1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển khu vực đông á thái bình dương và bài học kinh nghiệm cho việt nam

60 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Lạm Phát Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Của Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Đông Á - Thái Bình Dương Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Hoàng Trâm Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Mạnh Hiếu, Đỗ Trúc Linh, Vũ Quang Minh, Trịnh Phương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Phạm Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 6,87 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐƠNG Á THÁI B

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Xuân Trường

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Tổng quan về lạm phát 3

1.1.1 Khái niệm và đo lường 3

1.1.2 Phân loại lạm phát 3

1.1.3 Nguyên nhân gây nên lạm phát 3

1.1.4 Chi phí của lạm phát 5

1.2 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế 5

1.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế 5

1.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 6

1.2.3 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 7

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế 10

1.3.1 Tác động tiêu cực 10

1.3.2 Tác động tích cực 12

1.3.3 Các tác động khác 12

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐÔNG Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 14

2.1 Thực trạng lạm phát của các nước đang phát triển khu vực Đông Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2011-2020 14

2.2 Tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển khu vực Đông Á – Thái Bình Dương 17

2.3 Mô hình định lượng 24

2.3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 24

2.3.2 Dữ liệu và mô tả thống kê các biến 25

2.3.3 Các bước chạy mô hình 28

2.3.4 Kết quả ước lượng và thảo luận 30

Trang 3

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 34

3.1 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển Đông Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2020 34

3.1.1 Chính sách việc làm 34

3.1.2 Chính sách dân số 35

3.1.3 Chính sách thu hút đầu tư 37

3.2 Các chính sách liên quan đến lạm phát của các quốc gia đang phát triển Đông Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2020 39

3.2.1 Chính sách tài khóa 39

3.2.2 Chính sách tiền tệ 41

3.2.3 Chính sách lạm phát mục tiêu 43

3.2.4 Chính sách tỷ giá 44

3.3 Bài học rút ra với Việt Nam 45

3.3.1 Giải pháp chung 45

3.3.2 Giải pháp cụ thể 48

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tóm t t d li u các bi n trong mô hình 26 ắ ữ ệ ế

Bảng 2.2 Th ng kê mô tố ả các biến 27

Bảng 2.3 H s ệ ố tương quan giữa các biến s 28 ố Bảng 2.4 K t qu c a kiế ả ủ ểm định Breusch-Pagan LM 29

Bảng 2.5 K t qu c a kiế ả ủ ểm định Hausman 29

Bảng 2.6 K t qu kiế ả ểm định khuy t t t 29 ế ậ Bảng 2.7 K t qu ế ả ước lượng của mô hình 30

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hiệu qu kinh t xã h i cả ế ộ ủa đầu tư công (hệ ố s ICOR) 9

Hình 2.1 Lạm phát trung bình c a khu v c 14ủ ự Hình 2.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011-2022 (%) 15

Hình 2.3 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Mông Cổ (%) 16

Hình 2.4 Lạm phát c a m t s qu c gia trong khu v c 17ủ ộ ố ố ự Hình 2.5 GDP và tốc đ ộ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 18

Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và khu vực 19

Hình 2.7 Tăng trưởng GDP các quốc gia năm 2020 (%) 20

Hình 2.8 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020 21

Hình 2.9 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam 22

Hình 2.10 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Myanmar 23

Hình 2.11 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Trung Quốc 24

Trang 5

LỜI M Ở ĐẦ U

Lý do chọn đề tài

Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nh y c m c a các qu c gia Là m t trong s ch tiêu ạ ả ủ ố ộ ố ỉ

để đánh giá trình độ kinh t phát tri n c a m t qu c gia Song lế ể ủ ộ ố ạm phát cũng chính là công c gây tr ng i trong công cu c xây dụ ở ạ ộ ựng và đổi mới đất nước Chính sách ti n ề

tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng l m phát và ạ ảnh hưởng đến toàn b n n kinh t quộ ề ế ốc dân, đến đờ ối s ng xã h i ộLạm phát Viở ệt Nam đang nổi lên là m t vộ ấn đề đáng quan tâm về vai trò c a ủ

nó đối với sự phát triển kinh tế Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải hiện nay lạm phát nước ta đang ở ức cao Đặ m c biệt là sau khi đạ ịi d ch Covid 19 di n ra ễ

và nó đã và đang là kẻ phá hoại có tác động xấu đến tất cả các hoạt động kinh tế thế thế Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan Cùng v i s phát triớ ự ển đa dạng và phong phú c a n n kinh t và nguyên nhân ủ ề ếcủa lạm phát cũng ngày càng phức tạp Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước

ta theo định hướng xã h i ch ộ ủ nghĩa có sự điều ti t cế ủa Nhà nước, vi c nghiên c u v ệ ứ ềlạm phát tìm hi u nguyên nhân và các bi n pháp ch ng l m phát có vai trò to l n góp ể ệ ố ạ ớphần vào s nghiự ệp đất nước

Vì v y chúng em chậ ọn đề tài “ Tác động c a lủ ạm phát đến tăng trưởng kinh t ếcác nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và bài h c kinh nghi m ọ ệcho Việt Nam” để có th nghiên c u lể ứ ạm phát kĩ hơn về tình hình th giế ới cũng như các nước khu vực để qua đó chúng em có thể rút ra các bi n pháp kh c ph c làm gi m ệ ắ ụ ả

sự l m phát trong thạ ời kỳ h u Covid 19 kinh t mậ ế ở c a trử ở l i và rút ra bài h c, phát ạ ọtriển đồng bộ cho Việt Nam

M ục tiêu nghiên c u

Đề tài thực hiện để tìm hiểu về thực trạng của lạm phát các nước đang phát ởtriển khu vực Đông Á Thái Bình Dương từ năm 2011- -2020 nhằm đưa ra giải pháp, bài h c cho Viọ ệt Nam, giúp đất nước phát tri n m t cách toàn di n ể ộ ệ

Nhi ệm v nghiên c u ụ ứ

Thứ nh t: Tìm hi u khái quát v l m phát ấ ể ề ạ

Trang 6

Thứ hai: Phân tích th c tr ng và ự ạ ảnh hưởng c a lủ ạm phát đến tăng trưởng kinh

tế của các qu c gia trong phố ạm vi nghiên c u ứ

Thứ ba: Bài h c kinh nghi m cho Vi t Nam ọ ệ ệ

Trong quá trình nghiên cứu đề tài ch c ch n còn nhi u sai sót, chúng em kính ắ ắ ềmong s góp ý chân thành c a th y cô và các b n hự ủ ầ ạ ọc để ể ti u luận được hoàn thi n ệhơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan v l m phát ề ạ

1.1.1 Khái ni ệm và đo lường

“Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và

sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác” Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm

phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)

Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát Chính

là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác nhau Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t:

“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200%” Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh

tế nghiêm trọng

“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%” Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil, Nếu trong lạm phát phi

mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

1.1.3 Nguyên nhân gây nên lạm phát

- Lạm phát kỳ vọng bóng ma quá khứ, được xem là áp lực lớn nhất Kiá cả - hàng hóa tăng trong khi thu nhập giảm, tỷ lệ không nhỏ người lao động chưa có hoặc chưa quay lại làm việc; cộng thêm những bất ổn do dịch bệnh và biến động của địa chính trị thế giới sẽ tác động lớn đến kỳ vọng lạm phát của người dân Đây là yếu tố khó đoán định và kiểm soát

- Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản

Bài tập Xây dựng kế hoạch và mục tiêu…

Phát triển

kĩ năng 100% (12)

8

LGBT - Vấn đề phân biệt đối xử với cộng…

Phát triển

kĩ năng 100% (11)

25

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN NHANH…

Phát triển

kĩ năng 93% (15)

25

Tiểu-luận - Khủng hoảng 1/4 cuộc đời

Trang 9

lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển tiền

tệ Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng Trung ương

có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát

- Nhập khẩu lạm phát xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài)

và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh Dấu hiệu nhập khẩu lạm phát

đã xuất hiện khá rõ nét khi kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước trong khi số lượng nhập một số mặt hàng có dấu hiệu giảm, như: sắt thép, phế liệu sắt thép, than, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hạt điều, than…

- Khi Chính phủ gia tăng đầu tư và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, sẽ làm tăng tổng cầu Việc duy trì liên tục chi tiêu công ở mức cao dẫn đến tăng mức giá, gây ra lạm phát Đầu tiên, bội chi NSNN tăng dần theo thời gian do liên tục tăng chi tiêu công cao Tăng chi NSNN để kích cầu tiêu dùng, kích thích đầu tư và tăng đầu

tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao Đồng thời, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao Khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây ra nguy cơ lạm phát tăng

- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế Khi mà tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng

tỷ lệ lạm phát Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm tức là đồng nội tệ tăng lên, giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải

- Tăng trưởng khu vực sản xuất thực của nền kinh tế có mối quan hệ dương, chặt chẽ và cùng chiều với tốc độ tăng chỉ số CPI với hệ số co giãn Các kết quả nghiên cứu về lạm phát tại các nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, bao gồm cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số CPI và tăng trưởng khu vực thực là ngược chiều, có nghĩa

là việc gia tăng sản lượng của nền kinh tế sẽ tác động làm giảm chỉ số CPI trong dài hạn (trong khi đó, Việt Nam lại ngược lại)

- Trong dài hạn, việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, hệ số co giãn giữa biến CPI và LS là 0,01 với mức ý nghĩa thống kê là 1%, so với các nước chuyển dịch cơ cấu từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường thì hệ số này không phải là quá lớn (hệ số co giãn bình quân này tại các nước Đông Âu là 0,08)

- Chi tiêu Chính phủ và kim ngạch nhập khẩu là yếu tố quan trọng tác động tới chỉ số CPI trong dài hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, chi tiêu Chính phủ không phải là nhân tố chính làm tăng chỉ số CPI (như đã phân tích ở trên, trong ngắn hạn, việc tăng chi tiêu Chính phủ là một trong những nguyên nhân chính làm tăng CPI, chỉ sau nhân tố kỳ vọng về lạm phát của công chúng)

Trang 10

1.1.4 Chi phí của l m phát

Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu

- Tiền lương

Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp

sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện Vòng xoáy đi lên của tiền lương

và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ

- Thuế gián thu

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát  đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại

lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá

Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỉ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm

tỉ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát

- Giá nguyên liệu nhập khẩu

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu

mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỉ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước

Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh

và lạm phát sẽ bùng nổ

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được, như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980

1.2 Tổng quan v ề tăng trưở ng kinh t ế

1.2.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh t ế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng,chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi"trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế.Hiện nay,trên thế giới người ta

Trang 11

thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình(dù là sản xuất trong nước hay nước ngoài)trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó(thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định thường là một năm)

1.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh t ế

Từ việc khái quát các mô hình tăng trưởng kinh tế,xét trên gốc độ các yếu tố đầu vào và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào có thể thấy có các dạng mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu, các mô hình được nghiên cứu là mô hình cổ điển, mô hình Keynes và mô hình tân cổ điển

Các nhà học thuyết tiêu biểu của mô hình tăng trưởng kinh tế Cổ điển: William Petty, Adam Smith, David Ricardo… Quan điểm chung về mô hình: 3 nguồn lực cơ bản để tăng trưởng phát triển kinh tế là đất đai, lao động, vốn Trong các yếu tố đó thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng cơ chế thị trường có khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề của nền kinh tế, từ việc nghiên cứu các nguồn lực, các nhà kinh tế cổ điển khuyến nghị về chính sách: để mở rộng giới hạn tăng trưởng kinh tế, chính phủ phải đẩy mạnh nhập khẩu lương thực Nhưng nếu quốc gia nào cũng nhập khẩu lương thực thì tăng trưởng kinh tế sẽ không thực hiện được

Các nhà kinh tế cổ điển khuyến nghị chín phủ phải mở rộng bờ cõi Tóm lại, h

mô hình cổ điển có nội dung khá đơn giản, tuy nhiên có ý nghĩa nhất định

Trang 12

can thiệp của Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bằng việc tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư; Ngân sách Nhà nước là công

cụ quan trọng để kích thích đầu tư tư nhân; Tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng

Xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu chuyển sang giai đoạn độc quyền, mô hình kinh tế cổ điển không còn phù hợp nữa

Trường phái tân cổ điển dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế, theo họ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng

Các nhà tân cổ điển rất chú ý tới những vấn đề kinh tế - kỹ thuật thuần túy, tham vọng giải quyết những vấn đề kinh tế tách khỏi môi trường chính trị; sử dụng mô hình, công cụ toán học để phân tích kinh tế; đưa ra hàng loạt khái niệm mới (lợi ích giới hạn; sản phẩm giới hạn, năng suất giới hạn…) nhưng họ lại giữ nguyên kết luận của trường phái cổ điển

Tóm lại: Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng mô hình “cổ điển mới”

đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới

1.2.3 Các y u t ế ố tác động đ n tăng trưế ởng kinh t ế

Trong quá trình phát triển kinh tế, dân số đông sẽ vừa là một lợi thế, vừa là một điểm yếu đối với sự phát triển kinh tế đất nước Cơ cấu dân số đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế quốc dân

Từ trước đến nay trên toàn thế giới, thông qua các nghiên cứu đều chỉ ra kinh tế

và dân số luôn có mối liên hệ mật thiết đến thăng trầm kinh tế trong một quốc gia Thomas Malthus (1766 - 1834) - nhà kinh tế học người Anh đã viết: “Nếu mọi người sinh sản với mức tối đa, sản xuất lương thực và nông nghiệp sẽ không theo kịp, dẫn đến tình trạng chết đói hàng loạt Nhưng khi dân số tăng lên, các công nghệ hiện đại

sẽ ra đời hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác” Tại các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao sẽ tác động tới GDP bình quân đầu

Trang 13

người theo chiều hướng phụ thuộc vào bản chất tác động lên GDP bình quân đầu người Trong trường hợp tăng trưởng dân số cao đóng góp nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế phát triển, khi đó GDP bình quân đầu người tăng Ngược lại, tại quốc gia không có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, dân số tăng không chỉ không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo nền kinh tế trở nên trì trệ, GDP bình quân đầu người sẽ sụt giảm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng của một quốc gia Nó là sản phẩm của việc duy trì và kiên định chính sách mở cửa kinh tế và gọi vốn đầu tư và công nghệ quốc tế

Theo đánh giá của ADB, trong vòng 30 năm qua, GDP của các nước đang phát triển khu vực châu Á đã tăng 7,5 lần (tính theo sức mua tương đương) cao hơn mức - tăng trung bình của thế giới là 3 lần; thu nhập bình quân đầu người khu vực châu Á tăng hơn 4 lần trong khi thu nhập bình quân đầu người thế giới chỉ tăng tương đương

2 lần và dự kiến đến năm 2030, kinh tế khu vực châu Á sẽ chiếm 2/3 quy mô kinh tế thế giới Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng nhanh của khu vực này là sự gia tăng nhanh và chưa có xu hướng dừng lại của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong 10 năm qua, Việt Nam vẫn duy trì mức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân 15 – 20 tỷ USD vốn đăng ký mỗi năm Khi hội nhập quốc tế sâu hơn, Việt Nam còn được hưởng lợi hơn nữa dòng vốn FDI vì các hiệp định này sẽ tiếp tục khơi thông dòng vốn sẵn có tại các nước trong khối vốn đã có quan hệ với Việt Nam Song song với sự gia tăng của FDI là tác động lan truyền của công nghệ quốc tế sẽ được chuyển giao chính thức và phi chính thức vào các ngành sản xuất tương ứng của Việt Nam Đây là một trong những nhân tố cơ bản ngày càng có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong tương lai

Việc thực hiện đầu tư công trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy phát triển và lan tỏa trong toàn nền kinh tế Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lãng phí, chất lượng công trình thấp, giải ngân vốn đầu tư công

Trang 14

chậm, dẫn đến việc chậm đưa công trình vào sử dụng, qua đó ảnh hưởng đến tác động lan tỏa của đầu tư công

Đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra trong từng thời kỳ kế hoạch Giai đoạn 2016 2020, Quốc hội - -

đã ban hành Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020, Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 về -điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020 nhằm thúc đẩy thực -hiện hiệu quả đầu tư công Kế hoạch đã xác định tổng mức vốn đầu tư công là 2 triệu

tỷ (trong đó 1,12 triệu tỷ đồng vốn ngân sách trung ương và 880 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương)

Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các bộ, ngành và địa phương đạt 1.815.556 tỷ đồng, bằng 90,8% tổng mức vốn được Quốc hội thông qua cho 11.000 dự án (giảm 1 nửa

so với giai đoạn 2011-2015)

Trong đó, số dự án hoàn thành là 7.354 dự án, bằng 66,2% tổng số dự án (Số dự

án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 hoàn thành trong giai đoạn 2016- 2020 là 4.547 dự án, dự án khởi công mới hoàn thành ngay trong giai đoạn 2016-2020 là 2.807 dự án), khởi công mới 4.208 dự án

Hình 1.1 Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư công (hệ số ICOR)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 15

1.2.3.4 Yếu t t l th t nghi p ố ỷ ệ ấ ệ

Việt Nam là một trong số ít nước có thế hệ dân số vàng với khoảng gần 50 triệu lao động trong độ tuổi được đào tạo tương đối tốt nhưng mức lương trung bình so với mặt quốc tế là khá thấp (thấp hơn khoảng 30% so với Trung Quốc, Ấn Độ) Nhìn thấy lợi thế này, gần đây nhiều hãng điện tử, công nghệ cao trên thế giới đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam với những dự án hàng tỷ USD thay vì vào Trung Quốc hay các quốc gia truyền thống ở khu vực Đông Nam Á

Diễn biến phân luồng đào tạo tích cực trong mấy năm gần đây ở Việt Nam theo hướng chuyển mạnh hơn vào đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật thay vì đổ xô học đại học, cao học được kỳ vọng là sẽ khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ vốn tồn tại trong một thời kỳ dài Đội ngũ công nhân lành nghề sau khi hết thời hạn xuất khẩu lao động ở các nước phát triển cũng là một xu thế mới bổ sung cho chất lượng của đội ngũ lao động ở nước ta Hơn nữa, điều khoản tự do di chuyển lao động trong khối các nước thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN là một nhân tố khác có tác động tích cực tới lực lượng lao động ở Việt Nam trong những thập niên tới Sự cải thiện về chất lượng lao động với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp là một lợi thế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

1.3 Ảnh hưởng c ủa lạm phát đố ới tăng trưởi v ng kinh t ế

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suất danh nghĩa

sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng

Trang 16

1.3.1.2 Thu nhập th ực tế

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ

Lạm phát cao làm cho những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ

Lạm phát của quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả - hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn

Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những

Trang 17

kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo

1.3.2 Tác động tích c c

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước -đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội

- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được mở rộng

- Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu giúp sản xuất phát triển Tác động đến kinh tế và việc làm: Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì làm tăng khối tiền lưu thông, cung cấp thêm vốn cho đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng Chính phủ và nhân dân Lạm phát và thất nghiệp tỉ lệ nghịch với nhau: lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại

1.3.3 Các tác động khác

Do khi lạm phát cao xảy ra,để tránh thiệt hại lượng tiền mọi người cần giữ sẽ giảm thiểu và do đó số lần đi đến ngân hàng sẽ tăng lên,hao tốn công sức và lãng phí thời gian

Tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và giá đầu ra biến động không ngừng gây ra sự mất ổn định đối với nhà sản xuất,chi phí sản xuất tăng cao.Sự mất giá của đồng tiền làm cho nghiệp vụ kế toán không còn chính xác nữa.Những doanh nghiệp

có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn

Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ,tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa,làm mất cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường.Đồng thời do đồng tiền đang bị mất giá nên không ai muốn giữ tiền.Tiền nhanh chóng bị đẩy ra kênh lưu thông.Do có nhiều

Trang 18

người tham gia vào lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn,tốc độ lưu thông tiền tăng vọt và điều này càng thúc đẩy lạm phát gia tăng

Lạm phát làm cho quan hệ thương mại,tín dụng, ngân hàng bị thu hẹp Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc giảm sút quá nhanh của đồng tiền, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những các nhân, doanh nghiệp đang có lượng tiền nhàn rỗi trong tay Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, hệ thống ngân hàng phải luôn

cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát Khi tỷ lệ lạm phát cao, muốn lãi suất thực tế ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên khi đi cùng với tỷ lệ lạm phát Trong khi đó, người đi vay là những người có lợi từ sự mất giá đồng tiền Do vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế

nước

Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa Khi lạm phát xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phá hủy do biến động giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn Khi đó khó có thể phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt hay kém Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, giảm các nguồn thu Do đó, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, phúc lợi hay các khoản đầu tư của nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực đều bị cắt giảm Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện

Lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định

Trang 19

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞ NG CỦA L ẠM PHÁT ĐẾ N

TĂNG TRƯỞ NG KINH TẾ C ỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRI N KHU V Ể ỰC ĐÔNG Á THÁI BÌNH DƯƠNG -

2.1 Th c tr ng l m phát cự ạ ạ ủa các nước đang phát triển khu vực Đông Á –

Thái Bình Dương trong giai đoạn 2011-2020

Lạm phát trung bình ở các quốc gia trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn này nhìn chung khá ổn định, không có biển động lớn Năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, lạm phát trung bình của khu vực là 6,32% Sau đó, chỉ số này giảm dần và giữ ổn định ở mức 2 4% Năm 2020, lạm phát -của khu vực giảm xuống mức thấp nhất giai đoạn, chỉ 1,22%

Hình 2.1 Lạm phát trung bình của khu vực

Hầu hết các quốc gia trong vực duy trì được mức lạm phát ổn định sau khi lạm phát tăng cao giai đoạn 2008 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế -giới 2007 2008 Sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nước trong khu vực ghi nhận -mức lạm phát giảm (Trung Quốc là 2,4% năm 2020 so với 2,9% năm 2019; Indonesia giảm từ 3% năm 2019 xuống 1,9% năm 2020, Mông Cổ ghi nhận mức giảm sâu từ 7,3% xuống 3,7%)

Một số nước trong khu vực còn chứng kiến tình trạng giảm phát do nhu cầu tiêu dùng đi xuống, bởi tác động của đại dịch Đó là các quốc gia Fiji, Malaysia, Thái Lan, Samoa, và Tonga với lần lượt là -2,6%, -1,2%, -1,6%, -0,9% và -0,4%

Trang 20

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2020 đã có sự thay đổi cực kỳ mạnh mẽ từ lạm phát 2 con số trong năm 2011 và sau đó xuống lạm phát 1 con số và giữ ổn định ở mức 4% ở trong giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.68%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020

Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa

và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0.63% vào năm

2015

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ

ổn định ở mức 4%

Hình 2.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011-2022 (%)

Giai đoạn 2011-2015 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam Trong giai đoạn 2011 – 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 9.09% năm 2012, 6,59% năm 2013, 4.08% năm 2014 và 0,63% năm 2015

Trang 21

Tỷ lệ 0,63% là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát Theo Tổng cục Thống kê, mức lạm phát 2015 đã xuống thấp như vậy, chủ yếu là nhờ giá dầu trên thế giới giảm mạnh

Năm 2020, dịch COVID 19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng lên 3,22% so với mức 2,8% năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%

-Mông Cổ có tình hình tăng trưởng kinh tế và lạm phát tương đối không ổn định trong giai đoạn 2011 2020 Nhìn chung, lạm phát và tốc độ tăng GDP đi cùng chiề- u trong thời kỳ này

Tuy nhiên, do lạm phát thường ở mức cao hơn tốc độ tăng GDP với khoảng cách khá lớn, nhất là 5 năm đầu từ 2012 2016 Trong giai đoạn 2016 2018, dù tăng - -trưởng kinh tế lớn hơn lạm phát nhưng tỷ lệ này cũng khá nhỏ

Hình 2.3 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Mông Cổ (%)

Trang 22

Hình 2.4 Lạm phát của một số quốc gia trong khu vực

Biểu đồ 2.4 cho thấy những quốc gia có quy mô nền kinh tế nhỏ thường có sự biến động lạm phát lớn Những nền kinh tế này dễ chịu tác động của môi trường kinh

tế vĩ mô toàn cầu Lạm phát của Fiji, Samoa và Tonga giảm từ năm 2011 nhưng vẫn liên tục thay đổi và đồng loạt tăng cao trong giai đoạn 2016 2018 (cao nhất là Tonga -với 7,52% năm 2017)

Trong khi đó, với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc thì lạm phát giai đoạn này khá ổn định quanh mức 2% Từ đầu giai đoạn, lạm phát của nước này giảm xuống

và luôn có ít sự biến động Ngay cả tác động của dịch bệnh Covid 19, chỉ số vĩ mô này vẫn giữ ở mức 2,42% năm 2020

Thái Bình Dương

Trong giai đoạn 2011 2020, GDP của các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đều tăng trưởng dương, tuy nhiên tốc độ này không đều giữa các năng, và các quốc gia trong khu vực

Trang 23

-Hình 2.5 GDP và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020

Tổng GDP của 19 quốc gia trong khu vực tăng trưởng 65,77% trong 10 năm, từ 10067,67 tỷ USD vào năm 2011 tới mức 17228,97 tỷ USD Trong 7 năm từ 2012 đến

2018, GDP của khu vực tăng trưởng ổn định trên 6,5%/năm Đến năm 2019, con số này chậm lại còn 5,8% và đỉnh điểm vào năm 2020, do sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới, GDP của khu vực này dù tăng trưởng chậm lại -nhưng vẫn giữ được mức dương, đạt 1,4%

Không có gì phải bàn, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất cũng như phát triển nhất trong khu vực GDP của quốc gia này chiếm trên 80% GDP của cả khu vực và còn có xu hướng gia tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn lớn hơn bình quân của các khu vực

Trang 24

Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và khu vực

Trong thập niên vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng cao trên 6%/năm, so với chỉ 2 3%/năm ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây Năm 2020, -

dù bị tác động xấu bởi đại dịch Sars-Covid-2, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều ghi nhận mức tăng trưởng âm, GDP nước này vẫn ghi nhận mức tăng 2,35%

Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng GDP 2,3% Tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 là 5,1%, cũng dẫn đầu hầu hết các nền kinh tế trên thế giới

Theo số liệu Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố sáng 18/01, GDP của nước này trong năm 2020 đạt 101.598,6 tỷ CNY (tương đương 15.679 tỷ USD), tăng 2,3% so với năm 2019 Tăng trưởng GDP quý I, II, III và IV lần lượt là -6,8%, 3,2%, 4,9% và 6,5% Giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp đạt 7.775,4 tỷ CNY (tương đương 1.200 tỷ USD), tăng 3%; ngành công nghiệp đạt 38.425,5 tỷ CNY (tương đương 5.930 tỷ USD), tăng 2,6%; ngành dịch vụ đạt 55.397,7 tỷ CNY (khoảng 8.549

tỷ USD), tăng 2,1% Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19 trong giai đoạn đầu, đặc biệt là trong quý I/2020, tuy nhiên sau đó kinh tế Trung Quốc đã có những bước phục hồi mạnh mẽ

-Ngoài Trung Quốc, chỉ có một số ít quốc gia trong khu vực duy trì được tăng trưởng dương, trong đó có Myanmar với 3,17%; Lào với 0,5%; Việt Nam với 2,91%; nổi bật nhất là Timor-Leste đạt mức tăng trưởng ấn tượng với con số 10,37%

Trang 25

Hình 2.7 Tăng trưởng GDP các quốc gia năm 2020 (%)

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch

và ghi nhận mức tăng trưởng âm Những nước ghi nhận GDP sụt giảm trên 5% đó là: Fiji (15,71%), Malaysia (5,65%), Philippines (9,57%) và Vanuatu (6,81%) Có thể nhận thấy những quốc đảo Thái Bình Dương và những nước phụ thuộc vào hoạt động dịch vụ, du lịch bị tác động lớn nhất, do những hoạt động kinh tế này gần như bị tê liệt trong thời kỳ dịch bệnh

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid 19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy -trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%

Trang 26

Hình 2.8 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid 19 thì đó là một thành công của -nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD) (Số liệu theo IMF)

2.3 Thực trạng tác động của lạm phát tới tăng trưởng

 Việt Nam giai đoạn 201 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ khá đồng nhất Từ năm 2012 đến năm 2015, lạm phát giảm mạnh từ mức khá cao 9,09% năm 2012 xuống mức 0,63% năm 2015 Trong khi đó, tốc độ tăng GDP cũng đi lên liên tục qua các năm: đạt 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68% lần lượt vào năm

2-2012, 2013, 2014, 2015

Trong thời kỳ sau đó, nói chung lạm phát và tăng trưởng GDP không còn quá

rõ ràng Lạm phát tăng từ mức khá thấp 0,63% năm 2015 lên quanh mốc 3% vào các năm sau đó thì GDP cũng có xu hướng đi lên và duy trì ổn định ở khoảng 7% Ngoại trừ năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid 19, kinh tế tăng trưởng chậm lại đáng -

kể, chỉ đạt mức tăng 2,91% nhưng lạm phát vẫn biến động nhẹ từ mức 2,8% năm

2019 lên 3,2% năm 2020

Trang 27

Hình 2.9 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam

Đối với Myanmar, sự tác động của lạm phát tới tăng trưởng GDP khá phức tạp trong giai đoạn 2012 2019 Trong 2 năm đầu, từ 2012 đến 2014, lạm phát có xu hướng -tăng từ 1,47% lên 4,85% năm 2014 thì GDP cũng đạt mức tăng lần lượt 7,9% và 8,2% vào các năm 2013, 2014 so với mức 6,49% năm 2012

Đến năm 2015, khi lạm phát tăng mạnh lên 9,45%, tăng trưởng GDP cũng chậm lại rõ rệt, chỉ đạt 3,28% Năm sau đó, lạm phát giảm còn 6,93% và GDP tăng mạnh lên mức 10,51% Tuy nhiên, khi lạm phát tiếp tục giảm tới 4,57% năm 2016, GDP cũng chỉ còn đạt mức tăng 5,75% Kể từ đây đến hết giai đoạn, lạm phát và tăng trưởng GDP đồng biến với nhau

Nhìn chung, lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar giai đoạn này biến động khá mạnh và không đồng đều Biên độ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát thay đổi liên tục, điều đó cho thấy nền kinh tế Myanmar khá bất ổn và có nền tảng tăng trưởng không vững chắc

Trang 28

Hình 2.10 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Myanmar

Trung Quốc là quốc gia hiếm hoi duy trì được lạm phát rất ổn định trong khoảng 1,5% - 3% từ năm 2012 2020 bất kể chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới -hay đại dịch Covid 19 Tăng trưởng GDP của nước này cũng rất ấn tượng trong suốt -giai đoạn, tuy có xu hướng tăng trưởng chậm lại nhưng luôn đạt trên 6%, ngoại trừ năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh, GDP cũng ghi nhận mức tăng 2,42%, rất ấn tượng so với các nền kinh tế lớn khác

Biên độ chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, bên cạnh đó cũng khá ổn định trong phần lớn giai đoạn

Những điều này cho thấy Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, ổn định và có nền tảng tăng trưởng vững chắc, ngay cả khi đối mặt với các thách thức bên ngoài và điều kiện không thuận lợi

Trang 29

Hình 2.11 Tăng trưởng GDP và lạm phát của Trung Quốc

2.3 Mô hình định lượng

2.3.1 Mô hình và gi thuy t nghiên c u ả ế ứ

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng khác nhau tại các quốc gia trên thế giới đã được tiến hành nhằm kiểm định mối quan hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn Trên thực tế, tuỳ theo tình hình của mỗi quốc gia, mỗi khu vực

mà mối quan hệ này có thể cùng chiều và cũng có thể ngược chiều Trong nghiên cứu của mình, Khan & Senhadji (2001) đã tìm ra ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11 12%/năm, các nước công nghiệp khoảng 1 3%/năm và cho rằng nếu - -lạm phát vượt qua ngưỡng mới này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê (2015) sử dụng phương pháp tự hồi quy với mẫu nghiên cứu 17 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam giai đoạn từ năm

2000 - 2012, đã khẳng định mối quan hệ phi tuyến này, cho thấy tồn tại ngưỡng lạm phát 11%-12% mà khi lạm phát vượt trên ngưỡng này sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Mặt khác, Lê Thị Phương Loan (2018) áp dụng mô hình VECM

từ dữ liệu chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ 1989 - 2016, qua

đó cho thấy, tại Việt Nam, lạm phát có tác động một chiều đến tăng trưởng kinh tế và

dự báo 3,5%/năm là ngưỡng lạm phát phù hợp cho Việt Nam Dựa trên các kết quả nghiên cứu sẵn có này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng biến lạm phát là biến kiểm soát để xem xét tác động của nó đến biến phụ thuộc GDP như là một thước đo

Trang 30

cho tăng trưởng kinh tế trong mô hình định lượng Ngoài ra, nhóm còn sử dụng một

số biến độc lập nữa là biến dân số, biến dòng chảy vốn FDI, biến tỷ lệ thất nghiệp Lao động, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ thất nghiệp là những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia theo nhiều lý thuyết tăng trưởng và nhiều nghiên cứu thực chứng trên thế giới Cao Thị Ánh Tuyết (2018) sử dụng dữ liệu bảng của 17 nền kinh tế mới nổi đang phát triển và các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng cố định (FEM), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tổng quát tối thiểu (GLS) đã chứng minh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đội ngũ lao động là những nhân tố góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Khi dân

số tăng, số người trong độ tuổi lao động của một quốc gia cũng sẽ tăng theo, cùng với

tỷ lệ thất nghiệp thấp, quốc gia sẽ có lợi thế nguồn lao động dồi dào thích hợp cho tổ chức sản xuất, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào khu vực sản xuất thâm dụng lao động giá rẻ, do đó sản lượng đầu ra của nền kinh tế có xu hướng tăng Chính vì vậy, nhóm quyết định sử dụng các biến độc lập trong mô hình định lượng là lạm phát, dân số, nguồn vốn FDI và tỷ lệ thất nghiệp để nghiên cứu tác động của các nhân tố này đến biến phụ thuộc là GDP - một thước đo của tăng trưởng kinh tế

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, nhóm đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Quy mô thị trường và dòng vốn FDI được thể hiện bằng tỷ trọng vốn ròng trên GDP đóng góp vào quy mô kinh tế của các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong thời gian nghiên cứu -

Giả thuyết 2: Tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nghiên cứu

Giả thuyết 3: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

2.3.2 Dữ li u và mô t thả ống kê các bi n ế

Nhóm lựa chọn mô hình nghiên cứu định lượng nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố: lạm phát, dân số, nguồn vốn FDI, tỷ lệ thất nghiệp tới GDP của 19 quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương (Campuchia, Trung Quốc, - Fiji, Indonesia, Kiribati, Lào, Malaysia, Micronesia, Mongolia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Solomon Islands, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, Vanuatu, Việt Nam) trong giai đoạn 2011-2020 Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w