý thuyết và kết luận của nhiều nghiên cứu đi trước, khi đây được coi là hai yếu tố bổ sung cho quy mô kinh tế.
Khoảng cách giữa hai quốc gia có hệ số hồi quy là -0,93 có ý nghĩa ở mức 1%, cho thấy tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đến kim ngạch xuất khẩu Kết luận này là phù hợp với cơ sở lý thuyết khi khoảng cách càng xa sẽ càng làm giảm khối lượng xuất khẩu do sự tăng lên của chi phí vận chuyển Vì vậy, giả thuyết ban đầu của nhóm tác giả rằng khoảng cách càng lớn thì trị giá xuất khẩu càng giảm đã được kiểm chứng. Độ mở nền kinh tế với hệ số hồi quy là 0,77, được cho là có tác động tích cực tới trị giá xuất khẩu và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Độ mở nền kinh tế tăng lên đồng nghĩa với việc Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường hơn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khó tính hơn, có mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia hơn, và từ đó hiển nhiên sẽ thúc đẩy hoạt động giao thương phát triển Kết quả này cũng đã kiểm chứng giả thuyết 3 của nhóm
Về phía các biến giả, AFTA có hệ số dương 0,89, có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy tác động tích cực của việc gia nhập ASEAN và tham gia vào AFTA đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, ngoại trừ biến AFTA mang dấu dương, cả ba biến còn lại về việc gia nhập khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hệ số âm Trong đó, chỉ có hệ số của AJCEP (-0,39) là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, còn lại đều không có ý nghĩa thống kê Kết quả này cho thấy các khu vực thương mại tự do này vẫn chưa thực sự tác động, hoặc chưa có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam Cũng có thể Việt Nam chưa thực sự tận dụng được những lợi ích mà các FTA này mang lại.
Như vậy, với kết quả mô hình hồi quy như trên, nhóm đã chỉ ra được một số nhân tố ảnh hưởng đến trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác, đặc biệt, đã chỉ ra được việc gia nhập ASEAN thực sự có tác động tích cực đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Chính vì vậy, nhóm sẽ tập trung đưa ra các hàm ý chính sách và phương hướng nhằm thúc hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN
Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang các nước ASEAN
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng trước cơ hội kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới Sự hợp tác, cạnh tranh nước lớn và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong phát triển kinh tế
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu từ các hiệp định thương mại được ký kết trong Cộng đồng ASEAN Sự phát triển vững mạnh của Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân và các quốc gia thành viên, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng ở khu vực Đặc biệt trong thương mại, ASEAN sẽ tiếp tục là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong thời gian tới AEC sẽ mang lại thời cơ lớn cho Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại dựa trên lợi thế không gian của một thị trường mở, thống nhất và có tính cạnh tranh cao Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế, xác định vị trí tối ưu trong chuỗi sản xuất, phân phối khu vực và toàn cầu
Cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường chung rộng lớn, tiếp cận với nền khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, những phương thức kinh doanh mới, giúp mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Với tầm nhìn sau năm 2015 của ASEAN, AEC là địa bàn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Tham gia AEC, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với thị trường chung của khu vực Đông Nam Á với quy mô dân số lên đến trên 600 triệu dân và GDP hàng năm khoảng 2.500 tỷ USD Một trong bốn trụ cột chính của AEC đó là thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với việc tự do lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong khuôn khổ các nước ASEAN Các biện pháp chính bao gồm: xóa bỏ thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, hài hòa các tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, tăng cường áp dụng Quy tắc xuất xứ 144 (ROO), hội nhập hải quan và cơ chế một cửa ASEAN Đây là cơ hội để các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, từ đó kích thích tiêu dùng, tăng chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.Tham gia vào AEC cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nền khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, những phương thức kinh doanh mới, giúp mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm Nhờ đó, thay vì cạnh tranh nhau bằng nguồn nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh nhau bằng hàng hóa và dịch vụ cung cấp trên thị trường dựa trên giá trị tri thức
Cơ hội đón đầu các làn sóng đầu tư mới sự dịch chuyển các chuỗi giá trị sản xuất đang diễn ra Việt Nam có cơ hội huy động các nguồn lực từ AEC và các đối tác cho một chu kỳ phát triển mới Sự mở rộng đáng kể của ngành mậu dịch và vận tải hàng hóa, dịch vụ sẽ trở thành khu vực tạo việc làm chủ lực trong nền kinh tế Nhằm tiến tới một thị trường đơn nhất đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất trong khu vực và tăng khả năng của ASEAN trong việc đảm nhận vai trò trung tâm sản xuất của thế giới và là một phần của dây chuyền cung ứng toàn cầu Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất, thương mại trong khu vực Việt Nam cũng đang tích cực triển khai các biện pháp khác để thực hiện cam kết về dịch vụ và đầu tư trong ASEAN để hướng tới hình thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng khu vực, trước hết là chuỗi cung ứng giá trị hàng nông sản và các sản phẩm chế tạo trung gian Điều này, một mặt, gia tăng khả năng sáng tạo giá trị nghĩa là làm tăng GDP; mặt khác, cải thiện năng lực cạnh tranh, khai thác hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài cũng như tạo lợi thế theo quy mô Việc làm và thu nhập của dân cư tăng lên và người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội lớn hơn để tiêu dùng nhiều loại hàng hóa được sản xuất trong ASEAN.
Chênh lệch trình độ phát triển với các nước ASEAN-6 khiến Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ Việt Nam có sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand) thể hiện ở cả quy mô vốn của nền kinh tế, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động, thu nhập của người dân…Tính theo GDP bình quân đầu người, Việt Nam chỉ cao hơn Laos, Cambodia và Myanmar, và thấp hơn nhiều so với Singapore Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước ASEAN Theo bảng xếp hạng của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2016, Việt Nam xếp hạng (116), cao hơn Laos (139), Campuchia (136), Myanma (150) nhưng thấp hơn nhiều so với Singapore (9), Brunei
(30) và Malaysia (62) (UNDP 2016) Sự chênh lệch về trình độ phát triển được coi là yếu tố chính cản trở sự hình thành thị trường chung ASEAN Đối với các quốc gia đi sau như Việt Nam phải mau chóng hoàn tất lịch trình giảm thuế cũng như thực hiện các nỗ lực cải cách thương mại, thuế quan, hải quan và các vấn đề phi quan thuế…theo các tiêu chí của AFTA.
Năng lực cạnh tranh thấp cả trên phương diện quốc gia và doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN không đồng đều Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố (WEF 2015), Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu,trong khi nhóm 3 nước Laos, Cambodia, Myanmar có thứ hạng năng lực cạnh tranh thấp, lần lượt đứng thứ 83, 90 và 131 Việt Nam đã có sự tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh, là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất, xếp thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp sự phát triển của nhiều quốc gia khác, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp còn thấp, sản phẩm không có sự khác biệt, thiếu những doanh nghiệp trong nước có thương hiệu mạnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới Đa số các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, kể cả doanh nghiệp tư nhân chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới Phần lớn trong số 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là các tập đoàn kinh tế nhà nước và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các tập đoàn kinh tế của nhà nước hoạt động trong những ngành có độ mở cửa thấp hoặc được bảo hộ, trong khi các doanh nghiệp có vốn nước ngoài quy mô lớn chủ yếu là các doanh nghiệp lắp ráp
Chất lượng, năng suất lao động thấp Chất lượng lao động Việt Nam thấp so với yêu cầu phát triển và hội nhập Hiện nay, chỉ có 20% lao động có bằng cấp, chứng chỉ qua đào tạo Trình độ ngoại ngữ của lao động trình độ đại học và lao động có tay nghề ở Việt Nam còn nhiều hạn chế Lao động Việt Nam làm việc tại các nước trong khu vực hầu hết thuộc nhóm lao động phổ thông, trình độ tay nghề hạn chế, hưởng lương thấp hơn so với người lao động làm cùng ngành nghề của một số quốc gia trong khu vực Năng suất lao động Việt Nam dù liên tục tăng trong thời gian quan hưng còn thấp, ở mức trung bình của khối ASEAN, cao hơn Laos, Cambodia, Myanmar; tiệm cận các nước Indonesia và Phillipines; chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 của Malaysia và bằng 1/3 của Thailand Chất lượng lao động, năng suất lao động thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Sự yếu kém của hệ thống thể chế kinh tế thị trường trong nước đã gây ra những trở ngại trong hội nhập khu vực Hiệu quả quản lý nhà nước hiện nay của Việt Nam còn có những bấp cập nhất định, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng đều, còn yếu kém…
Những bất lợi này ít nhiều khiến cho Việt Nam đã không thể tận dụng hết các cơ hội và khắc phục những hạn chế trong hợp tác với ASEAN đặc biệt trong vấn đề xuất khẩu.
Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN
Với quan điểm, luôn coi ASEAN là thị trường quan trọng của Việt Nam và hội nhập sâu rộng khu vực ASEAN là chiến lược đúng đắn và lâu dài, đảng và nhà nước đã có những định hướng chiến lược cụ thể như sau:
Thứ nhất, mở rộng thị trường khu vực và nâng cao tính bền vững, hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập AEC Việt Nam cần có định hướng lâu dài đối với thị trường ASEAN, quyết liệt bám sát thị trường ASEAN để nâng cao thị phần và đặc biệt phải coi trọng tính bền vững và hiệu quả xuất khẩu sang các nước trong khu vực Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong hoạt động thương mại ở thị trường ASEAN.Để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển mạnh các hệ thống phân phối hàng Việt Nam ở trong nước và từng bước mở rộng ra nước ngoài, các doanh nghiệp cần nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động, sáng tạo, tự đổi mới, xây dựng chiến lược kinh doanh.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng hiện đại Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cần tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến sâu, giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế trong cơ cấu hàng xuất khẩu; xác định được những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước ASEAN
Thứ tư, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khu vực theo các nhóm, khai thác thị trường dựa trên đặc điểm của từng nhóm cụ thể Với thị trường ASEAN có những nét đặc thù so với các thị trường khác, cần phân thị trường này theo ba nhóm: nhóm thị trường trung chuyển hàng xuất khẩu của Việt Nam (đại diện là thị trường Singapore); nhóm thị trường cần sự bù đắp bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam ở cả khía cạnh số lượng, chủng loại, mẫu mã, tính độc đáo và tính thời vụ và nhóm thị trường gần gũi về mặt địa lý và mới nổi (như Laos, 150 Cambodia) Doanh nghiệp căn cứ điều kiện sản xuất và sản phẩm của mình xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của mình trong từng thời kỳ khác nhau.
4.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước ASEAN
4.3.1 Nhóm giải pháp thúc đẩy từ phía cung và cầu hàng hoá Đối với nền kinh tế trong nước: Chính phủ cần có những giải pháp tiếp tục ổn định vĩ mô, giảm bội chi ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nhanh và tìm cách thúc đẩy tăng trưởng năng suất Những rào cản đối với tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng sẽ được loại bỏ qua quá trình cải cách cơ cấu Đặc biệt, cần thực hiện thành công cải cách thể chế trong nước nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất trong nước phát triển, cụ thể:
(i) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân
(ii) Có các cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân; thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
(iii) Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng Phát triển mạnh mẽ, thông suốt, đồng bộ các thị trường, hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ trên cả nước, đặc biệt là thị trường tư liệu sản xuất; đồng thời có biện pháp bảo vệ có hiệu quả thị trường trong nước gắn với đẩy mạnh phát triển thị trường quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường (iv) Phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội đồng bộ, hiện đại theo kịp sự phát triển trong khu vực Đối với khu vực ASEAN, với thị trường có mức phát triển cao (quy mô GDP lớn như Singapore, Malaysia) cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những thị trường này; Với thị trường có mức phát triển gần tương đương Việt Nam (quy môGDP mức trung bình như Myanmar, Laos, Indonesia…) cần chú trọng những sản phẩm thiết yếu, tạo ra sự đa dạng nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác như Trung Quốc, Thailand Việc phân nhóm thị trường theo quy mô GDP, theo trình độ phát triển sẽ giúp chúng ta nắm bắt chính xác hơn mức độ tiêu dùng thực tế của các quốc gia với từng nhóm hàng cụ thể, qua đó có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng phù hợp với từng loại thị trường nhất định.
4.3.2 Nhóm giải pháp phát huy ảnh hưởng của yếu tố tích cực và hạn chế ảnh hưởng của yếu tố cản trở xuất khẩu
4.3.2.1 Nhóm giải pháp phát huy những yếu tố tích cực
ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cùng với đó là những chuyển biến nhanh, phức tạp, tạo nhiều thách thức đối với môi trường chiến lược của đất nước, tác động trực tiếp tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hội nhập kinh tế Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Tăng cường nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các nước cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối phó với các rào cản kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét xây dựng các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam trong các cam kết thương mại khu vực Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cần có kế hoạch xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế tương ứng với tiến trình Cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến trình đàm phán FTA với các đối tác bên
156 ngoài trên cơ sở các cam kết của WTO và phù hợp với khả năng của nền kinh tế Việt Nam Cụ thể, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn FDI, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác từ các nước ASEAN, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hợp tác liên kết kinh tế ASEAN và mạnh dạn đầu tư vào các nước ASEAN.
Xây dựng chiến lược xuất khẩu với từng thị trường cụ thể trong khu vực ASEAN. Việt Nam cần khai thác hiệu quả vai trò và vị trí của những nước này trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, mặc dù khó khăn của Việt Nam trong quan hệ thương mại với các quốc gia ASEAN-6 là không hề nhỏ Đối với thị trường Indonesia, Việt Nam cần nắm bắt những đặc điểm đặc biệt của đất nước này để có chiến lược lựa chọn sản phẩm và thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu phù hợp, đặc biệt cần có giải pháp khắc phục những khó khăn khi tiếp cận xuất khẩu sang thị trường này như: sức tiêu thụ hàng hóa yếu; hơn 86% dân số đặc điểm Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào đất nước theo đạo Hồi, nên các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm đều phải có chứng nhận là hàng “halal” (tiêu chuẩn đạo Hồi) Quy định đối với mặt hàng nhập khẩu chưa minh bạch và phức tạp. Đối với thị trường Philippines, Philippines khẳng định đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều mặt hàng nông – thủy sản của Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhạy bén nắm bắt cơ hội việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại tốt vào thị trường này Đồng thời, trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao chất lượng các sản phẩm thịt gia súc gia cầm cụ thể là thịt heo, thịt gà để xuất sang thị trường này vì đây cũng là những sản phẩm thị trường Philippines tiêu thụ nhiều. Đối với thị trường Malaysia: trong những năm gần đây thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trung bình 20%/năm Trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ còn giữ ở mức cao bởi tất cả những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia Hơn nữa, Malaysia còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng sản xuất trong nước. Đối với thị trường Singapore: tiềm năng mở rộng hợp tác thương mại với
Singapore là rất lớn Tuy nhiên, Singapore là một thị trường xuất khẩu khó tính, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản 158 phẩm…Không những thế, các doanh nghiệp cần cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp… để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu song phương giữa Việt Nam và Singapore trong tương lai Đối với thị trường Thailand: Đặc thù của thị trường Thailand cho phép doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hóa các kênh phân phối như ngoài việc xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công hàng hóa sang Thailand thông qua các kênh phân phối của Thailand tại Việt Nam Hiện nay, điểm yếu khiến hàng hóa Việt Nam chưa chiếm lĩnh tốt thị trường Thailand không đến từ chất lượng mà từ việc am hiểu nhu cầu thị trường và khâu quảng bá thương hiệu Do vậy, khắc phục được điều này là lực đẩy quan trọng giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này Đối với thị trường Bruney: là thành viên nhỏ nhất trong ASEAN nhưng lại có tiềm lực kinh tế tương đối lớn, quan hệ thương mại giữa hai nước đạt ở mức rất thấp và còn có nhiều khó khăn, cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản phẩm… Đối với ba thị trường mới nổi Myanmar, Laos và Cambodia: là những thị trường mới nổi tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng hiệu quả những thuận lợi để khai thác, tận dụng, phát triển hàng hóa tại ba thị trường này đó là sự thuận lợi lớn trong vận chuyển, họ là nhóm nước phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực, có nhiều chương trình hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng CLV (Cambodia-Laos-Việt Nam, CLMV (Cambodia-Laos Myanmar-Việt Nam)… Song song đó là những lợi ích từ các chương trình hợp tác khu vực như khai thác cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa (cơ chế một cửa một điểm dừng), lợi thế khi về giá cả, chất lượng…
Phát triển thương mại biên giới với các nước láng giềng Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác với các nước có chung biên giới để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thương mại biên giới Thứ hai, cần tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn đầu tư nâng cấp Thứ ba, cần điều chỉnh mức kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại biên giới tại những khu vực biên giới, tập trung hỗ trợ thương nhân Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về phát triển thương mại biên giới.
4.3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế ảnh hưởng của yếu tố cản trở xuất khẩu
Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi để tạo ra sự khác biệt là giải pháp quan trọng giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh tốt hơn tại thị trường này Việt Nam cần sản xuất những mặt hàng mang tính bổ sung và chọn lựa những mặt hàng khác biệt để thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại Ví dụ, không thể xuất gạo sang Thailand bởi đây là thị trường sản xuất khá nhiều gạo nhưng có thể xuất sang Philippines, Indonesia - những thị trường không có sự cạnh tranh về mặt hàng này Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may bởi ở thị trường ASEAN, dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất cao Đồng thời có chiến lược tiếp thị, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới có thể chiếm lĩnh tốt thị trường Doanh nghiệp phải tự nhận thức được sự sống còn của mình để vượt qua được khó khăn, không tự chủ động thì cơ hội sẽ qua đi
Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống logistic phục vụ xuất khẩu Hình thành khung kết nối hạ tầng theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đồng thời kết nối được một cách tương đối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với khung hạ tầng kết nối khu vực ASEAN, nhất là các tuyến trục chính thuộc các hành lang Đông Tây Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế Hoàn thiện chính sách pháp luật về logistics Theo đó, bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ logistics Khuyến khích doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics
Một số kiến nghị
Thứ nhất, nắm bắt được các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm Thứ hai, triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Thứ ba, chủ động tìm kiếm, nắm bắt thông tin, các quy định, rào cản của thị trường nước ngoài
Thứ tư, thực hiện xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sản phẩm, phối hợp cùng các tổ chức, hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
Thứ năm, thay đổi tư duy và cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức lại sản xuất.
Hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp khai thác các thị trường khu vực
Hỗ trợ thông tin về các thị trường mới nổi trong khu vực cũng như thông tin về các rào cản thương mại mới
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, ưu đãi của Ngân hàng phát triển Việt Nam và điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp góp phần hỗ trợ xuất khẩu.