BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Đề tài: Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của sinh viên K68 Quản trị khách sạn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài: Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý
của sinh viên K68 Quản trị khách sạn của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Học phần: Nhập môn năng lực thông tinGiảng viên: ThS Trịnh Khánh Vân
Sinh viên thực hiện: Đinh Diễm Quỳnh
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Trang 2BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI
Chủ đề giới hạn Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của
sinh viênChủ đề thu hẹp
Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý củasinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHNCâu hỏi nghiên cứu chính
Áp lực đồng trang lứa có tác động tới sinh viên K68Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – ĐHQGHN như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN cần phảilàm gì để giảm thiểu tình trạng áp lực đồng trang lứa?
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
2.1 Mục đích nghiên cứu 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Khách thể nghiên cứu 7
3.3 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 7
5 Tổng quan tài liệu 7
6 Giả thuyết nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 10
8.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài 10
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI TÂM LÝ SINH VIÊN 11
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 11
1.1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa 11
1.1.2 Khái niệm tâm lý người 11
1.2 Lý luận về tình hình áp lực đồng trang lứa ở sinh viên 11
1.2.1 Nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên 11
1.2.2 Một số biểu hiện của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên 12
1.2.3 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên 14
Trang 4CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA SINH VIÊN K68 NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 15
2.1 Kết quả khảo sát 15
2.1.1 Sự hiểu biết của sinh viên về áp lực đồng trang lứa – peer pressure 15
2.1.2 Suy nghĩ của sinh viên về áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay 17
2.1.3 Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên 18
2.1.4 Tác động của áp lực đồng trang lứa tới sinh viên 20
2.2 Nhận xét kết quả khảo sát 21
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI TÂM LÝ SINH VIÊN K68 QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 22
3.1 Về phía cá nhân 22
3.1.1 Tin tưởng bản thân, lập kế hoạch sống 22
3.1.2 Xây dựng tình bạn lành mạnh, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh 23
3.2 Về phía gia đình 24
3.2.1 Chia sẻ vấn đề với những người yêu quý xung quanh 24
3.2.2 Có phương pháp trị liệu phù hợp 25
KẾT LUẬN 26
THẢO LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Tài liệu tiếng Việt: 28
Tài liệu tiếng Anh: 29
DANH MỤC HÌNH 30
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) – hội chứng tâm lý đang vô cùng phổ biến, nóxuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên, những ngườiđang bắt đầu cuộc sống tự lập, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, vì đây là giai đoạn màcác bạn trẻ đang phát triển về tâm sinh lý, dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh,đặc biệt là khi mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống con người
“Áp lực đồng trang lứa” khi được nhìn với góc độ tích cực có thể giúp giới trẻ thúcđẩy phát triển theo hướng có lợi hơn Trong mỗi con người cần có đối tượng sẽ “gây áplực” để chính bản thân có những thói quen lành mạnh; cần những người có thể đưa ranhững lựa chọn lạc quan hơn bi quan và cần những người dám chỉ ra sự lười biếng, trìhoãn, thói hư tật xấu của bản thân để loại bỏ chúng trong cuộc sống Có thể gặp gỡ nhữngngười xung quanh ta có trạng thái tốt, gây áp lực tích cực để có thể học hỏi những kinhnghiệm của họ để từ đó hoàn thiện bản thân trở thành một người tốt hơn
Tuy nhiên “áp lực đồng trang lứa” không đơn giản chỉ xuất phát từ những suy nghĩtiêu cực về khả năng, thành tích hay học lực, mà nó còn thường được tạo nên từ những áplực do chính gia đình, bạn bè, mối quan hệ xung quanh, Không những thế “áp lực đồngtrang lứa” khiến con người đặc biệt là ở những người trẻ họ thường xuyên rơi vào trạngthái căng thẳng, tinh thần uể oải về việc phải nỗ lực nhiều hơn nữa, hay xuất hiện cảmgiác lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân; luôn có cảm giác tiêu cực, dễ dàng cáu gắtvới mọi người xung quanh khi nhắc về vấn đề học tập, công việc, mối quan hệ xã hội Từ
đó, dẫn đến ảnh hưởng về vấn đề tâm lý của người trẻ khiến họ ít gặp gỡ, giao lưu vớinhững người xung quanh vì sợ bản thân mình kém cỏi “Peer pressure” được coi là lưỡidao tiêu cực khiến người trẻ phải biến đổi quá nhiều đến mức quên đi giá trị bản thân,quên đi mục tiêu ban đầu và chạy theo những chuẩn mực mơ hồ
Nhận thức được tầm quan trọng về những áp lực mà sinh viên hiện nay đang gặp phải,
em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới sinh viênK68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học QuốcGia Hà Nội” Từ đó kiến nghị một số những giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu những
Trang 6tình trạng mà sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn – ĐHQGHN đang gặp phải.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Áp lực đồng trang lứa đang là một tình trạng phổ biến ở sinh viên hiện nay, khiến chonhiều sinh viên gặp phải những vấn đề về tâm lý, tự ti trước mọi người xung quanh đếnmức quên đi giá trị bản thân và chạy theo những chuẩn mực mơ hồ Việc tìm ra nhữnggiải pháp làm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đồng thời giúp sinh viên biết lấy nhữngảnh hưởng tiêu cực đó để làm động lực cố gắng hoàn thiện bản thân là vô cùng cần thiết.Những nghiên cứu về tính hiệu quả của việc làm hạn chế áp lực đồng trang lứa ở sinhviên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
sẽ giải thích được vì sao phải áp dụng những biện pháp này một cách khoa học, qua đócủng cố niềm tin của sinh viên khi áp dụng những biện pháp này trong thực tiễn
Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu về những áp lực đồng trang lứa của sinh viênK68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang gặp phải.Đưa ra những giải pháp khắc phục làm hạn chế, giảm thiểu áp lực đồng trang lứa của sinhviên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tậptrung giải quyết chủ yếu những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Xác định cơ sở lý luận về áp lực đồng trang lứa – peer pressure và những ảnh hưởngcủa áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp lực đồng trang lứa – peer pressure mà sinh viênK68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đanggặp phải
Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu làm giảm thiểu, hạn chế tìnhtrạng áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Trang 73 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính: Áp lực đồng trang lứa có tác động tới sinh viên K68 Quảntrị khách sạn trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN như thế nào?Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoahọc xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN cần phải làm gì để giảm thiểu tì nh trạng áp lựcđồng trang lứa?
5 Tổng quan tài liệu
Đề tài ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến tâm lý sinh viên trên thực tế đã cómột số tác giả nghiên cứu và bàn về vấn đề này Trong bài nghiên cứu này, em đã học hỏi
15 tài liệu nghiên cứu của các tác giả khác và tham khảo để hoàn thành bài nghiên cứucủa mình
Thứ nhất, về khái niệm “áp lực đồng trang lứa” được nhận định từ Bách khoa mởtoàn thư Wikipedia (12/04/2022) là sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi
Trang 8người đồng nghiệp, mọi thành viên của xã hội nhóm với cùng sở thích, kinh nghiệm, hoặcđịa vị xã hội giống nhau Từ đó, ta có khái niệm “tâm lý người” trong giáo trình Tâm lýhọc đại cương của GS TS Nguyễn Quang Uẩn (2015) người là sự phản ánh khách quancác yếu tố bên ngoài vào bộ não con người, qua đó con người thể hiện các hoạt động cánhân của mình Đến với lí luận của áp lực đồng trang lứa, qua bài viết “Mạng xã hội vànguy cơ trầm cảm” của Hà Tú Anh và Mai Duyên (21/12/2020) đã nhận thấy được rằngmột trong những nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa chính từ mạng xã hội Từnguyên nhân đó với bài viết của Seen Cooper (2015) với bài viết “Feel Inferior To Others?
8 Signs Of An Inferiority Complex” đã nêu ra một trong những biểu hiện của áp lực đồngtrang lứa đó chính là cảm giác thua kém thường đem lại cho bạn nguồn động lực tích cựcnhưng nhiều khi cảm giác thua kém lấn áp bản thân đến độ nó không còn mang lại nguồnđộng lực tích cực nữa hay nhà bác học Albert Einstein đã có câu nói: “Ai cũng là thiên tài.Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềmtin rằng nó là kẻ đần độn” trong bài viếtQuotable Quote của Goodreads (08/11/2023); Viktor– nhà quản lý hội đồng khoa học của Social Self (19/08/2022) với bài viết Feeling Inferior
to Others (How to Overcome Inferiority Complex) đã nêu ra quan điểm về sự tự so sánhbản thân mình với người khác khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, áp lực hơn Tiếp theo làphần ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tác giả Mitchell J Prinstein & Kenneth A.Dodge (2010), trong cuốn sách Understand Peer Influence in Children and Adolescentsvới nội dung áp lực đồng trang lứa có thể mang lại những lợi ích tích cực cho bản thân.Hay trong cuốn sách The Power of Others: Peer Pressure, Groupthink, and How thePeople Around Us Shape Everything We Do của Michael Bond (2015) đã cho rằng áp lựcđồng trang lứa đang ảnh hưởng tiêu cực tới tâm thần
Thứ hai, về giải pháp hạn chế tình trạng áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của sinh viên
đã có các tác giả viết về nội dung này như Thanh Phương (14/04/2022) trong bài viết: “Tinvào bản thân là một năng lực để sống trọn vẹn” ; tổ chức iVolunteer - Cơ hội tình nguyện chosinh viên và giới trẻ Việt Nam (10/06/2022), “Những Trích Dẫn Về Quản Lý Thời Gian Để TậnDụng Tối Đa Cuộc Sống”, Đoàn Trúc (02/04/2021) trong bài viết “HIỂU THÊM VỀ GIÁ TRỊTÌNH BẠN QUA 45 CÂU NÓI HAY ĐÁNG SUY NGẪM” hay Jabari Colon (25/04/2022)trong bài viết: “Comparison: The Thief of Joy” đều nói về những giải pháp mà bản thân
Trang 9mỗi người trẻ nói chung hay sinh viên nói riêng cần phải tự nhìn nhận trong tâm lý mỗingười Hơn nữa, tổ chức Staff (24/03/2013) trong bài viết A loving heart is the beginning
of all knowledge - Thomas Carlyle đã nêu ra câu nói của nhà bác học Thomas Carlyle vềvấn đề khi gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa cần phải chia sẻ, cởi mở với nhữngngười thân yêu xung quanh mình Hơn hết, Richa Bhatia, M.D (04/2023) trong bài viết
“What is Psychotherapy?” đã cho chúng ta biết thêm về những phương thức trị liệu tâm lýkhi rơi vào trạng thái áp lực
Tóm lại, ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên là vấn đề quantrọng cần được nghiên cứu chi tiết hơn nữa Với bài nghiên cứu này em đã tập trung thựchiện nghiên cứu với nhiệm vụ và đối tượng cụ thể và đưa ra những hướng phát triển của
đề tài trong tương lai
6 Giả thuyết nghiên cứu
Áp lực đồng trang lứa khiến sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoahọc Xã hội và nhân văn – ĐHQGHN trở nên tự ti, quên đi những giá trị bản thân vànhững dự định ban đầu để chạy theo những chuẩn mực mơ hồ hoặc có thể gặp gỡ nhữngngười xung quanh ta có trạng thái tốt, gây áp lực tích cực để có thể học hỏi những kinhnghiệm của họ để từ đó hoàn thiện bản thân trở thành một người tốt hơn
Sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –ĐHQGHN cần phải hiểu rõ giới hạn của bản thân đặt ra mục tiêu cụ thể và phấn đấu đểđạt được mục tiêu của mình
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: nhằm hiểu rõ hơn về áp lực đồng tranglứa là gì và những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: qua quan sát và tìm hiểu thực tiễn nhằm hiểu rõhơn các yếu tố tác động tới tâm lý sinh viên bởi áp lực đồng trang lứa
Phương pháp điều tra bảng hỏi: nhằm hiểu rõ hơn vấn đề về tâm lý mà sinh viên đanggặp phải liên quan đến áp lực đồng trang lứa
Trang 108 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Nghiên cứu về ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên K68 Quản trịkhách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN hướng tới sử dụngcác phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu áp dụng các lý thuyết, quan điểm,khái niệm và các phương pháp nghiên cứu liên ngành: tâm lý học, xã hội học,…
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của về ảnh hưởngcủa áp lực đồng trang lứa tới tâm lý của sinh viên nói chung và sinh viên K68 Quản trịkhách sạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN nói riêng
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng của áp lực đồng trang lứa ảnh hưởngđến tâm lý của sinh viên, chỉ ra những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến khía cạnhhọc tập, làm việc và đời sống của sinh viên K68 Quản trị khách sạn trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN Nghiên cứu mong muốn đưa ra những kiến nghị,giải pháp giúp sinh viên giảm thiểu, hạn chế những áp lực liên quan đến áp lực đồng tranglứa và sử dụng những áp lực tích cực sao cho hiệu quả
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI TÂM LÝ SINH VIÊN
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa
Theo Bách khoa mở toàn thư Wikipedia “áp lực đồng trang lứa (peer pressure): áplực bạn bè, hoặc áp lực đồng nghiệp, là sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọingười đồng nghiệp, mọi thành viên của xã hội nhóm với cùng sở thích, kinh nghiệm, hoặcđịa vị xã hội giống nhau Các thành viên của một nhóm đồng đẳng, không nhiều thì ítcũng chi phối lòng tin và lối cư xử của người trong nhóm Một nhóm hoặc cá nhân nào đócũng có thể "được khuyến khích và tự nguyện" đi theo lề lối của đồng nghiệp bằng cáchthay đổi thái độ, giá trị, hoặc lề lối cư xử cho phù hợp với nhóm hoặc cá nhân đang có thếlực Cho cá nhân bị chi phối, áp lực bạn bè có thể dẫn đến kết quả tích cực hoặc tiêu cựchoặc cả hai.” [2]
1.1.2 Khái niệm tâm lý người
Theo quan điểm của các nhà duy vật biện chứng thì các nhà tâm lý học cho rằng tâm
lý con người là sự phản ánh khách quan các yếu tố bên ngoài vào bộ não con người, qua
đó con người thể hiện các hoạt động cá nhân của mình Và họ cho rằng tâm lý ngườimang bản chất của xã hội thông qua các hoạt động và sự biến đổi của xã hội ảnh hưởngđến tâm lý và thể hiện tính lịch sử của xã hội ảnh hưởng đến tâm lý người [7]
1.2 Lý luận về tình hình áp lực đồng trang lứa ở sinh viên
1.2.1 Nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên
Áp lực đồng trang lứa – peer pressure thường xuất hiện trong những ngữ cảnh như bịchuẩn mực của xã hội giới hạn, mong muốn được hòa nhập hay khi bị mắc kẹt trong mêcung của chính mình Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa và mỗingười ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể
Thứ nhất, tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định, ở những người trẻ đặc biệt làsinh viên khi đang trong độ tuổi thanh niên khi tâm lý chưa ổn định, thiếu kinh nghiệmsống, dễ dàng bị chi phối cảm xúc bởi những người xung quanh Vì lí do chưa nhìn nhận
Trang 12rõ về giá trị bản thân chưa suy nghĩ tới hậu quả hoặc có tầm nhìn hạn hẹp về thế giới xungquanh.
Thứ hai, ở mỗi một thời kỳ và môi trường khác nhau, con người tạo ra quy chuẩn và
sẽ có một quy chuẩn khác nhau Chuẩn mực xã hội khiến suy nghĩ, tư duy, hành động củabản thân phải được những người trong xã hội chấp nhận, cho là chính xác và đúng đắnvới chuẩn mực của cộng đồng đó đưa ra Những điều này được biểu hiện rõ trong việcnêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân khi đánh giá cộng đồng, xã hội một cách gián tiếp hoặctrực tiếp
Thứ ba, chủ nghĩa tập thể, đề cao giá trị của bản thân; việc phân bậc thứ cấp, thi đuađiểm số, bị so sánh với “con nhà người ta” phản ánh rõ nét trong khuynh hướng so sánhvăn hóa tập thể Điều này giải thích vì sao ở những người trẻ đặc biệt là sinh viên hiệnnay thường áp lực và tự so sánh mình với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí cả những người
xa lạ trên mạng xã hội
Thứ tư, ảnh hưởng bởi truyền thông, mạng xã hội đang được gọi là con dao hai lưỡikhi nó vừa cung cấp thông tin, khuếch đại áp lực đồng trang lứa càng trở nên trầm trọnghơn khi nhìn thấy nhiều người trở nên thành công, hạnh phúc hơn Giữa vô vàn nội dungđược đăng tải lên mạng xã hội, các dòng trạng thái của các bạn đồng trang lứa đã và đangtạo áp lực tâm lý cho rất nhiều người trẻ đặc biệt là sinh viên hiện nay Theo tiến sĩ BrianPrimack “những người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thường so sánh bảnthân với người khác, rồi cảm thấy thua kém dễ dẫn đến thất vọng, trầm cảm Áp lực trướcnhững hình ảnh đẹp đẽ, hào nhoáng trên mạng xã hội, cũng như áp lực từ lượt thích vàbình luận khiến người trẻ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý, trong đó điển hình
là chứng rối loạn lo âu.”[1]
Thứ năm, khao khát được hòa nhập để tìm kiếm sự chấp nhận Người trẻ thường lo sợ
bị bỏ rơi, cô lập hoặc không được chấp nhận, chính bản năng được mong muốn hòanhập với cộng đồng sẽ giúp chúng ta tự biết điều chỉnh tư duy, thái độ và hành viphù hợp với nhóm mà mình mong muốn tham gia
1.2.2 Một số biểu hiện của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên
Trong cuộc sống, ai cũng có những áp lực riêng, việc tự so sánh hay bị so sánh vớinhững người đồng trang lứa luôn khiến nhiều người căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt là ở
Trang 13sinh viên hiện nay Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, nhiều sinh viên sẽcảm thấy áp lực khi chứng kiến sự thành công của người khác Một số biểu hiện của áplực đồng trang lứa tác động trực tiếp tới tâm lý sinh viên hiện nay:
Thứ nhất, luôn cảm thấy mình thua kém bạn bè xung quanh; nhà tâm lý học nổi tiếngAlfred Adler tiết lộ rằng: “cảm giác thua kém thường đem lại cho bạn nguồn động lựctích cực Khi bạn bị nhận lời chỉ trích, hoặc khi nhìn thấy ai đó làm gì đó tốt hơn bạn, bạn
sẽ vứt bỏ sự yếu đuối của mình và vươn lên thúc đẩy bản thân trở nên mạnh mẽ hơn đểkhông còn cảm thấy thua kém nữa Cảm giác thua kém sẽ giúp bạn học được từ nhữngngười vượt trội hơn xung quanh bạn Từ đó bạn sẽ phát triển bản thân, và thậm chí trở nên
tự tin như những người đã từng cho bạn cảm giác bạn kém cỏi vậy.” [13] Tuy nhiên, một
số người lại để cảm giác thua kém lấn áp bản thân đến độ nó không còn mang lại nguồnđộng lực tích cực nữa Thay vì có cảm giác muốn thúc đẩy bản thân tốt hơn, mặc cảm tự
ti sẽ làm tê liệt bạn, khiến bạn cảm thấy cực kì nhút nhát hoặc mắc chứng lo âu xã hội,cảm giác không được tích sự gì, và không muốn cố gắng nữa
Thứ hai, thay đổi hành vi để phù hợp với nhóm bạn thậm chí đi ngược lại với giá trị,bản thân của mình Luôn cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định vì không chắc chắnphù hợp với nhóm bạn của mình hay chưa Cảm thấy bất an khi không tham gia được hoạtđộng hoặc không muốn tham gia hoạt động của nhóm bạn Không dám bày tỏ quan điểm,
ý kiến cá nhân của mình trong cộng đồng vì không tự tin luôn suy nghĩ sợ bị từ chối hoặc
bị bác bỏ quan điểm, đối xử một cách khác biệt Cảm thấy khó khăn, không hạnh phúchoặc không thực sự hài lòng với hành động mà mình đã làm, nhưng vẫn tiếp tục vì muốnđược chấp nhận từ nhóm bạn hay cộng đồng sống
Thứ ba, luôn so sánh bản thân với những người xung quanh, thường xuyên rơi vàotrạng thái mệt mỏi, tinh thần uể oải về việc phải nỗ lực nhiều hơn nữa Từ đó, trở nên tự ti
ít gặp gỡ những người xung quanh Không giao lưu, kết bạn thậm chí luôn một mình vìluôn có một nỗi sợ không bằng bạn bè, sợ bản thân kém cỏi Thường xuyên có cảm giáctiêu cực, dễ dàng cáu gắt với mọi người xung quanh khi nhắc đến vấn đề học tập, côngviệc hay thậm chí là cả tương lai Gặp khó khăn khi chấp nhận những lời khen ngợi hoặcphản hồi tích cực Viktor – nhà quản lý hội đồng khoa học của Social Self cho rằng: “bạn
Trang 14có niềm tin rằng bản thân “kém cỏi hơn” so với người khác và điều này có thể đã ăn sâuđến nỗi bạn khó chịu trước sự nịnh bợ.” [15]
1.2.3 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới tâm lý sinh viên
Sự phát triển của xã hội luôn tồn tại cùng rất nhiều định kiến và chuẩn mực được đặt
ra Áp lực đồng trang lứa – peer pressure xuất hiện khi một chiếc thước đo sai lệch đượcdùng để làm chuẩn mực so sánh và phán xét một người Nhà bác học Albert Einstein từngnói rằng: “Ai cũng là thiên tài Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây,
nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.”[8], tương tự khi bạn dùng thànhcông của người khác để định vị chính mình, đó cũng là lúc bạn mất đi phương hướng trêncon đường đã chọn
Áp lực đồng trang lứa là chướng ngại tâm lý mà hầu hết sinh viên đang gặp phải, vớinỗi sợ bị tụt lại phía sau, nỗi sợ bị phán xét mà quên đi những thế mạnh của mình, khiếnnhiều sinh viên hiện nay đã và đang đánh mất sự tự tin Môi trường xã hội ở độ tuổi sinhviên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên, bởi vì phần lớn trong giai đoạn này thanhsinh viên có xu hướng giao tiếp với bạn bè nhiều hơn, đặc biệt là trong việc đưa ra các lựachọn và nâng cao giá trị đạo đức trong cuộc sống
Trong cuốn sách Understand Peer Influence in Children and Adolescents cho rằngnhững mối tương quan tích cực thoạt đầu mang lại ánh sáng tích cực hơn cho các quátrình ảnh hưởng ngang hàng Vì phát hiện này là quá trình chiếm ưu thế so với việc dẫnđến sự bất đồng sao cho các bạn cùng trang lứa nhanh chóng chấp nhận quan điểm củamột người Nói theo một cách khác, phát hiện này thể hiện rằng bối cảnh có thể tạo áp lựcngang hàng với thanh niên thực sự mang tính thích ứng theo một số cách để những thanhniên khác phát huy khả năng của mình [11] Áp lực đồng trang lứa cũng có những mặt lợinhất định: kích thích sự phát triển, thúc đẩy sự hòa nhập, tăng cường ý thức trách nhiệm.Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa cũng có thể gây ra những hậu quả nhất định: tự ti –mặc cảm, thay đổi hành vi theo hướng tiêu cực, thiếu tập trung, giảm hiệu quả trong côngviệc và học tập… Trong khi mỗi người có hệ quy chiếu khác nhau, cũng như tốc độ pháttriển không giống nhau Chính từ đó mà vô tình chính bản thân hoặc những người xungquanh tự đặt những kỳ vọng chưa phù hợp, tạo nên áp lực quá lớn lên bản thân để đượcnhư người khác Trong cuốn sách The Power of OthersMichael Bond cho rằng: hoàn
Trang 15cảnh mà chúng ta đang gặp phải, đặc biệt là những người xung quanh, ảnh hưởng đến suynghĩ và hành vi của chúng ta nhiều hơn những gì ta tưởng tượng Trong hầu hết mọi lĩnhvực của cuộc sống, chúng ta đều được người khác chỉ đạo Chúng ảnh hưởng đến trạngthái tinh thần, sự lên xuống của tinh thần của tâm trạng và cảm xúc của chúng ta Chúngthậm chí còn tô điểm cho quan điểm đạo đức của chúng ta, dù hành động tốt hay xấu [10].
Áp lực đồng trang lứa có thể làm cho một người thay đổi hành vi, tính cách, ngoại hìnhcủa mình để phù hợp với môi trường họ tiếp xúc Điều này có thể dẫn đến sự thay đổiđáng kể của tính cách và sự thiếu tự tin về bản thân
Việc một cụm từ như peer pressure bỗng trở nên được chú ý cho thấy xã hội đã nhậnthức quan trọng của việc nhìn nhận theo khoa học các biểu hiện tâm lý của áp lực đồngtrang lứa Mỗi con người - ở bất cứ hoàn cảnh nào - cần có một thế giới tinh thần đa dạng.Con người cần nhiều hơn một niềm ham mê và thường xuyên khám phá thế giới xungquanh Áp lực đồng trang lứa - khi tần suất không quá lớn - thì không hoàn toàn xấu.Chính áp lực là động lực để con người vươn lên, làm được những điều phi thường và đàoluyện được tính nghiêm khắc, kỷ luật với bản thân Vì vậy, việc nhìn nhận đúng đắn vàthấu hiểu về loại áp lực này trở nên một lối nghĩ quan trọng, và có thể chỉ qua việc tìmhiểu một thuật ngữ tâm lý học nho nhỏ, ta sẽ mở ra những suy tư lớn hơn, cẩn trọng hơn
về ý nghĩa cuộc sống của mình cũng như của những người thân yêu xung quanh
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA SINH VIÊN K68 NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI