1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie

50 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược Marketing Mix của sản phẩm mì gói Indomie tại thị trường Indonesia
Tác giả Tạ Thị Kiều My, Huỳnh Uyển Nhi, Lê Trang Linh, Nguyễn Hà Linh, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trần Thị Phúc Lộc, Nguyễn Thị Hồng Mến
Người hướng dẫn Phùng Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Nguyên lý Marketing
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 9,19 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ INDOFOOD VÀ INDOMIE (13)
    • 1.1 Tập Đoàn Indofood: Lịch Sử, Sứ Mệnh, Tầm Nhìn Và Mục Tiêu (13)
    • 1.2. Tệp Khách Hàng Và Phân Khúc Sản Phẩm (14)
    • 1.3 Sản Phẩm Mì Gói Ăn Liền Indomie (16)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING (17)
    • 2.1 Môi Trường Vĩ Mô (17)
      • 2.1.1 Nhân khẩu học (17)
      • 2.1.2 Văn hóa (18)
      • 2.1.3 Kinh tế (19)
    • 2.2 Môi Trường Vi Mô (20)
      • 2.2.1 Khách hàng (20)
      • 2.2.2 Nhà cung cấp (21)
      • 2.2.3 Đối thủ cạnh tranh (23)
  • PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA INDOMIE THÔNG QUA CHO CHIẾN DỊCH QUẢNG BÁ MÌ INDOMIE VÀO DỊP THÁNG LỄ RAMADAN TẠI INDONESIA (24)
    • 3.1 Chiến Dịch Quảng Bá Của Indomie Vào Dịp Tháng Lễ Ramadan (24)
    • 3.2 Strength (27)
    • 3.3 Weakness (28)
    • 3.4 Opportunity (29)
    • 3.5 Threat (31)
    • 4.1 Segmentation (32)
    • 4.2 Targeting (34)
    • 4.3 Positioning (36)
  • PHẦN 5: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH MARKETING MIX 4P’s CỦA INDOMIE 37 (38)
    • 5.1 Chiến Lược Sản Phẩm - Product (38)
    • 5.2 Chiến Lược Phân Phối - Place (39)
    • 5.3 Chiến Lược Về Giá - Price (41)
    • 5.4 Chiến Lược Chiêu Thị - Promotion (42)
  • PHẦN 6: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA INDOMIE (43)
    • 6.1 Sơ Lược (43)
    • 6.2 Bối Cảnh (43)
    • 6.3 Mục Tiêu (44)
    • 6.4 Đề Xuất Hoạt Động Marketing: Ra Mắt Phiên Bản Mì Indomie Dạng Ly Phân Phối Độc Quyền Tại Chuỗi Cửa Hàng Tiện Lợi Circle K Việt Nam (44)

Nội dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC THỂ THAO NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO BÁO CÁO CUỐI KỲ NGUYÊN LÝ MARKETING PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

TỔNG QUAN VỀ INDOFOOD VÀ INDOMIE

Tập Đoàn Indofood: Lịch Sử, Sứ Mệnh, Tầm Nhìn Và Mục Tiêu

Indofood Sukses Makmur Group là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất Indonesia, có trụ sở chính tại Jakarta Tập đoàn được thành lập vào năm 1996 thông qua việc sáp nhập hai công ty thực phẩm lớn là PT Indofood Sukses Makmur và PT Sania Dharma Indofood hiện có hơn 200 công ty con, liên doanh và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành thực phẩm, đồ uống, trong đó có sản xuất mì ăn liền, dầu ăn, sữa, đồ hộp, đồ uống và bánh kẹo i

Sứ mệnh của Tập đoàn Indofood được thể hiện qua khẩu hiệu: “Nuôi dưỡng một cuộc sống tốt đẹp hơn” Sứ mệnh này phản ánh cam kết của Indofood trong việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm, đồ uống chất lượng cao, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Tập đoàn Indofood đặt mục tiêu trở thành công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng.

Trở thành nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất Đông Nam Á: Indofood đang nỗ lực mở rộng thị phần tại các nước Đông Nam Á và trở thành nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất khu vực.

Vào top 100 công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới: Indofood đặt mục tiêu lọt vào top 100 công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới.

Phát triển sản phẩm đa dạng: Indofood liên tục phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Tập đoàn cũng cam kết phát triển các sản phẩm phù hợp với văn hóa và thị hiếu của từng thị trường.

Mở rộng thị trường: Indofood tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước mới trên thế giới Tập đoàn cũng đầu tư vào các công ty con và liên doanh để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.

Tính bền vững: Indofood cam kết phát triển bền vững bằng cách sử dụng nguyên liệu thô có thể tái tạo, giảm thiểu tác động đến môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tệp Khách Hàng Và Phân Khúc Sản Phẩm

Với thị trường mì ăn liền phổ biến như hiện nay thì việc chọn lựa của khách hàng trở nên khắt khe hơn, họ sẽ đặt ra nhiều nhu cầu cho sản phẩm như: sự tiện lợi, giá thành phải chăng; hương vị đa dạng; sản phẩm chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe Với mong muốn đưa sản phẩm tới tất cả mọi người, Indomie hướng đến tệp khách hàng rộng lớn và đa dạng.

Tuổi tác: Mì Indomie hướng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn Tuy nhiên, phân khúc chính là học sinh, sinh viên và người lao động

Trẻ em: Mì Indomie Kid, Mì Gấu, Mì Mini

Thanh thiếu niên: Mì Indomie Mi Goreng, Mì Indomie Kari Spesial Người lớn: Mì Indomie Real Meat, Mì Indomie Taste of Asia

Người cao tuổi: Mì Indomie Selera Nusantara

Thu nhập: Mì Indomie là sản phẩm bình dân, phù hợp với mọi mức thu nhập, có nhiều mức giá dao động từ 5.000đ đến 30.000đ.

Thu nhập thấp: Mì Indomie Goreng Rasa Mi Goreng, Mì Indomie Goreng Rasa Soto Mie ( Giá giao động từ: 3.500đ - 5.000đ )

Thu nhập trung bình: Mì Indomie Real Meat, Mì Indomie Taste of Asia (Giá giao động từ: 5.000đ - 6.500đ)

Thu nhập cao: Mì Indomie Selera Nusantara, Mì Indomie HypeAbis (Giá giao động từ: 7.000đ - 8.000đ)

Ngoài ra còn có các gói mì size lớn với (Giá giao động từ 15.000đ - 30.000đ)

1.2.2 Phân khúc sản phẩm: mì Indomie được chia ra nhiều phân khúc về hương vị, giá cả khác nhau nên phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Bảng 1Bảng nhận diện phân khúc mì Indomie 0 1

Loại mì – Mức giá Hình ảnh nhận diện mì

2/ Indomie Real Meat và Taste of Asia

Hình 2 : Indomie Taste of Asia

Sản Phẩm Mì Gói Ăn Liền Indomie

Indomie là sản phẩm mì ăn liền nổi tiếng ở Indonesia thuộc tập đoàn Indofood và được cho ra mắt vào năm 1972 bởi Sudono Salim Tính đến thời điểm hiện tại, Indomie đã có mặt tại 100 quốc gia trên khắp thế giới (Úc, New Zealand, Mỹ, Canada,các nước ở khắp Châu Á, Châu Âu và các nước Trung Đông).

1.3.2 Thị trường Indonesia và quốc tế

Indomie nổi tiếng không chỉ nhờ hương vị đa dạng mà giá cả của loại mì này rất phải chăng Loại “mì quốc dân” này được ưa chuộng nhiều ở thành thị Indonesia và hộ gia đình ở đây mua sản phẩm của thương hiệu này 3-4 lần/tháng, 99,4% người tiêu dùng ở thành thị ăn ít nhất 3 gói/tháng Ở Indonesia vào hằng năm diễn ra tháng lễ Ramadan nói một cách dễ hiểu hơn thì nó còn được gọi là “tháng nhịn ăn”, “tháng ăn chay” Đây là lễ dành cho các tín đồ đạo Hồi phải thực hiện nghiêm túc theo quy định nên vào những tháng lễ này Indomie liên tục chứng kiến doanh số bán sản phẩm bị hao hụt

Thị trường quốc tế: Vào năm 1998, Indomie bắt đầu đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế Giờ đây, Indomie không chỉ được biết đến ở các nước láng giềng như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan mà Indomie còn có mặt ở 80 quốc gia ở cả Châu Âu, Trung Đông, Châu Mỹ và Châu Phi iii

Thị trường Việt Nam: Indomie bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam vào năm

2013 với 4 hương vị phổ biến Hiện nay “mì quốc dân” đã có thể dễ dàng tìm thấy trên tất cả các siêu thị,cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam và trở thành một trong những thương hiệu mì xào khô được yêu thích ở nước ta.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING

Môi Trường Vĩ Mô

Hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển nhanh và hiện đại hơn nên những món ăn nhanh như mì gói cũng có vai trò đáng kể đối với mọi người, Indomie đặc biệt chú trọng đến ba yếu tố (nhân khẩu học, văn hóa, kinh tế) trong môi trường vĩ mô để họ có cái nhìn tổng quan hơn về định hướng kinh doanh của Indofood cũng như Indomie.

Nhân khẩu học: Indonesia có cơ cấu dân số trẻ với hơn 60% dân số dưới 30 tuổi, tạo điều kiện cho nhu cầu tiêu thụ mì gói tăng Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, với 14,2 tỷ khẩu phần trong năm 2022, Indonesia là nước tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc iv

Trẻ em nhỏ (22 tuổi): Những người trong độ tuổi này thường đã đi làm và có mức thu nhập ổn định chính vì vậy họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn Cùng với đó là yêu cầu đối với thực phẩm cũng cao hơn Những người trong độ tuổi này sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của họ, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn Họ cũng sẽ có xu hướng ít sử dụng những sản phẩm ăn liền hoặc mong muốn sản phẩm sẽ có ít những thành phần gây hại nhất Tuy nhiên vì tính chất công việc bận rộn nên mì ăn liền vẫn là một sự lựa chọn nhanh chóng và tiện lợi cho họ.

Vùng miền: Thói quen ăn uống có thể khác nhau tùy theo vùng miền Indomie cần nghiên cứu thị trường để tung ra các sản phẩm mì gói phù hợp với sở thích ăn uống của người tiêu dùng ở từng vùng miền Từ đó, mức độ tiêu thụ mì gói có thể khác nhau tùy theo vùng miền Indomie tập trung vào việc đẩy mạnh marketing và phân phối sản phẩm ở những khu vực có tiềm năng tiêu thụ cao.

Thu nhập: Tùy theo từng mức thu nhập mà mọi người sẽ có từng nhu cầu khác nhau Với mức thu nhập thấp thì mì gói là một lựa chọn thực phẩm rẻ và tiện lợi. Indomie luôn duy trì giá cả phải chăng cho sản phẩm của mình để đảm bảo sản phẩm dành cho tất cả mọi người Còn với người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, đi đôi với đó là chất lượng sản phẩm nhận được phải cao hơn. Indomie đã tung ra các sản phẩm mì gói cao cấp với giá bán cao hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này

Văn hóa có sự ảnh hưởng đến Indomie bởi vì văn hóa góp phần tạo nên thói quen, sở thích và sự lựa chọn của người tiêu dùng trên thị trường.

Thói quen ăn uống: Mì gói là món ăn phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á nói chung và Indonesia nói riêng Người Indonesia thường ăn 3 bữa chính mỗi ngày và thường xuyên ăn mì gói như một bữa ăn nhẹ hoặc bữa phụ Với sự tiện lợi, giá cả phải chăng và hương vị đa dạng khiến mì gói trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người, đặc biệt là sinh viên, người lao động và các gia đình có thu nhập thấp Indomie đã khéo léo nắm bắt điều này bằng cách phân phối nhiều loại mì gói với đa dạng hương vị phù hợp với khẩu vị của người Indonesia Indomie có giá cả phải chăng so với các loại mì gói khác trên thị trường, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều khách hàng

Tính tiện lợi: Đây là yếu tố quan trọng phù hợp với nhịp sống hối hả của người dân Indonesia, đặc biệt là ở các khu vực thành thị Indomie có thể được nấu nhanh chóng và dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn như người lao động hoặc sinh viên không có nhiều thời gian nấu nướng Điều này đặc biệt hữu ích cho các bà mẹ, những người thường chịu trách nhiệm việc chuẩn bị bữa ăn trong gia đình

Tính tôn giáo: Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới Vì vậy từ khi ra mắt Indomie đã rất chú trọng đến yếu tố tôn giáo trong việc sản xuất và kinh doanh Các sản phẩm Indomie đều được chứng nhận Halal cho thực phẩm, đảm bảo phù hợp với tín ngưỡng của người Hồi giáo Indomie tích cực tham gia, tài trợ cho các lễ hội và sự kiện văn hóa của Indonesia, đặc biệt là những lễ liên quan tới Hồi giáo. Hãng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và hoạt động quảng cáo nhắm vào các dịp lễ Tết, Ramadan, Điều này giúp Indomie củng cố vị thế thương hiệu và tăng cường kết nối với người tiêu dùng Indonesia.

Kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Indomie

Tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, người dân có thu nhập cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm Điều này dẫn tới đa dạng hóa nhu cầu và mì gói sẽ có thể ít được tiêu thụ hơn Nền kinh tế ổn định các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định Khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến nhu cầu tiêu dùng mì gói tăng. Bởi vì đây luôn là một sự lựa chọn vừa rẻ, vừa tiện lợi

Mức sống: Khi mức sống tăng người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp hơn và họ cũng kỳ vọng vào chất lượng sản phẩm nhiều hơn Từ đó Indomie phải nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn Tuy nhiên Indomie vẫn duy trì giá cả phải chăng cho sản phẩm của mình khiến mì Indomie trở thành lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng ở mọi tầng lớp thu nhập kể cả những người có mức sống trung bình hoặc thấp.

Lạm phát: Những vấn đề kinh tế phổ biến như lạm phát cũng có thể xảy ra, giá nguyên liệu đầu vào như bột mì, dầu cọ và gia vị có thể biến động do nhiều yếu tố như

19 điều kiện thời tiết, giá cả thị trường quốc tế và chính sách của chính phủ Những biến động này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Indomie Lạm phát tác động xấu đến tiêu dùng Nó có thể khiến Indomie phải tăng giá bán sản phẩm, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người tiêu dùng Tuy nhiên, Indomie đã nỗ lực kiểm soát giá bán để đảm bảo sản phẩm của mình vẫn phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Môi Trường Vi Mô

Người tiêu dùng chính của mì Indomie: là học sinh, sinh viên, người lao động, dân cư khu vực nông thôn… Các nhu cầu mà họ đặt ra như là: tiện lợi, giá rẻ, ngon miệng, đa dạng hương vị Nhu cầu về dinh dưỡng ngày càng tăng, đặc biệt là mì dành cho trẻ em Nhu cầu về sản phẩm tốt cho sức khỏe như mì không chiên, mì nguyên cám,…

Trung gian phân phối: Mì Indomie được phân phối ở khắp các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và sản phẩm cũng được trưng bày ở quầy dễ dàng cho khách hàng nhìn thấy Bên cạnh đó mì Indomie cũng xây dựng kênh bán hàng online như shopee, lazada,… đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ hiện nay là mua sắm online và được giao hàng tận nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi

Khách hàng quốc tế: Về tiềm năng, thì hiện nay thị trường xuất khẩu mì gói ngày càng tăng, đặc biệt là sang các nước châu Á, châu Phi Khi đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường Indonesia, Indomie cũng như Indofood tiếp tục phát triển thị trường ra quốc tế Việc xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn nhưng cũng là thách thức cho Indomie bởi từng quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về an toàn thực phẩm Khi

20 đưa sản phẩm vào Malaysia và Đài Loan, Indomie bị thu hồi do các quốc gia này tìm thấy trong sản phẩm có ethylene oxide là một chất có thể gây ung thư vi

Các tổ chức chính phủ, phi lợi nhuận: Hiện nay các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đề cao nên Indomie cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan chức năng quy định Yêu cầu về trách nhiệm xã hội ngày càng tăng nên Indomie cần tham gia các hoạt động vì cộng đồng như tổ chức các chương trình thu gom lại vỏ mì đã qua sử dụng, triển khai việc làm bao bì giấy để bảo vệ môi trường.

Có thể hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo, trẻ em… Ảnh hưởng của khách hàng đến Indomie:

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của Indomie

Nhu cầu và hành vi của khách hàng là cơ sở để Indomie đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Indomie cần luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

1 Loại hình nhà cung cấp:

Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Nguyên liệu là thành phần quan trọng quyết định chất lượng cũng như giá thành sản phẩm Vì vậy cần lựa chọn nguồn cung uy tín, đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả cạnh tranh

Bột mì: Là nguyên liệu chính tạo ra vắt mì trong gói mì ăn liền, đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm

Dầu cọ: Dùng để chiên mì, dầu cọ ảnh hưởng lớn đến hương vị và chất lượng sản phẩm

Gia vị: Những nguyên liệu tạo ra gia vị chính là yếu tố quyết định nên hương vị đặc trưng của mì Indomie

Bao bì: Nguyên liệu này dùng để bảo quản sản phẩm và đồng thời chính là hình ảnh nhận diện giúp thu hút người tiêu dùng

Nhà cung cấp dịch vụ: Yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản phẩm Indomie phát triển, tới gần với người tiêu dùng Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ

Dịch vụ vận chuyển: Giúp Indomie đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Dịch vụ marketing: Yếu tố này giúp Indomie quảng bá sản phẩm và thương hiệu, giúp sản phẩm tăng độ nhận diện với người tiêu dùng

Dịch vụ nghiên cứu thị trường: Từ dịch vụ này Indomie có thể hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng và thị trường, từ đó họ sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp cho những sản phẩm của mình

2 Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp:

Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp nguyên vật liệu: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu như bột mì, dầu cọ có vị thế độc quyền, do đó họ có quyền lực đàm phán cao hơn so với Indomie Cùng với đó là chi phí cho việc chuyển đổi sang nhà cung cấp khác có thể tốn kém và mất nhiều thời gian Indomie có nhu cầu cao về nguyên vật liệu đầu vào Từ đó có thể thấy Indomie phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định cũng như có nguy cơ bị tác động về giá nguyên liệu

Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp dịch vụ: Nếu có ít nhà cung cấp dịch vụ như marketing, nghiên cứu thị trường uy tín, có chuyên môn cao và cung cấp dịch vụ độc đáo thì giá thành của các dịch vụ này có khả năng bị đẩy lên cao là rất lớn Một số dịch vụ như vận chuyển, marketing có vai trò quan trọng, bắt buộc phải có đối với hoạt động kinh doanh của Indomie nếu như nhãn hàng muốn phát triển ổn định và lâu dài Vì vai trò của những dịch vụ này quan trọng và không thể thiếu nên việc bị tác động giá bởi những nhà cung cấp dịch vụ là hoàn toàn có thể xảy ra

3 Mối quan hệ với nhà cung cấp:

Mối quan hệ hợp tác: Indomie nên xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và tin cậy với các nhà cung cấp Điều này giúp Indomie đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ ổn định, chất lượng cao với giá cả hợp lý

Chia sẻ thông tin: Việc chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ sẽ giúp các nhà cung cấp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Indomie và cùng nhau phát triển

Hỗ trợ lẫn nhau: Indomie nên hỗ trợ các nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả hoạt động Điều này giúp các nhà cung cấp đưa đến cho Indomie sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và cùng nhau tạo ra lợi ích chung.

Cạnh trannh trực tiếp, cạnh tranh nhãn hiệu: Với sự tiện lợi và giá thành hợp lý thì mì ăn liền luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Chính vì thế thị trường mì ăn liền luôn trong tình trạnh cạnh tranh gay gắt Mặc dù Indomie chiếm thị phần áp đảo trong thị trường mì gói Indonesia (khoảng 80%), nhưng hãng vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA INDOMIE THÔNG QUA CHO CHIẾN DỊCH QUẢNG BÁ MÌ INDOMIE VÀO DỊP THÁNG LỄ RAMADAN TẠI INDONESIA

Chiến Dịch Quảng Bá Của Indomie Vào Dịp Tháng Lễ Ramadan

Indomie với giá cả phải chăng và đa dạng hương vị đã giành lấy cảm tình của người tiêu dùng trên khắp thế giới Indomie chiếm vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng Kantar Global Brand Footprint 2019, và cũng là thương hiệu từ Châu Á duy nhất lọt vào top 10 của BXH Tại nước nhà, Indomie được coi là “mì gói quốc dân” khi hầu hết các hộ gia đình ở thành thị Indonesia đã mua thương hiệu này khoảng 3-4 lần/ tháng, và 99,4% người tiêu dùng thành thị ăn ít nhất 3 gói mì Indomie trong 1 tháng.

Nghiên cứu của Proffhub chỉ ra vào tháng Lễ Ramadan (hay còn gọi là

“Tháng nhịn ăn” của các người Hồi giáo), mức độ tiêu thụ mì ăn liền của người Indonesia tăng đến 10% - 15% so với các tháng khác trong năm Nhu cầu tăng cao do sự tiện lợi trong việc chuẩn bị bữa sáng nhanh chóng Đặc biệt, mì gói chính là “vị cứu tinh” của những người dùng bữa Suhoor trễ (Suhoor là bữa ăn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày nhịn ăn, bữa ăn này sẽ kết thúc khi mặt trời mọc) Bất chấp vị thế dẫn đầu, Indomie liên tục chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm trong tháng

Lễ Ramadan này Theo đó, có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của thương hiệu Một là thiếu sự liên kết giữa thương hiệu Indomie với tháng Lễ Ramadan Hai là mức độ cạnh tranh gay gắt trên “sân chơi” truyền thông, quảng cáo dịp Lễ Ramadan ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nỗ lực quảng bá của thương hiệu Chưa

24 dừng lại ở đó, năm 2020 là lúc cơn sóng của đại dịch COVID-19 ập tới, khiến tình hình kinh doanh của “ông lớn mì tôm” thêm ảm đạm Khó khăn chồng chất buộc Indomie đặc biệt cẩn trọng khi hoạch định kế hoạch truyền thông trong thời điểm bấp bênh này.

Mục tiêu kinh doanh: Tăng doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm 2019. Mục tiêu marketing: Tạo động lực để người dân chọn mua thương hiệu trong tháng Ramadan.

Mục tiêu truyền thông: Tạo sự liên kết giữa thương hiệu với ngày Lễ Ramadan; thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và rộng hơn là toàn thể người dân Indonesia.

Nội dung của chiến dịch:

Hằng năm nhân dịp tháng lễ Ramadan, các tín đồ Hồi Giáo sẽ phải nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn Nên vào năm 2021, thương hiệu “mì quốc dân” – Indomie đã có một ý tưởng táo bạo và thông minh được thể hiện qua hai TVC quảng cáo ix

TVC quảng cáo thứ nhất được lên sóng vào lúc 10 giờ 30 sáng – đây là khoảng thời gian mà các tín đồ Đạo hồi nhịn ăn Tuy TVC quảng cáo mì Indomie nhưng lại chẳng hề xuất hiện mì trong quảng cáo mà thay vào đó lại xuất hiện một anh chàng thực hiện các bước tưởng chừng như đang nấu mì nhưng lại là mì “vô hình”, chỉ có nước và không khí được xuất hiện Chưa dừng lại ở đó khi quảng cáo gần đến những giây cuối, anh ta còn mời khán giả ăn trưa cùng một chiếc dĩa trống trên tay với khuôn mặt hào hứng như sắp thưởng thức bữa trưa thơm ngon, hảo hạng Và tới cuối cùng của quảng cáo nhãn hàng cho lộ diện bao bì thể hiện sự “độc” và “lạ” khẳng định thương hiệu của mình bằng cái dĩa trống không được in trên bao bì kèm theo lời nhắn gửi đến cái TA đạo Hồi.

TVC quảng cáo thứ hai được lên sóng vào lúc 18 giờ 50 phút – đây là khung thời gian nhịn ăn được kết thúc và các tín đồ đạo Hồi chuẩn bị thưởng thức bữa tối Ngược lại với TVC đầu gắn liền với dĩa mì trống không thì trong TVC thứ hai đã

25 thực sự xuất hiện dĩa mì thơm ngon, óng ánh đáng mong chờ kèm theo đó còn gửi gắm lời nhắn thương hiệu đồng hành cùng người tiêu dùng trải qua tháng lễ trang trọng này.

Hình 5 : Quảng bá chiến dịch Ramadan

Tổng kết: Ý tưởng sáng tạo và bá đạo này của Indomie đã một lần nữa khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường mì ăn liền đồng thời thể hiện sự tôn trọng của nhãn hàng đối với những tín đồ Hồi giáo đang nhịn ăn bằng việc không để lộ diện thức ăn của mình trong khoảng thời gian nghiêm ngặt Một phần cũng là do ở Indonesia 90% người Indo là theo đạo này nên việc Indomie làm trong TVC quảng cáo khiến cho sản phẩm được gần gũi với người tiêu dùng hơn Kết thúc tháng lễ Ramadan đầy đặc biệt này, nhãn hàng đã ghi nhận tăng 4% lượt cân nhắc mua trong tháng Ramadan Cũng nhờ đó mà nhãn hàng đã thúc đẩy doanh số tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Hơn 17,5 triệu reach, cao hơn gấp 266% so với chiến dịch triển khai vào cùng kỳ năm ngoái.

Gần 5,5 triệu engagement trên Fanpage ở Facebook và Instagram.

Hơn 17,5 triệu lượt xem TVC trên các nền tảng mạng xã hội.

Chương trình từ thiện huy động được IDR 804.434.950 – tương đương với giá trị của khoảng 320.000 gói mì Indomie.

Giải thưởng mà chiến dịch này nhận được là Gold hạng mục Cross ChanelIntegration tại Indonesia MMA Smarties 2020 x

Strength

Indomie - Thương hiệu với đa dạng sự lựa chọn: với thị trường nội địa Indonesia, Indomie đã cho ra mắt hơn 60 hương vị khác nhau đáp ứng cho đa dạng nhu cầu sử dụng cho mọi lứa tuổi từ trẻ tới lớn Ngoài các hương vị phổ biến như Soto,

Gà đặc biệt, Cà ri gà, Gà hành tây, Thịt bò, Trứng muối, v.v Khi đổi mới nhằm mở xi rộng thị trường, Indomie cũng tung ra một số hương vị khác lấy cảm hứng từ món ăn truyền thống Indonesia, chẳng hạn như Hương vị Coto Makassar đến từ Coto Makassar từ Makassar, Nam Sulawesi; Mie Kocok Bandung lấy cảm hứng từ Mie Kocok từ Bandung, Tây Java; và Mi Goreng Rendang đã thúc đẩy họ đưa Rendang từ Tây Sumatra vào danh sách hương vị của mình Và với thị trường quốc tế, Indomie rất biết cách chiều lòng người tiêu dùng quốc tế khi không chỉ gia nhập kệ hàng mì ăn liền các nước trong khu vực với những sản phẩm tiêu biểu như: Mi Goreng, Mi Goreng Pedas, Mi Goreng Pendang, Indomie đã thay đổi đa dạng hương vị mì phù hợp với khẩu vị của nhiều người tiêu dùng đến từ các Quốc Gia như : Canada, Indonesia, Turkey với các sản phẩm đặc trưng ở mỗi đất nước.

Quá trình sản xuất và chế biến mì của Indomie có sự đổi mới đặt biệt bởi thông thường các sợi mì sẽ được chế biến bằng cách chiên qua dầu nhưng với Indomie sợi mì sẽ được sấy khô bằng nhiệt gió, chế biến theo cách này sẽ giúp sợi mì có độ dai và giòn tự nhiên hòa với sợi mì ấy khi nấu một gói mì của Indomie người tiêu dùng cũng cảm nhận được sự nước súp đậm đà khi nấu cùng các gói gia vị mì.

Thương hiệu mì nổi tiếng được phân phối rộng rãi : Indomie đã lọt vào danh sách xếp hạng top 10 theo :“ The Ramen Rater’s Global Top Ten Instant Noodles Of

All Time 2023 Edition’’ hương vị mì gà nướng của Indomie đã nhận được cơn mưa xii lời khen Ngoài ra Indomie cũng nhận được sự quan tâm đông đảo đến từ các youtuber, food vlogger với lượt xem nhiều đáng kể như Wealthy Wose, Skinnyindonesia24, Ict tea jay review ẩm thực Để đáp ứng nhu cầu sử dụng Indomie của người tiêu dùng Indofood đã phân phối rộng rãi sản phẩm của mình đến gần Indomie có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada, khắp Châu Á, Châu Phi và các nước Trung Đông Với năng lực sản xuất 19 tỷ gói hàng năm Tại Indonesia có thể dễ dàng tìm mua mì Indomie với giá 1 gói mì dao động từ 1 tại các cửa hàng tiện lợi như SevenEleven, Indomaret hay các cửa hàng tạp hóa thân thuộc với người dân

Thu hút người tiêu dùng qua các TVC quảng cáo thông qua kênh Youtube hơn 100.000 nghìn lượt đăng ký nhiều năm qua Indomie đã đăng tải gần 200 video quảng bá cho thương hiệu mì của mình Các video của Indomie mang tính sáng tạo, hài hước và đặc biệt còn có các thông điệp thông qua các TVC nhằm tạo sự gần gũi và thân thuộc với người tiêu dùng Người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về Indomie với những quảng cáo bắt mắt thông qua kênh youtube Indomie

Weakness

Rơi vào khủng hoảng truyền thông : Trước đó, loại mì này đã bị thu hồi tại thị trường Malaysia và Đài Loan do cơ quan y tế phát hiện chất ethylene oxide có khả năng gây ung thư Sở Y tế Đài Bắc cho biết gói bột gia vị trong sản phẩm mì của Indonesia được phát hiện có chứa 0,187 mg/kg ethylene oxide, trong khi sản phẩm của Malaysia chứa 0,065mg/kg ethylene oxide trong mì và 0,084mg/kg ethylene oxide trong gói nước sốt Những tỷ lệ này đều vượt quá mức quy định dư lượng thuốc trừ sâu cho phép của chính quyền Đài Loan Trong thời gian ấy người tiêu dùng cũng tỏ ra lo lắng, hoang mang bởi Indomie là loại mì khá phổ biến, dễ ăn và giá cả hợp lý nên được rất nhiều lứa tuổi tiêu thụ Thông tin này đã ảnh hưởng một phần đến uy tín thương hiệu của Indomie cũng như công ty Indofood xiii

Thiếu đổi mới tại các thị trường Quốc tế : hiện nay khi nhắc đến Indomie người tiêu dùng chắc hẳn chỉ nhớ đến các loại mì trộn dạng gói trong khi đó các đối thủ cạnh tranh trong nước như Popmie, Mie Sedaap, hay các đối thủ quốc tế như Nissin, Hảo Hảo đã có rất nhiều hương vị và mẫu mã từ mì khô đến nước và đều có phiên bản dạng

28 gói và dạng hộp Điều này có thể hạn chế số lượng sử dụng sản phẩm từ người tiêu dùng của Indomie ở các kệ hàng quốc tế Dù là một "tay to" chiếm lĩnh thị trường mì gói nội địa nhưng với thị trường quốc tế - với rất nhiều mỏ vàng tiêu thụ mì gói đang cần được đẩy mạnh hoạt động đổi mới tiếp thị như Việt Nam thì việc Indomie thiếu đi sự đa dạng trong lựa chọn và hình thức sẽ đóng gói sẽ khiến Indomie khó bay xa và lâu khi ra khỏi sân nhà - thị trường Indonesia. Ít chương trình khuyến mãi: ngoài việc cần thiết về sự đa dạng của hương vị mì thì các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của thương hiệu mì họ sử dụng vẫn luôn được quan tâm đặc biệt nhưng trong năm 2023 Indomie chỉ có khoảng 8 chương trình khuyến mãi thông qua các minigame trên nền tảng Facebook và Website Indomie.Chính vì thế đây cũng là yếu tố có thể lay động tâm lí người tiêu dùng sản phẩm của nhà Indomie

Opportunity

Việc triển khai chiến dịch quảng cáo trong mùa lễ Ramadan đã đem lại cho Indomie nói riêng và Indofood nói chung nguồn cơ hội lớn.

Tăng cường nhận thức thương hiệu: Ramadan là dịp lễ quan trọng với cộng đồng Hồi giáo, việc đưa ra những dự án liên quan tới dịp lễ này sẽ thu hút sự chú ý cao độ của người tiêu dùng, nhất là những người trong cộng đồng Hồi giáo.

Indomie đã tung ra một số chiến dịch Ramadan thành công trong những năm qua, bao gồm "Indomie Berbagi" (Indomie Chia sẻ) và "Indomie Buka Bersama" (Mở Bữa Cùng Indomie) Gần đây nhất là chiến dịch quảng cáo

“Empty plate - Chiếc dĩa trống không”

Indofood đã tung ra một số chiến dịch Ramadan thành công trong những năm qua, bao gồm "Indofood Berbagi Kebaikan" (Indofood Chia sẻ Lòng Tốt) và

"Indofood Ramadan Penuh Berkah" (Ramadan Indofood Đầy Phước Lành).

Các chiến dịch này đã giúp Indomie cũng như Indofood tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, lấy được thiện cảm của công chúng và tăng cường nhận thức của mọi người về thương hiệu

Gắn kết thương hiệu với giá trị văn hóa: Lễ Ramadan đề cao tinh thần chia sẻ, cộng đồng và đoàn tụ Một trong những ý nghĩa mà ngày lễ này đem lại đó là thông

29 qua việc nhịn ăn uống để thể hiện sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc Bằng cách kết nối thông điệp mà thương hiệu hướng đến với những giá trị văn hóa này qua chiến dịch quảng cáo “Empty plate - Chiếc dĩa trống không”, Indomie và Indofood có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và gắn kết chặt chẽ hơn với người tiêu dùng Hồi giáo

Thúc đẩy doanh số bán hàng: Tháng Ramadan thường đi kèm với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, vì họ ăn sahur (bữa sáng trước khi mặt trời mọc) và iftar (bữa tối sau khi mặt trời lặn) Điều này có nghĩa là các thương hiệu thực phẩm có thể tận dụng tăng doanh số bán hàng của họ bằng cách cung cấp các sản phẩm phù hợp cho các bữa ăn này

Indomie đã tận dụng lợi thế này bằng cách tung ra các phiên bản Ramadan đặc biệt cho các sản phẩm mì gói nổi tiếng của họ, chẳng hạn như Indomie Ayam Bawang (Gà hành tây) và Indomie Goreng Rendang (Mi xào Rendang)

Indofood đã tung ra các phiên bản Ramadan đặc biệt của các sản phẩm mì gói và đồ ăn nhẹ nổi tiếng của họ, chẳng hạn như Indomie Ayam Bawang Spesial Ramadan, Indofood Kriuk Rendang, và Chitato Rasa Kari Spesial

Các sản phẩm đặc biệt này khi được tung ra thị trường đã đạt hiệu quả rất thành công bởi sự mới lạ về hương vị, hình thức cũng như tinh thần Ramadan được thể hiện ra qua đó giúp Indomie cũng như Indofood tăng doanh số bán hàng trong tháng Ramadan đáng kể

Tăng cường lòng trung thành của khách hàng: Ramadan là cơ hội tuyệt vời để Indomie và Indofood thể hiện sự tri ân và gắn kết với khách hàng, đặc biệt là với những khách hàng là người Hồi giáo

Indomie đã tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào các giá trị gia đình và cộng đồng, chẳng hạn như "Indomie Selera Nusantara" (Hương vị Indomie của Quê hương) và "Indomie Rasakan Kehangatannya" (Indomie Cảm nhận Sức Ấm Áp).

Indofood đã tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào các giá trị gia đình và cộng đồng, chẳng hạn như "Indofood Buka Bersama" (Mở Bữa Cùng Indofood)

Các chiến dịch này đã giúp Indomie và Indofood gia tăng sự yêu thích, tạo được sự đồng cảm về tinh thần, đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường: Indomie là nhà tiên phong trong thị trường mì ăn liền ở Indonesia và là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới Indomie hiện đã có mặt tại 100 quốc gia trên khắp thế giới như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada, trên khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và các nước Trung Đông. Chiến dịch quảng bá Ramadan thành công có thể góp phần giúp Indomie khẳng định, giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường và củng cố lợi thế cạnh tranh.

Mở rộng sang thị trường quốc tế: Từ ý tưởng độc đáo của mình, Indomie cũng như Indofood đã thể hiện được tinh thần trong tháng Ramadan Từ sự thành công của chiến dịch có thể thu hút thêm nhiều sự chú ý, mở rộng sang các thị trường quốc tế,nơi có lượng lớn người Hồi giáo sinh sống xiv

Threat

Cạnh tranh gay gắt: Lễ Ramadan chính là thời điểm mà nhiều thương hiệu tung ra các chiến dịch quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng và người tiêu dùng. Indomie và Indofood phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu thực phẩm khác, cả trong nước và quốc tế Vì vậy, họ cần có chiến lược sáng tạo, nổi bật và khác biệt để gây ấn tượng và cạnh tranh hiệu quả

Sự nhạy cảm về văn hóa: Ramadan là dịp lễ thiêng liêng, ý nghĩa với nhiều quy định và nghi thức quan trọng Indomie và Indofood đã phải đối mặt với một số chỉ trích trong quá khứ về các chiến dịch Ramadan của họ, họ bị cho là đã khai thác hoặc thiếu tôn trọng tôn giáo Vì vậy, trong các chiến dịch sau này họ cần đảm bảo chiến dịch quảng cáo của mình tôn trọng và đề cao các giá trị văn hóa, không gây ảnh hưởng hay phản cảm cho cộng đồng Hồi giáo

Ngân sách và nguồn lực: Việc thực hiện một chiến dịch quảng cáo Ramadan hiệu quả đòi hỏi nguồn lực tài chính và nhân lực đáng kể Vì nhu cầu về thực phẩm

31 tăng cao trong tháng Ramadan, Indomie và Indofood cần đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng tốt điều này Đây là một thách thức, họ cần đảm bảo ngân sách và nguồn lực của họ có thể chắc chắn thực hiện chiến dịch một cách trọn vẹn và hiệu quả, đặc biệt là đối với các sản phẩm mở bán vào tháng lễ Ramadan Đo lường hiệu quả: Việc đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Ramadan có thể khó khăn do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong tháng này Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm nhiều hơn và tích trữ thực phẩm để chuẩn bị cho các bữa iftar Vì sự thay đổi trong hành vi mua sắm này nên Indomie và Indofood cần xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) phù hợp để theo dõi hiệu quả chiến dịch và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Duy trì sự nhất quán: Lễ Ramadan chỉ diễn ra trong một tháng, nhưng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo có thể kéo dài lâu hơn Để tranh thủ và tận dụng được những thành công đang có thì Indomie và Indofood cần duy trì sự nhất quán trong thông điệp và nội dung của các hoạt động tiếp thị, quảng bá sau Lễ Ramadan từ đó sẽ giúp duy trì lợi ích đạt được từ chiến dịch xv

PHẦN 4: XÁC ĐỊNH NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦAINDOMIE - PHÂN TÍCH STP

Segmentation

4.1.1 Nhân khẩu học Độ tuổi: Tùy theo độ tuổi khẩu vị cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn

Trẻ em: Thường có xu hướng chú ý đến những sản phẩm với hương vị và hình dạng hấp dẫn, thu hút.

Thanh thiếu niên: Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng nhất của Indomie.

Vì nhu cầu của đối tượng này rất phong phú vì vậy Indomie dễ dàng tiếp cận họ với với số lượng hương vị đa dạng.

Người lớn: Đối tượng này có tần suất sử dụng mì ăn liền ít hơn và quan tâm hơn tới những vấn đề sức khỏe.

Người cao tuổi: Indonesia có sự yêu thích nhất định với mì ăn liền vì vậy vẫn có nhiều người lớn tuổi quan tâm sản phẩm này.

Thu nhập: Từng đối tượng sẽ có mức thu nhập khác nhau vì vậy cũng sẽ có từng phân khúc sản phù hợp nhu cầu cũng như khả năng của người tiêu dùng, dao động từ 5.000đ đến 30.000đ

Cao: từ 10 triệu trở lên.

Nhu cầu: Tâm lý chung của người tiêu dùng, đặc biệt là người dân ở Indonesia- nơi có nhịp sống nhanh và tấp nập, là mong muốn sự tiện lợi, ngon miệng, cung cấp đủ năng lượng cũng như giá cả phải chăng.

Hành vi: Indomie được người dân Indonesia yêu thích sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày để thay thế các bữa ăn khi không có nhiều thời gian nấu nướng, để chế biến các món ăn khác hay sử dụng vào những dịp đặc biệt Ngoài ra, trong những dịp lễ mọi người có xu hướng sử dụng các sản phẩm theo mùa, theo bộ sưu tập,

Tần suất mua: Khách hàng Indonesia mua Indomie ít nhất 1-2 lần mỗi tuần.

Lượng mua Indomie phụ thuộc vào nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình. Nhìn chung, các gia đình có nhiều thành viên thường mua Indomie với số lượng lớn hơn.

Kênh mua hàng: Indomie có hệ thống kênh phân phối đa dạng, phân phối rộng khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử… Người dân có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của hãng ở bất cứ đâu.

Nhận thức về giá cả: Khách hàng thường nhạy cảm với giá cả và có xu hướng so sánh giá cả giữa các thương hiệu mì ăn liền khác nhau trước khi mua Vì vậy việc Indomie có nhiều phân khúc mì khác nhau cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh.

Quyết định mua hàng: Khách hàng ngoài việc chọn mua sản phẩm vì có nhu cầu thì thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua

33 hàng của người tiêu dùng Indomie là thương hiệu mì gói nổi tiếng nhất tại Indonesia và được người tiêu dùng tin tưởng.

→ Indomie là hãng mì “quốc dân” ở Indonesia Theo ước tính, Indomie chiếm khoảng80% thị phần mì ăn liền tại Indonesia Đây cũng là tỷ lệ thị phần áp đảo, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác Thị trường của Indomie ở Indonesia trải rộng khắp cả quốc gia này chứ không nhắm vào vùng nhất định Vì vậy, đối với Indomie yếu tố vị trí địa lý không thực sự tác động tới việc lựa chọn phân khúc thị trường mà chỉ chịu tác động lớn của các yếu tố nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi mua sắm.

Targeting

Mì Indomie là thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng tại Indonesia nhưng cũng chiếm một phần thị trường đông đảo và mì ăn liền vốn là một sản phẩm không thể thiếu đối với hầu hết đời sống mọi người dân Indonesia nói riêng và cả nước nói chung Theo một bảng số liệu thống kê từ Statista số lượng tiêu tiêu thụ mì của người dân Indonesia chiếm 46.8% và Indonesia đứng và chính vì thế đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Indomie sản phẩm từ “ Xứ sở vạn đảo” đã hướng đến hai chiến lược mục tiêu là : marketing phân biệt và marketing vi mô xvi

4.2.1 Marketing phân biệt Đối với marketing phân biệt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Indomie dựa trên phân khúc thị trường của chia làm các nhóm đối tượng:

Trẻ em (10-17 tuổi), học sinh-sinh viên ( 18-22 tuổi) , nhân viên văn phòng - người đi làm ( dưới 35 tuổi ) đây là nhóm đối tượng thường sẽ có tính chất công việc bận rộn, cần tiết kiệm thời gian vào việc ăn uống, giá thành phải chăng nhưng vẫn đảm bảo năng lượng cho ngày dài thì Indomie là sản phẩm thức ăn có thể đáp ứng được nhu cầu này. Ở Indomie còn có từ sản phẩm hướng đến các đối tượng thu nhập có các mức thu nhập khác nhau từ thấp đến cao Chẳng hạn với mức thu nhập thấp có các loại mì sau : Indomie Goreng Rasa Mi Goreng, mì Indomie Goreng Rasa Soto Mie (giá dao động từ: 3.500đ - 5.000đ) , mức thu nhập trung bình sử dụng mì Indomie Real Meat, mì Indomie Taste of Asia (giá dao động từ: 5.000đ - 6.500đ) hay với mức thu nhập cao

34 có các loại mì như Indomie Selera Nusantara, Mì Indomie HypeAbis (giá dao động từ: 7.000đ - 8.000đ)

4.2.2 Marketing vi mô - Bản địa hóa Đối với marketing vi mô ( bản địa hóa) Indomie đã hiểu được thị hiếu người tiêu dùng

Indomie là sản phẩm phân phối rộng rãi cùng với đó khi đưa vào thị trường của mỗi quốc gia khác nhau Indomie luôn hiểu được thị hiếu, văn hóa ăn uống của các quốc gia để có sự thay đổi hương vị và thành phần để phù hợp và đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt là một sản phẩm mì đến từ đất nước có số lượng người dân theo đạoHồi giáo nhiều nhất thế giới Để tạo sự gần gũi và giúp người đạo Hồi trở thành một trong những nhà tiêu dùng của Indomie vì vật chiến dịch Ramanda

Positioning

Indomie định vị thương hiệu của mình là nhà tiên phong trong thị trường mì ăn liền ở Indonesia và là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới

Sản phẩm: Indomie khẳng định vị thế là một thương hiệu đồng hành cùng người tiêu dùng trong những khoảnh khắc ý nghĩa, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm chất lượng.

Giá cả: Mì Indomie được định vị ở phân khúc giá rẻ, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng Giá một gói mì Indomie dao động từ 3.000 đến 8.000 đồng tùy loại, phù hợp với nhu cầu từng đối tượng khác nhau Chất lượng: Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, mì Indomie đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Sợi mì dai ngon, hương vị đậm đà với đa dạng các mùi vị khác nhau

Tiện lợi: Mì Indomie là sản phẩm tiện lợi, nhanh gọn, dễ dàng chế biến và sử dụng Chỉ cần vài phút nấu là có thể thưởng thức một tô mì thơm ngon Phù hợp với mọi lứa tuổi: Sản phẩm mì Indomie phù hợp với mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn Sản phẩm giúp bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động

Gắn liền với ký ức: Mì Indomie ra mắt từ năm 1972 và đã có mặt tại Việt Nam được hơn 10 năm , gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt

Nam Mì Indomie là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, là lựa chọn hàng đầu cho những buổi tụ tập bạn bè

Sản phẩm đa dạng: Mì Indomie có nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Ở Việt Nam, các loại mì xào khô được ưa chuộng khá nhiều như vị đặc biệt, vị sườn bò cay, vị gà nướng…

Về đối thủ cạnh tranh: So với các đối thủ khác, Indomie tạo sự khác biệt, ngoài việc cung cấp các sản phẩm mì gói ngon miệng, tiện lợi, họ còn tập trung vào yếu tố tinh thần và cộng đồng Qua những chiến dịch quảng cáo độc đáo, tập trung thông điệp về gia đình, sự sẻ chia, Indomie đã thành công trong việc tạo được dấu ấn riêng và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Slogan: Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho Indomie chính là những slogan ấn tượng, dễ nhớ và đi vào lòng người.

Slogan của Mì Indomie phổ biến nhất là "Indomie Seleraku" có nghĩa là

"Indomie theo sở thích của tôi" Slogan này được sử dụng từ những năm 1990 và đã trở thành một biểu tượng của thương hiệu Indomie Slogan này, dễ nhớ và truyền tải thông điệp rằng Indomie là một thương hiệu mì gói phù hợp với mọi khẩu vị.

Một số slogan tiêu biểu của Mì Indomie :

"Indomie - Mì ngon mọi nhà" (Slogan này được sử dụng từ những năm đầu tiên Indomie ra mắt Slogan này nhấn mạnh vào lý tính đó chính là hương vị thơm ngon của mì Indomie, phù hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình.)

"Indomie - Ngon tuyệt cú mèo" (Slogan này được sử dụng trong những năm

2000 và đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường Slogan này sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, hiện đại, cập nhật xu hướng lúc bấy giờ, thu hút được sự chú ý của giới trẻ.)

"Indomie - Luôn bên bạn mọi lúc mọi nơi" (Slogan này được sử dụng trong những năm gần đây và nhấn mạnh vào sự tiện lợi của mì Indomie Mì Indomie có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi, từ bữa sáng, bữa trưa, bữa tối cho đến những buổi dã ngoại, picnic.)

"Indomie - Nấu nhanh ngon, no lâu" (Slogan này tập trung vào lợi ích của mì Indomie, đó là nấu nhanh, ngon và no lâu Mì Indomie là lựa chọn lý tưởng cho những ai bận rộn nhưng vẫn muốn có một bữa ăn ngon và đầy đủ năng lượng.)

"Indomie - Gắn kết yêu thương" (Slogan này được sử dụng trong những năm gần đây và hướng đến việc xây dựng thương hiệu Indomie gắn liền với những giá trị gia đình Việt Nam Mì Indomie là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, là nơi gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH MARKETING MIX 4P’s CỦA INDOMIE 37

Chiến Lược Sản Phẩm - Product

Idomie có chất lượng cao, với hương vị đặc biệt, thơm ngon độc đáo Một gói mì Indomie có khối lượng 85 gram bao gồm 1 vắt mì và 2 gói nhỏ chứa 5 loại gia vị. Mỗi gói mì đem lại cho cơ thể khoảng 420 calories cần thiết cho một bữa ăn chính nhanh gọn và tiện lợi.

Dinh dưỡng chính trong sản phẩm gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate. Thành phần: Bột mì, dầu cọ tinh luyện, muối, tinh bột sắn, chất điều chỉnh độ axit, chất làm đặc, màu thực phẩm, bột gia vị, dầu gia vị, nước sốt…

Indomie nổi tiếng với các loại mì trộn như Mi Goreng, Mi Goreng Original, Mi Goreng Green Chili Flavour, Mi Goreng Hot & Spice , Mi Goreng Aceh Ngoài ra hãng cũng tung ra thị trường các vị mới lạ phù hợp với giới trẻ như Curly Fried Noodle Salted Egg, HypeAbis Ayam Geprek, các dạng mì ly Đặc biệt Indomie cũng có các loại mì nước được lấy cảm hứng từ các loại gia vị của Indonesia như Chicken Curry Flavour, Soto Flavour Những hương vị này chủ yếu được tiêu thụ trong nước

38 việc này được thể hiện rõ khi Indomie bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam chỉ với 4 hương vị và không có dạng mì ly chưa đáp ứng đủ độ đa dạng mà người tiêu dùng quốc tế mong muốn.

Indomie liên tục đổi mới trong việc giới thiệu nhiều hương vị mới giúp khách hàng không bị nhàm chán và có thêm nhiều lựa chọn Những hương vị mới này được công chúng trong nước yêu thích bởi mức giá phải chăng của mình Đưa ra các hương vị mới là một cách hiệu quả để thu hút thêm khách hàng cũng như tăng lòng trung thành của những khách hàng cũ Điều này cũng sẽ cung cấp thêm điểm cộng cho thương hiệu để khiến người tiêu dùng có lý do mạnh mẽ muốn mua sản phẩm của Indomie

Quy trình sản xuất gồm 9 bước: Trộn bột, cán tấm, tạo sợi, hấp chín, cắt định lượng và bỏ khuôn, chiên sơ mì, làm nguội, cấp các gói gia vị và đóng gói Sợi mì được sấy khô bằng hệ thống sấy nhiệt gió hiện đại để loại bỏ hoàn toàn lượng nước trong mì Mì còn được áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất đảm bảo chặt chẽ.

Indomie còn có những đổi mới trong thiết kế và bao bì mới mẻ sản phẩm của mình Thiết kế hấp dẫn và bắt mắt giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ sản phẩm hơn Thiết kế và bao bì mới mẻ cũng khiến sản phẩm trông hiện đại và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

Sản phẩm có nhiều sự cải tiến còn giúp Indomie tạo ra sự khác biệt độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh có thể giúp sản phẩm của Indomie được lựa chọn nhiều hơn.

Chiến Lược Phân Phối - Place

Indomie nhắm đến mục tiêu sản phẩm của họ được mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể tiêu thụ Các sản phẩm của Indomie cũng được phân phối phổ biến rộng rãi khắp Indonesia để tất cả người tiêu dùng có nhu cầu đều có thể mua sản phẩm của Indomie Họ hiện có mạng lưới phân phối rộng khắp Indonesia từ các kệ hàng nhỏ cho đến các siêu thị lớn chính vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm của họ.

Indomie cũng hợp tác với nhiều loại hình bán lẻ khác nhau như siêu thị: Ada, Hero, Giant… cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng nhỏ khác Việc phân phối sản phẩm

Indomie cũng được thực hiện thông qua mạng lưới đại lý, nhà phân phối trải rộng khắp Indonesia Thông qua chiến lược phân phối này, Indomie đảm bảo rằng các sản phẩm của họ luôn có sẵn và có giá cả phải chăng cho người tiêu dùng trên khắp Indonesia. Đại lý Indofood còn hợp tác cung cấp cho Indomie các gian hàng như Gemboel (một cửa hàng cung cấp cơm cùng với món ăn phụ và mì ăn liền / mì xào làm thực đơn chính)

Indomie còn được phân phối thông qua các sàn, các trang thương mại điện tử lớn của Indonesia như Tokopedia,

Bukalapak,Blibli… Kênh thương mại điện tử giúp Indomie tiếp cận đến khách hàng trẻ, am hiểu công nghệ và thường xuyên mua sắm trực tuyến.

Phân phối Indomie tại siêu thị 1

Hình 7 : Phân phối Indomie tại siêu thị

Hình 8 : Phân phối Indomie tại cửa hàng thức ăn

Hình 9 : Phân phối Indomie trên Tokopedia

Chiến Lược Về Giá - Price

Phân khúc thị trường: Mì Indomie luôn nhắm đến những vị khách hàng từ 15-

35 tuổi như: học sinh, sinh viên, những người đi làm,… Vì những vị khách hàng này thường xuyên bận rộn, tất bật với cuộc sống hằng ngày nên mì ăn liền sẽ luôn là giải pháp cho một bữa ăn nhanh và gọn này Mức giá cho sản phẩm mì xào khô Indomie ở Indonesia trung bình từ 2.800 rupiah/gói khoảng (0,19 USD) với mức giá này được đánh giá là khá phù hợp với túi tiền của người Indo đặc biệt là người có thu nhập từ trung bình trở xuống hoặc có mức thu nhập khoảng 200 USD/tháng Vào năm 2022 khi tác động của Nga - Ukraine lan rộng khắp toàn cầu, người Indonesia lo lắng họ sẽ phải chi trả nhiều hơn cho đồ ăn nhất là món mì yêu thích của họ Nga và Ukraine là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất về xuất khẩu lúa mì trên thế giới, cả 2 quốc gia này chiếm 29% tổng lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới nên khi xảy ra xung đột này người Indonesia rất quan ngại về việc giá mì yêu thích của họ sẽ tăng cao chỉ sau đại dịch Covid-19 Trong bối cảnh này khi được hỏi về khả năng tăng giá bán, một lãnh đạo của Indofood cho biết công ty sẽ cân nhắc dựa trên giá nguyên liệu, thành phần, tình hình kinh tế và sức mua của người tiêu dùng Hầu hết các sản phẩm mì ăn liền của Indonesia đều thuộc tập đoàn Indofood cộng thêm với việc mì ăn liền là thực phẩm được ưa chuộng nhất ở Indonesia, khi giá mì tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người dân nơi đây đặc biệt là những tín đồ mì ăn liền ở nơi đây xvii

Chiến Lược Chiêu Thị - Promotion

Một trong những hình thức quảng cáo tạo nên thương hiệu của mì Indomie và được ủng hộ nhiều nhất đó là hai mẫu TVC quảng cáo nhân ngày lễ Ramadan – một ngày lễ đặc biệt của người Hồi giáo, được phát sóng vào 2 khung giờ trước và sau khi kết thúc một ngày nhịn ăn của các tín đồ đạo Hồi Mặc dù TVC này chỉ được phát sóng theo khung giờ cố định trên các kênh truyền hình ở Indonesia nhưng sau khi phát sóng lại nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân nơi đây Không bao lâu sau, quảng cáo này lại được lan truyền trên khắp các mạng xã hội và nhận về lượt tương tác khủng, đây là một chiến dịch có thế nói là thành công mĩ mãn của tập đoàn Indofood Ngoài những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn ra thì tập đoàn Indofood còn thường xuyên tung ra những khuyến mãi "siêu hời" như chương trình: mua 4 tặng

1, giảm giá 36% khi mua 5 gói, những phần quà hấp dẫn trong mỗi gói mì: những chuyến đi đáng mơ ước đến Disneyland, xe đạp, túi quà, máy chơi game và máy tính bảng, Sau khi chiến dịch này kết thúc, không những thu hút được đông đảo người tham gia mà họ còn có những trải nghiệm khó quên khi tham gia chương trình này.

225 người may mắn đã nhận được những phần quà giá trị hấp dẫn như trên trong đó có

2 người chiến thắng chương trình và nhận được chuyến đi trải nghiệm đến công viên Disneyland Những điều này đã thể hiện rằng thương hiệu Indomie luôn làm mọi cách để khách hàng được trải nghiệm sản phẩm mọt cách tốt nhất, mong muốn sản phẩm hướng đến nhiều khách hàn hơn nữa thông qua việc tung ra rất nhiều khuyến mãi nhắm tri ân những khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ sản phẩm của mình xviii

Hình 10 : Chương trình khuyến mãi

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA INDOMIE

Sơ Lược

Là một ông lớn của thị trường mì ăn liền với thương hiệu vang danh quốc tế -Indomie của tập đoàn Indofood đã và đang khẳng định đến chất lượng và tên tuổi của mình qua hành trình lấp đầy các kệ hàng tiêu dùng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.Tại Việt Nam, thương hiệu mì Indomie đã không quá xa lạ với các tín đồ mì khô khi sở hữu một hương vị đặc trưng mê đắm, cùng giá cả hợp lý và kênh phân phối rộng khắp giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm Song, để có thể thúc đẩy doanh số và tăng mức độ nhận diện thương hiệu, Indomie Việt Nam cần có những hoạt động tăng cường tiếp thị tại thị trường mỏ vàng của ngành hàng mì gói.

Bối Cảnh

Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), năm 2020, Việt Nam đã chính thức trở thành thị trường tiêu thụ mì gói lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc/Hong Kong và Indonesia, với lượng tiêu thụ hơn 7 tỷ gói mì ăn liền Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ mì gói tại Việt Nam trong năm 2020 đạt mức gần 30%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 8,6% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 Số liệu này cho thấy sự ưa chuộng của người Việt Nam đối với sản phẩm mì gói, và có thể nói Việt Nam chính là thị trường mỏ vàng của ngành công nghiệp mì ăn liền ở Đông Nam Á chỉ sau Indonesia.

Song, là một thương hiệu lớn không chỉ phủ sóng khắp Đông Nam Á, mì Indomie đã vươn tầm quốc tế khi trở thành món ăn yêu thích của người tiêu dùng của hơn 100 quốc gia, nhưng với một mỏ vàng tiêu thụ mì gói như Việt Nam, Indomie vẫn chưa có nhiều đột phá về hoạt động tiếp thị giúp tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số tại thị trường này Cùng với đó, dù đã có rất nhiều thương hiệu mì gói từ nội địa đến quốc tế đã gia nhập vào các kệ hàng mì ăn liền Việt Nam bằng cả hai phiên bản dạng gói và ly để đáp ứng nhu cầu về sự tiện lợi của người tiêu dùng thì ông lớn Indomie sau 10 năm xuất hiện ở Việt Nam vẫn chưa có sự đổi mới về phần đóng gói, cụ thể là sản xuất phiên bản mì Indomie ở dạng ly Trong khi đó, ở các thị trường khác như: Indonesia - sân nhà của Indomie, tập đoàn Indofood đã cho ra mắt phiên bản ly từ

43 năm 2021, tương tự như ở thị trường Malaysia Hay ở thị trường Mỹ, mì Indomie dạng ly cũng đã lên kệ hàng của hệ siêu thị quốc tế Walmart và sàn thương mại điện tử lớn nhất nước Mỹ - Amazon Hơn thế, đối thủ trực tiếp của Indomie ở cả thị trường nội địa và quốc tế là Mie Sedaap đã có bước đi phủ đầu khi ngay từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, Mie Sedaap đã lên kệ với cả hai phiên bản dạng gói và ly để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Từ bối cảnh trên, để giúp Indomie tái khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam màu mỡ, cũng như có sự đột phá về hoạt động kinh doanh và tiếp thị, nhóm 2N2M3L đề xuất thực hiện chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp: Ra mắt phiên bản mì Indomie dạng ly phân phối độc quyền tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle

Mục Tiêu

- Thúc đẩy nhận thức thương hiệu cho phiên bản mì ly Indomie mới

- Tạo sự thu hút và kích thích nhu cầu mua sản phẩm

- Tăng doanh số bán hàng cho mì ly Indomie tại chuỗi cửa hàng Circle K

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Indomie và Circle K.

Đề Xuất Hoạt Động Marketing: Ra Mắt Phiên Bản Mì Indomie Dạng Ly Phân Phối Độc Quyền Tại Chuỗi Cửa Hàng Tiện Lợi Circle K Việt Nam

MÌ INDOMIE - NAY ĐÃ CÓ PHIÊN BẢN LY

Mì ly tuy không quá xa lạ với thị trường Việt Nam, hơn thế dựa vào nhu cầu sử dụng cũng như tính tiện lợi vượt trội của thiết kế mì ăn liền dạng ly, phiên bản ly gần như được coi như một phiên bản phải có với bất kì một thương hiệu mì ăn liền tại Việt Nam

Song với một tên tuổi lớn như Indomie, du nhập vào Việt Nam từ năm 2013 nhưng đến hiện tại, Indomie Việt Nam chỉ mới ra mắt thị trường bốn hương vị là… dưới phiên bản dạng gói Do đó để đánh dấu cột mốc 10 năm tiến vào thị trường Việt

Nam, Indomie Việt Nam ra mắt phiên bản mì Indomie dạng ly với hoạt động phân phối độc quyền tại chuỗi cửa hàng Circle K toàn quốc Đối tượng mục tiêu:

- Giới trẻ, sinh viên, dân văn phòng trong khu vực có các cửa hàng Circle K

- Những người yêu thích mì ăn liền, đặc biệt là mì ly

- Khách hàng tiềm năng của Indomie và Circle K

Nhóm khách hàng mục tiêu của Indomie là nhóm khách hàng phần lớn ở độ tuổi học sinh-sinh viên và người đi làm có mức thu nhập thấp đến trung bình Nhóm đối tượng trên có xu hướng sử dụng mì ăn liền thay thế các bữa ăn chính trong ngày hoặc sử dụng trong các bữa phụ để “cứu đói” - cần tiêu thụ thức ăn nhanh, tiện, thao tác chuẩn bị ngắn để nạp năng lượng cho việc học tập và làm việc Dựa vào Insight trên, ta có thấy rằng, với phiên bản mì gói, Indomie sẽ hạn chế người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình khi đi ra ngoài hoặc cần phải mua thêm các dụng cụ ăn uống khác để sử dụng sản phẩm Do đó, việc phát triển và phát hành phiên bản dạng mì ly sẽ là một giải pháp lý tưởng giúp tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thuận tiện hơn cho người tiêu dùng của mì Indomie.

Mì ly Indomie - Ngon nhanh tiện lợi, Sẵn sàng mọi lúc mọi nơi!

Trải nghiệm mì ly Indomie độc quyền tại Circle K ngay hôm nay!

Mua mì ly Indomie tại Circle K và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn! o Mục đích kết hợp với việc phân phối độc quyền tại chuỗi cửa hàng Circle K:

Tạo sự khan hiếm và thu hút khách hàng đến với Circle K để mua sản phẩm Tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa Indomie và Circle K

Nâng cao vị thế thương hiệu của cả hai bên

Truyền thông trực tuyến: Facebook, Instagram, TikTok: Tạo các bài đăng, video giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi, minigame, thu hút sự tương tác và lan tỏa thông tin Hợp tác với KOLs, influencers để review sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm và tạo xu hướng Chạy quảng cáo online nhắm mục tiêu đến đối tượng mục tiêu

Truyền thông ngoại tuyến: POPS, standee quảng cáo tại các cửa hàng Circle K. Hoạt động sampling, degustation cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng Chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng thu hút khách hàng mua sản phẩm

Hợp tác với Circle K: Khuyến mãi giảm giá, tặng quà cho khách hàng mua mì ly Indomie tại Circle K Combo sản phẩm mì ly Indomie kết hợp với các thức uống hoặc đồ ăn nhẹ khác Tổ chức các sự kiện, minigame tại cửa hàng Circle

K để thu hút khách hàng Đánh giá hiệu quả:

- Theo dõi lượt tương tác, lượt tiếp cận, doanh số bán hàng, nhận xét của khách hàng trên các kênh truyền thông

- Phân tích khảo sát để đánh giá mức độ nhận thức thương hiệu, hiệu quả của chiến dịch

- Điều chỉnh chiến dịch phù hợp dựa trên kết quả đánh giá

- Cần đảm bảo sự đồng nhất về thông điệp và hình ảnh trên tất cả các kênh truyền thông

- Tạo nội dung thu hút, sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng

- Triển khai chiến dịch một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí

- Đánh giá hiệu quả chiến dịch thường xuyên và điều chỉnh phù hợp.

Có thể nói, với định vị thương hiệu là một nhà tiên phong và đồng hành, Indomie đã và đang hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đồng hành và gắn kết với người dân Indonesia qua từng gói mì mà nhãn hàng sản xuất và phân phối Không những thế, Indomie đã tiên phong trở thành “ông lớn” của ngành hàng mì gói ăn liền không chỉ tại thị trường nội địa, Indomie còn đánh dấu sự có mặt của thương hiệu đến từ cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới - Indonesia tại các kệ hàng của hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Song, để có vươn xa trên bản đồ quốc tế và đạt được mục tiêu mà tập đoàn Indofood đã đề ra: “Lọt vào top 100 công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới” Indofood nói chung và Indomie nói riêng cần khắc phục những hạn chế về thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và quảng cáo tại các thị trường quốc tế Đặc biệt, để đề xuất hoạt động cải thiện hoạt động marketing của Indomie mà nhóm 2N2M3L đã đề ra có thể thành công, công ty Indomie Việt Nam cần tích cực tìm hiểu thị trường và phát triển thêm nhiều phiên bản sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của “mỏ vàng mì ăn liền” thứ 2 của Đông Nam Á chỉ sau thị trường nội địa của Indomie - Indonesia

Kết lại, bài báo cáo cuối kỳ của nhóm chúng em xin được phép kết lại tại đây, chúng em xin chân thành cảm ơn ccô Phùng Thị Thu Thủy đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn nhóm 2N2M3L hoàn thành bài báo cáo cuối kỳ bộ môn Nguyên lý Marketing Dù luôn hướng đến sự cầu toàn và cố gắng chăm chút hoàn thiện bài báo tốt nhất có thể, song chúng em tin rằng sẽ có những thiếu sót trong bài báo cáo mà nhóm chúng em chưa thể đáp ứng theo đúng yêu cầu của cô Thủy và tổ bộ môn. Chúng em rất mong được cô Phùng Thị Thu Thủy thẳng thắn đóng góp và nhận xét để chúng em có thể khắc phục, cũng như lấy đó là hành trang kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn trong những bài báo cáo kế tiếp Nhóm 2N2M3L một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô!

Ngày đăng: 02/10/2024, 19:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1Bảng nhận diện phân khúc mì Indomie 0 1 - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
Bảng 1 Bảng nhận diện phân khúc mì Indomie 0 1 (Trang 15)
Hình  5 : Quảng bá chiến dịch Ramadan - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
nh 5 : Quảng bá chiến dịch Ramadan (Trang 26)
Hình  8 : Phân phối Indomie tại cửa hàng thức ăn - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
nh 8 : Phân phối Indomie tại cửa hàng thức ăn (Trang 40)
Hình  7 : Phân phối Indomie tại siêu thị - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
nh 7 : Phân phối Indomie tại siêu thị (Trang 40)
Hình  9 : Phân phối Indomie trên Tokopedia - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
nh 9 : Phân phối Indomie trên Tokopedia (Trang 41)
Hình  10 : Chương trình khuyến mãi - Phân tích chiến lược marketing mix của sản phẩm mì gói indomie tại thị trường indonesia Đề xuất hoạt Động cải thiện hoạt Động tiếp thị marketing cho indomie
nh 10 : Chương trình khuyến mãi (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN