1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của các nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học
Tác giả Phạm Ngọc Hồng Phúc
Người hướng dẫn ThS Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 696,73 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 3.1. Nhiệm vụ lý luận (5)
    • 3.2. Nhiệm vụ thực tiễn (5)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 4.2. Khách thể nghiên cứu (6)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (6)
    • 5.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo (6)
    • 5.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ (6)
  • 6. Tổng quan tài liệu (6)
    • 6.1. Hướng nghiên cứu về hành vi (6)
    • 6.2. Hướng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần (7)
    • 6.3. Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và tinh thần (8)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI DUNG ĐỘC HẠI TRÊN TIKTOK ĐẾN VỚI HÀNH VI, THÁI ĐỘ (10)
    • 1.1. Khái niệm về mạng xã hội (10)
    • 1.2. Khái niệm về mạng xã hội Tiktok (10)
    • 1.3. Định nghĩa hành vi và sức khỏe tinh thần (14)
    • 1.4. Thực trạng sử dụng Tiktok hiện nay (16)
    • 1.5. Các nhân tố tạo ra nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok (17)
    • 1.6. Ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi, thái độ sinh viên (21)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 2.1. Công cụ nghiên cứu (23)
    • 2.3. Kết quả nghiên cứu (25)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI DUNG ĐỘC HẠI TRÊN TIKTOK ĐỐI VỚI HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA (35)
  • KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36 (36)
    • 1. Về mặt lý luận (36)
    • 2. Về mặt thực tiễn (37)
  • PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 39 (39)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỘI DUNG ĐỘC HẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TIKTOK ĐẾN VỚI HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH V

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này có mục đích làm rõ ảnh hưởng của độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên Tâm Lý học trường ĐH KHXH & NV- ĐHQGHN từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ lý luận

• Tổng quan cách tiếp cận, xu hướng nghiên cứu, chỉ ra thiếu sót trong nghiên cứu vấn đề mạng xã hội Tiktok, nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok và ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên

• Xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài

• Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về mạng xã hội Tiktok

• Hệ thống hoá các lý luận về ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi và sức khỏe tâm thần

• Làm rõ khái niệm về nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok

Nhiệm vụ thực tiễn

• Mô tả thực trạng nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok và ảnh hưởng của nó đối với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên

• Nâng cao nhận thức của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đến với hành vi và sức khỏe tâm thần Cung cấp những kĩ năng, hiểu biết cần thiết về hành vi sử dụng mạng văn minh

• Đưa ra khuyến cáo đối với các giảng viên nhằm giúp họ dành thêm sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng quản lý các nội dung phù hợp trên mạng xã hội Tiktok để giảm thiểu những tác hại xấu đến hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Tâm lý học Trường ĐH KHXH&NV

• Gợi ý thay đổi chính sách đối với phía nhà quản lý mạng xã hội, cơ quan chức năng nhằm kiểm soát những thông tin độc hại, phát triển thông tin lành mạnh sinh viên khoa Tâm lý học.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok có ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Tâm Lý học trường ĐH KHXH&NV?

Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

a) Thực trạng về mối liên hệ giữa nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok và hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Tâm Lý học trường ĐH KHXH&NV được thể hiện như thế nào? b) Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng về ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Tâm Lý học trường ĐH KHXH&NV hiện nay?

Phương pháp nghiên cứu

Bài luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu: Sử dụng các tài liệu từ các nguồn uy tín, học thuật khác nhau Đảm bảo độ phù hợp về thời gian, không gian và sự chuẩn xác

• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tạo bảng hỏi trên Google Form và sử dụng thang đo stress - lo âu – trầm cảm DASS 21 để tính điểm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI DUNG ĐỘC HẠI TRÊN TIKTOK ĐẾN VỚI HÀNH VI, THÁI ĐỘ

Khái niệm về mạng xã hội

Mạng xã hội được quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó:

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác Các mạng xã hội nổi tiếng bao gồm Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram…

Khái niệm về mạng xã hội Tiktok

Theo Wikipedia (2024), TikTok, hay còn biết tới là Douyin (Đấu Âm) tại Trung Quốc, là một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được tạo ra bởi Trương Nhất Minh - người sáng lập của ByteDance Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 giây đến 10 phút, và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây

Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, TikTok / Douyin nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và các khu vực khác trên thế giới Tính đến tháng 8 năm 2020, TikTok, ngoại trừ Douyin, đã vượt qua 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới trong vòng chưa đầy bốn năm

Theo Revu Việt Nam, 4 nhóm nội dung phổ biến trên Tiktok hiện nay bao gồm:

• Nhóm nội dung chia sẻ kiến thức:

Trên TikTok, việc tạo ra những video mang tính giáo dục và thú vị là một yếu tố quan trọng giúp thu hút sự chú ý của người xem Đặc biệt, hashtag "learnontiktok" (dành cho các video hướng dẫn) đã thu hút hàng tỷ lượt xem và vẫn đang tiếp tục tăng lên

Cộng đồng người dùng TikTok luôn đam mê học hỏi và mở rộng kiến thức của mình Nhiều tài khoản đã trở thành những "chuyên gia" trong lĩnh vực của họ trên TikTok bằng cách chia sẻ kiến thức thông qua video Các chủ đề đa dạng từ đầu tư chứng khoán, marketing, kỹ năng kinh doanh đến nấu ăn đều được khám phá và chia sẻ một cách sáng tạo

Có một số tài khoản tiêu biểu như kênh TikTok của Khánh Vy chia sẻ về tiếng Anh, kênh “Quizzy học Marketing” chia sẻ kinh nghiệm học tập… đã thu hút một lượng lớn người theo dõi

• Nhóm nội dung chạy theo xu hướng

Nội dung xu hướng trên TikTok thường là những video chứa các điệu nhảy sôi động và các hiệu ứng biến hình theo nhịp nhạc… Đây là loại video dễ thu hút sự chú ý và ngày càng trở nên phổ biến với người trẻ

Trong số các dạng nội dung này, video nhảy trên nền nhạc là phổ biến nhất Ngay cả các diễn viên và người nổi tiếng cũng thường thấy tích cực tham gia và tạo ra nội dung TikTok để theo kịp xu hướng này

• Nhóm nội dung giới thiệu sản phẩm

Loại nội dung này tập trung vào việc chia sẻ các trải nghiệm cá nhân và đánh giá của các TikToker về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau Các chủ đề có thể phong phú từ công nghệ, ẩm thực, nhà hàng đến khách sạn, homestay

Tiktoker sẽ "đánh giá" các sản phẩm và cung cấp điểm số, giúp người xem dễ dàng hơn trong việc đánh giá và tin tưởng vào các sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu Hình thức video phổ biến của loại nội dung này thường là các video "unboxing" (mở hộp)

Họ sẽ sử dụng nó như một người tiêu dùng thực sự, sau đó chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc hoặc đưa ra đánh giá về sản phẩm sau khi sử dụng Từ đó, họ có thể hướng dẫn người xem về cách mua sản phẩm hoặc tinh tế quảng bá về nhãn hàng, thương hiệu

• Nhóm nội dung câu chuyện kịch tính

Nội dung Tiktok kịch tính là một trong những loại nội dung dễ thu hút người xem nhất, nhưng cũng là một trong những loại nội dung khó sản xuất nhất và đòi hỏi nhiều công sức Để tạo ra loại nội dung này, cần phải chú ý những yếu tố sau Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản

Bạn có thể lựa chọn hai hướng phổ biến là: chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc tạo ra chuỗi video giải trí hài hước

Trong số đó, loại nội dung mang tính giải trí, vui nhộn luôn được người xem yêu mến Loại nội dung này còn có thể kết hợp khéo léo các yếu tố quảng cáo, đặc biệt là có thể nói rõ về công dụng, đặc điểm của sản phẩm

1.2.3 Nội dung tích cực trên mạng xã hội Tiktok

• Nội dung chia sẻ kiến thức: những nội dung học tập bổ ích được chia sẻ từ các chuyên gia trên tiktok đã giúp nhiều người tiếp cận với biển trời tri thức phong phú Ngoài ra việc học qua các video, âm nhạc, hình ảnh sống động và được khích lệ bởi đám đông trên nền tảng này giúp người học có nhiều động lực tiếp thu nhanh hơn Theo nghiên cứu của Sara Solomon (2021), việc ứng dụng Tiktok vào trong lớp học giúp bù đắp những thiếu sót trong công cụ và tăng cường trạng thái cảm xúc xã hội lành mạnh cho học sinh

• Nội dung giải trí: Thông qua những trào lưu, xu hướng mới, các vở kịch trên Tiktok… người dùng có thể được giải trí qua những video hài hước, vui nhộn hoặc video truyền động lực đấy Theo McLean Hospital, sử dụng mạng xã hội sẽ kích hoạt trung tâm phần thưởng của não bằng cách giải phóng dopamine, một "chất hoá học làm cảm thấy tốt" liên quan đến các hoạt động thú vị như tình dục, thức ăn và tương tác xã hội Nếu sử dụng với tần suất hợp lí sẽ giúp giải tỏa những căng thẳng tạm thời và giảm tỉ lệ trầm cảm hay tự tử

• Quảng bá sản phẩm: các nội dung quảng bá sản phẩm qua dạng “review sản phẩm” hoặc kịch bản quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với rất nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt là hệ thống Tiktokshop đang rất thịnh hành hiện nay, giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh số của mình

1.2.4 Nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok

Định nghĩa hành vi và sức khỏe tinh thần

Theo từ điển Cambridge, hành vi là những gì con người hành động trong một môi trường hoặc bối cảnh cụ thể Hành vi có thể là một tương tác xã hội với người khác hoặc cử chỉ cá nhân

Căn cứ theo nghiên cứu của Phạm và cộng sự (2020) và từ kết quả của nghiên cứu này, các nhóm hành vi trong nghiên cứu này được chia ra thành:

• Nhóm hành vi học hỏi, bắt chước: người xem học hỏi và bắt chước một cách vô thức hoặc chủ động các hành vi trên mạng xã hội Tiktok

• Nhóm hành vi sử dụng ứng dụng: người xem follow, like, share hoặc sáng tạo các nội dung trên Tiktok

• Nhóm hành vi sử dụng thời gian: Lượng thời gian dành cho Tiktok

Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh về tinh thần giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng của mình, học tập tốt, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng

Sức khỏe tâm thần không chỉ là việc không có rối loạn tâm thần Nó còn tồn tại trên một phạm vi liên tục phức tạp, được trải nghiệm khác nhau ở mỗi người, với mức độ khó khăn và đau khổ khác nhau cũng như những kết quả lâm sàng và xã hội rất khác nhau

Các tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm rối loạn tâm thần và khuyết tật tâm lý xã hội cũng như các trạng thái tâm thần khác liên quan đến đau khổ đáng kể, suy giảm chức năng hoặc nguy cơ tự làm hại bản thân (WHO, 2022)

1.3.2.1 Định nghĩa những rối loạn tâm thần sinh viên thường gặp phải

Là một rối loạn tâm thần phổ biến Nó liên quan đến tâm trạng chán nản hoặc mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động trong thời gian dài Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng và cảm xúc thường xuyên về cuộc sống hàng ngày Nó có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng Trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ ai (WHO, 2023)

Là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn lo âu Rối loạn lo âu có liên quan chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất Nhiều tác động của sự lo lắng (chẳng hạn như căng thẳng về thể chất, hệ thần kinh tăng động hoặc sử dụng rượu có hại) cũng được biết đến là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh như bệnh tim mạch (WHO, 2023)

Căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, giúp thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể (WHO, 2023).

Thực trạng sử dụng Tiktok hiện nay

Tính đến năm 2024, Tiktok đã vươn mình ngoạn mục từ một ứng dụng mới nổi thành một đế chế truyền thông xã hội Vượt qua con số 1 tỷ người dùng hàng tháng vào năm

2021, quỹ đạo tăng trưởng của nó tiếp tục gây ấn tượng và đứng thứ 6 trong tỉ lệ người dùng (Dean, 2024) Độ tuổi từ 18-24 cũng là độ tuổi sinh viên đã chiếm hơn một nửa các nhà sáng tạo (52.83%) (Howard, 2024) Các nội dung đăng tải trên Tiktok vô cùng đa dạng và chủ yếu ở dạng clip ngắn

Một điều đáng buồn là Tiktok đang dần trở thành một “sân chơi tạp nham” với rất nhiều tin giả, video bạo lực, trào lưu vớ vẩn… tràn lan một cách thiếu kiểm soát Tại Mỹ, Tiktok đang phải đối diện với rất nhiều lệnh cấm vì truyền bá thông tin sai lệch, ăn cắp dữ liệu và gây ảnh hưởng đến cuộc chiến Israel – Hamas và cuộc bầu cử của Hoa Kỳ Theo Fox News, vào đầu năm 2023, một nữ sinh Argentina 12 tuổi được cho là đã tử vong sau khi tham gia thử thách “nghẹt thở” trên TikTok Thử thách này đã bị cáo buộc làm ít nhất 20 trẻ em thiệt mạng từ năm 2021 đến nay

Tại Việt Nam, Tiktok trở thành một môi trường truyền bá mê tín dị đoan, buôn bán hàng giả, công kích cá nhân và đem đến các trào lưu vô bổ… Những vở kịch, tiểu phẩm vô bổ có thể gây lệch lạc suy nghĩ của trẻ em và hạn chế tư duy của người trẻ Gần đây, nhiều Food Reviewer (người giới thiệu ẩm thực) đã đem đến những clip gây tranh cãi và khiến nhiều chủ quán ăn phải dẹp tiệm, phá sản vì các review thiếu chân thực Hiện tượng tẩy chay, tấn công tập thể của một đám đông cuồng nhiệt, thiếu lý trí đã khiến nhiều nạn nhân bị công kích nặng nề Chứng rối loạn ngoại hình có thể gây ra do những tiêu chuẩn về hình thể trên mạng xã hội, thêm vào đó là căng thẳng, trầm cảm vì thiếu ngủ do lướt mạng liên tục, bạo lực mạng và giảm khả năng tập trung gây ra giảm hiệu suất học tập

Nhìn chung, mạng xã hội Tiktok đang có rất nhiều nguy cơ đáng báo động cần được xã hội quan tâm và tìm ra giải pháp thật triệt để, trước khi thế hệ trẻ dần bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường số ngày càng kém văn minh, như ở tại Việt Nam

Theo Fox News, vào đầu năm 2023, một nữ sinh Argentina 12 tuổi được cho là đã tử vong sau khi tham gia thử thách “nghẹt thở” trên TikTok Thử thách này đã bị cáo buộc làm ít nhất 20 trẻ em thiệt mạng từ năm 2021 đến nay.

Các nhân tố tạo ra nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok

1.5.1 Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý tò mò, thích thể hiện và sự tự nhận thức của cá nhân

Tò mò, hiếu kỳ là trạng thái tâm lý muốn tìm kiếm những điều chưa biết, xuất phát từ nhu cầu bản năng của con người để tự vệ và phát triển Con người có xu hướng tò mò ngay cả với những thứ không liên quan hoặc không quan trọng với họ Mạng xã hội là một môi trường rộng lớn gắn kết nhiều người với nhau vì vậy xuất hiện nhiều trạng thái tâm lý và cảm xúc khác nhau Các cá nhân trở nên tò mò hơn và tìm kiếm thông tin về nó nhằm thỏa mãn sự quan tâm hoặc xác thực niềm tin

Chính vì điều đó mà sự tò mò trở thành “miếng mồi” cho các đối tượng nắm bắt, dẫn dắt dư luận, truyền thông theo những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật Một số trang mạng đưa ra thông tin thiếu xác thực, căn cứ như: “một người tên A cho biết…” hoặc “giáo sư B cho rằng…” Những người đọc ít kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay sự thiếu tin tưởng của

18 chứng cứ Một thủ thuật tinh vi nữa là dựng chuyện, cắt ghép clip, chỉnh sửa hình ảnh tạo ra hiểu lầm để dẫn dắt dư luận Những người tò mò, cả tin và thiếu hiểu biết rất dễ rơi vào cái bẫy này, đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ tạo hình ảnh bởi AI đang trở nên vô cùng phát triển Những người chuyên xuyên tạc, lắp ghép thông tin thường xuyên lấp liếm, tránh né sự thật nhằm tạo ra vẻ “bí mật” của thông tin và khơi gợi trí tò mò của người xem Cho nên, tin giả thường rất nửa vời, không có đầu, không có cuối, số liệu cụ thể về người, không gian, thời gian

Một lí do nữa bắt nguồn từ tâm lý “FOMO” – hội chứng sợ bỏ lỡ FOMO, viết tắt của "fear of missing out" (tạm dịch: sợ bỏ lỡ), là cảm giác lo sợ của một người rằng mình đang không nắm bắt được những thông tin, sự kiện, trải nghiệm hoặc quyết định có khả năng cải thiện cuộc sống của họ Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, số người mắc phải FOMO đã tăng lên rất nhiều vì họ sợ thua kém hoặc bỏ lẽ điều gì đó quan trọng trong thế giới đầy biến động (Wikipedia, 2024)

Cuối cùng là bản năng thích thể hiện bản thân, cái tôi quá lớn trên mạng xã hội Nhiều người thẳng thắn đăng bài chia sẻ quan điểm gây tranh cãi, tạo ra mâu thuẫn hoặc làn sóng công kích cá nhân trên mạng Đối với những kênh có lượt “follow” lớn, họ cảm thấy có nhiều sức mạnh hơn bởi sự ủng hộ của lực lượng “fan” hùng hậu của mình Bản năng con người là luôn muốn tạo sự chú ý và tăng lợi nhuận từ những like, share vì vậy nếu không giữ đạo đức hoặc sự cảm thông thì “cái tôi” thích thể hiện đó dễ gây ra những phát ngôn “độc hại”, gây tranh cãi trên mạng xã hội

1.5.2 Nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng xã hội và tâm lý đám đông

Theo Vũ Dũng và các cộng sự (2008) thì ảnh hưởng xã hội là sự ảnh hưởng của cá nhân hay một nhóm người đến tâm lý, hành vi hoặc sự thích ứng của người khác Cá nhân có thể bị ảnh hưởng một cách có ý thức (rõ ràng và trực tiếp) hoặc một cách vô thức (nhập tâm) mà không nhận ra Tâm lý đám đông được bộc lộ không phải qua sự thừa nhận có ý thức một thông tin nào đó hay hình mẫu hành vi mà qua việc lan truyền trạng thái xúc cảm hay trạng thái tâm lý Khi trạng thái xúc cảm đó xuất hiện trong đám đông, cơ chế tăng cường nhiều lần sự tác động xúc cảm lẫn nhau của những người giao tiếp bắt đầu hoạt động (Gustave Le Bon, 2019)

Hiệu quả của hiệu ứng đám đông có thể được nhân lên theo thời gian bởi lẽ, đám đông là hiện tượng lôi kéo nhiều cá thể để hình thành nên một khối đa cá thể có chung một xu hướng tâm lý nhất định Vì thế, đám đông càng lớn thì sức hút của nó với các cá thể bên ngoài đám đông càng mạnh Trên cơ sở hiện tượng tâm lý này, các đối tượng chống phá sử dụng những chiêu bài thông qua các cá nhân, tổ chức để sử dụng tiếng nói của họ tác động đến đám đông tạo sự lây lan (Đinh, 2021)

Ngoài ra, tâm lý đám đông còn gây nên hiện tượng ám thị, đây là tình trạng con người bị tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp lên tâm lý và bị sai khiến phải làm theo chỉ dẫn Ám thị là mức độ nhẹ hơn so với thôi miên, người bị ám thị không mất ý thức nhưng mất khá năng phán đoán, suy nghĩ lý trí do vậy dễ bị thao túng và điều khiển Quy trình truyền tin được phân loại căn cứ vào mức độ tính tích cực trong lập trường của người truyền thông tin Tuy nhiên dù những thông tin đó thiếu xác thực và phi căn cứ nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần và ủng hộ bởi đại đa chúng vì vậy người xem vẫn khẳng định nó là đúng mà không tự soi xét, kiểm chứng lại

Tâm lý a dua cũng góp phần vào hiệu ứng đám đông trên mạng xã hội “A dua là hành vi được tạo ra do áp lực từ người khác, là sự nhân nhượng của cá nhân trước thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của nhóm thể hiện qua việc cá nhân thay đổi ứng xử và tâm lý của mình” (Hoàng, 2016) Người đọc rất dễ bị cuốn theo áp lực của dư luận xã hội một cách có chủ ý hoặc vô thức Bởi lẽ nếu xử sự trái ý với số đông, con người có thể sinh ra tâm lý căng thẳng và thay đổi bản thân một cách miễn cưỡng theo yêu cầu của nhóm Trong truyền thông cũng vậy, nhóm quan điểm nào cao hơn sẽ chiếm được phần thắng tạm thời, những người không có tư duy độc lập, lòng tự trọng cao dễ rơi vào cái bẫy truyền thông và a dua theo số đông mà không cần kiểm nghiệm Hơn cả, con người có xu hướng thích tiếp cận các thông tin tiêu cực hơn, vì vậy đây là cơ hội để những tin giả, tin “bẩn” tràn lan trên mạng xã hội

Nhìn chung, tâm lý đám đông là một công cụ để các đối tượng xấu lợi dụng, thao túng dư luận xã hội theo những thông tin sai lệch, độc hại Đây là thực trạng chung của mọi loại nền tảng mạng xã hội, dù đã có những chính sách như xóa các video, bình luận sử dụng ngôn từ hình ảnh ghê rợn, tục tĩu tuy nhiên vấn nạn này vẫn chwua được giải quyết triệt để

1.5.3 Sự quản lý của chính phủ, ban ngành liên quan còn lỏng lẻo

Thực tế chúng ta đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh và xử lý hành vi đăng tin giả, sai trái khá đầy đủ từ Hiến pháp đến Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật An ninh mạng, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013; Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020, và gần đây cũng đã có rất nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ triệt để được những thông tin này trên môi trường mạng

Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như: tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền, chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ

“ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng mạng xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các sản phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng xã hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn… (Hồng, 2021)

1.5.4 Thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà sản xuất Tiktok

Chiều 6-4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT, ông Lê Quang Tự Do (được trích dẫn bởi Viết, 2023) Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết từ năm 2019 đến nay, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em Ngoài ra, Tiktok còn sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ Nền tảng này cũng không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc… Ông Tự Do cũng khẳng định, TikTok không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác nhằm tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác

TikTok đã khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc, gây thiệt hại kinh tế và bất ổn cho xã hội.

Ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi, thái độ sinh viên

1.6.1 Ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và khả năng tập trung

Tiktok chủ yếu sử dụng các video ngắn kéo dài 15-60 giây, điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung của con người Nghiên cứu của Kohler (2023) cho thấy mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng về ảnh hưởng ngay lập tức đối với khả năng tập trung, nhưng người tham gia khảo sát cảm thấy ít tập trung hơn trong cuộc sống hàng ngày và nhận ra một mối liên kết giữa việc tiêu thụ video ngắn và khả năng tập trung Tâm trạng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, cảm thấy lo lắng, chán nản khi sự tập trung đã giảm đi Trí nhớ ngắn hạn sẽ hoạt động thường xuyên hơn so với trí nhớ dài hạn, bởi lẽ những clip ngắn sẽ không đem lại đủ độ sâu và cô đọng cho con người ghi nhớ những thông tin đó Hơn nữa, phần “For you” của Tiktok sẽ liên tục đề xuất các video phù hợp với sở thích cá nhân và xuất hiện dưới dạng nhiều clip ngắn liên tục Điều này có thể tạo ra một vòng lặp lạc quan, gây nghiện và sản sinh Dopamine liên tục với những kích thích ngắn hài hước Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của một số người đối với nội dung dài hơn và khả năng tập trung lâu hơn

1.6.2 Ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi

Những nội dung độc hại trên Tiktok như chống phá Đảng và Nhà Nước, các trào lưu nhảm nhí, gây nguy hiểm… sẽ dễ dẫn đến hành vi sao chép, bắt chước một cách vô thức của người xem, dưới hình thức a dua hoặc ám thị Dưới sự cổ vũ của đám đông trên mạng, người trẻ có thể xem đó chỉ là một trò đùa vô hại hoặc hành động hợp lệ mà không tự suy xét hay kiểm nghiệm lại Cũng có khi người thực hiện ý thức được tính đúng đắn trong hành động của mình tuy nhiên dưới áp lực của đám đông, tâm lý thích thể hiện bản thân và

22 cái tôi quá lớn khiến họ vẫn chọn thực hiện bắt chước các hành vi nguy hiểm, phản cảm hoặc vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

TikTok hiện đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ các bậc cha mẹ, cáo buộc công ty đã khiến con họ thiệt mạng khi làm theo các thử thách trên TikTok Cụ thể, đơn kiện cáo buộc ít nhất 7 trẻ em đã thiệt mạng vào năm ngoái khi thực hiện theo “blackout challenge” (thử thách mất điện) trên TikTok Đơn cử như tự thắt cổ mình bằng dây thắt lưng, dây giỏ hoặc bất cứ thứ gì tương tự cho đến khi ngất đi

1.6.3 Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần Đầu tiên, việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến những rối loạn tâm thần Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ Sự suy giảm hormone này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó có giấc ngủ sâu, rối loạn đồng hồ sinh học nên chất lượng giấc ngủ bị kém đi (Dương, 2023) Thiếu ngủ lại là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các căng thẳng tâm lý, lo âu hay trầm cảm Vậy nên xem điện thoại quá nhiều trước khi đi ngủ dễ dẫn đến các trạng thái tâm lý tiêu cực

Ngoài ra, Tiktok còn gây những ảnh hưởng tiêu cực khác đến trạng thái tâm lý của con người Ngày nay, những nội dung với chủ đề “flexing”, khoe mẽ các thành tích trở nên vô cùng phổ biến, vô tình tạo nên các chuẩn mực về cơ thể hoàn hảo, cuộc sống mơ ước hay là thước đo của thành công Dù không hẳn là một nội dung “độc hại” tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều với lòng tự tôn thấp có thể dễ gây ra sự so sánh và không hài lòng với bản thân, làm giảm sự tự tin và gây căng thẳng Mạng xã hội tạo ra kết nối không giới hạn giữa người với người nhưng cũng đem lại sự cô đơn, lạc lõng giữa những người trẻ Điều này cũng gây ra do xu hướng tự so sánh bản thân với những hình ảnh lung linh trên mạng, hay phải chạy theo những giá trị ảo khiến con người kiệt sức, tự ti, ngại giao tiếp và trầm cảm hơn Đắm mình quá lâu trên mạng xã hội cũng khiến con người mất kết nối với thế giới thực và tiếp cận với những thông tin sai trái, gây tiêu cực

Việc sử dụng mạng xã hội với tần suất quá nhiều cũng có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo âu (Deepa & V.Krishna, 2020) Điều này là bởi vì phần lớn thông tin trên mạng xã hội hiện nay là tiêu cực, trong một thế giới vốn đã đầy biến động về chiến tranh, thiên tai thì việc tiếp cận với những tin giả độc hại càng khiến người trẻ dễ tổn thương, bi quan hơn và mất niềm tin vào cuộc sống Mạng xã hội cũng đã góp phần hình thành hiện tượng “thế hệ bông tuyết” (thế hệ dễ tổn thương) ám chỉ Gen Z (sinh năm 1990-2010) Sự bùng nổ tin giả gây hoang mang cộng thêm những áp lực tưởng tượng của một thế giới ảo càng đặt thêm gánh nặng đối với họ

Chương 1 đã đem đến những cơ sở lý luận chuyên sâu về định nghĩa, thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với sinh viên Các định nghĩa về mạng xã hội, mạng xã hội Tiktok và phân loại nội dung đã được đưa ra một cách kĩ càng nhằm đem đến những hiểu biết cơ bản về đề tài Thực trạng thể hiện tính cấp thiết và cập nhập của đề tài, cùng với các nguyên nhân được phân tích chi tiết dưới góc độ tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học đám đông Các ảnh hưởng làm cơ sở lí luận vững chắc cho phần kết quả nghiên cứu, từ đó người đọc sẽ có sự so sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn của sinh viên Tâm Lý học trường ĐH KHXH&NV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Công cụ nghiên cứu

2.1.1 Thang đo mức rối loạn lo âu – trầm cảm – căng thẳng DASS 21

Thang đo DASS là một thang đo tự báo cáo nhằm đo lường trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo lắng và căng thẳng Thang đo này cần phải đo lường được sự thay đổi trạng thái theo thời gian DASS được phân ra thành 5 phạm vi mức độ: Bình thường, nhẹ, trung bình, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng Và những mức độ này được sử dụng để mô tả toàn bộ phạm vi điểm số trong tổng thể, ví dụ, “nhẹ” có nghĩa là trên mức bình thường

24 của tổng thể nhưng dưới mức độ nghiêm trọng điển hình của một người nào đó đang tìm kiếm sự giúp đỡ thì không có nghĩa là rối loạn ở mức độ nhẹ

Trầm cảm Lo âu Căng thẳng

Bảng 1:Thang điểm đánh giá mức độ rối loạn lo âu - trầm cảm - căng thẳng theo DASS21

2.1.2 Độ tin cậy của thang đo

Kết quả phân tích độ tin cậy (Bảng 1) cho thấy, thang đo được sử dụng có hệ số Cronbach’s alpha đạt mức rất ổn đến tốt (0.852)

Bảng 1 Độ tin cậy thang đo DASS 21 - sức khỏe tâm thần

Mục đích: khảo sát mô hình nghiên cứu về mặt định lượng: Ảnh hưởng nội dung độc hại trên Tiktok đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Tâm Lý học trường ĐH KHXH&NV

Cách tiến hành: Thu thập thông tin bằng bảng hỏi chính thức

• Khảo sát được tiến hành trực tuyến thông qua biểu mẫu của Google (Google Form)

• Số phiếu thu về: 82 phiếu

• Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Kết quả nghiên cứu

2.3.1.2 Mức độ ảnh hưởng của nội dung độc hại trên mạng xã hội Tiktok đối với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa tâm lý học trên toàn bộ mẫu nghiên cứu

Hình 1: Thời gian sử dụng Tiktok

Từ bảng 1 ta có thể thấy thời gian sử dụng Tiktok nhiều nhất là từ 1-2 tiếng và 2-3 tiếng mỗi ngày, nhóm ít nhất là trên 3 tiếng Theo nghiên cứu từ Rakuten Viber, trung bình người Việt dành 2 tiếng rưỡi mỗi ngày cho mạng xã hội, chưa kể một người thường sẽ dùng các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo… Vậy có thể

26 thấy Tiktok là ứng dụng vô cùng được ưa chuộng đối với sinh viên Nhìn chung, đây là lượng thời gian không quá nhiều, ít gây ảnh hưởng đến các công việc khác, thể hiện sự cân bằng khá tốt giữa học tập, làm việc và giải trí của sinh viên Tuy nhiên, vẫn có gần một nửa người trẻ dành hơn 3 tiếng cho mạng xã hội Tiktok, điều này dễ gây ra mất cân bằng cuộc sống, mệt mỏi và thiếu năng lượng mỗi ngày

Dưới đây là kết quả bảng hỏi khảo sát về thực trạng các loại thông tin độc hại đang xuất hiện trên Tiktok Các tần suất bao gồm: “Rất thường xuyên > Thường xuyên > Thỉnh thoảng > Hiếm khi > Không bao giờ”

STT Nội dung độc hại

1 Nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà

2 Video, hình ảnh máu me, bạo lực

3 Các trò chơi, thử thách gây nguy hiểm

4 Nội dung khiêu dâm, phản cảm

5 Nội dung sai sự thật/ nhảm nhí/ trái với thuần phong mỹ tục

Kịch bản phim, tiểu phẩm nhảm nhí, phi lý, vô bổ 15 11 16 22 18

Giới thiệu sản phẩm sai sự thật, buôn bán hàng giả, kém chất lượng hoặc

“chơi bẩn” các nhãn hàng khác

8 Nội dung xâm phạm quyền riêng tư/ công kích cá nhân

Bảng 1: Tần suất gặp phải các nội dung độc hại trên Tiktok

Nhìn vào bảng khảo sát, tần suất sinh viên Tâm Lý học gặp phải các nội dung độc hại trên Tiktok chiếm 77,7%, trong đó tần suất “thường xuyên” và “rất thường xuyên” chiếm tổng cộng 33.5% Điều đó chứng tỏ đây là một vấn nạn đáng báo động, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến với giới trẻ

Khảo sát nội dung xuất hiện nhiều nhất (tổng của “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và

“rất thường xuyên”) cho thấy phần trăm lớn nhất thuộc về “Nội dung xâm phạm quyền riêng tư/ công kích cá nhân” chiếm khoảng 85% Tiếp theo sau đó lần lượt là “nội dung sai sự thật/trái với thuần phong mỹ tục” và “kịch bản phim, tiểu phẩm nhảm nhí” với khoảng 77% và 68% Nội dung ít thấy nhất là “Các trò chơi, thử thách nguy hiểm”, chỉ 17%, điều đó chứng tỏ những trò chơi như “cá voi xanh, thử thách nín thở…” không mấy phổ biến tại

Tiktok Việt Nam, đây là một tín hiệu khá đáng mừng Các nhân tố còn lại đều dao động trên 40%

Kết luận lại, về thực trạng sử dụng mạng xã hội Tiktok, nội dung công kích cá nhân chiếm lượt xem cao nhất bởi lẽ mỗi khi có tai nạn, biến cố hay bất kì điều gì kì lạ xảy ra trên đường, nhiều người sẽ cầm điện thoại quay lại và đăng tải trái phép hình ảnh lên Tiktok Nhà sản xuất Tiktok đang thiếu sót trầm trọng các cơ chế kiểm duyệt nội dung vi phạm bản quyền, nhất là quyền riêng tư Ngoài ra, nhiều kênh cũng công khai bàn luận vô căn cứ về một người, tung tin sai sự thật, kêu gọi công kích cá nhân trên mạng xã hội Một điều khá đáng mừng là những trò chơi nguy hiểm, trào lưu độc hại ít xuất hiện nhất trên Tiktok Việt Nam Trừ yếu tố này ra thì các loại nội dung độc hại khác vẫn dao động trên 40%, một mức rất cao mà thực tế xã hội cần nhìn vào để tìm ra hướng giải quyết thích hợp hơn

2.3.1.3 Ảnh hưởng của nội dung độc hại trên Tiktok đối với kết quả học tập của sinh viên khoa Tâm Lý học

Hình 2: Tỉ lệ sinh viên đạt học lực Xuất sắc - Giỏi – Khá

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy rõ tỉ lệ sinh viên giỏi là 58.5%, chiếm phần lớn nhất, sau đó là đến khá và chiếm 19.5% là xuất sắc Các nội dung tiêu cực trên Tiktok mặc dù có ảnh hưởng một phần đến hành vi và tâm lý của sinh viên tuy nhiên lại không làm giảm kết

29 quả học tập của phần lớn sinh viên Tâm Lý học Điều này cũng một phần đến từ sức học có sẵn của sinh viên ngành này (vốn được chọn lọc kĩ lưỡng ngay từ đầu vào) và ý thức khá vững vàng trong việc học của họ Đây cũng là tín hiệu dự báo cho những ảnh hưởng về hành vi và tâm thần với mức độ không quá lớn của sinh viên Tâm Lý học

2.3.1.4 Mối liên hệ giữa ảnh hưởng của nội dung độc hại trên Tiktok và độ tuổi của các khóa sinh viên khoa Tâm Lý học

Hình 3: Tỉ lệ độ tuổi của các khóa sinh viên khoa Tâm Lý học

Có một sự chênh lệch tương đối trong độ tuổi sử dụng Tiktok của sinh viên Tâm Lý học Sinh viên năm Nhất chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 30%, giảm nhẹ qua các năm và cuối cùng thấp nhất là sinh viên năm cuối với 19%

Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng tiêu cực của Tiktok sẽ tỉ lệ nghịch với kết quả học tập của sinh viên, bằng chứng cho thấy số sinh viên khá chiếm đông nhất khi phải tiếp xúc với nhiều nguồn tin “bẩn” gây giảm động lực và sự tập trung Độ tuổi chênh lệch không nhiều, độ tuổi càng lớn thời gian sử dụng Tiktok càng giảm do khối lượng công việc tăng, cộng thêm sự trưởng thành, chín chắn hơn về mặt nhận thức nên ảnh hưởng của Tiktok với sinh viên năm 3,4 đã giảm đi kha khá

2.3.2.Ảnh hưởng của nội dung độc hại trên Tiktok đến với hành vi của sinh viên khoa Tâm lý học

Hình 4: Tỉ lệ ảnh hưởng của các hành vi

Nhóm hành vi bắt chước:

(1): Hành vi bắt trend (theo đuổi xu hướng), kể cả những trend vô tri, nhảm nhí hoặc gây ảnh hưởng đến người khác

(2): Hành vi bắt trend, kể cả những trend gây nguy hiểm

(3): Đồng ý, chấp thuận với những gì Tiktoker nói mà không cần qua kiểm tra, tìm hiểu lại Nhóm hành vi sử dụng

(4): Đăng tải các nội dung bắt trend vô tri, nhảm nhí hoặc gây ảnh hưởng đến người khác tương tự

(5): Đăng tải các nội dung bắt trend gây nguy hiểm

(6): Phát ngôn/ bày tỏ quan điểm cá nhân gây tranh cãi trên mạng xã hội

(7): Like/Theo dõi kênh/ Chia sẻ các hình ảnh, video độc hại

Nhóm hành vi thời gian

(8): Thức đêm để lướt Tiktok

(9): Trì hoãn các hoạt động khác để lướt Tiktok

Trong nhóm hành vi bắt chước, hành vi bắt trend nhảm nhí, vô bổ và bắt trend gây nguy hiểm có mức lần lượt là 24.4% và 3.7% - chênh lệch khá cao Điều đó chứng tỏ sinh viên Tâm Lý học đã khá trưởng thành và phân biệt rõ giữa các hành vi đùa giỡn đơn thuần và hành vi gây nguy hiểm, từ đó hạn chế thực hiện các hành vi nguy hiểm hơn Hành vi bắt trend nhảm nhí có thể mang tính giải trí tuy nhiên vẫn không nên thực hiện theo bởi một số có thể đi quá xa và trái với thuần phong mỹ tục như dọa ma trẻ em, chọc người qua đường hay hóa trang kì dị… Tuy chiếm khá thấp nhưng đây vẫn là một hồi chuông cảnh tỉnh về những trào lưu người trẻ đang theo đuổi, tránh để lại các hậu quả đáng tiếc

Sinh viên cũng có ý thức hơn về các phát ngôn của mình khi chỉ 6.1% người phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội Tuy nhiên, một con số khá cao là nhiều sinh viên dễ dành tin theo những gì Tiktoker tuyên truyền mà thiếu sự kiểm duyệt, điều này dễ dẫn đến những nhận thức lệch lạc và suy thoái đạo đức ở người trẻ Cũng có thể vì sự phổ biến của Hastag "LearnOnTiktok” (Học cùng Tiktok) hiện nay, nhiều sinh viên theo dõi vì mục đích học tập tuy nhiên lại thiếu tính chọn lọc, phản biện nên dễ chấp thuận với nhiều kiến thức được đưa ra

Về hành vi sử dụng, chỉ 14.6% sinh viên đăng tải các nội dung bắt trend nhảm nhí, dù cách khá xa so với con số 24.4% các sinh viên bắt theo trend này Đây cũng là một dấu hiệu khá tốt vì những thông tin vô bổ sẽ ít bị lan truyền đến người dùng khác Một tín hiệu rất tốt là không có sinh viên nào đăng tải hành vi gây nguy hiểm cả Sinh viên tâm lý học trường ĐH KHXH&NV thể hiện thái độ đúng đắn và có quy chuẩn đạo đức khá tốt khi tần suất các nội dung vô văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục” và kịch bản phim nhảm nhí lại tỉ lệ nghịch với hành vi bắt chước các trào lưu nhảm nhí, nguy hiểm và đăng tải trên mạng

32 xã hội đó Vậy, có thể thấy mức độ ảnh hưởng là không quá nhiều khi người trẻ đã có nhận thức đúng đắn hơn và chỉ xem xét dừng lại ở mức giải trí

GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI DUNG ĐỘC HẠI TRÊN TIKTOK ĐỐI VỚI HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA

Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay, cần lưu ý:

• Quản lý thời gian: Cân bằng giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và thời gian làm việc, học tập hiệu quả Tùy theo nhu cầu giải trí, học tập hay kết nối qua mạng của mỗi người mà thời gian sử dụng sẽ dao động khác nhau Tránh thức khuya để lướt mạng hoặc ưu tiên các công việc ít quan trọng trước Ngoài ra, cũng cần cân bằng thời gian dành cho các hoạt động giải trí lành mạnh khác như đi du lịch, trở về thiên nhiên, trò chuyện cùng bạn bè hay dọn nhà sạch sẽ

• Rèn luyện kĩ năng sàng lọc thông tin: Mạng xã hội cung cấp một lượng lớn thông tin và nội dung đa dạng, nhưng không phải tất cả đều là chính xác hoặc ý nghĩa Hãy trở thành người tiêu thụ thông tin thông minh bằng cách kiểm tra và xác minh nguồn tin trước khi đồng thuận, like, chia sẻ hoặc theo dõi kênh Đồng thời, chọn lọc kĩ các nhóm chat, nhóm page để tham gia cho phù hợp, không phải lãng phí thời gian cho những thứ vô bổ

• Bảo mật và quyền riêng tư: Hãy chú ý đến cài đặt quyền riêng tư trên tài khoản mạng xã hội của bạn và xem xét các tùy chọn bảo mật khác nhau Đừng chia sẻ thông tin cá nhân hoặc thông tin nhạy cảm một cách công khai Ngoài ra, hãy cẩn thận khi chia sẻ hình ảnh hoặc thông tin riêng tư của người khác mà không có sự đồng ý của họ

• Xây dựng tư duy phản biện: Hãy tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy để kiểm tra lại Rèn luyện tư duy phản biện, kĩ năng phân tích và đánh giá một cách độc lập Nhờ đó chúng ta sẽ không trở thành những “con rối” của truyền thông mà có ý chí vững vàng trước những “cơn bão mạng” đầy hỗn loạn

• Tương tác xã hội trực tiếp: Mạng xã hội không thể thay thế giao tiếp trực tiếp và gặp gỡ bạn bè trong thực tế Hãy dành thời gian để xây dựng và duy trì các mối quan hệ offline Đi ra ngoài, tham gia vào các hoạt động xã hội, dành thời gian bên những người yêu thương, đến gần với thiên nhiên hơn và sống chánh niệm để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống

• Cân bằng và kiểm soát tâm trí: Đừng so sánh bản thân hay theo đuổi một chuẩn mực ảo nào trên mạng xã hội, hãy nâng cao lòng tự trọng và tập trung thời gian để phát triển bản thân hơn Luôn nhớ rằng tất cả những gì trên mạng chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, theo đuổi sự hoàn hảo trong cuộc sống sẽ chỉ nhấn chìm con người trong nhiều đau khổ và soi mói hơn FOMO chỉ là trạng thái tâm lý ảo tưởng khiến bạn bị mắc kẹt trong guồng xoay vô tận của thông tin, thay vào đó hãy hướng cuộc sống đến những giá trị cốt lõi, cần thiết hơn, để sống sâu và sống chậm trong từng phút giây

Ngày đăng: 03/10/2024, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Độ tin cậy thang đo DASS 21 - sức khỏe tâm thần - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Bảng 1. Độ tin cậy thang đo DASS 21 - sức khỏe tâm thần (Trang 24)
Bảng 1:Thang điểm đánh giá mức độ rối loạn lo âu - trầm cảm - căng thẳng theo DASS21 - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Bảng 1 Thang điểm đánh giá mức độ rối loạn lo âu - trầm cảm - căng thẳng theo DASS21 (Trang 24)
Bảng 1: Tần suất gặp phải các nội dung độc hại trên Tiktok - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Bảng 1 Tần suất gặp phải các nội dung độc hại trên Tiktok (Trang 27)
Hình 2: Tỉ lệ sinh viên đạt học lực Xuất sắc - Giỏi – Khá - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Hình 2 Tỉ lệ sinh viên đạt học lực Xuất sắc - Giỏi – Khá (Trang 28)
Hình 3: Tỉ lệ độ tuổi của các khóa sinh viên khoa Tâm Lý học - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Hình 3 Tỉ lệ độ tuổi của các khóa sinh viên khoa Tâm Lý học (Trang 29)
Hình 4: Tỉ lệ ảnh hưởng của các hành vi - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Hình 4 Tỉ lệ ảnh hưởng của các hành vi (Trang 30)
Hình 5: Thực trạng sức khỏe tâm thần - Tiểu luận Ảnh hưởng của các nội dung Độc hại trên mạng xã hội tiktok Đến với hành vi và sức khỏe tâm thần của sinh viên tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội
Hình 5 Thực trạng sức khỏe tâm thần (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN