Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia.. Hội nhập kinh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Nhóm sinh viên thực hiện:
NHÓM 5
Họ và tên - Mssv:
Ngô Thanh Bình - 21030402 (NT) Đặng Kiều Oanh - 21030442 Nguyễn Xuân Đức - 21030410 Bùi Thu Min - 21030436 Trần Minh Đức - 21030411
Giảng viên hướng dẫn:
TS Ngô Tuấn Thắng & TS Nguyễn Thị Thùy Trang
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vì đã đưa học phần “Hội nhập Quốc tế và Phát triển” vào chương trình đào tạo của sinh viên Sau một thời gian học tập lý thuyết, cùng với quá trình thực hành - nghiên cứu tài liệu, chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ của học phần Hội nhập Quốc tế và Phát triển
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - TS Ngô Tuấn Thắng và giảng viên - TS Nguyễn Thị Thùy Trang Nhờ những kiến thức thầy cô giảng, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu về hội nhập quốc tế và sự phát triển, từ đó áp dụng vào bài tiểu luận cuối kỳ của nhóm
Trong suốt quá trình, chúng em đã cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do năng lực và kiến thức chuyên sâu về học phần của chúng em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài Chúng
em hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ, cũng như những lời góp ý của thầy cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 5
Trang 3MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn 2
Đề bài 4
Bài làm 4
I Phân tích thành công của Hội nhập kinh tế Quốc tế 4
II Rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam……….…….11
Danh mục tài liệu tham khảo 18
Trang 4Đề bài
Phân tích ví dụ thành công hoặc thất bại của Hội nhập quốc tế? Từ đó rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài làm
Mở đầu
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác
Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
Nhóm 5 lựa chọn Hội nhập kinh tế Quốc tế (International Integration) làm
chủ đề chính để phân tích trong bài, vì hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh
tế quốc tế
Nội dung
I Phân tích thành công của Hội nhập kinh tế Quốc tế:
1 Hội nhập kinh tế Quốc tế là gì?
Trang 51.1 Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế (International Integration) là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia này vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn
và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động di chuyển sức lao động quốc tế; điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác
1.2 Các loại hình Hội nhập kinh tế Quốc tế:
Hội nhập kinh tế song phương:
Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương
Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế khu vực:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến tận ngày nay, xu hướng khu vực hóa đang ngày càng phát triển và có những ý nghĩa rất quan trọng Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng từ đó đã kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng
có sự thay đổi Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực
Hội nhập kinh tế toàn cầu:
Nếu như hợp tác kinh tế song phưong là sự hợp tác của nhóm gồm chỉ hai nước với nhau, thông qua các hiệp định kinh tế song phương được thiết lập bởi hai nước
Trang 6thì hội nhập kinh tế khu vực tiếp tục phát triển rộng hơn về phạm vi hội nhập, đó là giữa một nhóm các nước trong cùng khu vực hoặc liên khu vực với nhau, thông qua các hiệp định kinh tế đa phương được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có tính khu vực Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế toàn cầu phạm vi hội nhập giữa các nước đã được
mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, thông qua các hiệp định kinh tế đa phương hoặc
đa biên được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có tính toàn cầu
Các tổ chức kinh tế quốc tế có tầm ảnh hưởng, chi phối toàn cầu cần phải nhắc tới như: WTO, IMF, WB hay các tổ chức kinh tế quốc tế thuộc hệ thống UN như:
Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD)
2 Những thành công của Hội nhập kinh tế quốc tế:
2.1 Trên Thế giới:
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận thương mại ưu đãi Đây là phương thức thấp nhất của hội
nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất so với các hình thức khác của hội nhập kinh tế quốc tế Theo phương thức này, các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia các thoả thuận/hiệp định, trong đó cam kết dành cho nhau các ưu đãi
về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa của nhau, tạo thành các ưu đãi thương mại, ví dụ: Hiệp định về thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm 1977
Thứ hai, khu vực mậu dịch tự do Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức hội
nhập kinh tế quốc tế ở mức độ tương đối cao do hai quốc gia (ví dụ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile) hoặc một nhóm các quốc gia/vùng lãnh thổ (ví dụ: Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia và New Zealand, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) thiết lập
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Theo đó, các thành viên đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến hiện nay
Thứ ba, hiệp định đối tác kinh tế Hiệp định đối tác kinh tế là cấp độ hội nhập
kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay,
Trang 7nếu xét về nội dung thì ranh giới để phân biệt giữa hiệp định đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do cũng không thực sự rõ ràng (ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU)
Tuy nhiên, về nguyên tắc, đối với hiệp định thương mại tự do, ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, thì còn bao gồm cả tự do hóa ở mức độ cao về dịch vụ, đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử hoặc các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến thương mại giữa các nước ký kết hiệp định Hiệp định đối tác kinh tế cũng là một xu hướng mới nổi trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay
Thứ tư, thị trường chung Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định
đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên Một số thị trường chung như vậy đã từng được thành lập ở châu Âu vào năm 1957 theo Hiệp ước Rome, có hiệu lực từ ngày 01/01/1958 và sau đó, thêm một số nướckhác hoặc Thị trường chung Đông và Nam Phi thành lập vào năm 1994
Khối ASEAN cũng đã tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột
là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều
Thứ năm, liên minh thuế quan Liên minh thuế quan là một hình thức của hội
nhập kinh tế quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước thành viên đều được loại
bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối Ví dụ, Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN) - một liên minh thuế quan gồm các thành viên là: Bolivia, Colombia, Ecuador
và Peru hay Liên minh kinh tế Á - Âu
Trang 8Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên
Thứ sáu, liên minh kinh tế và tiền tệ Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình
thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối
Liên minh tiền tệ (Moneytary Union) hình thành trên cơ sở các nước phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thoả thuận về dự trữ tiền tệ cũng như phát hành đồng tiền chung Trong liên minh tiền tệ, các nước thống nhất hoạt động của các ngân hàng trung ương, đồng thời thống nhất hoạt động của các giao dịch với các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) Trong lịch sử đã từng có những khu vực dùng một đơn vị tiền tệ chung, như Liên minh tiền tệ Latinh thế kỷ XIX
Thứ bảy, diễn đàn hợp tác kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập
kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn
đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước
2.2 Tại Việt Nam:
2.2.1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội
nhập kinh tế quốc tế:
Thực tiễn những năm 1980 đã đặt Đảng ta trước những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải nhận thức rõ hơn quy luật khách quan của thời kỳ quá độ để
Trang 9từ đó kế thừa thành tựu, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ thực tiễn trên, tại Đại hội VI năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới với trọng tâm là đổi mới chính sách kinh tế; trong đó xác định phương hướng tập trung vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Đại hội VI đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Từ đại hội này, nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta bước đầu được hình thành
Đại hội VII định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế”
Tại Đại hội VIII năm 1996, thuật ngữ "Hội nhập" lần đầu tiên chính thức được
đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”
Đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” Ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW
“Về hội nhập kinh tế quốc tế” để cụ thể hóa tinh thần này Đến Đại hội X, tinh thần
hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó
là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực khác”
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán đồng thời cũng là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế
2.2.2 Thành tựu trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam:
Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN Sự kiện này được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Ngày 22/11/2015, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015 Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng
Trang 10đồng ASEAN sẽ đóng góp thiết thực cho việc góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác
Năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và là một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh
tế Á - Âu (ASEM - năm 1998), được đánh giá là một trong những thành viên năng động, có đóng góp tích cực và nhiều sáng kiến hợp tác cho Diễn đàn hợp tác quốc tế quan trọng này
Tháng 1/2017, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu WTO, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới Việc gia nhập WTO đã thúc đẩy Việt Nam tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng cho việc xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện công tác đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh
tế quốc tế Đến năm 2021, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
Việt Nam tham gia ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của nước ta mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn Việc này đã khiến phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%), mang lại một lợi thế cạnh tranh lớn và một triển vọng tươi sáng cho nhiều ngành sản xuất hàng hóa trong nước