Tổng quan tài liệu Đã có một số tác giả nghiên cứu về chủ đề Hội nhập quốc tế ảnh hưởng tới sinh viên như thế nào như: Tác động của hội nhập quốc tế đến đời sống tinh thần của sinh viê
Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trải qua quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo ra cơ hội cho thanh niên giao lưu, học hỏi và hợp tác với các quốc gia trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực Tuy nhiên, để thực hiện điều này, lực lượng sinh viên - những nhà nghiên cứu trẻ của đất nước, cần phải là những người tiên phong, tự tin hội nhập
Thứ nhất, Việt Nam sở hữu lợi thế về lực lượng lao động trẻ, năng lực và lòng kiên trì, tâm huyết Đặc biệt là sinh viên Việt Nam học có nhiều điểm mạnh nổi bật như: sự chăm chỉ và kiên nhẫn, tình thần cầu tiến, sự sáng tạo và tinh thần hợp tác, Bên cạnh đó, cũng còn nhiều điểm yếu đi kèm như: sự thiếu sự tự tin trong giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức và kỹ năng xây dưng mạng lưới, Tuy nhiên với sự nỗ lực và kiên nhẫn, những điểm yếu này có thể được vượt qua và sinh viên Việt Nam có thể thành công trong môi trường quốc tế Thanh niên Việt Nam nói chung và thế hệ sinh viên Việt Nam nói riêng không chỉ đem đến tiềm năng lớn để tham gia vào các sự kiện quốc tế mà còn gắn bó mạnh mẽ với sự nghiệp và lý tưởng chung, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước
Sự tăng cường các hoạt động đối ngoại, giao lưu, hợp tác và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế không chỉ mang lại cơ hội mà còn là thách thức lớn đối với toàn đất nước, đặc biệt là giới trẻ Điều này đòi hỏi tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải chủ động nắm bắt và thích nghi với thế giới bên ngoài, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, xu thế hội nhập trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam so với thế giới đã mở ra những khả năng mới trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập với cộng đồng quốc tế Nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức, đồng thời tận dụng xu hướng phát triển của thế giới
Tại Tọa đàm “Hội nhập quốc tế và cơ hội cho thanh niên Việt Nam” diễn ra vào ngày 28/12/2023 tại Bộ Ngoại giao , theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, với vị thế và quan hệ quốc tế mà Việt Nam đã xây dựng được từ trước tới nay đang mở ra
6 những cơ hội vô cùng lớn cho các bạn thanh niên, sinh viên để có thể tận dụng, phát huy thế mạnh của mình Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, hình thành rất nhiều công việc mới, ngành, lĩnh vực mới để các bạn trẻ thử sức Có rất nhiều cơ hội để lựa chọn công việc mong muốn của mình.đang không ngừng khẳng định vị thế mới Qua từng hoạt động nổi bật, thông điệp “một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế và cùng thế giới chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu” đã được truyền tải rộng rãi
Theo Thứ trưởng, với vị thế và quan hệ quốc tế mà Việt Nam đã xây dựng được từ trước tới nay đang mở ra những cơ hội vô cùng lớn cho các bạn thanh niên, sinh viên để có thể tận dụng, phát huy thế mạnh của mình Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, hình thành rất nhiều công việc mới, ngành, lĩnh vực mới để các bạn trẻ thử sức Có rất nhiều cơ hội để lựa chọn công việc mong muốn của mình
Hình 1.1: Toạ đàm có sự tham gia của ba diễn giả Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt,
Biên tập viên Ngọc Trinh và sinh viên Học viện Ngoại giao Trương Ngọc Ánh
Vì những lý do trên, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn “Tác động của hội nhập quốc tế tới sinh viên Việt Nam từ năm 2022 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của mình Đối với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ dùng các kiến thức, tài liệu số liệu đã được điều tra cùng những kiến thức chuyên ngành, liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn đề nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả của nghiên cứu đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của nghiên cứu xã hội học về tác động của hội nhập quốc tế tới sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên thế giới nói chung Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu tập trung mô tả tác động của quá trình hội nhập quốc tế lên sinh viên Việt Nam, chỉ ra những thay đổi cần thiết để các em thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa Mục tiêu là đưa ra định hướng giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập, phát triển bản thân trong bối cảnh mới này.
Nghiên cứu này không chỉ cung cấp nguồn tham khảo cho các đề tài liên quan mà còn đưa ra những khuyến nghị giá trị cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế Những khuyến nghị này giúp định hướng và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của họ trong thị trường lao động toàn cầu.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hội nhập quốc tế, đánh giá tác động của hội nhập quốc tế tới sinh viên Việt Nam
Bài viết nhận định về những hạn chế của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bao gồm: thiếu khả năng giao tiếp quốc tế, thiếu kỹ năng mềm, thiếu hiểu biết về văn hóa và xã hội các nước Để khắc phục, bài viết đề xuất các giải pháp như: tăng cường đào tạo ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bồi dưỡng kiến thức văn hóa các nước, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cập nhật với xu hướng phát triển của thế giới.
Nghiên cứu đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế phát triển và hội nhập.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính: Hội nhập quốc tế có tác động như thế nào đối với sinh viên Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Lực lượng sinh viên đã, đang và sẽ đóng góp cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng chương trình đào tạo về kỹ năng cần thiết cho sinh viên sẽ nâng cao khả năng thích ứng và phát triển trong môi trường hội nhập quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tư liệu, tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, tài liệu, số liệu sẵn có về thực trạng hội nhập của sinh viên Việt Nam
Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp xây dựng giả thuyết: Giả thuyết rằng những giải pháp chúng tôi đưa ra sẽ hiệu quả, chứng minh trên nhiều khía cạnh khác.
Bố cục đề tài nghiên cứu
Chương 1: Phân tích cơ sở lý luận về các tác động của hội nhập quốc tế đối với sinh viên Việt Nam từ 2022 đến nay
Chương 2: Tình hình hội nhập quốc tế đối với sinh viên Việt Nam và một số kết quả đạt được từ năm 2022 đến nay
Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế đối với sinh viên
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM TỪ 2022 ĐẾN NAY
Khái niệm hội nhập quốc tế
TS Trần Anh Tuấn cho rằng: “Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.” [26]
TS Trần Anh Tuấn “Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng.” [26]
Hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Với phương châm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội
Thứ nhất, hội nhập quốc tế về lĩnh vực chính trị thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam tập trung tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước ASEAN, các nước có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước có quan hệ truyền thống kết hợp các hoạt động ngoại giao với hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, du lịch và một số lĩnh vực khác phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Việt Nam với vai trò tích cực trong quá trình định hình các thể chế đa phương, luôn sẵn sàng đóng góp vào các công việc chung của thế giới Trải qua nhiều năm, Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình như một quốc gia có trách nhiệm, chủ động trong các hoạt động đối ngoại, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
11 thế ngày càng cao Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Điều đó đã củng cố thêm vị thế quốc tế của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”[6]
Thứ hai, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế mang lại cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ nhờ sự trao đổi, hợp tác và giúp đỡ từ các nền kinh tế trên thế giới Một ví dụ điển hình chẳng hạn như trong hội thảo “ASEAN 4.0: Tinh thần khởi nghiệp trong Cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Dato ‘Mohd Zamruni Khali, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam đã xác định nhân tạo trí tuệ như một thách thức đối với người lao động Điều này dẫn đến một tác động sâu sắc đến nền kinh tế quốc tế đang diễn ra quá trình hội nhập quốc tế [19] Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới qua các cấp độ (song phương, đa phương, khu vực) và theo các hình thức, khuôn khổ khác nhau, đối tác chiến lược, hiệp định (thương mại, đầu tư, môi trường), diễn đàn (APEC, ASEM ), tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á), trong đó, việc trở thành thành viện WTO là sự kiện quan trọng nhất đánh dấu một mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới Theo thống kê của Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Áo “Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%) Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm
2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng
12 kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%)”[28] Tuy nhiên, để cạnh tranh tồn tại, không bị bỏ lại phía sau cũng là thách thức lớn Điều này khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, nếu nhận thức đúng và nắm bắt được xu thế phát triển, các dòng chảy của cách mạng thế giới, gắn mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta với các quốc gia, dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, thì sẽ tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT
Tình hình chung của hội nhập quốc tế đến Giáo dục Việt Nam
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại hiện nay, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống quốc gia Trong bối cảnh đó, việc giao lưu, học hỏi và hợp tác với các nước trên thế giới trở nên cấp thiết đối với sinh viên Việt Nam nhằm phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Trong những năm qua, các cấp bộ Hội đã chú trọng tổ chức các hoạt động tạo môi trường giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức nhằm nâng cao khả năng hội nhập quốc tế Các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức về hội nhập, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, chủ động hội nhập quốc tế được các cấp bộ Hội triển khai theo nhiều hình thức như: Hội thi Olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc; Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh toàn quốc; Chương trình giao lưu “Gặp gỡ Việt Nam”; Chương trình Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu quốc tế giữa sinh viên Việt Nam với sinh viên nước ngoài được Hội Sinh viên các cấp quan tâm thực hiện, góp phần giới thiệu, quảng bá về văn hoá, con người Việt Nam Các hoạt động trang bị, huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội, các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho sinh viên được nhiều cơ sở Hội chú trọng, bước đầu triển khai có hiệu quả thông qua việc bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp Có nhiều trường đại học quốc tế có chương trình giảng dạy
13 được tổ chức tốt và dựa trên việc liên kết nước ngoài nên nguồn nhân lực đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn về trình độ ngoại ngữ Chẳng hạn như “Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV - British University Viet Nam) 100% vốn nước ngoài, cấp bằng công lập quốc tế tại các trường đại học Vương quốc Anh Giáo trình, chất lượng, khung chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo trình dựa trên sách giáo khoa tại một số trường đại học danh tiếng ở Anh để sinh viên có thể nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như tiếp tục học tập, gần gũi với nền giáo dục quốc tế” [27]
Các trường đại học và cao đẳng toàn quốc cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác và liên kết quốc tế , tiêu biểu ở các lĩnh vực văn hóa – giáo dục Các hình thức liên kết bao gồm đào tạo toàn bộ hoặc một phần ở Việt Nam, theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do cả hai trường hợp tác xây dựng Ngoài ra còn có hình thức chuyển nhượng chương trình đào tạo, cũng như các phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng Hơn nữa, hội thảo quốc tế và nghiên cứu khoa học cũng là các hoạt động quan trọng trong quá trình này Hội nhập quốc tế khuyến khích sinh viên Việt Nam phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và khả năng thích nghi với môi trường đa văn hóa Điều này giúp sinh viên trở nên tự tin hơn trong công việc và cuộc sống sau này Hội nhập quốc tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn trong việc tìm kiếm việc làm cho sinh viên Việt Nam Sinh viên có cơ hội tiếp cận với các công ty đa quốc gia và tổ chức quốc tế, và có thể tận dụng kiến thức và kỹ năng được học để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu
Ngày 19/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tiếp nhận, đào tạo, quản lý lưu học sinh nước ngoài giai đoạn 2016-2021 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2022-2030 Trong đó theo báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh đến từ 102 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và vùng lãnh thổ (năm 2019 đông nhất với trên 6.300 lưu học sinh)…Trong đó, 26,6% lưu học sinh diện hiệp định và 73,4% lưu học sinh ngoài hiệp định Lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam chủ yếu là trình độ đại học và các khóa ngắn hạn, số lượng học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khá khiêm tốn Có 80%
14 lưu học sinh là người Lào và Campuchia, tiếp đến là các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…[20]
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của lưu học sinh nước ngoài như những đại sứ văn hóa, cầu nối tình hữu nghị, đồng thời lưu ý đến việc đào tạo cần đảm bảo chất lượng, tuân thủ các thỏa thuận, đảm bảo đầu vào và đầu ra Bộ GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học được yêu cầu tăng cường thu hút sinh viên quốc tế, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo quốc tế Các cơ sở đào tạo cần quan tâm đến chất lượng đào tạo, phát triển thêm các chương trình liên kết, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, đặc biệt là tiếng Anh Thứ trưởng cũng mong muốn cải thiện cơ sở vật chất để tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất cho lưu học sinh nước ngoài.
Hình 2.1: Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội nghị
Hội nhập quốc tế đã và đang mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho sinh viên hay rộng hơn là nền giáo dục Việt Nam Tuy đã triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết bậc đại học với các trường đại học nước ngoài nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với mặt bằng chung của nền giáo dục Việt Nam Còn lại vẫn là các chương trình và giáo trình giảng dạy chưa được tiêu chuẩn hóa và công nhận trên phạm vi quốc tế Mà trong khi đó môi trường quốc tế cần sự sáng tạo và linh hoạt Điều này dẫn đến bằng cấp của nước ta chưa được thế giới công nhận, gây khó khăn trong việc tham gia giao lưu trao đổi sinh viên hoặc chuyển sang học tiếp tại các trường đại học quốc tế hoặc xét học tập ở các cấp độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ đối với sinh viên đã tốt nghiệp trong nước
Theo báo cáo tổng kết tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 330 cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm Trong khi đó, thống kê đến ngày 31-10-2023 cho thấy mới chỉ có 207 cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục 123 cơ sở còn lại chưa kiểm định hoặc chưa được công nhận đạt chuẩn [9]
Hình 2.2: Báo cáo tổng kết tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong số này, có 9 trường đại học thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn nước ngoài, phần lớn là các trường khối kỹ thuật Các tổ chức kiểm định nước ngoài đã kiểm định các trường tập trung vào HCERES, AUN-QA Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị trong 5 năm và nhiều trường đại
16 học đã hết thời gian công nhận Số lượng cơ sở giáo dục được công nhận theo chuẩn nước ngoài chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số cơ sở được công nhận
Hình 2.3: Danh sách 9 Trường Đại học đạt kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo tiêu chuẩn nước ngoài
Trong khi đó, số lượng chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài có tỉ lệ gần bằng 50% số chương trình kiểm định theo chuẩn trong nước Hầu hết các chương trình đào tạo được công nhận theo chuẩn AUN-QA
Hình 2.4: Cơ cấu kiểm định của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo (tháng 10 năm 2023)
Tiếp theo là về chương trình học chương trình học tập từ nhiều năm nay vẫn luôn bị phê phán là quá giáo điều, quá nghiêng về lý thuyết mà bỏ qua các nội dung về kỹ năng, thực hành, chậm cập nhật so với sự phát triển của thế giới trong khi giáo dục phổ thông của các nước phát triển trên thế giới đã có những thành quả lớn về giáo học học hiện đại Mặc dù trong những năm qua đã có nhiều sự đổi mới về chương trình giáo dục (như chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, cập nhật khung đánh giá GPA, coi trọng chuẩn đầu ra trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tăng cường ứng dụng
17 công nghệ thông tin, tăng cường việc công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường đại học trong nước và với các trường nước ngoài, công nhận và áp dụng chuẩn quốc tế đối việc đánh giá năng lực ngoại ngữ, năng lực tin học song song với áp dụng chuẩn quốc gia v.v ), nhưng còn nhiều quy định cứng về ngành nghề đào tạo, môn học v.v khiến các trường đại học khó năng động trong việc đổi mới và cập nhật chương trình và nội dung giáo dục so với sự phát triển nhanh chóng của thế giới Bên cạnh đó, việc chưa phân định rõ được ranh giới giữa đại học mang tính thực hành và đại học nghiên cứu cũng thêm một rào cản đối với giáo dục đại học Việt Nam trong sự hội nhập với giáo dục đại học của các nước tiên tiến
Ngoài ra, vấn đề về thiếu thốn cơ sở vật chất và sự chênh lệch giữa các vùng miền trong diều kiện dạy học và tiếp xúc với kiến thức cũng như môi trường học tập tốt cũng làm một vấn đề nan giải Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng tại Việt Nam sự chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng, nông thôn với thành thị về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục còn rất lớn Không ít những vùng miền còn thiếu trường/ lớp hoặc có trường /lớp nhưng xã xôi và có điều kiện rất tồi tàn, gây khó khăn cho việc học tập của các em nhỏ Chính sách đãi ngộ chưa phù hợp đã không tạo được động lực cho nhiều người xuất sắc có nguyện vọng trở thành giáo viên, nhất là giáo viên ở những vùng sâu, vùng xa Nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ giáo viên có những năng lực, phẩm chất tiệm cận với tiêu chuẩn chung của thế giới, và hơn ai hết, muốn tạo ra các công dân mang tính toàn cầu và có khả năng hội nhập cao, chính các giáo viên phải là những người tinh túy và tiên phong trong việc tiếp cận các tri thức hiện đại
Tóm lại, hội nhập quốc tế đối với sinh viên từ năm 2022 đến nay mang lại cơ hội và thách thức đồng thời khiến cho sinh viên phải nỗ lực hơn trong việc học tập và phát triển bản thân Để thành công trong môi trường hội nhập quốc tế, sinh viên cần có tư duy linh hoạt, sẵn sàng học hỏi và thích ứng với sự đa dạng và biến đổi không ngừng của thế giới ngày nay Hay việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên giỏi, đặc biệt là ở những vùng xa xôi và kém phát triển.
Tác động của hội nhập quốc tế đến tư tưởng và đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam
Sinh viên có điều kiện được giao lưu, tiếp xúc với nhiều quan điểm, tư tưởng tiến bộ của nhân loại như tinh thần yêu nước, tinh thần sáng tạo, lao động cần cù, yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết của các dân tộc để củng cố tình cảm cách mạng, ý chí cách mạng, có thái độ tích cực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước hôm nay Niềm tin, lý tưởng của sinh viên trên cả nước được hình thành trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Ngoài ra, tiếp xúc với các tư tưởng du nhập từ bên ngoài giúp mở rộng tầm nhìn, khám phá thế giới quan xung quanh đồng thời tạo ra một môi trường học tập đa văn hóa và đa dạng
Trong quá trình hội nhập quốc tế, văn hóa giải trí từ các quốc gia khác du nhập vào Việt Nam, đa dạng hóa lựa chọn giải trí cho sinh viên Ngoài các hoạt động truyền thống như ca hát, trò chơi dân gian và trực tuyến, sinh viên còn có thể giao lưu với du học sinh và chuyên gia nước ngoài, tham gia lễ hội văn hóa quốc tế, sử dụng mạng xã hội và tiếp cận chương trình giải trí nước ngoài.
Tuy có những ảnh hưởng tích cực, song khi sinh viên tiếp xúc và giao lưu với nhiều quan điểm và tư tưởng khác nhau, có khả năng xuất hiện những quan điểm và tư tưởng đối lập với nền tảng tư tưởng đã được trang bị Điều này có thể dẫn đến sự dao động về tư tưởng, mất phương hướng trong việc định rõ mục tiêu phấn đấu, thậm chí là sự rời xa khỏi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có thể xảy ra hiện tượng biến đổi và chuyển hóa tư tưởng, và đôi khi có những trường hợp bị thu hút, kích động để chống đối, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Làm xuất hiện văn hóa, đạo đức lệch chuẩn, lối sống lai căng, thực dụng, cá nhân, vị kỳ, sính ngoại, xa rời những giá trị truyền thống dân tộc trong đời sống tinh thần của một số bộ phận sinh viên Sinh viên bị tự ti dân tộc, không đủ tự tin, bản lĩnh để tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của những dân tộc khác trên thế giới Do việc tiếp xúc với đa dạng tư tưởng và quan điểm, nếu không có tình cảm, ý chí và lý tưởng cao đẹp, sinh
19 viên có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin, mất hứng thú và thậm chí là bất quan tâm đối với công việc cộng đồng và xã hội Họ có thể thu nhập những giá trị văn hóa không tương thích với truyền thống văn hóa dân tộc, xâm phạm luân lý đạo đức trong các mối quan hệ thầy trò, bạn bè, gia đình và xã hội
Ví dụ có khuynh hướng cho rằng tư tưởng Hồ chí Minh “không phải là một hệ thống” mà chỉ là những quan điểm chỉ đạo thực tiễn của Người Đây là một ý kiến hoàn toàn sai lầm và đi ngược với đường lối chỉ đạo của Đảng ta Cần phải khẳng định rằng
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, nghĩa là bao quát nhiều lĩnh vực, nhưng không phải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh Ở đây cần hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về mục đích cách mạng: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;…[24]
Hay sự việc mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây là sự việc Hội thánh đức chúa trời Tổ chức có nguồn gốc từ Hàn Quốc và đã gây ra nhiều tác hại tiêu cực, trái với truyền thống, đạo đức của người Việt như cưỡng ép, xúi giục người theo từ bỏ phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, dùng mê tín, thần quyền o ép tín đồ, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để trục lợi Những hành vi này gây ra những bất ổn về an ninh, trật tự Đối với sinh viên thì lại càng gây ra nhiều tác hại khi mà dụ dỗ, dùng lời lẽ bay bổng mê hoặc tâm trí rồi nghỉ học, bỏ học, bác bỏ những tri thức khoa học,…
Tóm lại, sinh viên chính là lực lượng quyết định sự nhanh hay chậm, thành công hay thất bại của hội nhập quốc tế Tuy vậy, điều đó cũng sẽ đặt ra một số thách thức cho sinh viên Việt Nam, bao gồm áp lực cạnh tranh, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học tập mới và thách thức về ngôn ngữ Để tận dụng tốt nhất cơ hội từ hội nhập quốc tế, sinh viên cần nắm bắt kiến thức, kỹ năng phù hợp, tăng khả năng ngoại ngữ, ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình hội nhập quốc tế, sinh viên cũng cần rèn luyện sự tự tin, sẵn sàng để học hỏi và thích nghi với các thay đổi trong môi trường học tập và công việc Ngoài ra Đảng và Nhà nước cũng cần xây dựng chính sách phù hợp, các phong trào hội nhập cũng phải nhất quán, đồng bộ
Một số kết quả đạt được của sinh viên qua quá trình hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu Quá trình này mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Đối với sinh viên Việt Nam, hội nhập quốc tế có những tác động không nhỏ, vừa tạo ra cơ hội vừa đặt ra những thử thách trong quá trình học tập và phát triển.
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với các chương trình đào tạo chất lượng cao, đa dạng và phong phú của các nước tiên tiến Sinh viên Việt Nam có thể học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với các giảng viên và sinh viên quốc tế, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ và tin học Điều này giúp họ nâng cao khả năng hội nhập quốc tế thông qua việc rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức cần thiết
Sinh viên Việt Nam có thể tìm kiếm và làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế hoặc trong nước có liên quan đến hoạt động quốc tế Sinh viên Việt Nam có thể phát triển sự nghiệp và thu nhập cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu cao cho sinh viên Việt Nam về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa
Hội nhập quốc tế mang đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, bồi đắp tinh thần đa dạng và hòa bình Họ có thể kết nối, giao lưu với bạn bè quốc tế, góp phần vào việc xây dựng một thế giới gắn kết và bền vững Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng nhắc nhở sinh viên về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến bạn bè trên toàn thế giới.
Ngày 20/9/2022, PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, đã gặp mặt 27 sinh viên quốc tế đến từ Đức, Pháp, Thụy Điển và Hàn Quốc, cùng một nghiên cứu sinh từ Đại học Clermont Auvergne (Pháp) Buổi gặp gỡ nhằm trao đổi về chương trình học một học kỳ mùa thu 2022 và các hoạt động thực tế Các hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên, giúp họ có cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau thông qua sự đa dạng của các du học sinh.
Hình 2.5: Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội và 27 sinh viên quốc tế từ Đức, Pháp, Thụy Điển và Hàn Quốc
Hình 2.6: PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại buổi gặp sinh viên trao đổi quốc tế ngày 20/9
Hoặc vào ngày 13/01/2023, các cán bộ, học viên sau đại học và sinh viên nước ngoài của ĐHQGHN đã cùng góp mặt và đem đến những mảnh ghép văn hóa đa dạng trong Chương trình giao lưu sinh viên quốc tế nhân dịp năm mới 2023 Đây là cuộc gặp mặt thường niên giữa lãnh đạo ĐHQGHN và cộng đồng sinh viên quốc tế để lắng nghe những suy nghĩ, nguyện vọng, giúp các lưu học sinh vững tâm khi học tập xa quê hương [7]
Hình 2.7: Phó Giám đốc ĐHQGHN gửi lời cảm ơn đến tất cả các sinh viên quốc tế đã chọn ĐHQGHN là điểm đến để tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ cho những năm tháng học tập của mình
Hay một sự kiện vào sáng ngày 30/1/2024, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tiếp đón và làm việc với GS Khưu Dũng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cùng đoàn công tác về việc tăng cường hợp tác giữa Đại học ở Việt Nam và Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc [22]
Hình 2.8: Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, GS Khưu Dũng và các thành viên hai bên tại buổi làm việc tăng cường hợp tác Đại học ở Việt Nam và Trung Quốc Ở bậc đại học, cả nước có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, trong đó có 186 chương trình do các cơ sở giáo dục đại học tự chủ cấp phép và 222 chương trình do Bộ GDĐT cấp phép thực hiện Đứng đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều chương trình liên kết đào tạo với Việt Nam là Vương quốc Anh (101
23 chương trình), Hoa Kỳ (59 chương trình), Cộng hòa Pháp (53 chương trình), Úc (37 chương trình), Hàn Quốc (27 chương trình)
Khảo sát của Cục Hợp tác quốc tế năm 2021 cũng cho thấy đa số lưu học sinh hài lòng về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất và sự quan tâm của các thầy cô giáo Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh ngoài học tập, lưu học sinh nước ngoài còn trở thành đại sứ văn hoá, cầu nối tình hữu nghị Do đó, công tác đào tạo không chạy theo số lượng, không du di chất lượng, phải tuân thủ các thoả thuận, đảm bảo các yêu cầu chất lượng đầu vào, trình độ Tiếng Việt và chuẩn đầu ra
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học cũng sẽ tăng cường ký kết các văn bản thỏa thuận, điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi học sinh, sinh viên, tạo khung pháp lý thúc đẩy việc thu hút lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, số lượng lưu học sinh tăng trong giai đoạn vừa qua là tín hiệu đáng mừng và cần đẩy mạnh thu hút lưu học sinh hơn nữa trong giai đoạn 2022-2030 và cũng đề nghị lãnh đạo các cơ sở đào tạo quan tâm hơn nữa đến công tác lưu học sinh, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao và chương trình đào tạo liên kết, phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình bằng tiếng Anh Các trường cũng cần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất cho lưu học sinh nước ngoài.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Tăng cường hợp tác và kết nối quốc tế
Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học và tổ chức quốc tế:
Tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học hàng đầu trên thế giới
Phát triển các chương trình học chung, đào tạo liên kết để sinh viên có thể nhận được bằng cấp quốc tế
Xây dựng mạng lưới cộng đồng sinh viên quốc tế:
Khuyến khích việc tạo ra các câu lạc bộ và tổ chức sinh viên quốc tế tại các trường đại học Việt Nam để tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ cho sinh viên quốc tế
Tăng cường hợp tác doanh nghiệp và trường đại học:
Xây dựng các chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp quốc tế và các trường đại học tại Việt Nam để cung cấp cơ hội thực tập, dự án thực tiễn và việc làm cho sinh viên
Khuyến khích doanh nghiệp địa phương hợp tác với các công ty và tổ chức quốc tế để tạo ra môi trường làm việc đa văn hóa cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Khuyến khích học tập và nghiên cứu quốc tế
Khuyến khích học tập và nghiên cứu ở nước ngoài:
Cung cấp học bổng và tài trợ cho sinh viên Việt Nam để họ có cơ hội học tập và nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới
Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính, thủ tục visa thuận lợi cho sinh viên quốc tế
Phát triển các chương trình học quốc tế trong nước:
Thúc đẩy việc phát triển các chương trình học quốc tế tại các trường đại học Việt Nam, với sự hợp tác từ các trường đại học nước ngoài
Tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia vào các chương trình học song ngữ và nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế khác
Xây dựng môi trường học tập đa văn hóa:
Tăng cường sự đa dạng văn hóa trong môi trường học tập để tạo ra một môi trường học tập thú vị và bổ ích cho sinh viên
Tổ chức các sự kiện văn hóa, hội thảo và cuộc thi quốc tế là một cách hiệu quả để thúc đẩy giao lưu và học hỏi văn hóa giữa các quốc gia Các sự kiện này tạo ra cơ hội cho mọi người đến từ các nền tảng khác nhau gặp gỡ, chia sẻ kiến thức và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của nhau Bằng cách tham gia các sự kiện như vậy, chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn văn hóa, xây dựng cầu nối hữu nghị và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Phát triển kỹ năng mềm và khả năng làm việc đa văn hóa:
Tổ chức các khóa đào tạo và chương trình phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, và làm việc nhóm trong môi trường đa văn hóa
Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện và thực tập quốc tế để phát triển kỹ năng và trải nghiệm
Tổ chức các sự kiện giao lưu, hội thảo và hoạt động văn hóa chung giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế để tăng cường sự gắn kết và hiểu biết văn hóa
Tạo ra cơ hội việc làm quốc tế:
Xây dựng các chương trình thực tập quốc tế và cung cấp thông tin về cơ hội việc làm quốc tế để giúp sinh viên Việt Nam phát triển sự nghiệp toàn cầu
Phối hợp với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để tạo ra cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp.
Hỗ trợ sinh viên quốc tế và quảng bá văn hóa
Xây dựng hệ thống hỗ trợ sinh viên quốc tế:
Tạo ra các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế như hỗ trợ về visa, chỗ ở, dịch vụ y tế và hỗ trợ tài chính
Xây dựng một môi trường thân thiện và hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, bao gồm các dịch vụ tư vấn về học tập, sức khỏe tâm thần và vấn đề văn hóa
Thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo đa văn hóa:
Khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và sáng tạo đa văn hóa để giúp họ hiểu sâu hơn về các vấn đề toàn cầu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Tạo ra cơ hội cho sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu đa quốc gia và thảo luận với các đồng nghiệp quốc tế
Phát triển các chương trình đổi mới và khởi nghiệp quốc tế:
Hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp và đổi mới tầm quốc tế, tạo điều kiện cho các em học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những mô hình thành công trên thế giới Điều này sẽ giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của mình.
Xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường hỗ trợ cho các start-up quốc tế và đối tác quốc tế tại Việt Nam
Tăng cường quảng bá văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài:
Khuyến khích sinh viên tham gia vào các khóa học tiếng nước ngoài và hoạt động văn hóa để phát triển kỹ năng giao tiếp và hiểu biết văn hóa đa dạng
Tổ chức các sự kiện văn hóa và ngôn ngữ quốc tế không chỉ mang lại cơ hội khám phá những nền văn hóa và truyền thống đa dạng của các quốc gia khác, mà còn giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và trau dồi khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài Những sự kiện này thúc đẩy sự giao thoa giữa các nền văn hóa, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các quan điểm và lối sống khác nhau, từ đó hình thành sự tôn trọng và hiểu biết về sự đa dạng trên thế giới.
Xây dựng mạng lưới cộng đồng và liên kết toàn cầu:
Khuyến khích sinh viên tham gia vào các tổ chức và mạng lưới cộng đồng quốc tế để mở rộng mối quan hệ và tạo ra cơ hội học hỏi và làm việc
Xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng sinh viên quốc tế và tổ chức học thuật để tạo ra các cơ hội hợp tác và trao đổi