1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Ảnh hưởng của việc sử dụng Điện thoại thông minh Đối với việc học của sinh viên

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này có thể bao gồm cả cách mà nó ảnh hưởng đến phong cách học tập của sinh viên và cách họ tương tác với kiến thức - Phân tích cách sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: “ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN”

Giảng viên: Trịnh Khánh Vân

Sinh viên: Bùi Tuấn Khanh

Mã sinh viên: 23030587

Khoa: Khoa học quản lý

Trang 2

Mở rộng Thu hẹp

-Nghiên cứu đánh giá rõ ràng và chi tiết

tác động của điện thoại thông minh lên

quá trình học của sinh viên Điều này có

thể bao gồm cả cách mà nó ảnh hưởng

đến phong cách học tập của sinh viên và

cách họ tương tác với kiến thức

- Phân tích cách sinh viên sử dụng điện

thoại thông minh trong học tập, nghiên

cứu có thể đi sâu vào việc đo lường sự

tiếp nhận và sử dụng của sinh viên trong

môi trường học tập, bao gồm cả việc sử

dụng thiết bị di động, ứng dụng, và các

nền tảng trực tuyến

- Đề xuất các phương pháp và chiến lược

sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả

trong giáo dục và chiến lược để tối ưu

hóa việc tích hợp vào quá trình học tập

của sinh viên, từ việc thiết kế khóa học

đến cách thức đánh giá và hỗ trợ học

viên

- Tập trung vào những vấn đề quan trọng của sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên

-Tập trung và phân tích các yếu tố quan trọng về vấn đề sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên

-Tập trung vào các vấn đề giải pháp từ

đó đưa ra được những kết quả tốt nhất cho nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

5 Câu hỏi nghiên cứu

6 Gỉa thuyết nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ

DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CỦA SINH SIÊN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG

MINH ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA

ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN.

III KẾT LUẬN

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI TRONG TƯƠNG LAI.

V DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ đang ngày càng thấm vào mọi lĩnh vực cuộc sống, bao gồm cả giáo dục Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chắc chắn sử dụng điện thoại thông minh trong quá trình học tập, vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của vấn đề này là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về cách mà nó tác động đến quá trình học của họ Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với việc học không chỉ đơn thuần là tích cực hoặc tiêu cực, mà còn có thể có các yếu tố phức tạp khác nhau Nghiên cứu có thể giúp phân tích cả những lợi ích và nhược điểm của việc tích hợp công nghệ vào giáo dục, từ đó giúp các nhà quản lý giáo dục và giảng viên hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa việc sử dụng trong quá trình học tập Vấn đề này mở ra nhiều cơ hội cho các phương pháp nghiên cứu đa dạng, bao gồm cả phỏng vấn, khảo sát, quan sát và phân tích dữ liệu số Việc kết hợp các phương pháp này có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về cách mà sinh viên sử dụng và tương tác với nhau trong quá trình học tập Kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng trực tiếp vào thực tiễn giáo dục, giúp cải thiện hiệu quả của quá trình học tập và giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều này có thể bao gồm việc thiết kế các khóa học trực tuyến, cải thiện hạ tầng công nghệ và về cách tận dụng công nghệ trong thời đại mới

Điện thoại thông minh đang đóng vai trò rất lớn trong xu hướng phát triển Internet

và góp phần thay đôi cuộc sống của người Việt Nam Theo số liệu Google công bố từng nghiên cứu hành vi trực tuyến của “Người tiêu dùng Việt Nam 2014” do Công ty TNS thực hiện, tỷ lệ người trên 16 tuôi sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam tăng hơn 70%với năm 2013, tương đương từ 14 lên 24 triệu người Nhóm tuôi từ

16-24 có tỷ lệ sử dụngđiện thoại thông minh cao nhất (58%) Điều này cho thấy những người trong độ tuôi đi học là đối tượng sử dụng điện thoại thông minh lớn nhất Việt Nam Như vậy việc sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả hoặc quá trình học tập của họ hay không là vấn đề cần được lưu tâm đặc biệt Lusekelo Kibona, Gervas Mgaya (2015) đã nghiên cứu tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập sinh viên tại Tanzania Kết quả cho thấy ngày càng có nhiều sinh viên nghiện điện thoại thông minh và các ứng dụng của nó như facebook,twitter…Điện thoại thông minh có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên: thời gian sử dụng điện thoại thông minh càng nhiều thì kết quả học tập càng giảm Tại Việt Nam, các nghiên cứu về những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên rất hiếm Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên” là một việc làm rất cấp thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 5

Trước khi công nghệ số hóa trở nên phô biến như hiện nay, nghiên cứu về ảnh

hưởng của điện thoại thông với sinh viên thường tập trung vào việc sử dụng các công

cụ phần mềm trong quá trình học tập Các nghiên cứu này thường tập trung vào các ứng dụng cụ thể như phần mềm hỗ trợ học tập, các trang web giáo dục, và các phương tiện truyền thông số Giai đoạn chứng kiến sự bùng nô của Internet và các công nghệ

di động, mở ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu về ảnh hưởng của vấn đề này đối với việc học của sinh viên Các nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào việc khảo sát sâu hơn về cách mà sinh viên sử dụng công nghệ trong quá trình học tập, bao gồm cả việc sử dụng Internet, mạng xã hội, và các ứng dụng học tập trực tuyến

Trong những năm gần đây,trước 2010,trước sự phô biến rộng rãi của điện thoại thông minh, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay trong giáo dục Các nghiên cứu sơ bộ về việc sử dụng điện thoại di động trong giáo dục thường tập trung vào việc sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ học tập thông qua ứng dụng và trang web di động Giai đoạn phát triển (2010-2015),trong giai đoạn này, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc sử dụng điện thoại thông minh trong giáo dục Các nghiên cứu bắt đầu tập trung vào việc phân tích cách mà việc sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng đến phong cách học tập, hiệu suất học tập và tương tác giữa sinh viên và giảng viên Nhiều ứng dụng và nền tảng học tập trực tuyến dành riêng cho di động được phát triển

và nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của chúng trong việc cải thiện kết quả học tập.Đến giai đoạn (2015-2020), Trong giai đoạn này, các nghiên cứu đã đi sâu hơn vào việc hiểu cách mà việc sử dụng điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên Các nghiên cứu về ứng dụng và trò chơi giáo dục trên điện thoại thông minh được tiếp tục phát triển và đánh giá Nghiên cứu cũng tập trung vào các vấn đề như sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh, mất tập trung và các ảnh hưởng

xã hội của việc sử dụng di động trong học tập Hiện đại hóa và tiên tiến tư năm 2020 trở đi các nghiên cứu đã bắt đầu khám phá cách sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu để cá nhân hóa quá trình học tập trên điện thoại thông minh

Sự phát triển của các ứng dụng học tập dựa trên AI và học sâu giúp tùy chỉnh nội dung

và phương pháp học tập cho từng sinh viên cụ thể Nghiên cứu cũng tập trung vào việc đánh giá các ứng dụng và công nghệ mới để tối ưu hóa việc sử dụng điện thoại thông minh trong giáo dục

Thứ nhất là nghiên cứu về “Công nghệ tác động đến việc học của sinh viên” qua nghiên cứu này ta có thể thấy được việc sử dụng công nghệ trong thời đại ngày

nay,công nghệ đã kết hợp vào mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta Lợi ích của công nghệ trong việc học ,và công nghệ đã đưa kiến thức của sinh viên vào thực tế ,và rèn luyện tư duy phản biện của sinh viên Qua đó chúng ta sẻ tiết kiệm được thời gian

và học tập hiệu quả hơn , nhưng không những thế chúng ta còn thấy được mặt tích cực

và mặt tiêu cực của việc sử dụng công nghẹ quá nhiều “Công nghệ tác động đến việc học của sinh viên”(Nguyễn,2023) https://funix.edu.vn/chia-se-kien-thuc/cong-nghe-tac-dong-den-viec-hoc-cua-hoc-sinh/

Trang 6

Thứ hai là nghiên cứu về “ Công nghệ số trong việc học tập- đừng làm dụng để biến lợi thành hại” nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng công nghệ số vào học đường là một xu hướng đúng đắn, đáp ứng được nhịp phát triển của đất nước và nhu cầu

chuyển đôi số của thế giới Tuy nhiên, việc ứng dụng thế nào, mức độ ra sao lại cần căn cứ vào tiềm lực và cơ sở vật chất của đối tượng sử dụng Do vậy, sinh viên khi ứng dụng công nghệ số trong học tập phải có kiến thức và nền tảng kỹ thuật cần thiết cũng như cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp để tránh bị lệ thuộc, mất đi khả năng tư duy độc lập vốn có ( N.Chi,2023) “ Công nghệ trong việc học tập- đừng làm dụng để biến lợi thành hại” https://truyenthongtre.vn/tieu-diem/cong-nghe-so-trong-viec-hoc-tap-dung-lam-dung-de-bien-loi-thanh-hai-82086

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

-Đưa ra đánh giá cụ thể về hiệu quả và biện pháp của việc sử dụng điện thoại thông

minh đối với việc học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Nghiên cứu đánh giá rõ ràng và chi tiết tác động của điện thoại thông minh lên quá trình học của sinh viên Điều này có thể bao gồm cả cách mà nó ảnh hưởng đến phong cách học tập của sinh viên và cách họ tương tác với kiến thức

- Đánh giá chất lượng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên, nghiên cứu có thể phát hiện ra các xu hướng và thói quen phô biến

- Đề xuất các phương pháp và chiến lược sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả trong giáo dục và chiến lược để tối ưu hóa việc tích hợp vào quá trình học tập của sinh viên, từ việc thiết kế khóa học đến cách thức đánh giá và hỗ trợ học viên

- Phân tích cách sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong học tập, nghiên cứu

có thể đi sâu vào việc đo lường sự tiếp nhận và sử dụng của sinh viên trong môi

trường học tập, bao gồm cả việc sử dụng thiết bị di động, ứng dụng, và các nền tảng trực tuyến

- Nghiên cứu về cách mà điện thoại thông minh có thể cải thiện hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học của sinh viên, có thể tập trung vào việc sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức, khả năng tương tác xã hội, khả năng tập trung, và các yếu tố khác có liên quan đến học tập

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu : Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đối

với việc học của sinh viên

4.2 Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu về cách mà điện thoại thông minh đã và đang

được sử dụng trong giáo dục, bao gồm cả ứng dụng, ảnh hưởng, và xu hướng phát

Trang 7

triển Tiến hành khảo sát hoặc phỏng vấn để hiểu về mức độ và cách mà sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong quá trình học tập

4.3 Phạm vi nghiên cứu : Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn -Đại Học

Quốc Gia Hà Nội

4.4 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân

Văn -Đại Học Quốc Gia Hà Nội

5 Câu hỏi nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Việc sử dụng điện thoại thông minh trong học tập đem lại hiệu quả nào đối với việc học tập của sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ?

5.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

- Sự đa dạng hóa trong điện thoại thông minh có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với việc học của sinh viên?

- Sự hiểu biết về điện thoại thông minh có ảnh hưởng như thế nào đến việc học của sinh viên ?

- Làm thế nào để đo lường vai trò của kiến thức cơ bản trong việc sử dụng điện thoại thông minh và hiệu suất học tập của sinh viên?

- Các yếu tố như sự tự tin, sự lo lắng, và mối quan hệ xã hội của sinh viên có ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại thông minh và hiệu suất học tập của họ không?

- Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng như thếnào tới học tập và rèn luyện của sinh viên?

6 Giả thuyết nghiên cứu

6.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Nhìn chung điện thoại thông minh có ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên, là phương tiện hỗ trợ học tập hữu ích cho việc học tập của sinh viên hiện nay Đặc biệt làm thay đôi nhiều khía cạnh cơ bản trong cách thức học tập truyền thống của sinh viên, giúp sinh viên có thể chủ động hơn trong học tập và rèn luyện

6.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

Phụ thuộc quá mức vào điện thoại thông minh có thể làm giảm khả năng tập trung

và sự chú ý của sinh viên, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của họ Sự đa dạng hóa trong điện thoại thông minh có thể tạo ra sự chênh lệch trong hiệu quả học tập giữa các sinh viên, với những sinh viên sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả hơn so với những sinh viên khác

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu thì đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và đọc và đánh giá các tài liệu đã chọn, tông hợp các thông tin quan trọng liên quan đến ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên Các thông tin này có thể bao gồm các nghiên cứu trước đó, kết quả nghiên cứu, xu hướng phát triển, và những vấn đề nôi bật đang được thảo luận trong lĩnh vực này Dựa trên thông tin từ các tài liệu và phân tích đã thực hiện, rút ra các kết luận về ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên, cũng như những thách thức và cơ hội mà nó mang lại Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo hoặc các biện pháp cụ thể để tối ưu hóa sự tương tác giữa điện thoại thông minh và việc học của sinh viên

7.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Nghiên cứu thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi theo dạng điền câu trả lời trong form thông tin về mức độ sử dụng, loại tài nguyên hay sử dụng và các khó khăn khi sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, từ các dữ liệu điều tra từ bảng hỏi nhóm nghiên cứu sẽ căn cứ để đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng khi sinh viên sử dụng điện thoại thông minh Nghiên cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi theo phương pháp ngẫu nhiên, thu thập ý kiến từ 50 bạn sinh viên đang theo học tại trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

7.3 Phương pháp phân tích và sử lý dữ liệu.

Sử dụng các phương pháp như thu thập dữ liệu, phân tích thống kê, phân tích diễn giải: thứ nhất là về phương pháp thu thập dữ liệu thì thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như khảo sát trực tuyến, cuộc phỏng vấn, quan sát trực tiếp hoặc thông qua các bài báo, nghiên cứu, và tài liệu chuyên ngành Thứ hai là về phương pháp phân tích thống kê thì áp dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu, bao gồm các phương pháp như phân tích tương quan, phân tích biến thể, phân tích hồi quy, và phân tích dữ liệu nhóm Cuối cùng là phân tích diễn giải thì kết quả từ phân tích dữ liệu, đưa ra nhận định và kết luận về ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên, cũng như những yếu tố có liên quan khác, đề xuất các hướng tiếp theo hoặc các biện pháp cụ thể để tối ưu hóa sự tương tác giữa điện thoại thông minh và việc học của sinh viên dựa trên kết quả phân tích dữ liệu

Trang 9

Nội Dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CỦA SINH SIÊN.

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm về sự ảnh hưởng

Ảnh hưởng là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Khái niệm này đề cập đến sự tác động và thay đôi mà một sự việc, một hành động hoặc một người có đối với môi trường xung quanh Ảnh hưởng có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cá nhân đến xã hội, từ văn hóa đến kinh tế Tầm quan trọng của ảnh hưởng nằm ở việc nó có thể thay đôi suy nghĩ, hành vi và quyết định của con người Ảnh hưởng có thể có sự lan truyền và kéo dài, tạo ra những tác động tiêu cực hoặc tích cực Nó có thể thay đôi quan điểm, giúp thay đôi hành vi và tạo ra

sự thay đôi trong xã hội Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng, chúng ta cần nhìn vào các yếu

tố ảnh hưởng Điều này bao gồm cả các yếu tố nội tại và ngoại tại Yếu tố nội tại bao gồm những cá nhân, những đặc điểm cá nhân và sự chủ động của người đó Trong khi

đó, yếu tố ngoại tại bao gồm môi trường xã hội, văn hóa, quy chuẩn và giá trị xã hội Yếu tố ảnh hưởng là những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến một sự việc hoặc hiện tượng nào đó Có hai loại yếu tố ảnh hưởng chính là yếu tố nội tại và yếu tố ngoại tại.Yếu tố nội tại bao gồm những yếu tố có nguồn gốc từ bên trong cá nhân hoặc tô chức Đây là những yếu tố mà chúng ta có thể kiểm soát và ảnh hưởng đến một sự việc hay hiện tượng Ví dụ, kiến thức, kỹ năng, giá trị, quan điểm, thái độ và cách thức suy nghĩ của một người đều được coi là yếu tố nội tại Những yếu

tố này có thể thay đôi và phát triển thông qua việc học hỏi và trải nghiệm.Yếu tố ngoại tại là những yếu tố có nguồn gốc từ bên ngoài cá nhân hoặc tô chức Đây là những yếu

tố mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc thay đôi một cách trực tiếp Ví dụ, môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đều là những yếu tố ngoại tại Những yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định và hành vi của chúng ta

Hiểu về các yếu tố ảnh hưởng là rất quan trọng để chúng ta có thể nhận biết và đánh giá một tình huống, sự việc hoặc hiện tượng một cách toàn diện Đồng thời, việc nhận thức về yếu tố nội tại và ngoại tại cũng giúp chúng ta có khả năng thay đôi và tác động đến môi trường xung quanh một cách tích cực và hiệu quả

Cuối cùng, ảnh hưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định của chúng ta Hiểu biết về ảnh hưởng có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn Chúng ta có thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và xác định tác động của chúng đến quyết định của mình Điều này giúp chúng ta trở nên tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và tận dụng sức mạnh của ảnh hưởng để đạt được kết quả tốt nhất

Trang 10

1.1.2 Khái niệm về điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị Chúng được phân biệt với điện thoại phô thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho phần mềm rộng hơn, internet (bao gồm duyệt web qua băng thông rộng di động) và chức năng đa phương tiện (bao gồm âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game), cùng với các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản Điện thoại thông minh thường chứa một số chip IC kim loại-oxit-bán dẫn, bao gồm các cảm biến khác nhau có thể được tận dụng bởi phần mềm của chúng (chẳng hạn như từ kế, cảm biến tiệm cận, phong vũ biểu, con quay hồi chuyển hoặc gia tốc kế) và hỗ trợ giao thức truyền thông không dây (chẳng hạn như Bluetooth, Wi-Fi hoặc định vị vệ tinh)

Điện thoại thông minh ban đầu được tiếp thị chủ yếu hướng tới thị trường doanh nghiệp, cố gắng kết nối chức năng của thiết bị trợ lý kỹ thuật số cá nhân PDA độc lập với hỗ trợ điện thoại di động, nhưng bị hạn chế bởi hình thức cồng kềnh, thời lượng pin ngắn, mạng di động tương tự chậm và sự non nớt của các dịch vụ dữ liệu không dây Những vấn đề này cuối cùng đã được giải quyết với việc thu nhỏ theo cấp số nhân và thu nhỏ bóng bán dẫn MOS xuống mức dưới micromet (định luật Moore), pin lithium-ion được cải tiến, mạng dữ liệu di động kỹ thuật số nhanh hơn (định luật Edholm) và các nền tảng phần mềm hoàn thiện hơn cho phép di động hệ sinh thái thiết

bị để phát triển độc lập với các nhà cung cấp dữ liệu

Vào những năm 2000, nền tảng i-mode của NTT DoCoMo, BlackBerry, nền tảng Symbian của Nokia, và Windows Mobile bắt đầu giành được sức hút trên thị trường, với các mẫu máy thường có bàn phím QWERTY hoặc đầu vào màn hình cảm ứng điện trở và nhấn mạnh khả năng truy cập để gửi email và internet không dây Sau sự phô biến ngày càng tăng của iPhone vào cuối những năm 2000, phần lớn smartphone

có kiểu dáng mỏng, dạng thanh, với màn hình điện dung lớn, hỗ trợ các cử chỉ đa chạm thay vì bàn phím vật lý và cho phép người dùng tải xuống hoặc mua các ứng dụng bô sung từ cửa hàng tập trung và sử dụng lưu trữ và đồng bộ hóa đám mây, trợ

lý ảo cũng như các dịch vụ thanh toán di động Smartphone đã thay thế phần lớn PDA

và PC cầm tay

Các ngành công nghiệp tin rằng điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường và người dùng có thể thay đôi một giao diện và sở hữu khả năng mở ứng dụng, Tiện hơn và dễ dàng cài đặt lẫn gõ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải cao, và sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ tay

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN