1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023

65 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2023
Tác giả Lê Đình Giầu
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược sĩ chuyên khoa cấp I
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Đại cương về bệnh Tăng huyết áp (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp (0)
      • 1.1.2. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp (13)
      • 1.1.3. Phác đồ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp (15)
    • 1.2. Các chỉ số kê đơn thuốc (18)
    • 1.3. Thực trạng về chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (19)
      • 1.3.1. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú theo chỉ số kê đơn trên thế giới (19)
      • 1.3.2. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú theo chỉ số kê đơn tại Việt Nam (20)
    • 1.4. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp những năm gần đây (21)
      • 1.4.1. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trên thế giới (21)
      • 1.4.2. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam (23)
    • 1.5. Vài nét về Trung tâm Y tế thị xã Bình Long (27)
      • 1.5.1. Cơ cấu về tổ chức, nhân lực (28)
      • 1.5.2. Mô hình bệnh tật của trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022 (30)
    • 1.6. Tính cấp thiết của đề tài (31)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 2.2.2. Mẫu nghiên cứu (33)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu (35)
      • 2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (38)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023 (39)
      • 3.1.1. Tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc bệnh viện (39)
      • 3.1.2. Số thuốc trung bình trong đơn (42)
      • 3.1.3. Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin (42)
      • 3.1.4. Chi phí đơn thuốc điều trị ngoại trú (45)
    • 3.2. Phân tích các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 202336 1. Các phác đồ điều trị THA trong đơn thuốc (46)
      • 3.2.2. Liều kê đơn hàng ngày của các thuốc điều trị huyết áp (48)
      • 3.2.3. Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị (49)
      • 3.2.4. Phân loại mức độ tương tác thuốc (50)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (51)
    • 4.1. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023 (51)
      • 4.1.1. Tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc bệnh viện (51)
      • 4.1.2. Số thuốc trung bình đơn (52)
      • 4.1.3. Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin (52)
      • 4.1.4. Chi phí đơn thuốc điều trị ngoại trú (53)
    • 4.2. Về các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2023 (53)
      • 4.2.1. Các phác đồ điều trị THA trong đơn thuốc (53)
      • 4.2.2. Liều kê đơn hàng ngày của các thuốc điều trị tăng huyết áp (55)
      • 4.2.3. Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị (56)
      • 4.2.4. Tương tác thuốc (56)
  • KẾT LUẬN (57)
    • 1. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại (12)
    • 2. Phân tích các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023 (12)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023 .... Phân tích các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn t

TỔNG QUAN

Đại cương về bệnh Tăng huyết áp

1.1.2 Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [1]

Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp đo tại phòng khám [1]

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 và < 80

HA bình thường – cao (Tiền tăng huyết áp)

Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 160 –179 và/hoặc 110 –109

Cơn tăng huyết áp ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu [1]

1.1.2 Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Một số loại thuốc hạ huyết áp trong các nhóm thuốc hạ huyết áp dùng đường uống được trình bày ở bảng 1.2

Bảng 1.2 Một số loại thuốc hạ huyết áp đường uống thường dùng [1]

Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày

Lợi tiểu tác động lên quai Henle

Tác động lên hệ renin angiotensin

Loại ức chế men chuyển (ACE-I)

Nhóm thuốc Loại thuốc Liều ban đầu Liều duy trì hàng ngày

Loại ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ARB)

Loại chẹn bêta chọn lọc β1

Loại chẹn cả bêta và anpha giao cảm

Loại chẹn bêta không chọn lọc

Prazosin hydrochloride 1 mg 1-6 mg Tác động lên hệ giao cảm trung ương

Giãn mạch trực tiếp Hydralazine 10 g 1-2 mg

1.1.3 Phác đồ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp

Mục đích chính của điều trị THA là ngăn ngừa các bệnh tim mạch do THA

6 và giảm tỷ lệ tử vong bằng cách kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu tối ưu Ở những bệnh nhân đã có bệnh tim mạch, điều trị nhằm mục đích kiểm soát huyết áp để ngăn ngừa sự tiến triển hoặc tái phát của bệnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống Điều trị THA càng mang lại lợi ích lớn hơn ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn Đơn trị liệu (Monotherapy): Đơn trị liệu ở có thể xem xét ở những bệnh nhân rất già (> 80 tuổi) hoặc suy yếu và những người có huyết áp bình thường - cao với nguy cơ thấp và trung bình [2] [3] Đa trị liệu (Polytherapy):

Lợi ích của việc sử dụng phác đồ đa trị liệu trong kê đơn điều trị tăng huyết áp là:

- Tăng hiệu quả hạ huyết áp

- Giảm tác dụng phụ: phối hợp liều thấp

Nguyên tắc phối hợp thuốc [2]:

- Các thuốc phối hợp với nhau có cơ chế tác dụng khác nhau

- Có bằng chứng chứng tỏ việc phối hợp thuốc có hiệu quả hơn so với đơn trị liệu

- Việc phối hợp có khả năng dung nạp tốt, giảm thiểu tác dụng không mong muốn của từng thuốc

Kết hợp liều cố định trong đa trị liệu (Fixed dose combination - FDC): một viên thuốc cố định liều kết hợp hai hoặc ba thuốc

Vai trò của viên thuốc phối hợp liều cố định:

- Kiểm soát huyết áp tốt hơn

- Khả năng dung nạp FDC cao hơn phối hợp 2 viên đơn liều

- Cải thiện tỷ lệ kiểm soát huyết áp

- Giảm tỷ lệ biến chứng tim mạch liên quan đến tăng huyết áp

- Giảm gánh nặng thuốc và đơn giản hóa phác đồ điều trị

Chiến lược điều trị kết hợp thuốc với hai hoặc ba thuốc trong một viên liều cố định để cải thiện kiểm soát huyết áp với ưu tiên điều trị ban đầu kết hợp 2 thuốc ngay Các chiến lược điều trị phối hợp thuốc được thể hiện trong Hình 1.1 Nếu không đạt được HA mục tiêu với sự kết hợp 2 thuốc liều thấp (liều thấp thường được định nghĩa là một nửa của liều thông thường), hoặc tăng liều của thuốc hạ áp ban đầu lên liều đầy đủ, hoặc chuyển sang phối hợp ba thuốc [2].Tổ chức y tế thế giới - WHO đã công bố Danh mục Thuốc thiết yếu năm 2021 [4], trong đó bổ sung các thuốc kết hợp cố định liều được trình bày ở bảng bên dưới

Bảng 1.3 Danh mục thuốc liều cố định của WHO [4]

TT Hoạt chất Hàm lượng

1 Lisinopril + Amlodipine Viên nén: 10 mg + 5 mg; 20 mg

Viên nén: 10 mg + 12,5 mg; 20 mg + 12,5 mg; 20 mg + 25 mg

3 Telmisartan + Amlodipine Viên nén: 40 mg + 5 mg; 80 mg

Viên nén: 40 mg + 12,5 mg; 80 mg + 12,5 mg; 80 mg + 25 mg

Kết hợp hai thuốc trở lên trong đa trị liệu:

Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Châu âu ESC năm 2021 khuyến cáo: “Điều trị ban đầu với sự kết hợp của hai loại thuốc nên được coi là chăm sóc chuẩn cho tăng huyết áp” [3] Ngoại lệ là những bệnh nhân có huyết áp cơ bản gần với huyết áp mục tiêu, những người có thể đạt được mục tiêu đó bằng một loại thuốc duy nhất, hoặc những bệnh nhân rất già (>80 tuổi) hoặc những bệnh nhân yếu có thể dễ dàng dung nạp việc giảm huyết áp ở mức độ nhẹ nhàng hơn Liệu pháp kết hợp ban đầu, ngay cả liệu pháp kết hợp liều thấp, có hiệu quả hơn trong việc hạ huyết áp so với đơn trị liệu và sẽ làm giảm huyết áp nhanh hơn đồng thời không làm tăng nguy cơ tác dụng phụ Bắt đầu điều trị bằng hai loại thuốc cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng “quán tính điều trị” trong đó bệnh nhân có xu

8 hướng tiếp tục dùng một loại thuốc lâu dài mặc dù kiểm soát huyết áp không đầy đủ [2]

Vai trò và ý nghĩa việc phân tích phác đồ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp

Việc phân tích phác đồ kê đơn tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc tăng huyết áp Nó xác định loại thuốc và liều lượng phù hợp để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp Tăng huyết áp không kiểm soát được có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đau tim, suy tim và tổn thương cơ quan khác Bằng cách giúp giảm huyết áp và duy trì nó ở mức ổn định, phác đồ kê đơn tăng huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng này và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Phác đồ kê đơn cung cấp một hướng dẫn chuẩn xác và cụ thể về cách sử dụng thuốc và liều lượng Điều này giúp TTYT đảm bảo rằng bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều lượng cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu Đồng thời phác đồ kê đơn làm giảm nguy cơ sử dụng thuốc không đủ hoặc sử dụng quá liều, đồng thời tăng khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Các chỉ số kê đơn thuốc

Năm 1993, WHO đã đưa ra các chỉ số kê khuyến cáo như sau [5]

Bảng 1.4 Các chỉ số kê đơn của WHO

TT Chỉ số Giá trị tiêu chẩn

1 Số thuốc trung bình/đơn 1,6 – 1,8

2 Tỷ lệ kê đơn kháng sinh 20,0 - 26,8 %

3 Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm 13,4 - 24,1 %

4 Tỷ lệ thuốc được kê tên chung quốc tế 100%

5 Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu

Ngoài ra theo thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08 tháng 8 năm

2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh

9 viện cũng đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD [6] cho cơ sở y tế ban đầu, bao gồm:

- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do

Thực trạng về chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

1.3.1 Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú theo chỉ số kê đơn trên thế giới

Các nghiên cứu toàn cầu chỉ ra rằng có sự chênh lệch trong việc sử dụng thuốc giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển Các vấn đề được chỉ ra bao gồm điều trị không đúng cách, sử dụng quá nhiều kháng sinh, sai sót về liều lượng và kê đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn điều trị Đặc biệt, có một xu hướng đáng lo ngại là kê đơn lạm dụng thuốc tiêm, mặc dù thực tế là thuốc uống thông thường có hiệu quả trong điều trị bệnh Bên cạnh đó, lạm dụng vitamin cũng được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu, gây lãng phí, tăng giá thành đơn thuốc

Aslam A và cộng sự nghiên cứu tại bốn cơ sở y tế ở 3 thành phố khác của Punjab, Pakistan (2016) với 30 người bệnh được chọn theo hướng dẫn của WHO tại mỗi cơ sở thì số thuốc trung bình trong một đơn là 3,53 Tỷ lệ đơn thuốc có kê generic thấp, cao nhất là 39,5% và thấp nhất là 4,81% Tỷ lệ sử dụng KS trong cả

4 cơ sở là 70% Nghiên cứu cũng cho thấy có 62,2% thuốc được kê đơn nằm trong Danh mục thuốc thiết yếu [7]

Kết quả nghiên cứu khác tại Ai Cập (2017) đối với 340 đơn thuốc thì có trung bình 3,14 thuốc trong một đơn Tỷ lệ thuốc kê theo tên generic chiếm 16,07% Tỷ lệ đơn kê KS là 18,97% và tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm là 6,82% [8] Khảo sát tại Đông Ethiopia (2017) với 600 người bệnh được chọn ngẫu nhiên cho thấy số thuốc trung bình được kê trong đơn là 1,89 Có khoảng 93,04% thuốc

10 được kê theo tên generic Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm là 50,67% Tỷ lệ đơn kê KS là 59,16% [9]

1.3.2 Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú theo chỉ số kê đơn tại Việt Nam

Bảng 1.5 Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú theo chỉ số kê đơn tại Việt Nam

TTYT huyện Phong Điền TP Cần Thơ (2019 - 2020) [10]

Trung tâm y tế huyện Kon Rẫy, Kon Tum (2022)

Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình (2018) [12]

Số lượng thuốc trung bình /đơn 5,18 3,31 3,2

Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh 35,32% 57% 70,8%

Tỷ lệ đơn có kê

Tỷ lệ đơn có kê

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, số thuốc trung bình trong một đơn tại các bệnh viện ở nước ta cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WHO (1,6-1,8) Nghiên cứu tại TTYT huyện Phong Điền giai đoạn 2019-2020 có số thuốc trung bình trong một đơn thuốc lên tới 5,18 thuốc/đơn Việc kê nhiều thuốc trong một đơn có thể làm tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ về tương tác thuốc và giảm hiệu quả điều trị

100% thuốc kê đơn tại 3 TTYT đều thuộc danh mục thuốc bệnh viện, phù hợp với tiêu chuẩn của WHO Điều này chứng tỏ các cơ sở y tế ban đầu đã xây

11 dựng tốt danh mục thuốc, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi người bệnh

Thực trạng kê đơn kháng sinh: Mức độ sử dụng kháng sinh tại Việt Nam tương đối cao và có sự chênh lệch, tình trạng kháng kháng sinh cũng cho thấy mức độ đáng báo động tại các bệnh viện Việc kê đơn kháng sinh không dựa vào kháng sinh đồ, chủ yếu bệnh viện kê kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ Tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh quá cao tại TTYT huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình năm 2018 là 70,8% và TTYT huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2022 là 57% Con số này cao hơn nhiều so với 20,0 - 26,8 % theo WHO khuyến cáo

Có thể nói kê thuốc vitamin đã trở thành thói quen của bác sĩ ở nước ta hiện nay, hoặc đôi khi bệnh nhân đòi hỏi các bác sĩ kê đơn trong khi thực chất tình trạng bệnh không cần dùng tới Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin của cả 3 TTYT đều lớn hơn 20%.

Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp những năm gần đây

Số lượng bệnh nhân tăng huyết áp trên toàn cầu đã tăng từ 600 triệu người vào năm 1980 lên 1,13 tỷ người vào năm 2015 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015, mỗi 4 năm sẽ có khoảng 1 người đàn ông và 1/5 phụ nữ bị tăng huyết áp Hai phần ba bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp khác nhau giữa các khu vực do WHO quản lý cũng như giữa các nhóm quốc gia có mức thu nhập khác nhau Khu vực châu Phi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân cao nhất là 27% trong khi khu vực châu Mỹ lại có tỷ lệ thấp nhất chỉ 18% [13]

- Thực trạng kê đơn phác đồ đơn trị liệu được trình bày ở bảng 1.6

Bảng 1.6 Thực trạng kê đơn phác đồ đơn trị liệu Địa điểm

Tỷ lệ đơn kê đơn trị liệu

Các nhóm thuốc được kê

CCB (nhóm thuốc chẹn kênh canxi, chiếm 25,7%), ARB (nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, 24,45%) và

BB (nhóm thuốc chẹn thụ thể beta,

[15] 2014 48,94% CCB chiếm 41,97% BB chiếm 25,4% Nigeria

Các nghiên cứu ở Hàn Quốc và Ấn Độ, đơn trị liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao Nhưng nghiên cứu ở Nigeria và UAE thì ngược lại cho thấy đơn trị liệu được sử dụng với tỷ lệ thấp hơn Các nhóm thuốc được sử dụng đều là những nhóm thuốc chính được các tổ chức y tế khuyến cáo gồm có: CCB, ARB, ACE-I và BB

- Thực trạng kê đơn phác đồ đa trị liệu được trình bày ở bảng 1.7

Kết quả ở bảng 1.7 cho thấy các phác đồ đa trị liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các nghiên cứu trên thế giới trong đó nhiều nhất là phác đồ trị liệu 2 thuốc Kết quả của các nghiên cứu trên đều khá phù hợp với các khuyến cáo điều trị THA: nhìn chung sự kết hợp giữa ARB/ACE-I + CCB được sử dụng phổ biến nhất (nghiên cứu ở Hàn Quốc, Nigeria và UAE) Chỉ có nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ cao nhất là phối hợp 2 thuốc CCB +BB

Bảng 1.7 Thực trạng kê đơn phác đồ đa trị liệu Địa điểm

Tỷ lệ đơn kê đa trị liệu Đa trị liệu

2015 33,3 % ARB + CCB chiếm nhiều nhất (12,59%)

[15] 2014 16,01% Phối hợp 2 thuốc CCB + BB chiếm

Thuốc lợi tiểu kết hợp với ACE-I hoặc ARB chiếm 19,2% Thuốc lợi tiểu kết hợp với CCB và ACEI hoặc ARB chiếm 14,7% CCB kết hợp với ACEI hoặc ARB chiếm 11,2% CCB kết hợp với thuốc lợi tiểu chiếm tỷ lệ 9,8%

Phối hợp của 2 loại thuốc chống huyết áp (35,5%)

Phối hợp của 4 loại thuốc (8,2%)

ARB/ACE-I và CCB chiếm 52.8%

1.4.2 Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam

- Về phác đồ đơn trị liệu (bảng 1.8)

Trong các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy đơn trị liệu chiếm tỷ lệ thấp hơn Nghiên cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa – Long An và Trung Tâm Y tế huyện Châu Thành cho tỷ lệ đơn trị liệu cao nhất lần lượt là 86,67% 72,13% Còn các nghiên cứu khác đều cho tỷ lệ đơn trị liệu nhỏ hơn 40% Được lựa chọn nhiều nhất là nhóm thuốc ACE-I như nghiên cứu ở Hưng Yên, nhóm CCB ở Long An và Phú Thọ

Bảng 1.8 Thực trạng về phác đồ đơn trị liệu ở Việt Nam Địa điểm

Tỷ lệ đơn kê đơn trị liệu

Phác đồ đơn trị liệu

Phác đồ đơn trị liệu chỉ chiếm 26,34%, nhiều nhất là ACE-I 17,7%

Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu

Phác đồ đơn trị liệu chỉ chiếm 86,67%, CCB được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 67,95%, phổ biến nhất Amlodipin

Trung tâm Y tế huyện Ân Thi [20] 2019 37,2 Đơn trị liệu chỉ chiếm tỷ lệ

Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ [21]

2021 26,3 Đơn trị liệu chiếm 26,3% Trong đó, CCB chiếm tỷ lệ cao nhất 19,5%, BB thấp nhất (0,5%) Trung tâm Y tế

2018 72,13 Đơn trị liệu chiếm ưu thế với tỷ lệ 72%

Nai -2 [23] 2023 24,81 Ức chế thụ thể angiotensin II được sử dụng với tỷ lệ cao nhất là 14,81%, trong đó hoạt chất Irbesartan, Telmisartan được kê đơn nhiều nhất BB có tỷ lệ kê đơn cao thứ 2 (11%)

- Về phác đồ đa trị liệu ở Việt Nam được trình bày ở bảng 1.9

Bảng 1.9 Thực trạng về phác đồ đa trị liệu ở Việt Nam Địa điểm

Tỷ lệ đơn kê đa trị liệu (%)

Phác đồ đa trị liệu

Phác đồ phối hợp 2 thuốc chủ yếu ACE-I + CCB (15,64%) và CCB + ARB (6,17%)

Trung tâm Y tế huyện Ân Thi

2019 62,80 Phối hợp ARB/ACE-I + lợi tiểu chiếm 53,3%

Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ [21]

Phác đồ trị liệu 2 thuốc chiếm 64% ARB +lợi tiểu (38,7%), ARB + CCB (0,1%) Phác đồ 3 thuốc chiếm 20%, ARB +CCB + Lợi tiểu (9,6%)

Nai -2 [23] 2023 75,19 Đa trị liệu không cố định liều (44,44%) Nhiều nhất là phác đồ 2 thuốc ức chế thụ thể angiotensin II +

BB (15,56%), phác đồ 3 thuốc ức chế thụ thể angiotensin II + BB + CCB (11,85%)

Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy đa trị liệu chiếm tỷ lệ cao trong các phác đồ điều trị Nghiên cứu tại trung tâm Y tế huyện Ân Thi cho kết quả tỷ lệ đa trị liệu là 62,8%, các nghiên cứu còn lại đều cho tỷ lệ trên 70% Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phác đồ kết hợp 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất, nhiều nhất là kết hợp giữa ARB/ACE-I +CCB (nghiên cứu ở Bệnh viện Quảng Ninh, Hưng Yên) hay là sự kết hợp giữa ARB/ACE-I + Lợi tiểu (Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, Huyện Cẩm Khê –Phú Thọ)

Bảng 1.10 Thực trạng về kê đơn FDC ở Việt Nam Địa điểm Năm nghiên cứu

Tỷ lệ kê đơn FDC (%)

Trung tâm Y tế huyện Ân Thi [20] 2019 62,20

Phối hợp giữa ACE-I + lợi tiểu (37,1%), ARB + lợi tiểu (18,3%), ACE-I + CCB chiếm 6,8%

Tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp khác nhau nhiều giữa một số cơ sở khám chữa bệnh Tuy nhiên trong phạm vi các cơ sở khám chữa bệnh hạng 2, các nghiên cứu có thể còn hạn chế nên chưa phản ánh đúng thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp theo dạng FDC

Các dạng FDC được sử dụng phổ biến nhất là các nhóm thuốc ARB/ACE-I + Lợi tiểu

-Về tương tác thuốc thường gặp được trình bày ở bảng 1.11

Kết quả ở bảng 1.11 cho thấy tất cả các nghiên cứu đều có tương tác trong kê đơn, tuy nhiên tỷ lệ tương tác và các cặp tương tác là khác nhau ở mỗi đơn vị được nghiên cứu Nhận thấy nhóm thuốc ACE-I hay xảy ra tương tác nhất, đều được ghi nhận ở tất cả các nghiên cứu trên Đặc biệt ở Bệnh viện 108 còn có tương tác ARB+ACE-I, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai có tương tác ACE-I + Kali clorid/Spironolacton là những tương tác mức độ nghiêm trọng

Bảng 1.11 Tổng hợp tương tác thuốc trong một số nghiên cứu ở Việt Nam Địa điểm Năm Tỷ lệ tương tác Các cặp tương tác

- Tương tác chống chỉ định giữa Spironolacton + Kali (0,41%)

- Tương tác thận trọng: ACE- I/ARB + Kali (2,05%)

- Tương tác giữa aspirin + ACE- I/ARB/BB chiếm 16,05%

Mức độ nghiêm trọng chỉ chiếm tỷ lệ 0,75%, mức độ trung bình chiếm 23% và mức độ nhẹ chiếm 3%

Có 3 đơn có mức độ tương tác nghiêm trọng cần tránh kết hợp là ARB + ACE-I Đại học Y

Dược Huế [25] 2016 7,5 ACE-I và aspirin.

Vài nét về Trung tâm Y tế thị xã Bình Long

Trung tâm y tế thị xã Bình Long là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Bình Phước TTYT đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương Trung tâm y tế huyện tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và vượt tuyến tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất tại địa phương Bên cạnh hoạt động thăm khám, bệnh viện còn hỗ trợ các công tác đào tạo, nghiên cứu y học TTYT thị xã Bình Long là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị tại tỉnh Bình Phước Giúp giảm đáng kể áp lực công việc cho các bệnh viện tuyến trên

1.5.1.Cơ cấu về tổ chức, nhân lực

Hình 1.1 Mô hình tổ chức tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long – tỉnh Bình Phước

Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước hiện đang vận hành theo cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp với quy mô Bệnh viện công lập Hạng 3, đáp ứng hoạt động thăm khám tại địa phương

Bảng 1.12 Cơ cấu nhân sự của TTYT thị xã Bình Long, tình Bình Phước năm 2023

Nghề nghiệp Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nữ hộ sinh, kỹ thuật viên Đại học 20

Cử nhânY tế công cộng

Cán bộ khác Đại học Cao đẳng, Trung cấp

Trung tâm Y tế thị xã Bình Long có một đội ngũ y, bác sĩ có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm cả những người có nhiều năm tuổi nghề và những người trẻ trung đầy nhiệt huyết và năng nổ Tất cả các cán bộ đều tận tâm, nỗ lực phấn đấu không ngừng điều trị và mang lại dịch vụ tốt nhất cho người bệnh Trong bệnh viện, tỷ lệ viên chức ngành Dược chiếm 7,7% trên tổng

20 số nhân viên, dược sĩ với trình độ Đại học chiếm 5,49%, trình độ Cao đẳng, Trung cấp chiếm 1,65% Tổng số bác sĩ trong bệnh viện chiếm 19,8% tổng số nhân viên

1.5.2 Mô hình bệnh tật của trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022

Mô hình bệnh tật là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bổ sung nguồn thuốc cho Trung tâm Y tế Nó là dữ liệu thống kê triệu chứng bệnh của người dân thăm khám và điều trị tại TTYT Mô hình này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên xã hội và sự phân bố khu vực dân cư mà TTYT đang điều trị Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật là một bảng số liệu quan trọng dùng để đánh giá tác dụng của loại thuốc hiện đang được dùng, bao gồm số lượng và giá trị sử dụng

Bảng 1.13 Mô hình bệnh tật tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022

TT CHƯƠNG BỆNH ICD10 Tần suất

1 Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật A00-B99 6.183 4,40

3 Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch D50-D89 211 0,15

4 Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá E00-E90 12.629 8,98

5 Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 94 0,07

6 Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh G00-G99 1.931 1,37

7 Chương VII: Bệnh của mắt và phần phụ H00-H59 3.679 2,62

8 Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm H60-H95 6.209 4,41

9 Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn I00-I99 22.074 15,69

10 Chương X: Bệnh của hệ hô hấp J00-J99 22.087 15,70

11 Chương XI: Bệnh của hệ tiêu hoá K00-K93 9.726 6,91

12 Chương XII: Bệnh của da và tổ chức dưới da L00-L99 3.341 2,38

TT CHƯƠNG BỆNH ICD10 Tần suất

13 Chương XIII: Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết M00-M99 14.267 10,14

14 Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu sinh dục N00-N99 5.002 3,57

15 Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ O00-O99 1.997 1,42

16 Chương XVI: Một số bệnh trong thời kì chu sinh P00-P96 28 0,02

17 Chương XVII: Dị dạng bẩm sinh, biến dạng của cromosom Q00-Q99 56 0,04

18 Chương XVIII: Triệu chứng và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm R00-R99 6.319 4,49

19 Chương XIX: Vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài S00-T98 12.358 8,79

20 Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 155 0,11

21 Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người khám nghiệm và điều tra Z00-Z99 11.346 8,07

Từ mô hình bệnh tật tại năm 2022, TTYT điều trị hầu hết tất cả các bệnh nằm trong 21 chương bệnh chính Trong đó các bệnh về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 15,70% và 15,69%.

Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn hiện nay Theo các thống kê và nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp không ngừng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam Việc kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp được xem là một trong những giải pháp hàng đầu để ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…

Tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, số lượng lớn bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi và điều trị ngoại trú Mô hình bệnh tật cũng phản ánh tình trạng trên, với tỷ lệ bệnh của hệ tuần hoàn cao thứ 2, chiếm 15,69%

Việc kê đơn thuốc điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính này Thực tế cho thấy điều trị tăng huyết áp không chỉ cần sử dụng nhiều loại thuốc mà cần phải phối hợp đúng cách giữa các loại thuốc khác nhau để đạt hiệu quả tối đa Do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung Tâm Y Tế Thị Xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” nhằm đánh giá chất lượng khám và kê đơn, từ đó đề ra các giải pháp sửa đổi kịp thời

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Toa thuốc Bảo hiểm y tế Ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long có ghi chẩn đoán Tăng huyết áp (mã ICD: I10)

Tiêu chuẩn loại trừ: Toa thuốc có chẩn đoán tăng huyết áp nhưng không có thuốc điều trị tăng huyết áp

2.1.2 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ 01/05/2023 đến 30/06/2023 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm y tế thị xã Bình Long - số 82 Phan Bội Châu, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang

2.2.2 Mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức cỡ mẫu:

𝑛: cỡ mẫu nghiên cứu α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%

𝑍 (1− α/2) 2 : độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy(1 − α/2) Lựa chọn α 0,05, tra bảng tương ứng thu được 𝑍 = 1,96

𝑑: khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể Chọn 𝑑 = 0,05

𝑝: Tỷ lệ nghiên cứu ước tính

Dựa vào nghiên cứu “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019” của DS Lê Thị Thu Hằng (2020), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các

24 phác đồ điều trị như sau: Phác đồ điều trị đơn trị liệu 22%, phác đồ điều trị đa trị liệu 78% Ta chọn 𝑝 = 0.22

Thay vào công thức, thu được: 𝑁 = 263 Ta chọn cỡ mẫu là 270 đơn thuốc thuốc

Chọn mẫu: Tất cả các đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú thỏa tiêu chuẩn lựa chọn mẫu khoảng thời gian từ 01/05/2023 đến 30/06/2023

Tiêu chí lựa chọn: các đơn thuốc BHYT có chẩn đoán tăng huyết áp và có thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân dưới 18 tuổi, các đơn thuốc ngoại trú không lĩnh thuốc

Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Nữ 42% Đơn có 1 chẩn đoán 94 Đơn có nhiều chẩn đoán 176

Cỡ mẫu cho mục tiêu 2: 94 đơn thuốc ngoại trú chỉ có 1 chẩn đoán tăng huyết áp

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu:

Thu thập đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân BHYT tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long từ ngày 01/05/2023 đến 30/06/2023

Công cụ thu thập số liệu:

Thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu là “Biểu mẫu thu thập số liệu thuốc kê đơn điều trị ngoại trú” (Phụ lục 1) và ”Biểu mẫu thu thập số liệu thuốc về đơn thuốc” (Phụ lục 2) trên phần mềm Microsoft Excel 365

Quá trình thu thập số liệu:

Trung tâm y tế thị xã Bình Long kê đơn thuốc ngoại trú thông qua mô-đun DHG Hospital Prescription và lưu trữ tại phần mềm DHG Hospital Admin Nghiên cứu viên truy cập phần mềm, trích xuất sổ khám bệnh, đơn thuốc chẩn đoán tăng huyết áp (mã ICD: I10) và có kê ít nhất 01 thuốc điều trị tăng huyết áp đã kết thúc điều trị lưu trữ trên phần mềm cơ sở dữ liệu của Trung tâm y tế thị xã Bình Long từ ngày 01/05/2023 đến 30/06/2023 Trong thời gian này, có 3018 đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú Nếu đơn thuốc không đáp ứng cả 2 điều kiện về chẩn đoán và thuốc điều trị tăng huyết áp thì loại bỏ, chuyển đến đơn tiếp theo đến khi đủ 270 đơn thì dừng lại Các thông tin được trích xuất từ phần mềm bao gồm mã khám bệnh, mã hàng hoá, tên hàng hoá, tên hoạt chất, nguồn gốc xuất xứ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, đường dùng, hàm lượng, mã ICD, kết quả chẩn đoán và điền vào biểu mẫu ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Nghiên cứu viên tiếp tục bổ sung thông tin về nhóm tác dụng dược lý để phân tích các chỉ số kê đơn Sau đó lọc ra các đơn có chẩn đoán tăng huyết áp không có bệnh mắc kèm, để phân tích phác đồ điều trị, kết quả thu được 94 đơn thoả mãn điều kiện

Bảng 2.14 Biến số nghiên cứu

STT Tên biến Khái niệm/Ðịnh nghĩa Phân loại biến Cách thức thu thập Mục tiêu 1: Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023

Số lượt thuốc được kê trong một đơn thuốc ngoại trú BHYT

Biến số Tài liệu có sẵn

Thuốc thuộc Danh mục thuốc

1: Thuốc thuộc Danh mục thuốc Bệnh viện

Bệnh viện mục thuốc Bệnh viện

Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu

Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu là các thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu theo TT 19/2018/TT-BYT [26]

Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

Nguồn gốc thuốc điều trị THA

1: thuốc được sản xuất trong lãnh thổ Việt Nam

2: thuốc được sản xuất ngoài lãnh thổ Việt Nam

Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

5 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm Đơn thuốc có kê ít nhất 1 thuốc tiêm Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

6 Đơn thuốc có kê kháng sinh Đơn thuốc có kê ít nhất 1 kháng sinh Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

7 Đơn thuốc có kê vitamin Đơn thuốc có kê ít nhất 1 vitamin Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

Chi phí thuốc cho 1 đơn thuốc

Tổng giá trị tiền thuốc trong một đơn thuốc BHYT ngoại trú (tính theo VNĐ)

Biến số Tài liệu có sẵn

Chi phí thuốc kháng sinh

Tổng giá trị tiền thuốc kháng sinh trong một đơn thuốc BHYT ngoại trú (tính theo

Biến số Tài liệu có sẵn

Tổng giá trị tiền thuốc vitamin trong một đơn thuốc BHYT ngoại trú (tính theo VNĐ)

Biến số Tài liệu có sẵn

Mục tiêu 2: Phân tích các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023

11 Đơn trị liệu Là phác đồ chỉ sử dụng một thuốc đơn thành phần điều trị Biến phân loại Tài liệu có sẵn

Là phác đồ sử dụng nhiều hơn một thành phần thuốc điều trị THA

FDC phác đồ sử dụng kết hợp 2, 3, 4 thuốc trị THA

Số lượng thuốc được chỉ định cho 1 lần dùng hoặc trong thời gian 24 giờ

Tương tác thuốc trong đơn

1: Đơn thuốc có tương tác thuốc được tra cứu theo trang web: www.drugs.com [27]

2: Đơn thuốc không có tương tác thuốc

Biến nhị phân Tài liệu có sẵn

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.5.1.Phương pháp xử lý số liệu

- Xuất dữ liệu từ phần mềm: DHG Hospital Admin

- Nhập số liệu vào các biểu mẫu

- Kiểm tra sau nhập để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu

- Phần mềm nhập số liệu: Microsoft Excel 365

2.2.5.2.Phương pháp phân tích số liệu

Dùng các hàm countif, sum, chức năng PIVOT trên phần mềm Microsoft Excel 365 (dữ liệu theo phụ lục) để tổng hợp số liệu đơn thuốc tiến hành phân tích chỉ số cần nghiên cứu

Cách tính toán chi phí thuốc kháng sinh, thuốc vitamin:

- Lọc tất cả các đơn có chứa kháng sinh (hoặc vitamin)

- Tính tổng chi phí của từng loại thuốc tương ứng:

Chi phí (VNĐ) = Số lượng x Đơn giá

- Chi phí trung bình thuốc kháng sinh được tính theo công thức sau:

Chi phí trung bình (VNĐ)= Tổng chi phí thuốc kháng sinh (hoặc vitamin)

Số lượng đơn thuốc chứa kháng sinh (hoặc vitamin) Đánh giá từng chỉ số kê đơn bằng phương pháp tỉ trọng theo công thức sau:

Tỉ lệ %=Tổng giá trị của chỉ số thực hiện quy định (chỉ số kê đơn)

Defined Dose Daily (DDD) là liều trung bình duy trì hằng ngày theo chỉ định chính của 1 loại thuốc và Prescribed Daily Dose (PDD) là liều dùng trung bình hằng ngày được kê theo đơn thuốc Theo khuyến nghị của WHO, liều kê đơn tối ưu đạt được khi tỷ lệ này bằng 1 Cần lưu ý chỉ số DDD được áp dụng đối với người lớn [28]

PDD = Tổng liều dùng hàng ngày của thuốc khảo sát

Tổng số đơn sử dụng thuốc khảo sátChỉ số DDD được tra cứu tại trang web www.whocc.no/atc_ddd_index [29] Tương tác thuốc được kiểm tra qua trang web www.drugs.com [27]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023

3.1.1 Tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc bệnh viện

Khảo sát 270 đơn có 696 lượt thuốc được kê bao gồm 58 khoản mục thuốc

Tỷ lệ thuốc được kê thuộc Danh mục thuốc bệnh viện và Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu như sau:

Bảng 3.1 Số lượt thuốc được kê thuộc Danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc thiết yếu

Chỉ tiêu Số lượng khoản mục

Thuốc thuộc Danh mục thuốc BV 58 100,00

Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu 20 34,48

Toàn bộ các thuốc được kê đều thuộc danh mục thuốc bệnh viện

Có 20 thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu theo Thông tư 19/2018/TT- BYT, đạt tỷ lệ là 34,48%

Cơ cấu 58 khoản mục thuốc được kê theo nhóm tác dụng dược lý bao gồm thuốc hoá dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được trình bày ở bảng 3.17 Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, danh mục thuốc được kê điều trị ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý gồm 53 thuốc hoá dược chiếm tới 91,38%, chỉ có 5 khoản mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tương đương 8,62% số lượng khoản mục

Về phân nhóm thuốc hoá dược, nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,86% số lượng khoản mục Trong nhóm thuốc tim mạch, thuốc điều trị huyết áp đóng góp 25,86% số lượng khoản mục toàn danh mục thuốc sử dụng điều trị ngoại trú, còn lại là thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống huyết khối và thuốc hạ lipid máu 3 nhóm thuốc có số lượng khoản mục thấp nhất (1) là thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật, chống động kinh, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn

Phân nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng có 5 khoản mục bao gồm các thuốc khu phong trừ thấp, chữa các bệnh về phế, dùng ngoài và an thần, định chí, dưỡng tâm

Bảng 3.2 Cơ cấu danh mục thuốc được kê theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm thuốc Số lượng khoản mục

1 Thuốc chống đau thắt ngực 3 5,17

2 Thuốc điều trị tăng huyết áp 8 13,79

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 7 12,07

1 Thuốc chữa hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 5 8,62

1 Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa 3 5,17

4 Thuốc điều trị tiêu chảy 1 1,72

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết 5 8,62

1 Hocmon thượng thận và chất tổng hợp thay thế 1 1,72

2 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết 4 6,90

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid; thuốc trị gút và các bệnh xương khớp 7 12,07

Nhóm thuốc Số lượng khoản mục

1 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phisteroid 6 10,34

Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 3 5,17

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 2 3,45

Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 1,72

Thuốc chống co giật, chống động kinh 1 1,72

THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU 5 8,62

Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 2 3,45

Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 1,72

Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 1,72

-Tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp theo nguồn gốc xuất xứ được trình bày ở bảng 3.18

Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc điều trị tăng huyết áp theo nguồn gốc xuất xứ Nguồn gốc xuất xứ Số lượng khoản mục Số hoạt chất

Thuốc sản xuất trong nước 7 6

Xét về nguồn gốc xuất xứ, TTYT thị xã Bình Long ưu tiên sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp sản xuất trong nước với 7 khoản mục và 6 hoạt chất, chỉ có

1 khoản mục thuốc có nguồn gốc nhập khẩu tương đương 1 hoạt chất

3.1.2 Số thuốc trung bình trong đơn

Bảng 3.4 Số thuốc trung bình một đơn

STT Nội dung Giá trị Tỷ lệ %

1 Tổng số lượt thuốc được kê 696

2 Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc 2.58 ± 1.55

3 Số thuốc ít nhất được kê trên một đơn thuốc 1

4 Số thuốc nhiều nhất được kê trên một đơn thuốc 7

6 Số đơn thuốc có 3 - 4 thuốc 81 30

Trong 270 đơn khảo sát có 696 lượt thuốc được kê, số thuốc trung bình trong

1 đơn là 2,58 ± 1,55 thuốc Số thuốc trong 1 đơn thấp nhất là 1 thuốc và nhiều nhất là 7 thuốc Số đơn thuốc có kê từ 1 – 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất 56,30%

3.1.3 Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20 cho thấy, tỷ lệ đơn thuốc có kê khoáng chất và vitamin chiếm 13,70% trên tổng số 270 đơn thuốc

Nhóm thuốc kháng sinh được kê trong 2,22% đơn thuốc ngoại trú

Không có đơn thuốc có kê tiêm nào được kê

Bảng 3.5 Tỷ lệ Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin

STT Nội dung Tần suất đơn thuốc Tỷ lệ (n'0)

1 Đơn thuốc có kháng sinh 6 2,22

2 Đơn thuốc có kê khoáng chất và vitamin 37 13,70

3 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm 0 0

- Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được trình bày ở bảng 3.21

Bảng 3.6 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Tên thuốc Tên hoạt chất

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 3 khoản mục với tổng chi phí là 411.270 VNĐ Trong đó nhóm thuốc beta-lactam bao gồm 2 khoản mục (Claminat 500mg/125mg và Cefanew) với chi phí lên đến 97,45% của nhóm thuốc kháng sinh, tương ứng 400.770 VNĐ Thuốc nhóm quinolon chỉ có 1 khoản mục là thuốc Levodhg 500

- Cơ cấu nhóm thuốc khoáng chất và vitamin được trình bày ở bảng 3.22

Bảng 3.7 Cơ cấu nhóm thuốc khoáng chất và vitamin

Tên thuốc Tên hoạt chất Khoản mục

Calci D-Hasan Calci carbonat + vitamin D3

Vinrovit Thiamin hydroclorid + Pyridoxin hydroclorid + Cyanocobalamin

Thiamin hydroclorid + Pyridoxin hydroclorid + Cyanocobalamin

Thiamin hydroclorid + Pyridoxin hydroclorid + Cyanocobalamin

Nhóm thuốc khoáng chất và Vitamin bao gồm 5 khoản mục với chi phí là 812.246 VNĐ Calci D-Hasan và NeuroDT là 2 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất trong nhóm này

- Chi phí đơn thuốc có kê kháng sinh và vitamin trình bày ở bảng 3.23

Bảng 3.8 Chi phí đơn thuốc có kê kháng sinh và vitamin

Chi phí tiền thuốc (VNĐ)

Chi phí trung bình (VNĐ)

1 Đơn thuốc có kháng sinh 411.270 68.545

2 Đơn thuốc có kê khoáng chất và vitamin 812.246 21.952

Tổng chi phí sử dụng thuốc kháng sinh là 411.270,00 VNĐ, chi phí trung bình trong 1 đơn là 68.545,00 VNĐ

Khoáng chất và vitamin được sử dụng với tổng chi phí là 812.246,00, trung bình 21.952,59 VNĐ/đơn

3.1.4 Chi phí đơn thuốc điều trị ngoại trú

Bảng 3.9 Giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn

STT Nội dung Giá trị (VNĐ)

2 Chi phí trung bình/đơn 121.446,28

3 Đơn có chi phí cao nhất 592.200

4 Đơn có chi phí thấp nhất 3.220

Chi phí trung bình của một đơn thuốc là 121.428,18 ± 107.629,38 VNĐ Đơn có chi phí cao nhất và thấp nhất lần lượt là 592.200 và 3.220 VNĐ

Bảng 3.10 Chi phí đơn thuốc theo số lượng chẩn đoán

Chẩn đoán Số đơn Tổng chi phí

Chi phí trung bình (VNĐ) Đơn thuốc có 1 chẩn đoán 94 6.106.348,04 64.961,15 Đơn thuốc có nhiều chẩn đoán 176 26.684.147,75 151.614,48

Tổng chi phí của toàn bộ mẫu nghiên cứu (270 đơn) là 32.790.495,79 VNĐ Trong đó giá trị đơn thuốc điều trị có 1 chẩn đoán là 6.106.348,04 VNĐ với chi phí trung bình là 64.961,15 VNĐ/đơn Chi phí của thuốc ngoại trú có nhiều chẩn đoán kèm chiếm 26.684.147,75 VNĐ, với chi phí trung bình là 151.614,48 VNĐ/đơn.

Phân tích các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 202336 1 Các phác đồ điều trị THA trong đơn thuốc

Bảng 3.11 Cơ cấu phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Số đơn đơn trị liệu 76 80,85

2 Số đơn đa trị liệu có 02 thuốc huyết áp 17 18,09

3 Số đơn đa trị liệu có 03 thuốc huyết áp 1 1,06

4 Số đơn đa trị liệu dạng liều cố định 0 0,00

Tổng số đơn kê có kê thuốc huyết áp 94 100

Số lượt kê thuốc huyết áp 113

Số thuốc huyết áp trung bình trên đơn 1,21 ± 0,43

Tổng cộng có 114 lượt kê thuốc huyết áp trên 94 đơn có chẩn đoán tăng

37 huyết áp, trung bình 1,21 ± 0,43 thuốc/đơn Số đơn sử dụng phác đồ đơn trị liều là 76 đơn, chiếm 80,85% Các đơn đa trị liệu sử dụng 02 thuốc chiếm 18,09% tổng số thuốc huyết áp Chỉ có 1 đơn có 3 thuốc Và không có đơn đa trị liệu dạng liều cố định

Bảng 3.12 Tỷ lệ các phác đồ điều trị tăng huyết áp STT Các phác đồ điều trị THA Số đơn Tỷ lệ % Đơn trị liệu 76 80,85

Nhận thấy nhóm đơn trị liệu chiếm tỷ lệ cao nhất với CCB và ARB lần lượt

38 là 44,68% và 35,11% tổng số đơn Bisoprolol thuộc nhóm BB là phác đồ đơn trị liệu được sử dụng ít nhất với 1 đơn chiếm 1,06% Ngược lại, phác đồ đơn trị liệu Amplodipin thuộc nhóm CCB được sử dụng nhiều nhất với 42 đơn, chiếm 44,68%

Nhóm đa trị liệu với kết hợp CCB + ARB là chủ yếu, chiếm 18,09% tổng số đơn Các cặp thuốc phối hợp nhiều nhất là Amlodipin + Irbesartan và Amlodipin + Losartan Nhóm đa trị liệu có số đơn ít nhất là ARB + CCB + lợi tiểu, với 1 đơn chiếm 1,06%

3.2.2 Liều kê đơn hàng ngày của các thuốc điều trị huyết áp

Bảng 3.13 Phân tích liều kê đơn thực tế trong ngày và liều xác định trong ngày thuốc điều trị huyết áp theo WHO

Nhóm điều trị Hoạt chất ATC PDD

Lợi tiểu Furosemide C03CA01 60mg 40 1,5

Nhận xét: Đa số các thuốc điều trị tăng huyết áp đều có liều dùng tương đối hợp lý, khi PDD/DDD dao động gần bằng 1 Telmisartan là thuốc được sử dụng với liều dùng phù hợp khuyến cáo WHO nhất với PDD/DDD bằng 1,07

Irbesartan và có số PDD/DDD cao nhất bằng 2 Thấp nhất là Bisoprolol với PDD/DDD bằng 0,5

3.2.3 Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị

Bảng 3.14 Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị

STT Các phác đồ điều trị THA Số đơn

Chi phí trung bình (VNĐ) Đơn trị liệu 76 4.189.022,39 55.118,72

Amlodipin + Irbesartan 6 1.091.521,99 181.920,33 Amlodipin + Losartan 6 469.895,72 78.315,95 Amlodipin + Telmisartan 5 150.290,00 30.058,00

Chi phí thuốc trung bình của phác đồ đa trị liệu cao hơn khoảng 1,94 lần so với đơn trị liệu, lần lượt là 106.518,09 VNĐ và 55.118,72 VNĐ

Trong phác đồ đơn trị liệu, Irbesartan là thuốc có chi phí trung bình cao nhất là 172.823,53 VNĐ, và thấp nhất là Bisoprolol với 10.500,00 VNĐ Ở phác đồ đa trị liệu, phác đồ phối hợp 3 thuốc Amlodipin + Irbesartan + Furosemide có chi phí trung bình cao nhất là 205.617,96 VNĐ, nhưng chỉ xuất hiện ở 1 đơn Thấp nhất là Amlodipin + Telmisartan với 30.058,00 VNĐ

3.2.4 Phân loại mức độ tương tác thuốc

Bảng 3.15 Tỷ lệ tương tác thuốc

TT Tương tác Số lượng Tỷ lệ %

1 Số đơn không tương tác 94 100

2 Số đơn có tương tác yếu 0 0

3 Số đơn có tương tác trung bình 0 0

Trong 94 đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp, không ghi nhận bất kỳ tương tác thuốc nào

BÀN LUẬN

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú trong điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long năm 2023

4.1.1 Tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc bệnh viện

Khảo sát 270 đơn điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại TTYT thị xã Bình Long năm 2023 có 696 lượt thuốc được kê bao gồm 58 khoản mục thuốc

Xét về thành phần danh mục thuốc được kê theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc hoá dược được sử dụng nhiều nhất, tỷ lệ lên đến 91,38% số lượng khoản mục Trong đó, thuốc tim mạch chiếm 15 khoản mục, tương đương 25,86% số lượng khoản mục toàn danh mục thuốc được kê Thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm 8 khoản mục Như vậy, các thuốc hoá dược được kê tập trung điều trị bệnh lý tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng, tuỳ theo chẩn đoán

Còn lại là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 8,62% số lượng khoản mục thuốc Các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ được sử dụng với mục đích hỗ điều trị, giảm các triệu chứng của các bệnh mắc kèm

Toàn bộ các thuốc được kê đều thuộc danh mục thuốc bệnh viện đảm bảo quyền lợi cho người bệnh Nghiên cứu trước đây được thực hiện tại Cần Thơ, Kon Tum và Hòa Bình đều đạt điểm 100%, tương đương với kết quả khảo sát của nghiên cứu này [10-12]

Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc điều trị THA được kê tại TTYT thị xã Bình Long phần lớn là thuốc sản xuất trong nước với 7 khoản mục và 6 hoạt chất, chỉ có 1 khoản mục tương ứng 1 hoạt chất thuốc có nguồn gốc nhập khẩu Điều này chứng tỏ TTYT thực hiện tốt nội dung ưu tiên sử dụng thuốc trong nước sản xuất theo Thông tư 21/2013/TT-BYT Điều này giúp giảm chi phí điều trị, đáp ứng khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn và thúc đẩy tăng trưởng sản xuất dược trong nước TTYT cần tiếp tục phát huy, cân nhắc thay thế cơ cấu thuốc ngoại nhập thành thuốc sản xuất trong nước có hiệu quả tương đương để giảm ngân sách, phù hợp với nguồn quỹ BHYT

4.1.2 Số thuốc trung bình đơn

Số thuốc trung bình được kê trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại TTYT thị xã Bình Long là 2,58, gấp khoảng 1,5 lần so với khuyến cáo của WHO từ 1,6 đến 1,8 thuốc/đơn Việc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau có thể dẫn đến những phản ứng có hại do tương tác dược động học và dược lực học Hậu quả của chúng có thể không biểu hiện ngay lập tức Khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, hiệu quả của thuốc có thể giảm hoặc độc tính của thuốc đối với cơ thể tăng lên, có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh Ngoài ra, việc kê nhiều loại thuốc trong một đơn thuốc có thể gây ra tác động tiêu cực đến chi phí của bệnh nhân hoặc dẫn đến lãng phí y tế

Trong 270 đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú thì 30% số đơn có từ 3 đến 4 thuốc và 13,7% số đơn có từ 5 – 7 thuốc Giải thích cho tình trạng này là số đơn được khảo sát được chẩn đoán bao gồm tăng huyết áp và các bệnh mắc kèm khác Các thuốc điều trị các bệnh mắc kèm làm tăng số lượng thuốc trung bình trong đơn

Kết quả này thấp hơn với các nghiên cứu trước đó tại Trung tâm y tế huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2022 (3,31) [11], Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2018 (3,2) [12], và TTYT huyện Phong Điền TP Cần Thơ giai đoạn 2019 – 2020 (5,18) [10]

4.1.3 Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin

Thuốc kháng sinh bao gồm 3 khoản mục với tổng chi phí là 411.270 VNĐ

Ba thuốc bao gồm claminat 500mg/125mg, cefanew, Levodhg 500 Trong đó claminat 500mg/125mg, cefanew đều là kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, levodhg 500 điều trị các bệnh viêm xoang, viêm phế quản cấp, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da

Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin bao gồm 5 khoản mục với chi phí là 812.246 VNĐ

Cả 2 nhóm thuốc kháng sinh, Vitamin và khoáng chất đều có tần suất kê và chi phí sử dụng rất nhỏ và không đáng kể đối với tổng chi phí đơn thuốc Việc kê

43 hai nhóm thuốc này để hỗ trợ điều trị các bệnh khác, không có dấu hiệu lạm dụng kháng sinh hay vitamin, không tạo gánh nặng kinh tế cho người bệnh Ngoài ra, thuốc đường tiêm, tiêm truyền cũng không được sử dụng là kết quả phù hợp trong điều trị ngoại trú

4.1.4 Chi phí đơn thuốc điều trị ngoại trú

Chi phí trung bình một đơn là 121.446,28 VNĐ, phù hợp với kinh tế dân cư khu vực và việc cấp phát thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp thường xuyên Chi phí trên cao hơn so với kết quả nghiên cứu năm 2019 ở Hà Nam là 104.807 VNĐ [30], TTYT huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang năm 2022 là 108,202 VNĐ [31], và thấp hơn Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2018 là 339.088 VNĐ [32], bệnh viện đa khoa huyện Điện Biên năm 2016 là 191.014 VNĐ [33], Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021 là 183.000 VNĐ [34]

Tổng chi phí 270 đơn thuốc điều trị ngoại trú là 32.790.495,79 VNĐ Đơn thuốc ngoại trú có 1 chẩn đoán có tổng chi phí là 6.106.348,04 VNĐ, chi phí trung bình là 64.961,15 VNĐ Trong khi đó, các đơn thuốc ngoại trú điều trị có nhiều chẩn đoán có tổng chi phí là 26.684.147,75 VNĐ, chi phí trung bình là 151.614,48 VNĐ Như vậy, xét về mức chi phí trung bình trong thì các đơn điều trị ngoại trú có bệnh mắc kèm cao hơn gấp 2,33 lần so với không có bệnh mắc kèm.

Về các phác đồ kê đơn điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2023

4.2.1 Các phác đồ điều trị THA trong đơn thuốc

Tổng cộng có 94 đơn điều trị THA không có bệnh mắc kèm trong số mẫu nghiên cứu và 113 lượt thuốc điều trị THA được kê Đơn trị liệu là phác đồ được ưu tiên trong kê đơn điều trị THA tại TTYT thị xã Bình Long, với tỷ lệ lên đến 80,85% tổng số đơn khảo sát Kết quả khảo sát này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Tùng Hiệp (2020) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa – Long An với tỷ lệ là 86,67% [19] và Hồ Thị Ngọc Hương (2018) tại Trung tâm Y tế Châu Thành tỉnh Bến Tre với tỷ lệ là 72,13% [22]

Trong phác đồ đơn trị liệu, có 3 nhóm điều trị được kê là ARB, CCB và BB

Số đơn sử dụng nhóm CCB chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,68%, phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Hoàng Thị Hành (2021) tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ [21] và của Bùi Tùng Hiệp (2020) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa – Long An [19] Amlodipin là hoạt chất được kê nhiều nhất trong phác đồ đơn trị liệu với 42/76 lượt, nhưng lại có chi phí trung bình rất thấp, thấp thứ 3 sau Bisoprolol và Telmisartan Đối với các khuyến cáo trước đây thì bệnh nhân THA khởi trị ban đầu bằng đơn trị liệu Nên trong những nghiên cứu ở Hàn Quốc (2011-2015) và Ấn Độ (2014) đơn trị liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đa trị liệu [14, 15] Tuy nhiên các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp hiện nay khuyến cáo sử dụng phác đồ phối hợp từ rất sớm, không cần thiết phải chờ đơn trị liệu thất bại, đặc biệt trên các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao

Một trong những lý do chính cho việc các phác đồ đơn trị liệu chỉ xuất hiện

3 nhóm ARB, CCB, BB là tính nhất quán và hiệu quả điều trị đối với từng bệnh nhân Tăng huyết áp là 1 bệnh mãn tính, sau khi bác sĩ theo dõi, điều chỉnh phác đồ cũng như liều lượng đạt được mục đích ổn định huyết áp ở mức cho phép thì sẽ các nhóm thuốc trong phác đồ đó sẽ được sử dụng duy trì Sự hạn chế các nhóm thuốc điều trị cũng giúp giảm nguy cơ tương tác thuốc và tác dụng phụ không mong muốn Tuy có nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau, nhưng các nhóm thuốc trên đã được chứng minh hiệu quả, an toàn và có khả năng giảm tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp Lý do khác có liên quan đến các cơ chế, quy định đấu thầu các năm gần đây có sự thay đổi nhiều, gây khó khăn trong mua sắm thuốc và dẫn đến sự hạn chế các nhóm thuốc điều trị THA Amlodipin thuộc nhóm CCB được sử dụng nhiều nhất không những bởi hiệu quả giảm huyết áp mà còn bởi tính an toàn, khả năng dung nạp của nó Các tác dụng phụ của amlodipin thường ít, bao gồm phù cổ chân, chóng mặt và đau đầu Ngoài ra, Amlodipine có tác dụng kéo dài trong cơ thể, cho phép chỉ cần uống một liều mỗi ngày giúp cải thiện tuân thủ điều trị và làm tăng khả năng duy trì kiểm soát huyết áp Cuối cùng những cũng không kém phần quan trọng, giá thành

45 rẻ của Amlodipin cũng là một nguyên nhân đáng xem xét khi tăng khả năng chi trả, giảm áp lực kinh tế cho bệnh nhân Đối với phác đồ đa trị liệu, phác đồ sử dụng 2 thuốc là chủ yếu với 17 đơn, chỉ có 1 trường hợp phối hợp 3 thuốc là ARB + CCB + lợi tiểu Đơn phối hợp 2 thuốc điều trị tăng huyết áp thì ARB + CCB chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đa trị liệu, đạt 18,09% tổng số đơn điều trị THA Thuốc phối hợp nhiều nhất là Amlodipin + Irbesartan và Amlodipin + Losartan Điều này phù hợp với nghiên cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa – Long An [19] và Trung tâm Y tế Châu Thành tỉnh Bến Tre [22]

Trong các đơn khảo sát, không có đơn nào sử dụng phác đồ đa trị liệu dạng cố định liều (FDC), điều này khác với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam [18, 20] Đối chiếu với Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT năm 2023 vẫn tồn tại 2 thuốc FDC là Telmisartan + Hydroclorothiazid (ARB + Lợi tiểu) và Amlodipin + Lisinopril (CCB + ACE-I) với số lượng sử dụng và giá trị sử dụng rất thấp Như vậy tức là việc sử dụng các đơn FDC tại TTYT còn rất hạn chế và không xuất hiện trong mẫu nghiên cứu HĐT&ĐT cần kết hợp với Khoa khám bệnh TTYT thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước để cập nhật thông tin khuyến cáo mới về kê đơn FDC cũng như các bằng chứng về hiệu quả điều trị của phác đồ này từ đó cải thiện tỷ lệ sử dụng và đề xuất mua sắm thuốc hợp lý

4.2.2 Liều kê đơn hàng ngày của các thuốc điều trị tăng huyết áp

Về liều dùng thì thuốc điều trị THA tương đối hợp lý khi PDD/DDD dao động từ 0,75 đến 2

ARB là nhóm thuốc có liều dùng cao nhất với Irbesartan (2) và Losartan (1,77) Khoa khám bệnh cần xem lại việc sử dụng 2 nhóm thuốc này để tránh tình trạng kê đơn quá liều

Tỷ lệ PDD/DDD của các thuốc còn lại dao động quang giá trị 1, cho thấy các bác sĩ thực hiện việc tuân thủ liều kê đơn các nhóm ARB, CCB và lợi tiểu khá tốt Telmisartan được sử dụng với liều dùng có PDD/DDD bằng 1,07 So với các thuốc khác thì Telmisartan là thuốc điều trị ngoại trú bệnh THA được kê tại TTYT

46 thị xã Bình Long với liều dùng phù hợp nhất theo khuyến cáo của WHO.Trong khi đó, Bisoprolol thuộc nhóm BB được kê đơn với liều thấp hơn nhiều so với DDD (0,5) Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hằng tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2019 [24] và Chế Thị Phương Thảo tại Bệnh viện Đồng Nai -2 năm 2022 [23] cũng cho thấy nhóm BB có tỷ lệ PDD/DDD nhỏ hơn 1

4.2.3 Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị

Khi phân tích về các hoạt chất được sử dụng để điều trị THA cho bệnh nhân ngoại trú, 2 phác đồ chiếm tổng chi phí cao nhất lần lượt là Irbesartan (ARB) và kết hợp Amlodipin + Irbesartan (CCB + ARB)

Kết quả này là cũng cho thấy việc lựa chọn thuốc THA hiện nay tại TTYT phù hợp với khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam về lựa chọn thuốc đầu tay trong điều trị THA [35] Hướng dẫn của ACC/AHA 2017 và ESC/ESH 2018 đều khuyến cáo lựa chọn một số nhóm thuốc trong điều trị đầu tay tăng huyết áp, gồm có các thuốc ức chế ACE, ARB, CCB cấu trúc dihydropyridine hoặc non-dihydropyridine và các thuốc lợi tiểu thiazide hoặc tương tự thiazide [36]

Bisoprolol (BB) có tổng chi phí sử dụng và chi phí trung bình thấp nhất Điều này là hợp lý vì thuốc chẹn beta (BB) không phải là các thuốc được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị THA

Toàn bộ các đơn thuốc điều trị THA được khảo sát không có xảy ra tương tác Các tổ hợp có thể gây tương tác là furosemide kết hợp bisoprolol, amlodipine kết hợp bisoprolol… Nhưng những tổ hợp này không xuất hiện trong các đơn được khảo sát Tỷ lệ gặp tương tác thuốc ở nghiên cứu trước đó như Bệnh viện đa khoa Phối Nối – Hưng Yên năm 2019 của Đào Thị Thùy là 39,51% [18] và Bệnh viện Đồng Nai 2 năm 2022 của Chế Thị Phương Thảo là 30% [23]

Kết quả này rất đáng ghi nhận, chứng tỏ TTYT thị xã Bình Long thực hiện tốt quy trình kê đơn, kiểm soát tương tác thuốc trước khi cấp phát, không để xảy ra các tác hại không mong muốn gây nguy hiểm cho bệnh nhân

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Thái Khoa Bảo Châu và Võ Thị Hồng Phượng (2016), "Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Y Dược học. 6(2), tr. 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Tác giả: Thái Khoa Bảo Châu và Võ Thị Hồng Phượng
Năm: 2016
5. Nguyễn Thành Chung, Tạ Ngọc Hà và Lê Văn Hiếu (2021), "Phân tích chi phí khám chữa bệnh tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở của tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan", Tạp chí Y học Dự phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí khám chữa bệnh tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở của tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Nguyễn Thành Chung, Tạ Ngọc Hà và Lê Văn Hiếu
Năm: 2021
6. Hoàng Thị Hành (2022), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa khám bệnh Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ năm 2021, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa khám bệnh Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ năm 2021
Tác giả: Hoàng Thị Hành
Năm: 2022
7. Lê Thị Thu Hằng (2020), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp cho Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2019, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp cho Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2019
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2020
8. Bùi Tùng Hiệp, Nguyễn Thị Xuân Hoàng và cộng sự (2021), "Thực trạng sử dụng thuốc tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú", Tạp chí Y học Cộng đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng thuốc tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
Tác giả: Bùi Tùng Hiệp, Nguyễn Thị Xuân Hoàng và cộng sự
Năm: 2021
11. Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Dĩnh Khiêm và cộng sự (2023), "Phân tích chi phí điều trị tăng huyết áp ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang năm 2022", Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí điều trị tăng huyết áp ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang năm 2022
Tác giả: Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Dĩnh Khiêm và cộng sự
Năm: 2023
12. Hồ Thị Ngọc Hương (2018), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại khoa Nội nhi nhiễm Trung tâm y tế Châu Thành tỉnh Bến Tre, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại khoa Nội nhi nhiễm Trung tâm y tế Châu Thành tỉnh Bến Tre
Tác giả: Hồ Thị Ngọc Hương
Năm: 2018
13. Vũ Thị Thu Mai (2020), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2018, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2018
Tác giả: Vũ Thị Thu Mai
Năm: 2020
15. Trần Thị Phương (2019), Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Ân Thi năm 2019, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Ân Thi năm 2019
Tác giả: Trần Thị Phương
Năm: 2019
16. Chế Thị Phương Thảo (2023), Phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đồng Nai - 2 năm 2022, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đồng Nai - 2 năm 2022
Tác giả: Chế Thị Phương Thảo
Năm: 2023
17. Đào Thị Thùy (2019), Phân tích tình hình sử dụng thuốc và việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối – Hưng Yên, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc và việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối – Hưng Yên
Tác giả: Đào Thị Thùy
Năm: 2019
18. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm, Nguyễn Duy Phúc và Trần Xuân Thịnh (2022), "Phân tích chi phí thuốc điều trị ngoại trú trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí thuốc điều trị ngoại trú trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
Tác giả: Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm, Nguyễn Duy Phúc và Trần Xuân Thịnh
Năm: 2022
19. Nguyễn Kiều Hạnh Trinh (2023), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2022, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2022
Tác giả: Nguyễn Kiều Hạnh Trinh
Năm: 2023
21. Phạm Thế Xuyên, Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự (2017), "Phân tích chi phí điều trị nội trú, ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Điện Biên năm 2016", Tạp chí Y học dự phòng. 27(7), tr. 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí điều trị nội trú, ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Điện Biên năm 2016
Tác giả: Phạm Thế Xuyên, Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự
Năm: 2017
22. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên và cộng sự (2023), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú: Nghiên cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam.Phần tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú: Nghiên cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021
Tác giả: Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên và cộng sự
Năm: 2023
23. qeel Aslam, Sobia Khatoon và cộng sự (2016), "Evaluation of rational drug use at teaching hospitals in Punjab, Pakistan", Journal of Pharmacy Practice and Community Medicine. 2(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of rational drug use at teaching hospitals in Punjab, Pakistan
Tác giả: qeel Aslam, Sobia Khatoon và cộng sự
Năm: 2016
24. Frank L. J. Visseren, Franỗois Mach và cộng sự (2021), "2021 ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice", European Heart Journal. 42(34), tr. 3227-3337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2021 ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice
Tác giả: Frank L. J. Visseren, Franỗois Mach và cộng sự
Năm: 2021
25. Mekonnen Sisay, Jemal Abdela và cộng sự (2017), "Drug prescribing and dispensing practices in tertiary care hospital of eastern ethiopia: evaluation with world health organization core prescribing and patient careindicators", Clin Exp Pharmacol. 7(03), tr. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drug prescribing and dispensing practices in tertiary care hospital of eastern ethiopia: evaluation with world health organization core prescribing and patient care indicators
Tác giả: Mekonnen Sisay, Jemal Abdela và cộng sự
Năm: 2017
27. NO Mansour và ME El-Hefnawy (2017), "Rational use of drugs in Egypt according to the standard WHO prescribing indicators: pilot baseline situational analysis", Research &amp; Reviews: Journal of Hospital and Clinical Pharmacy. 3(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rational use of drugs in Egypt according to the standard WHO prescribing indicators: pilot baseline situational analysis
Tác giả: NO Mansour và ME El-Hefnawy
Năm: 2017
28. Oluseyi Adejumo, Enajite Okaka và Ikponmwosa Iyawe (2017), "Prescription pattern of antihypertensive medications and blood pressure control among hypertensive outpatients at the University of Benin Teaching Hospital in Benin City, Nigeria", Malawi Medical Journal: The Journal of Medical Association of Malawi. 29(2), tr. 113-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prescription pattern of antihypertensive medications and blood pressure control among hypertensive outpatients at the University of Benin Teaching Hospital in Benin City, Nigeria
Tác giả: Oluseyi Adejumo, Enajite Okaka và Ikponmwosa Iyawe
Năm: 2017

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp đo tại phòng khám [1] - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp đo tại phòng khám [1] (Trang 13)
Bảng 1.2. Một số loại thuốc hạ huyết áp đường uống thường dùng [1] - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.2. Một số loại thuốc hạ huyết áp đường uống thường dùng [1] (Trang 14)
Bảng 1.4. Các chỉ số kê đơn của WHO - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.4. Các chỉ số kê đơn của WHO (Trang 18)
Bảng 1.6. Thực trạng kê đơn phác đồ đơn trị liệu - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.6. Thực trạng kê đơn phác đồ đơn trị liệu (Trang 22)
Bảng 1.7 Thực trạng kê đơn phác đồ đa trị liệu - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.7 Thực trạng kê đơn phác đồ đa trị liệu (Trang 23)
Bảng 1.8. Thực trạng về phác đồ đơn trị liệu ở Việt Nam - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.8. Thực trạng về phác đồ đơn trị liệu ở Việt Nam (Trang 24)
Bảng 1.9. Thực trạng về phác đồ đa trị liệu ở Việt Nam - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.9. Thực trạng về phác đồ đa trị liệu ở Việt Nam (Trang 25)
Bảng 1.10. Thực trạng về kê đơn FDC ở Việt Nam - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.10. Thực trạng về kê đơn FDC ở Việt Nam (Trang 26)
Bảng 1.11. Tổng hợp tương tác thuốc trong một số nghiên cứu ở Việt Nam - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.11. Tổng hợp tương tác thuốc trong một số nghiên cứu ở Việt Nam (Trang 27)
Hình 1.1. Mô hình tổ chức tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long – - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Hình 1.1. Mô hình tổ chức tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Long – (Trang 28)
Bảng 1.12. Cơ cấu nhân sự của TTYT thị xã Bình Long, tình Bình Phước - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.12. Cơ cấu nhân sự của TTYT thị xã Bình Long, tình Bình Phước (Trang 29)
Bảng 1.13. Mô hình bệnh tật tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022 - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 1.13. Mô hình bệnh tật tại Trung tâm y tế thị xã Bình Long năm 2022 (Trang 30)
Bảng 2.1.  Đặc điểm mẫu nghiên cứu - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 2.14. Biến số nghiên cứu - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 2.14. Biến số nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc được kê theo nhóm tác dụng dược lý - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc được kê theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 40)
Bảng 3.4. Số thuốc trung bình một đơn - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.4. Số thuốc trung bình một đơn (Trang 42)
Bảng 3.5. Tỷ lệ Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.5. Tỷ lệ Đơn thuốc có kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin (Trang 43)
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc khoáng chất và vitamin - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc khoáng chất và vitamin (Trang 44)
Bảng 3.9. Giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.9. Giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn (Trang 45)
Bảng 3.8. Chi phí đơn thuốc có kê kháng sinh và vitamin - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.8. Chi phí đơn thuốc có kê kháng sinh và vitamin (Trang 45)
Bảng 3.10. Chi phí đơn thuốc theo số lượng chẩn đoán - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.10. Chi phí đơn thuốc theo số lượng chẩn đoán (Trang 46)
Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ điều trị tăng huyết áp  STT  Các phác đồ điều trị THA  Số đơn  Tỷ lệ % - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.12. Tỷ lệ các phác đồ điều trị tăng huyết áp STT Các phác đồ điều trị THA Số đơn Tỷ lệ % (Trang 47)
Bảng 3.13. Phân tích liều kê đơn thực tế trong ngày và liều xác định trong - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.13. Phân tích liều kê đơn thực tế trong ngày và liều xác định trong (Trang 48)
Bảng 3.14. Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.14. Chi phí thuốc điều trị tăng huyết áp theo phác đồ điều trị (Trang 49)
Bảng 3.15. Tỷ lệ tương tác thuốc - phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế thị xã bình long tỉnh bình phước năm 2023
Bảng 3.15. Tỷ lệ tương tác thuốc (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w