Giai đoạn2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Các chính sách kinh t
Trang 1SINH VIÊN UAH CÙNG ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng Quỳnh
MSSV: 23540300752
Lớp học phần:
GVHD: ThS Nguyễn Thị Duyên
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đổi mới
và phát triển đất nước trở thành nhiệm vụ sống còn đối với mỗi quốc gia Giai đoạn2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.Các chính sách kinh tế, xã hội, và đối ngoại được triển khai mạnh mẽ, không chỉ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân
Sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (UAH) đóng vai trò không nhỏ trong quá trình này Với sự năng động, sáng tạo và tinh thần cầu tiến, sinh viên UAH không chỉ tích cực học tập, nghiên cứu mà còn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các chương trình trao đổi quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
Bài tiểu luận này nhằm mục đích tìm hiểu những chính sách và thành tựu của Đảngtrong giai đoạn 2016-2020, đồng thời phân tích vai trò và trách nhiệm của sinh viên UAH trong việc cùng đất nước hội nhập quốc tế Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự cần thiết của việc tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế, cũng như tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong công cuộc phát triển đất nước
Trang 3NỘI DUNG
I) ĐẢNG LÃNH ĐẠO TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2016 - 2020).
1.1 Hoàn cảnh lịch sử của Đại hội XII năm 2016:
a Bối cảnh quốc tế
Thuận lợi:
Khôi phục kinh tế toàn cầu: Mặc dù quá trình phục hồi còn chậm, nền kinh
tế toàn cầu đang từ từ hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu
Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự
do quan trọng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Chuyển dịch đầu tư: Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ các quốc gia phát
triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiệnthuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khó khăn:
Biến động kinh tế và chính trị: Tình hình chính trị quốc tế đang trở nên
phức tạp với nhiều xung đột và tranh chấp, đặc biệt là ở Trung Đông, Ukraine và Biển Đông Những biến động này có thể ảnh hưởng đến an ninh và môi trường đầutư
Chủ nghĩa bảo hộ: Xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân
tộc đang tạo ra những thách thức mới cho Việt Nam trong việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu
Cạnh tranh khu vực: Cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á ngày càng
gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
b Bối cảnh trong nước
Thuận lợi:
Thành tựu kinh tế: Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể về kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, trung bình từ 7% mỗi năm Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh đã được cải thiện
6- Ổn định chính trị: Hệ thống chính trị ổn định, với Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế và xã hội
Cải cách hành chính: Những nỗ lực trong việc cải cách hành chính đã giúp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, mang lại kết quả tích cực
Trang 4Khó khăn:
Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý: Nền kinh tế vẫn gặp phải những vấn đề như cơ
cấu kinh tế chuyển đổi chậm, năng suất lao động thấp và phụ thuộc nhiều vào các ngành có giá trị gia tăng thấp
Chênh lệch giàu nghèo: Mặc dù đời sống nhân dân đã được cải thiện,
nhưng vẫn còn sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các vùng miền và các tầng lớp xã hội
Các vấn đề xã hội: Vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và bảo vệ môi
trường vẫn cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo sự phát triển bền vững
c Nhiệm vụ và mục tiêu của Đại hội XII
Nhiệm vụ:
Đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội XI: Đại hội XII tập trung vào việc
đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, xác định những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của chúng
Xác định phương hướng phát triển: Đại hội XII đưa ra các định hướng và
giải pháp để tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển bền vững
Công tác xây dựng Đảng: Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng, cải
thiện công tác phòng chống tham nhũng và lãng phí, cũng như cải cách hành chính trong Đảng và hệ thống chính trị
Bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Đại hội bầu ra Ban Chấp
hành Trung ương mới để lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn 2016-2021
Mục tiêu:
Phát triển kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5-7% mỗi
năm, cải thiện chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động
Cải thiện đời sống nhân dân: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế và giáo dục, cũng như bảo đảm an sinh xã hội
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, đồng thời tăng cường công tác phòng chống tham nhũng
và lãng phí
1.2 Nội dung đường lối chủ trương của Đảng tại hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Báo cáo chính trị
1 Xây dựng Đảng và Đối phó Thách thức: Coi trọng việc xây dựng Đảng
vững mạnh, phát huy dân chủ, tăng cường đại đoàn kết, đổi mới công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát, và chống các thế lực thù địch
2 Đánh giá và Điều chỉnh: Nhìn nhận sự thật, bám sát thực tiễn, và điều
chỉnh các chủ trương, nhiệm vụ phù hợp với tình hình mới
Trang 53 Gắn kết Nhiệm vụ: Phát triển kinh tế xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là
then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, và đảm bảo quốc phòng an ninh là trọng yếu
4 Mục tiêu Lâu dài và Nhiệm vụ Cấp bách: Kiên trì với các mục tiêu lâu
dài, đồng thời tập trung giải quyết những nhiệm vụ cấp bách và tạo đột phá
để phát triển
5. Hội nhập Quốc tế: Chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập tự chủ, lấy
lợi ích quốc gia làm mục tiêu cao nhất trong bối cảnh mới
Nhìn lại những thành tựu và hạn chế sau 30 năm đổi mới, Đại hội rút ra những bài học kinh nghiệm:
Sáng tạo và kiên định: Đổi mới cần chủ động và sáng tạo, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và áp dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp
Lợi ích nhân dân là gốc: Đổi mới phải luôn dựa vào lợi ích của nhân dân, phát huy
vai trò làm chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Toàn diện và đồng bộ: Đổi mới cần thực hiện toàn diện và đồng bộ, dựa trên thực tiễn và quy luật khách quan, đồng thời giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn
Lợi ích quốc gia và hội nhập: Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, kiên định độc lập,
tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung
Tự đổi mới và nâng cao năng lực: Phải liên tục tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội
Phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm:
Phương hướng:
+ Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế,thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác.Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; đổi mới nội dung, phương pháp và công tác tuyên truyền đối ngoại
+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, phát huy dân chủ XHCN,bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân: Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những sự khác biệt không trái với lợi ích quốc gia - dân tộc
+ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng Đảng trong
Trang 6sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm
vụ trung tâm của cả hệ thống chính trị; chú trọng xây dựng Đảng về chính trị Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII:
Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược
đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu
Ba là, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới Giải quyết tốt việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công
Bốn là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Mở rộng và đưa các quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu; tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện hội nhập hiệu quả trong điều kiện mới
Năm là, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Sáu là, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làmviệc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
1.3 Đánh giá kết quả
a Thành tựu:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển, kinh tế vĩ mô ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức gần 6%/năm, năm 2020 đạt 2,19%
GDP năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 2.779 USD
Trang 7Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, bội chi ngân sách giảm, nợ công giảm.
Cơ cấu kinh tế và lao động:
Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP giảm, công nghiệp và xây dựng tăng
Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất thấp sang cao hơn
Giáo dục và khoa học công nghệ:
Giáo dục được đổi mới, thị trường khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi
nghiệp phát triển
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng vượt bậc, đứng thứ 42/131 nền kinh tế
Văn hóa, xã hội và con người: Đời sống văn hóa phong phú, các giá trị văn hóa
truyền thống được phát huy
Chính trị, an ninh và quan hệ đối ngoại: Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng,
an ninh được giữ vững
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 181 quốc gia và vùng lãnh thổ,
mở rộng quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư
Lý luận về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ngày càng rõ hơn; cải cách hànhchính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt chuyển biến rõ rệt, được nhân dân đồng thuận, đánh giá cao
Đến 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 181 quốc gia và vùnglãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá với hơn 230 quốc gia
và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá với các nước và các tổ chức quốc tế; thiết lập quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện” với 3 quốc gia là Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (2012) và Ấn Độ (2016); quan hệ “Đối tác Chiến lược” với 17 quốcgia và quan hệ “Đối tác Toàn diện” với 13 quốc gia
Ý nghĩa:
Nâng cao vị thế và uy tín quốc gia:
Các thành tựu đạt được góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định vai trò và ảnh hưởng trong khu vực và thế giới
Tạo nền tảng cho phát triển bền vững:
Sự ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ cấu kinh tế, và tăng trưởng bền vững tạo nềntảng vững chắc cho phát triển dài hạn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngành kinh
tế truyền thống và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại
Cải thiện chất lượng cuộc sống:
Trang 8Những cải thiện trong giáo dục, khoa học công nghệ, và đời sống văn hóa - xã hội
đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam
Tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận xã hội:
Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng môi trường chính trị - xã hội ổn định giúp củng cố sự đoàn kết và đồng thuận trong xã hội, tạo động lực cho sự phát triển bền vững
Thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế:
Mở rộng quan hệ đối ngoại và ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài, và khai thác hiệu quả các cơ hội từ quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia:
Việc đổi mới giáo dục, phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy sáng tạo góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào nền kinh tế toàn cầu
b Hạn chế
- Kinh tế:
Thể chế chưa hoàn thiện, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu, năng lực cạnh tranh và tự chủ kinh
tế còn hạn chế so với các nước trong khu vực
- Giáo dục và khoa học công nghệ:
Đổi mới giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ chưa trở thành động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội
- Văn hóa và xã hội:
Lĩnh vực văn hóa, xã hội thiếu đột phá, hiệu quả chưa cao, các vấn đề xã hội nổi cộm chưa được giải quyết triệt để
Sự xuống cấp trong đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa chưa lành mạnh gây bức xúc
- Tài nguyên và môi trường:
Khai thác và sử dụng tài nguyên thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đáng báo động
Trang 9- An ninh quốc phòng và đối ngoại:
Có hạn chế trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng và đối ngoại
Hội nhập quốc tế chưa đồng bộ, năng lực hội nhập chậm được cải thiện, chưa khai thác hết lợi ích với các đối tác quan trọng
+ Hiệu quả quản lý và điều hành ở một số cấp, ngành còn hạn chế
+ Thiếu sự phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng, hợp lý
+ Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa được thực hiện đầy đủ
- Nhận thức và thực hiện:
+ Một số nơi chưa thực sự quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục, khoa học công nghệ, và phát triển văn hóa, xã hội.+ Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ còn yếu
- Nguồn lực và đầu tư:
+ Đầu tư cho các lĩnh vực then chốt như giáo dục, khoa học công nghệ, và hạtầng công nghệ thông tin chưa đủ mạnh
+ Quản lý và sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường
- Tham nhũng và lãng phí:
Tham nhũng và lãng phí vẫn còn phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội và lòng tin của người dân
+ Sức mạnh đoàn kết dân tộc và dân chủ XHCN chưa được phát huy đầy đủ
ở mọi lúc, mọi nơi
1.4 Những bài học kinh nghiệm:
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn
diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp vớiViệt Nam
Trang 10Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt
sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, thắtchặt mối quan hệ với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; tin tưởng, tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dânlàm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN
Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm
chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, sáng tạo; kịp thời tháo gỡ những điểmnghẽn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị; phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; coi trọng chất lượng, hiệu quả thực tế, tạo đột phá để phát triển
Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà
giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển, giải quyết đúng đắn các mối quan
hệ giữa các lĩnh vực trong quá trình phát triển; thực sự coi trọng, phát huy vai trò động lực của con người, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị
động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định
để phát triển đất nước; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độclập, tự chủ, tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng; đánh giá đúng xu thế, nắm bắt đúng thời cơ; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN
2.1 Khái niệm:
Hội nhập là quá trình mà một quốc gia, tổ chức, hoặc cá nhân tham gia và hòa nhậpvào một hệ thống, cộng đồng, hoặc môi trường lớn hơn, với mục tiêu tạo ra sự kết nối, tương tác và hợp tác chặt chẽ hơn Hội nhập có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và công nghệ
2.2 Tác động của hội nhập quốc tế đối với đất nước nói chung và sinh viên UAH nói riêng:
a Đối với đất nước:
* Tích cực:
- Phát triển kinh tế:
+ Tăng cường thương mại: Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu, giúp tăng trưởng kinh tế
Trang 11+ Thu hút đầu tư nước ngoài: Môi trường hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần vào phát triển hạ tầng và công nghệ.+ Tăng cường cạnh tranh: Cạnh tranh quốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp nângcao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất lao động.
- Chuyển giao công nghệ:
+ Tiếp nhận công nghệ tiên tiến: Hội nhập giúp đất nước tiếp cận với công
nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý.+ Đào tạo nhân lực: Cơ hội học hỏi từ các chuyên gia quốc tế và chương trình đào tạo chất lượng cao từ các nước phát triển
- Phát triển văn hóa và xã hội:
+ Giao lưu văn hóa: Tăng cường giao lưu văn hóa giúp làm giàu bản sắc văn hóa quốc gia và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tiếp cận với các tiêu chuẩn y tế, giáo dục
và phúc lợi xã hội tiên tiến từ các nước phát triển
- Cải thiện thể chế và quản lý:
+ Nâng cao quản trị nhà nước: Học hỏi các mô hình quản lý và thể chế tiên tiến từ các nước phát triển, cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước
+ Minh bạch và trách nhiệm giải trình: Hội nhập quốc tế yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn trong quản lý nhà nước
Tiêu cực
- Cạnh tranh khốc liệt:
+ Áp lực cạnh tranh: Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài, có thể dẫn đến phá sản nếu không đủ sức cạnh tranh
+ Nguy cơ mất thị phần: Các sản phẩm và dịch vụ trong nước có thể mất thị phần vào tay các đối thủ nước ngoài có chất lượng và giá thành tốt hơn
- Rủi ro về an ninh kinh tế:
+ Phụ thuộc vào thị trường quốc tế: Sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường quốc
tế có thể gây rủi ro khi xảy ra biến động kinh tế toàn cầu
+ Biến động tỷ giá và lãi suất: Hội nhập kinh tế có thể làm tăng tính biến động của tỷ giá hối đoái và lãi suất, ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước
- Tác động xã hội và văn hóa:
+ Mất bản sắc văn hóa: Sự giao thoa văn hóa có thể dẫn đến nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa truyền thống
+ Chênh lệch giàu nghèo: Hội nhập có thể làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, tạo ra bất bình đẳng
- Vấn đề về lao động:
+ Thất nghiệp: Cạnh tranh với lao động nước ngoài có thể dẫn đến thất
nghiệp ở một số ngành công nghiệp trong nước
+ Lao động giá rẻ: Sự gia nhập của lao động giá rẻ từ các nước khác có thể làm giảm mức lương và điều kiện làm việc của lao động trong nước