Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội 1986- 1996
1.1.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện 1
* Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra:
Thực hiên chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp với thị trường Mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đề ra: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ; Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý (chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu); Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội;
Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế: bố trị lại cơ cấu sản xuất; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; Sử dụng, cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật; Mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Trong nông nghiệp: Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về “đổi nơi quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 10) cho phép người nông dân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ổn định trong 15 năm.
Trong công nghiệp: xoá bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao…
1 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, truy cập từ
[https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/nghi-quyet-dai- hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-1493]
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Nhà nước công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
1.1.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
* Nội dung cơ bản của Đại hội VII: Đại hội chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới Với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý và quan hệ sản xất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thứ tổ chức kinh doanh.
Những điểm mới trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:
Thứ nhất, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Thứ hai, tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu Hướng mạnh phát triển vào các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch.
Thứ ba, điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ
1.1.3 Nhận xét chung cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa giai đoạn
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường.
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu :GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm Thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,…
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990.
Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)
và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)
1.2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhìn lại 10 năm đổi mới của Đất nước (1986 – 1996), nhìn chung đã giành được nhiều thắng lợi bước đầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… có ý nghĩa rất quan trọng Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, kém phát triển Trong Đại hội lần thứ VIII (1996), Đảng đã nhận định: Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc; nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng đã cho thấy quan điểm của mình về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới là giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế mà kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kết hợp công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại, coi khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm phương hướng cơ bản để xác định phương hướng phát triển, đồng thời kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội VIII coi việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa Tập trung xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, hướng mạnh về xuất khẩu nhưng vẫn phải quan tâm đến sản xuất và thị trường trong nước. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển các loại hình doanh nghiệp, lành mạnh hóa hệ thống tài chính – tiền tệ Tích cực xóa đói, giảm nghèo, tăng cương sự lãnh đạo của Đảng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân về kinh tế - xã hội 1
Với các nhiệm vụ và chủ trương trên, ta đã đạt những kết quả đáng mong đợi với GDP bình quân của cả giai đoạn đạt 7% trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% So với năm
1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần 2 Đại hội cũng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Mở rộng thương nghiệp, dịch vụ Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như chế biến, khai thác dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch,… Đẩy
1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ
[https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-viii/dai-hoi-dai- bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-13].
2 Ths Đỗ Thị Thảo, Ths Nguyễn Thị Phong Lan (2013), Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay Trích dẫn từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/21694/nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-trien-kinh-te -xa-hoi- cua-viet-nam-tu-khi-doi-moi-den-nay.aspx mạnh nghiên cứu ứng dụng của các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… từng bước hình thành nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam.
1.2.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đại hội lần thứ IX đã đánh giá, tổng kết kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội. Nhìn chung, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trong, tạo thế và lực mới tuy nhiên nền kinh tế vững chưa vững chắc, hiệu quả sức cạnh tranh thấp, nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được Từ đó, Đảng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá từ công cuộc đổi mới để từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược, hoạch định đường lối phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI 1
Tại Đại hội, Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001 –
2010 với mục tiêu tổng quát là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020 dựa trên động lực phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và tri thức do Đảng lãnh đạo Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, xã hội. Đại hội đã thông qua đường lối phát triển kinh tế là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, tập trung chú trọng vào giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ Đại hội khẳng định phải coi xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tạo cho nền tảng cho nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành công nghiệp được định hướng phấn đấu phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành sản xuất công nghiệp Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về vốn,
1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, truy cập từ [https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban- chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ix-cua-dang-11]. công nghệ, thị trường và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất cơ bản Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử,…
1.2.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại hội X đã bổ sung một số điểm mới trong tư duy công nghiệp hóa Đất nước là cần rút ngắn thời gian so với các nước đi trước Đây là yêu cầu cấp thiết để sớm rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam là một được đi sau nên có nhiều điều kiện để tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại để rút ngắn thời gian phát triển.
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có nhưng bước nhảy vọt, phát huy những lợi thế của đất nước, gắn liền với công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức, coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và xem đây là động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội X của Đảng là dấu móc quan trong trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới toàn diện, phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống tinh thần nông dân dựa trên cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực Phải ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cho nông thôn, nông nghiệp, phát triển nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Đại hội cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển từ năm 2006 đến 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” 1
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo xây dựng được nền văn hóa độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, thu hút lao động như chế biến, cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo, lắp ráp cơ - điện tử, công nghệ thông tin Nâng tỉ trọng phát triển công nghiệp xuất khẩu, chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học,…
1.2.4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tổng kết Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 nhìn chung nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, vị thế đất nước được nâng cao trên trường quốc tế Tạo ra được nhiều tiền đề mới, cơ hội mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội lần thứ XI tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững, nhất trí thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Qua đó, Đảng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Toàn Đảng, toàn dân ra sức xây dựng nước Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn sau phát triển cao hơn 2 Đại hội xác định phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện quan điểm khoa học và công nghệ được đề ra từ đại hội X Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu từ nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Đại hội định hướng phát triển kinh tế - xã hội bằng việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng
1 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghiệp hóa ở Việt Nam và quá trình phát triển kinh tế xã hội Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua- trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html
Vận dụng
Đánh giá thực trạng
Kể từ những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra một làn sóng chuyển đổi số toàn cầu Việt Nam, một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây, không thể tránh khỏi tác động của xu hướng này Từ năm 2018 đến nay, nước ta đã ghi nhận những thành tựu đáng kể trong việc áp dụng và tận dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh đến giáo dục, y tế, và các dịch vụ công…
Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi số, có thể chia ra thành bảy thành tựu như sau:
Một là, Chuyển đổi số trong ngành Công nghiệp và Kinh doanh
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ, cũng như sự nổi lên của các startup và doanh nghiệp mới sáng tạo Các tập đoàn lớn như FPT, VNPT, Viettel, và VNG đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự chuyển đổi số ở Việt Nam Công nghệ đã được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới mang tính đột phá Ngoài ra, mô hình kinh doanh trực tuyến cũng đã phát triển mạnh mẽ, với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng nhanh được thành lập và phát triển, nổi bật nhất là hai kênh Facebook và shopee “Theo thống kê cuối năm 2021, Facebook có đa dạng các nhóm tuổi sử dụng ứng dụng trong đó có 31,5% độ tuổi từ 25 – 34 chiếm nhiều nhất và 74% người có thu nhập cao sử dụng mạng xã hội này để mua các sản phẩm Thêm vào đó là 44% khách hàng thừa nhận họ bị tác động bởi Facebook trong hành vi mua sắm Riêng Shopee chiếm được sự tín nhiệm cao từ các chủ Doanh nghiệp, người kinh doanh nhỏ và các khách hàng nên có hơn 160 triệu người dùng dịch vụ, 6 triệu người tham gia bán sản phẩm và hơn 7000 thương hiệu của các nhà phân phối uy tín.” 1
Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điểm nóng của chuyển đổi số trong ngành công nghiệp và kinh doanh Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra những cơ hội mới và thách thức mới cho các doanh nghiệp, và Việt Nam không phải là ngoại lệ Từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào sản xuất đến việc tận dụng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu suất và dự đoán thị trường, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã thúc đẩy sự chuyển đổi số để cải thiện năng suất và cạnh tranh
Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của chuyển đổi số trong ngành công nghiệp và kinh doanh ở Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ Các tập đoàn lớn như FPT, VNPT, Viettel, và VNG đã đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình và thúc đẩy sự chuyển đổi này Họ đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, từ việc phát triển ứng dụng di động đến việc
1 Kompa, Thị trường bán hàng online sôi động như thế nào? truy cập từ
[https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM206764 ] xây dựng hạ tầng mạng lưới và dịch vụ điện toán đám mây “Ngoài ra, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 chuyển đổi số trong ngành công nghiệp và kinh doanh ngày càng được chú ý Nổi bật là chương trình doanh nghiệp công nghệ và sản phẩm Make in Vietnam do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động vào năm 2020, sau một năm đã có hơn 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28%.” 1
Bên cạnh các tập đoàn lớn, cũng đã có sự nổi lên của các startup và doanh nghiệp mới sáng tạo trong ngành công nghiệp và kinh doanh Các startup này thường tập trung vào việc tận dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề cụ thể trong xã hội hoặc giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh Ví dụ, nền tảng gọi xe Grab đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của người Việt, cung cấp dịch vụ giao thông tiện lợi và an toàn nhờ vào công nghệ số.
Ngoài việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ, chuyển đổi số cũng đã thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của các mô hình kinh doanh trực tuyến Thị trường thương mại điện tử đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với hàng trăm nghìn cửa hàng trực tuyến cung cấp mọi loại hàng hóa và dịch vụ từ hàng tiêu dùng đến hàng điện tử và dịch vụ vận chuyển Các doanh nghiệp này không chỉ tạo ra cơ hội mới cho người tiêu dùng mà còn giúp tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường và tạo ra nguồn thu nhập mới cho nhiều người.
Hai là, Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đã trải qua một sự thay đổi đáng kể nhờ vào sự áp dụng của công nghệ số “Hiện có tới 63 cơ sở giáo dục và đào tạo, khoảng
710 phòng giáo dục tiến hành triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung Ngoài ra, có tới 82% trường thuộc khối phổ thông đã ứng dụng phần mềm quản lý trường học trong vận hành” Một trong những thành tựu quan trọng nhất của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là sự phát triển của học trực tuyến và e-learning Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các nền tảng giáo dục trực tuyến, cho phép học sinh và sinh viên tiếp cận nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi Các trường
1 Trần Lưu, Chuyển đổi số và câu chuyện make in VietNam truy cập từ[https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM206764 ] đại học và trường phổ thông đã tích cực phát triển các khóa học trực tuyến và các tài liệu giáo trình số để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên và học sinh.
Ngoài ra, công nghệ số cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng giáo dục điện tử Những nền tảng này không chỉ cung cấp cho giáo viên và học sinh các công cụ và tài nguyên giáo dục mới mà còn tạo ra một môi trường học tập tương tác và hấp dẫn Các ứng dụng và website giáo dục cung cấp các bài giảng video, bài kiểm tra trực tuyến và các hoạt động học tập gamified để kích thích sự tò mò và tính tương tác của học sinh Từ đó “Thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến thông qua chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có chuyên môn” 1
Chuyển đổi số cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản lý hệ thống giáo dục Sau khi “hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành với thông tin thu thập đầy đủ, được làm sạch và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, của gần 53.000 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và 442 cơ sở giáo dục đại học Và kết nối, đồng bộ dữ liệu của hơn 1,6 triệu hồ sơ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; gần
24 triệu hồ sơ học sinh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp xác thực định danh và làm giàu dữ liệu về giáo dục cho hơn 23 triệu hồ sơ Bên cạnh đó chia sẻ, kết nối thông suốt cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành từ trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tới các địa phương (63 sở, 705 phòng Giáo dục và Đào tạo)” 2 Từ đó hệ thống quản lý học tập trực tuyến đã giúp quản lý thông tin học sinh và sinh viên một cách hiệu quả hơn, từ việc quản lý điểm số đến việc theo dõi tiến trình học tập cá nhân. Điều này giúp cải thiện hiệu suất của các cơ sở giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản lý giáo dục ở cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
Một ứng dụng khác của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu để cá nhân hóa quá trình học tập Công nghệ này cho phép học sinh và sinh viên nhận được phản hồi tức thì về tiến độ học tập của
Giải pháp
2.2.1 Phạm vi của giải pháp
Qua quá trình tìm hiểu về những hạn chế trong công cuộc chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nhận thấy hạn chế về nguồn nhân lực là nguyên nhân trọng yếu nhất và cần được ưu tiên hàng đầu Do đó, nhóm xin phép chỉ trình bày cụ thể nguyên nhân của nhận định trên, sau đó đánh giá sơ bộ nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và cuối cùng đưa giải pháp để giải quyết vấn đề nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1 Bộ Công Thương Việt Nam (08/06/2022) Một số khó khăn và thách thức đặt ra với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/mot-so-kho- khan-va-thach-thuc-dat-ra-voi-qua-trinh-cong-nghiep-hoa-o-nuoc-ta-hien-nay.html
Nguyên nhân chính luôn nằm ở khía cạnh con người, bởi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho khu vực và thế giới Thực hiện bằng cách ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin… Đổi mới chính sách thu hút và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức công nghệ thông tin Hoàn thiện hệ thống chức danh, chế độ lương thưởng, phụ cấp phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức công nghệ thông tin, người có đóng góp sáng chế, phát minh, cải tiến có giá trị
Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin cho các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin, ưu tiên các cơ sở đào tạo trọng điểm Gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với tổ chức, doanh nghiệp Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng quản lý, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho nhân lực Xây dựng và triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin Mục tiêu dựa trên lực lượng lao động công nghệ thông tin được đào tạo bài bản phát triển lên nền kinh tế tiên tiến dựa trên tri thức. Áp dụng chính sách ưu đãi thuế của chính phủ: “Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin…”.
2.2.3 Đánh giá sơ bộ nguồn nhân lực cho chuyển đổi số tại Việt Nam
Một là, Nhân lực công nghiệp công nghệ thông tin
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, đến năm 2020 số lao động làm việc trong ngành công nghệ thông tin gần 1,1 triệu người,tăng bình quân 13,4%/năm trong giai đoạn 2011-2020
Lao động ngành công nghiệp phần cứng, điện tử năm 2020 đặt 842.000 người, chiếm 78% Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,5%/năm Nhân lực chủ yếu trình độ trung cấp hoặc phổ thông.
Lao động công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin đạt 204.000 người, chiếm 19% Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,1%/năm Nhân lực chủ yếu trình độ đại học cao đẳng.
Lao động ngành công nghiệp nội dung số hơn 57.000 người, chiếm 5,5% Xu hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng bình quân/ năm âm 5,4%.
Hai là, Nhân lực an toàn thông tin Ước tính số nhân lực chuyên môn về an toàn thông tin của Việt Nam vào khoảng 37.500 người Trong đó, các doanh nghiệp an toàn thôn tin mạng có khoảng 2.800 người; các doanh nghiệp công nghệ số là 2.500 người; các cơ quan chức năng và cán bộ, ngành, địa phương vào khoảng 9.200 người; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 110 người; còn lại là ác tổ chức khác
Năm 2021, mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên cả nước đã có 219 thành viên, trong đó có đầy đủ các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
2.2.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số Đầu tiên, nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ năng về công nghệ thông tin, công nghệ số để bảo đảm phát triển xã hội số và liên kết số.
Chú trọng công tác nghiên cứu phát triển tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.
Thứ hai, xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nghệ thông tin
Cần có chính sách hỗ trợ và thiết kế các chương trình đào tạo cho các đối tượng khi tham gia đào tạo lại, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và kỹ năng cho người lao động Đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức kỹ năng công nghệ mới cho các dối tương sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa kiếm được việc làm và những người đang làm tại các doanh nghiệp, tổ chức để nhanh chóng tăng cả lượng và chất của nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng mềm và đào tạo ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế cho nhân lực trong chuyển đổi số
Chuẩn bị lực lượng dự bị và đào tạo hướng nghiệp cho nền kinh tế cho nền kinh tế số và xã hội số, theo hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng số, tiếng Anh, tăng cường đào tạo hướng nghiệp và chính sách thu hút lao động công nghệ thông tin bằng các cơ chết đãi ngộ, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân Thu hú chuyên gia công nghệ thông số là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo theo chuẩn quốc tế Cần thiết lập các mạng lưới toàn cầu kết nối với công nghệ thế giới bằng cách nhập khẩu công nghệ cao, mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, tiến hành các hoạt động liên doanh đào tạo và nghiên cứu, phát triển
Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu nhan lực ở các cấp bậc, trình độ khác nhau theo mô hình từ cao đến thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực theo từng thời kỳ
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giáo dục đào tạo công nghệ thông tin Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số vào trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu công nghệ thông tin Khẩn trương xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số”.