1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Thực trạng Kê đơn Thuốc Ngoại trú Điều trị Bệnh Bạch Cầu Mạn Dòng Tủy tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Tác giả Vũ Tiến Khoa
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (13)
      • 1.1.1. Quy định về kê đơn thuốc và các chỉ số kê đơn (13)
      • 1.1.2. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (17)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (25)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu về chỉ số kê đơn (25)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu về việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh (28)
    • 1.3. Vài nét về Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (30)
    • 1.4. Tính cấp thiết của đề tài (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (34)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (34)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (35)
      • 2.2.3. Đặc điểm mẫu (36)
      • 2.2.4. Các biến số trong nghiên cứu (36)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (40)
    • 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (44)
      • 3.1.1. Số thuốc kê trung bình trong một đơn (44)
      • 3.1.2. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (44)
      • 3.1.3. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh và thuốc tiêm (45)
      • 3.1.4. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin và khoáng chất (46)
      • 3.1.5. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế (47)
      • 3.1.6. Nguồn gốc xuất xứ thuốc được kê đơn (49)
    • 3.2. Phân tích việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (49)
      • 3.2.1. Tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (49)
      • 3.2.2. Tình hình chỉ định thuốc dùng kèm trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (56)
      • 3.2.3. Tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (61)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (63)
    • 4.1. Các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (63)
    • 4.2. Việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (67)
      • 4.2.1. Về tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (68)
      • 4.2.2. Về tình hình chỉ định thuốc dùng kèm trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (73)
      • 4.2.3. Về tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (75)
  • KẾT LUẬN (76)
    • 1. Về các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (76)
    • 2. Về việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh .... Về các chỉ số kê đơn thuốc trong điề

TỔNG QUAN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Quy định về kê đơn thuốc và các chỉ số kê đơn Đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần tuân theo các văn bản pháp quy còn hiệu lực, được ban hành bởi Bộ Y tế

Thông tư số 52/2017/TT-BYT đã đưa ra các quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú Điều 4 của thông tư đã chỉ ra tám nguyên tắc trong kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, như sau [18]:

1 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh

2 Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh

3 Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic

4 Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây: a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;

5 Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này

6 Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sĩ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh

7 Bác sĩ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

8 Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều

2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh

9 Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược, cụ thể: a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; c) Thực phẩm chức năng; d) Mỹ phẩm

Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc được đưa ra ở điều 6, Thông tư số 52/2017/TT-BYT [18] Theo thông tư, việc kê đơn thuốc được quy định như sau: a) Thuốc có một hoạt chất

- Theo tên chung quốc tế (INN, generic); Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg

- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại) Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại

1.1.1.2 Các chỉ số kê đơn

WHO định nghĩa việc sử dụng thuốc hợp lý là khi “bệnh nhân được chỉ định thuốc phù hợp với nhu cầu lâm sàng của họ, với liều lượng đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ, trong một khoảng thời gian thích hợp và với chi phí thấp nhất cho họ và cộng đồng” Thực hành kê đơn không hợp lý dẫn đến điều trị không an toàn và không hiệu quả, làm nặng thêm hoặc kéo dài tình trạng bệnh, gây tổn hại cho bệnh nhân và tăng chi phí điều trị Sử dụng thuốc không hợp lý cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến các bệnh mạn tính Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh do lạm dụng kháng sinh là một trong những vấn đề chính của việc sử dụng thuốc không hợp lý [19]

Một số nguyên nhân phổ biến nhất của việc sử dụng thuốc không hợp lý là: dùng nhiều thuốc, sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng thuốc tiêm và kê đơn thuốc không đúng hướng dẫn thực hành lâm sàng [19] Các bước cơ bản để hạn chế việc sử dụng thuốc không hợp lý là xác định loại, mức độ và lý do sử dụng thuốc không hợp lý Vào những năm 1990, WHO phối hợp với Mạng lưới sử dụng thuốc hợp lý quốc tế (INRUD) đã phát triển các chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá thực hành sử dụng thuốc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu Chỉ số kê đơn tiêu chuẩn theo WHO/INRUD được thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện Phụ lục 6 trong thông tư này đã đưa ra các chỉ số kê đơn theo WHO/INRUD [21], bao gồm: a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn; b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN); c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh; d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm; đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin; e) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do

Bảng 1.1 Các chỉ số kê đơn theo tiêu chuẩn của WHO/INRUD [19], [20]

TT Chỉ số kê đơn Mục đích

Giá trị tiêu chuẩn theo WHO/INRUD

1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn Đánh giá mức độ sử dụng nhiều thuốc trong một đơn thuốc

2 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế

(INN) Đo lường xu hướng kê đơn thuốc theo tên generic

3 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh Đo lường tổng thể về tình hình sử dụng hai loại thuốc quan trọng, nhưng chi phí thường cao và thường bị lạm dụng quá mức

4 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm 13,4% – 24,1%

5 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn trong danh mục thuốc thiết yếu do

Bộ Y tế ban hành Đo lường mức độ thực hành thực tế phù hợp với chính sách thuốc quốc gia 100%

Kê đơn là một trong những vấn đề quan trọng cần xác định và phân tích liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc Theo thông tư 21/2013/TT-BYT, một số vấn đề có thể gặp phải liên quan đến kê đơn bao gồm: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh; người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn Phụ lục 7 của thông tư này cũng đưa ra các ví dụ về vấn đề, nguyên nhân và giải pháp liên quan đến việc kê đơn [21] Theo phụ lục 7, việc không tuân thủ hướng dẫn điều trị có thể do các nguyên nhân như:

(1) Không có hoặc không cập nhật hướng dẫn điều trị

(2) Thầy thuốc kê đơn không biết về hướng dẫn điều trị

(3) Thầy thuốc kê đơn không tin tưởng vào hướng dẫn điều trị

(4) Thiếu thống nhất giữa hướng dẫn điều trị và danh mục thuốc

1.1.2 Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là một bệnh thuộc nhóm rối loạn tăng sinh tủy xương, ảnh hưởng trực tiếp lên các tế bào gốc tạo máu Về mặt diễn tiến tự nhiên, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được đặc trưng bởi 3 giai đoạn, gồm (1) mạn, (2) tiến triển và (3) chuyển cấp [1] Hầu hết các người bệnh sẽ được chẩn đoán trong giai đoạn mạn, với thời gian sống có thể kéo dài từ 5 - 7 năm Tuy nhiên, nếu không quản lý và điều trị thích hợp, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiến triển, với sự tích tụ dần những tế bào ung thư có mức độ ác tính cao Giai đoạn chuyển cấp là giai đoạn cuối cùng, thường có tiên lượng dè dặt, khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn, thời gian sống cũng rút ngắn đáng kể Khoảng 70% chuyển cấp là dòng tủy và 30% chuyển cấp là dòng lympho

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu về chỉ số kê đơn

Sử dụng thuốc không hợp lý là một thách thức toàn cầu với tác động lớn hơn đến các nước đang phát triển WHO đã đưa ra nhiều khuyến cáo và hầu như các quốc gia đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng cho quốc gia của mình Tuy nhiên, không chỉ tại Việt Nam, việc tuân thủ các quy định về kê đơn vẫn còn là vấn đề lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển

1.2.1.1 Trên thế giới Đánh giá mô hình sử dụng thuốc được sử dụng để xác định những khoảng trống trong việc sử dụng thuốc nhằm thực hiện các chiến lược thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá về tình hình sử dụng thuốc, sử dụng bộ chỉ số của WHO/INRUD

Một nghiên cứu cắt ngang, mô tả đã được thực hiện bởi tác giả Atif và cộng sự nhằm đánh giá mô hình sử dụng thuốc tại 10 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của quận Bahawalpur, tỉnh Punjab, Pakistan, sử dụng các chỉ số sử dụng thuốc của WHO/INRUD [19] Bahawalpur là thành phố lớn thứ 12 của Pakistan Kết quả, số lượng thuốc trung bình mỗi đơn thuốc là 3,4 thuốc, cao hơn giá trị tiêu chuẩn của WHO/INRUD, nhưng thấp hơn so với phần lớn các nước đang phát triển khác Tỉ lệ phần trăm số thuốc được kê tên generic là 71,6% Tỉ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh là 48,9% Tỉ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm là 27,1%

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu là 93,4%

Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu về số lượng thuốc trung bình mỗi đơn thuốc, tỉ lệ phần trăm số thuốc được kê tên generic, tỉ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh và có thuốc tiêm, và tỉ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu (p ≤ 0,0005) [19] Tác giả Mengistu và công sự đã thực hiện một nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang để đánh giá tình hình kê đơn thuốc tại hai bệnh viện công của thị trấn Dessie (DRH và BMH) tại Ethiopia năm 2019 DRH là bệnh viện chuyển tuyến với 560 giường và phục vụ hơn 70.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi năm, BMH là bệnh viện đa khoa với hơn 200 giường và phục vụ hơn 40.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi năm Sáu trăm đơn thuốc đủ điều kiện đã được chọn từ mỗi bệnh viện thông qua kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có hệ thống Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tổng cộng, có 2.409 loại thuốc được kê đơn trong 1.200 tờ đơn thuốc được thu thập Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN) là 88,3% Tỷ lệ kê đơn có thuốc tiêm và thuốc kháng sinh lần lượt là 9,0% và 42,6% Tại mỗi bệnh viện, 100% tất cả các loại thuốc đều được kê đơn theo danh mục thuốc thiết yếu của Ethiopia [22]

Ngoài ra, một nghiên cứu cắt ngang khác cũng được tác giả Tassew và cộng sự tại hai bệnh viện công (Bệnh viện Đa khoa Mekelle và Bệnh viện Đa khoa Quiha), nằm ở thủ phủ Mekelle của vùng Tigray, Ethiopia, sử dụng các chỉ số sử dụng thuốc của WHO [23] Các đơn thuốc được kê từ ngày 01/01/2017 đến ngày 01/06/2019 được chọn ngẫu nhiên để đưa vào nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự sai lệch trong mô hình sử dụng thuốc so với mức tối ưu của WHO, cho thấy các bệnh viện có những hạn chế trong việc sử dụng thuốc hợp lý Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,69 (±0,81) Tỉ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh và thuốc tiêm lần lượt là 58,2% và 15,9% Tỷ lệ thuốc được kê tên generic trong danh mục thuốc thiết yếu của Ethiopia lần lượt là 97,5% (974) và 88,1% (970) tại Bệnh viện Mekelle và Bệnh viện Quiha [23]

Tại Jordan, tác giả Aldabagh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu quan sát, cắt ngang, mô tả đánh giá mô hình kê đơn bằng cách sử dụng các chỉ số kê đơn

17 của WHO tại các phòng khám nhi ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Jordan (JUH) Nghiên cứu cho thấy, số lượng thuốc được kê trung bình cho một lần khám là 1,8 ± 1,3 Tuy nhiên, ở phòng khám hô hấp, trung bình 2,1 loại thuốc được kê cho đơn thuốc của mỗi lần khám Tất cả các thuốc đều được kê theo tên generic (100%) Tuy nhiên, tình hình kê đơn thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc kháng sinh và thuốc tiêm ở một số phòng khám chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO Cụ thể, chỉ có 47,7% thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của JUH Nhìn chung, tỉ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 19,5% số ca khám Tỷ lệ này cao hơn ở một số phòng khám như phòng khám hô hấp (50,8%) Tỉ lệ đơn kê có kháng sinh là 9,5% Tỉ lệ kê đơn thuốc tiêm cao hơn ở các phòng khám nội tiết và thần kinh, tương ứng là 44,8% và 31,3% [24]

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc tại các cơ sở y tế

Các tác giả Phạm Đình Thọ, Vũ Hồng Vân, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Nhật Đức đã thực hiện nghiên cứu mô tả, cắt ngang, nhằm đánh giá các chỉ số kê đơn của đơn thuốc ngoại trú và tính hợp lý của đơn thuốc ngoại trú theo quy định của

Bộ Y tế Đơn thuốc được lấy tại 10 phòng khám thuộc các chuyên khoa khác nhau tại Khoa Khám bệnh đa khoa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Kết quả nghiên cứu cho thấy số thuốc trong một đơn thuốc vẫn còn khá cao Cụ thể, trung bình trong một đơn thuốc có 3,89 thuốc Số đơn thuốc sử dụng từ 5 - 8 thuốc là 69,75 % Số đơn có sử dụng kháng sinh 43,5% Sử dụng vitamin và khoáng chất vẫn còn phổ biến trong đơn thuốc, lên tới 71,4% Các đơn thuốc đều kê đúng theo quy định của Bộ Y tế [25]

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, năm 2015, các dược sĩ Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy, Lê Đông Anh đã thực hiện đề tài khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú Kết quả, số thuốc sử dụng trung bình trong 1 đơn thuốc của bệnh nhân bảo hiểm y tế là 3,6 thuốc Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc của một số phòng khám ở trong khoảng 2,43 đến 4,95 thuốc

Số đơn thuốc sử dụng từ 5 - 8 thuốc là 22,73% Ở mức sử dụng thuốc này nằm trong báo động của WHO Tỉ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 47,27% Đặc biệt, một số phòng khám có tỷ lệ sử dụng kháng sinh khá cao: Nhi (86,36 %), Tai- Mũi-Họng (77,27 %) Số đơn thuốc kê đơn cho bệnh nhân điều ngoại trú có sử dụng vitamin – khoáng chất là khá cao, với tỉ lệ 36,14% [26]

Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Thao đã phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015 Kết quả cho thấy, có 17% đơn kê có ít nhất một loại kháng sinh Có 75% đơn thuốc có kê ít nhất một thuốc tiêm, chủ yếu là thuốc điều hòa miễn dịch (chiếm 82,6%) Trong số các thuốc điều trị ung thư được kê đơn ngoại trú bảo hiểm y tế, số thuốc sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ rất thấp là 12,2%, còn thuốc nhập khẩu chiếm 87,8% [27]

Lý Ngọc Binh đã thực hiện nghiên cứu phân tích thực trang kê đơn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội [28] Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm về kê đơn trên các nhóm đơn kê sử dụng thuốc có hóa chất, nhóm kê đơn có hóa chất và thuốc điều trị khác, nhóm đơn kê chỉ có thuốc điều trị ung thư khác, nhóm đơn kê không có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác Nghiên cứu cũng mô tả đặc điểm sửu dụng thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, thuốc kháng sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc cao Cụ thể, số thuốc trung bình trong một đơn với đơn kê chỉ có hóa chất, đơn kê có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác, với đơn kê chỉ có thuốc điều trị ung thư, đơn kê không có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác lần lượt là 9,4 thuốc, 14,3 thuốc, 6,0 thuốc và 5,0 thuốc trong một đơn thuốc Với đơn kê không có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác, kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton(PPI) là hai nhóm được kê nhiều nhất, với tỉ lệ là 44,7% và 44,6% Sau đó là các nhóm corticoid, nhóm giảm đau với tỉ lệ đơn kê là 43,1% và 22,1% [28]

1.2.2 Các nghiên cứu về việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh

Nghiên cứu của Hong Chen và cộng sự được tiến hành tại Trung Quốc trên

407 bác sĩ thông qua phương pháp khảo sát cắt ngang nhằm mục đích đánh giá mức độ tuân thủ với hướng dẫn điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Kết quả cho thấy, có đến 99,8% bác sĩ đồng ý các hướng dẫn điều trị hữu ích trên lâm sàng Tuy nhiên, chỉ có 62,9% bác sĩ tuân thủ theo các hướng dẫn này Về vấn đề lựa chọn điều trị, 90,7% bác sĩ ưu tiên các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ hai là lựa chọn đầu tay Thế nhưng, trên thực tế lâm sàng, thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ một imatinib là điều trị đầu tiên của 88,2% các bác sĩ trong nghiên cứu [4] Ector và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại Hà Lan, công bố năm 2023, nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp giữa thực hành của bác sĩ lâm sàng so với hướng dẫn quản lý bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Kết quả cho thấy, tỷ lệ phù hợp giữa thực hành của bác sĩ lâm sàng về chẩn đoán và về lựa chọn chọn điều trị nêu lên trong các hướng dẫn lần lượt là 83% và 78% Việc tuân thủ bảy chỉ số chất lượng (QI) dựa trên hướng dẫn của Mạng lưới Bệnh bạch cầu Châu Âu là chưa tối ưu Điều này cho thấy vẫn cần thêm những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giữa bằng chứng – thực hành thực tiễn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các dữ liệu trên thế giới thực về quản lý bệnh bạch cầu mạn dòng tủy [29] Một nghiên cứu khác đã được tác giả Golberge và cộng sự tiến hành trên 515 bác sĩ ung thư huyết học tại Ấn Độ nhằm đánh giá thực trạng phù hợp về điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy so với các hướng dẫn lâm sàng Nghiên cứu cũng nhằm mục đích xác định rào cản của việc tuân theo các hướng dẫn điều trị trên thực tế lâm sàng Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ tuân theo các khuyến cáo lâm sàng là 84% Khoảng 30% bác sĩ tham gia nghiên cứu cho rằng, giá thuốc cao là một trong những rào cản của việc tuân theo các hướng dẫn điều trị Khoảng 20% bác sĩ cho rằng rào cản đối với việc tuân theo các phác đồ về điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là việc thiếu hụt nguồn lực và không có thời gian tìm hiểu các khuyến cáo [3]

Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc chỉ định thuốc

20 trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã phân tích về tình hình chỉ định thuốc trong điều trị các bệnh lý khác Trong nghiên cứu của các tác giả Phạm Đình Thọ, Vũ Hồng Vân, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Nhật Đức thực hiện tại bệnh viện Quân đội 108, tương tác đơn thuốc có từ 5 thuốc trở lên chiếm 23% số đơn thuốc.Trong đó, số đơn thuốc có tương tác nguy hiểm - nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 7,25%, thường gặp nhất là tramadol - pregabalin (gabapentin), tramadol - amitryptiline Số đơn thuốc có tương tác thuốc mức độ trung bình - cần theo dõi khi sử dụng là 54,35%, thường gặp như pregabalin (gabapentin) - amitryptilin, steroid - NSAID Số đơn thuốc có tương tác thuốc mức độ nhẹ, chưa có ý nghĩa chiếm tỷ lệ 38,4% [25]

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy,

Vài nét về Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Viện truyền máu Quốc gia (Sài Gòn cũ) Năm 1975, Viện truyền máu Quốc gia (Sài Gòn cũ) được đổi tên là Viện Truyền Máu, được Bộ Y tế Thương binh Xã hội Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giao cho bác sĩ Trần

Văn Bé tiếp quản, với nhân sự ban đầu chỉ gồm 36 người (trong đó có 01 bác sĩ và 04 dược sĩ) Từ năm 1976, Viện Truyền Máu hoạt động dưới sự chỉ đạo của

Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Năm 1979, Viện được đổi tên thành Trung tâm Truyền máu - Huyết học Trung tâm Truyền máu – Huyết học chính thức được đổi tên thành bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học từ năm 2002

Hình 1.3 Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã dần lớn mạnh và mở rộng Năm 2010, bệnh viện xây dựng cơ sở 118 Hồng Bàng, Phường 12, Quận

5 thành Ngân hàng máu và cơ sở 201 Phạm Viết Chánh, Quận 1 là nơi điều trị các bệnh lý huyết học Đến năm 2021, bệnh viện Truyền máu – Huyết học đưa vào hoạt động cơ sở mới tại số 01 Trần Hữu Nghiệp, Tân Kiên, Bình Chánh Bệnh viện đã trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng với cơ sở hạ tầng rộng rãi, thoáng mát, nhiều tiện ích cho người bệnh

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I tại Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 Bệnh viện có 3 chức năng, nhiệm vụ chính: Ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc và khám chữa bệnh Huyết học Thế mạnh của bệnh viện là các lĩnh vực ghép tế bào

22 gốc tạo máu, hóa trị liệu bệnh lý ác tính, các xét nghiệm kỹ thuật cao và là nguồn cung cấp chế phẩm máu cho toàn thành phố

Từ năm 2014, bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học đã được cấp giấy chứng nhận ISO9001:2008 về việc quản lý chất lượng trên toàn bộ 5 mặt: ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc, lâm sàng, cận lâm sàng và khối phòng chức năng Ban giám đốc và toàn thể tập thể cán bộ, công nhân viên của bệnh viện đang hướng tới chứng chỉ quốc tế khác, như chứng chỉ của các phòng xét nghiệm (ISO 15189), chứng chỉ thực hành sản xuất tốt của châu Âu với ngân hàng máu (GMP), chứng chỉ của hệ thống ngân hàng tế bào gốc quốc tế (EuroCord, NetCord)…

Tính cấp thiết của đề tài

Như đã phân tích trước đó, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là bệnh lý ung thư huyết học phổ biến Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể chuyển cấp và thường có tiên lượng khá dè dặt, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, rút ngắn thời gian sống Mặc dù đã có những hướng dẫn cụ thể về chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, nhưng ở nhiều quốc gia, việc tuân thủ theo những hướng dẫn này vẫn còn dưới ngưỡng tối ưu

Hiện nay, bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện Thông tư 52/2017/TT-BYT, Thông tư 18/2018/TT-BYT, cũng như tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học” được Bộ Y tế ban hành trong quyết định số 1832/QĐ-BYT, bao gồm có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Trong quá trình triển khai, khó tránh khỏi việc còn tồn tại một số vấn đề Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung

Hơn nữa, bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện hàng đầu về điều trị các bệnh lý huyết học Đây là đơn vị chỉ đạo tuyến về chuyên khoa Truyền máu - Huyết học cho bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (trừ Cần Thơ, Kiên Giang) Hoạt

23 động kê đơn của bệnh viện Truyền máu – Huyết học có thể ảnh hưởng đến thực hành của các bệnh viện khác do bệnh viện này chỉ đạo tuyến

Do vậy, việc triển khai nghiên cứu đánh giá việc thực hiện kê đơn và tính hợp lý trong kê đơn điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học, TP Hồ Chí Minh là rất cần thiết

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc của người bệnh điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học, thành phố

Hồ Chí Minh từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2023 đến tháng 01/2024

Các đơn thuốc đưa vào nghiên cứu được kê đơn từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023

Bệnh viện Truyền Máu - Huyết Học thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ cơ sở 2: Số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả, cắt ngang Nội dung nghiên cứu được hình bày ở hình 2.4

Hình 2.4 Tóm tắt nội dung nghiên cứu

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính bằng cách áp dụng công thức ước tính giá trị tỷ lệ trong quần thể như sau:

+ n: cỡ mẫu nghiên cứu (số lượng đơn thuốc tối thiểu cần để khảo sát) + : mức độ tin cậy, chọn  = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%

+ Z: độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy (1-/2) Với  = 0,05 tương ứng với Z = 1,96

+ d: độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể Chọn d = 0,1 + P: Tỷ lệ đơn thuốc đúng quy định ước tính Chọn P = 0,5 khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa

Thay tất cả thông số vào công thức, tính ra được cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n = 96 đơn thuốc

+ Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2024

+ Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị nội trú

+ Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú, được chẩn đoán mắc các bệnh khác, không có bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy dư 20% so với cỡ mẫu tối thiểu Tổng số đơn thuốc ngoại trú được thu thập là 117 đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu

26 mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/ 2023 đến ngày 31/12/2023

2.2.3 Đặc điểm mẫu Đặc điểm chung của 117 bệnh nhân có đơn thuốc đựa đưa vào nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.2 dưới đây

Bảng 2.2 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân có đơn thuốc đưa vào nghiên cứu

TT Đặc điểm nhân khẩu học Số lượng

Không có bệnh mắc kèm 93 79,49%

Có từ 3 bệnh mắc kèm trở lên 0 0%

2.2.4 Các biến số trong nghiên cứu

Các biến số cần thu thập nhằm giải quyết mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu được trình bày chi tiết trong bảng 2.3 dưới đây

Bảng 2.3 Các biến số trong nghiên cứu

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại biến

Kỹ thuật thu thập Mục tiêu 1: Phân tích chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh

Số thuốc được kê trong đơn thuốc

Là số thuốc được kê trong mỗi đơn thuốc BDS Tài liệu sẵn có

Số lượt kê thuốc hóa dược trong đơn thuốc

Là số lượt kê các thuốc được phân loại là thuốc hóa dược trong mỗi đơn thuốc BDS Tài liệu sẵn có

Thuốc đơn thành phần, đa thành phần

BPL Tài liệu sẵn có

Thuốc có một hoạt chất được kê đơn đúng quy định

Tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) hoặc tên chung quốc tế + tên thương mại

Chia thành 2 nhóm: Đúng quy định/

BPL Tài liệu sẵn có

Thuốc có 2 hoạt chất trở lên được kê đơn đúng quy định

Tên thuốc ghi theo tên thương mại Chia thành 2 nhóm: Đúng quy định/ Không đúng quy định

BPL Tài liệu sẵn có

6 Đơn thuốc có kê kháng sinh Đơn thuốc có kê ít nhất một loại kháng sinh Chia thành 2 nhóm: Có kháng sinh/

BPL Tài liệu sẵn có

7 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm Đơn thuốc có kê ít nhất một loại thuốc tiêm

Chia thành 2 nhóm: Có / Không

BPL Tài liệu sẵn có

8 Đơn thuốc có kê vitamin, và khoáng chất Đơn thuốc có kê ít nhất một loại vitamin và khoáng chất

Chia thành 2 nhóm: Có/Không

BPL Tài liệu sẵn có

Thuốc được kê có trong danh mục chi trả bảo hiểm y tế

Thuốc được kê đơn có trong danh mục chi trả bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành

Chia thành 2 nhóm: Có/Không

BPL Tài liệu sẵn có

Thuốc hóa dược được kê đơn theo nhóm tác dụng dược lý

Thuốc được kê đơn trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế theo nhóm tác dụng dược lý Chia thành các nhóm:

- Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

- Thuốc giảm đau, hạ sốt; Chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh về xương khớp

BPL Tài liệu sẵn có

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

- Thuốc sản xuất trong nước: thuốc do các công ty dược phẩm trong nước hoặc các công ty liên doanh tại Việt Nam sản xuất

- Thuốc nhập khẩu: thuốc do các công ty dược nước ngoài sản xuất được nhập khẩu qua các công ty Dược Việt Nam

BPL Tài liệu sẵn có

Mục tiêu 2: Phân tích việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh

12 Đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn

Là đơn thuốc có kê thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được liệt kê trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

29 của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của Bộ Y tế năm 2022 theo quyết định số 1832/QĐ- BYT, bao gồm tyrosine kinase, hydroxyyurea, Interffern-α

Chia thành 2 nhóm: Phù hợp/Không phù hợp

13 Đơn thuốc có kê tyrosine kinase thế hệ 1

Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

14 Đơn thuốc có kê tyrosine kinase thế hệ 2

Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

15 Đơn thuốc có kê Imatinib Chia thành 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

16 Đơn thuốc có kê Nilotinib Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

17 Đơn thuốc có kê Dasatinib Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

18 Đơn thuốc có kê Bosutinib Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

19 Đơn thuốc có kê hóa chất hydroxyurea

Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

20 Đơn thuốc có kê thuốc điều hòa miễn dịch

Chia làm 2 nhóm: Có/Không BPL Tài liệu sẵn có

21 Đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về liều của

Là đơn thuốc có kê đúng liều thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của Bộ Y tế năm

2022 trong quyết định số 1832/QĐ-BYT

BPL Tài liệu sẵn có

30 thuốc điều trị nền tảng

Chia thành 2 nhóm: Phù hợp/ Không phù hợp

22 Đơn thuốc có chỉ định thuốc dùng kèm

Là đơn thuốc có chỉ định ít nhất một thuốc dùng kèm ngoài thuốc điều trị nền tảng Chia thành 2 nhóm: Có/Không

BPL Tài liệu sẵn có

23 Đơn thuốc có chỉ định thuốc dùng kèm phù hợp

Là đơn thuốc có chỉ định ít nhất một thuốc dùng kèm ngoài thuốc điều trị nền tảng phù hợp với thông tin được phê duyệt trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Chia thành 2 nhóm: Phù hợp/Không phù hợp

BPL Tài liệu sẵn có

Số tương tác thuốc có trong đơn thuốc

Số tương tác thuốc đã ghi nhận trong website: www.drugs.com có trong đơn thuốc

BPL Tài liệu sẵn có

Mức độ tương tác của các thuốc trong đơn thuốc

Mức độ tương tác được phân loại theo website: www.drugs.com

- Mạnh (Tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng cao Tránh kết hợp; nguy cơ tương tác lớn hơn lợi ích)

- Trung bình (Tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở mức độ vừa phải Thường tránh kết hợp; chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt)

- Yếu (Tương tác ít có ý nghĩa lâm sàng

Giảm thiểu nguy cơ; đánh giá nguy cơ và xem xét thuốc thay thế, thực hiện các bước để tránh nguy cơ tương tác và/hoặc lập kế hoạch giám sát)

BPL Tài liệu sẵn có

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được từ đơn thuốc được nhập liệu và lưu trữ vào phần mềm Microsoft Excel 2016 Số liệu được rà soát, kiểm tra nhiều lần trong quá trình nhập liệu từ đơn thuốc vào phần mềm và được chỉnh sửa lại cho đúng với thông tin ghi trên đơn thuốc nếu có sai sót

Số liệu trong nghiên cứu được phân tích bằng cách sử dụng các hàm trong phần mềm Microsoft Excel 2016 Việc phân tích kết quả nghiên cứu được tiến hành theo các công thức dưới đây:

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc:

1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn

2 Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic

3 Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê tên thương mại

𝑇𝐿 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑡 𝑘ê 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 𝑔ℎ𝑖 𝑡ê𝑛 𝑡ℎươ𝑛𝑔 𝑚ạ𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ượ𝑡 𝑘ê đơ𝑛 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 ℎó𝑎 𝑑ượ𝑐 𝑥 100

4 Tỉ lệ phần trăm đơn thuốc có kê kháng sinh

5 Tỉ lệ phần trăm đơn thuốc có kê thuốc tiêm

6 Tỉ lệ phần trăm đơn thuốc có vitamin và khoáng chất

7 Tỉ lệ phần trăm số lượt kê vitamin và khoáng chất

8 Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế

9 Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế theo nhóm tác dụng dược lý

10 Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê đơn theo nguồn gốc xuất xứ

Phân tích việc chỉ định thuốc trong đơn thuốc ngoại trú ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy:

1 Tỉ lệ phần trăm thuốc số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

2 Tỉ lệ phần trăm số lượt kê thuốc điều trị nền tảng phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều

3 Tỉ lệ phần trăm số lượt kê thuốc dùng kèm

4 Tỉ lệ phần trăm đơn thuốc có thuốc dùng kèm phù hợp với thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đây là nghiên cứu mô tả, cắt ngang Không có bất kỳ can thiệp nào trên bệnh nhân được thực hiện trong nghiên cứu này Các thông tin được thu thập từ

33 trong tờ đơn thuốc được lưu trữ tại bệnh viện chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác Thông tin định danh của bệnh nhân hoàn toàn được giữ bảo mật Đây là đề tài nghiên cứu khoa học Tôi cam kế đảm bảo tôn trọng các số liệu thực tế, đảm bảo tính trung thực, liêm chính trong quá trình xử lý, phân tích số liệu để đưa ra các kết luận chính xác, khách quan, đúng với thực tế thực hành tại bệnh viện

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Số thuốc được kê trong một đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.4 bên dưới

Bảng 3.4 Số thuốc trong một đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Số lượng thuốc trong một đơn thuốc

Nhận xét: Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 1,74 ±0.90 Số lượng thuốc trong một đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 1 đến 4 thuốc Trong đó, có đến trên 50% số lượng đơn thuốc trong nghiên cứu chỉ kê 1 loại thuốc duy nhất Số đơn kê 2 loại thuốc và 3 loại thuốc chiếm tỉ lệ tương đương nhau, khoảng ẳ lượng đơn thuốc đưa vào nghiờn cứu Khụng cú đơn thuốc nào kê từ 5 thuốc trở lên

3.1.2 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế

Tình hình sử dụng tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN) và tên thương mại trong các đơn thuốc của bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy điều trị ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5 Tình hình kê đơn sử dụng tên chung quốc tế và tên thương mại trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượt kê

1 Tổng số lượt được kê 203 100

2 Lượt thuốc kê thuốc hóa dược 203 100

2.3 Lượt kê thuốc ghi tên chung quốc tế 166 81,77 2.4 Lượt kê thuốc ghi tên thương mại 37 18,23

Nhận xét: Hầu hết (81,77%) lượt kê thuốc cho bệnh nhân ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố hồ Chí Minh là thuốc hóa dược đơn thành phần Chỉ có 18,23% lượt thuốc được kê là kê thuốc đa thành phần Tên chung quốc tế được sử dung ở 166 trong số

203 lượt kê thuốc hóa dược, chiếm tỉ lệ 81,77% Có 18,23% lượt kê thuốc có ghi tên thương mại

3.1.3 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh và thuốc tiêm

Tình hình kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc tiêm được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Tình hình kê đơn kháng sinh và thuốc tiêm trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ

1.1 Đơn thuốc có kê kháng sinh 0 0

1.2 Đơn thuốc không kê kháng sinh 117 100

2.1 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm 0 0

2.2 Đơn thuốc không kê thuốc tiêm 117 100

Nhận xét: Trong số 117 đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thu thập vào nghiên cứu, không có đơn nào có kê kháng sinh hay thuốc tiêm

3.1.4 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin và khoáng chất

Tình hình kê đơn vitamin và khoáng chất trong các đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Tình hình kê đơn vitamin và khoáng chất trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượng

1 Đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất 33 28,21

2 Đơn thuốc không kê vitamin và khoáng chất 84 71,79

Nhận xét: Đa số đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thu thập trong nghiên cứu không kê vitamin và khoáng chất Tuy nhiên, vẫn có 28,21% số đơn thuốc trong số 117 đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất

- Loại sản phẩm vitamin và khoáng chất được kê trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được thể hiện ở bảng 3.8

Kết qua cho thấy, Trong số 203 lượt kê thuốc hóa dược trong 117 đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được thu thập trong nghiên cứu, có

43 lượt kê vitamin, chiếm tỉ lệ 21,18% và 160 lượt kê là thuốc khác, không phải vitamin và khoáng chất, chiêm tỉ lệ 78,82% Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần can-xi + ma-giê + kẽm + viatmin D và số lượt kê sản phẩm chứa thành phần vitamin A + B1 + B2 + B5 + B6 + PP chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lần lượt là 5,91% và 8,87% tổng số lượt kê thuốc hóa dược

Bảng 3.8 Loại sản phẩm vitamin và khoáng chất được kê trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượt

1 Tổng số lượt được kê thuốc hóa dược 203 100

2 Tổng số lượt vitamin – khoáng chất được kê 43 21,18

2.1 Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần vitamin A

2.2 Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần can-xi + ma-giê + kẽm + viatmin D 12 5,91

2.3 Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần axit folic 7 3,45

2.4 Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần can-xi+ kẽm + vitamin D 5 2,46

2.5 Số lượt kê sản phẩm chứa thành phần vitamin C 1 0,49

3 Tổng số lượt kê không có vitamin – khoáng chất 160 78,82

3.1.5 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế

Tình hình kê đơn thuốc có trong danh mục chi trả bảo hiểm y tế của Bộ Y tế theo thông tư số 20/2022/TT-BYT trong các đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy điều trị ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.9

Kết quả nghiên cúu ở bảng cho thấy, trong số 203 lượt kê đơn thuốc, có 82,26% lượt kê các thuốc nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế Trong số 36 lượt kê thuốc nằm ngoài danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả, có đến

34 lượt kê (16,75%) là các vitamin và khoáng chất, chỉ có 2 lượt kê (0,98%) là các thuốc điều trị chính ngoài danh mục bảo hiểm, 1 trường hợp kê dasatinib, 1 trường hợp kê bosutinib

Bảng 3.9 Tình hình kê đơn thuốc trong danh mục chi trả bảo hiểm trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượt kê (lượt)

1 Tổng số lượt được kê 203 100

2 Tổng số lượt kê trong danh mục chi trả bảo hiểm 167 82,26

3 Tổng số lượt kê ngoài danh mục chi trả bảo hiểm 36 17,73

3.1 Tổng số lượt kê nằm ngoài danh mục chi trả bảo hiểm là vitamin và khoáng chất 34 16,75

3.2 Tổng số lượt kê nằm ngoài danh mục chi trả bảo hiểm không phải là vitamin và khoáng chất 2 0,98 Phân nhóm dược lý của các thuốc được kê thuộc danh mục được bảo hiểm y tế chi trả được thể hiện ở bảng 3.10

Bảng 3.10 Phân loại các thuốc được kê nằm trong danh mục chi trả bảo hiểm y tế theo nhóm dược lý

TT Đặc điểm Số lượt kê (lượt)

1 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 117 70,06

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt; Chống viêm không steroid; Thuốc điều trị gút và bệnh xương khớp 9 5,39

4 Thuốc có tác dụng với máu 7 4,19

5 Thuốc kháng axit và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa 14 8,38

8 Thuốc điều trị giun, sán 2 1,20

Phần lớn (70,06%) số lượt kê các thuốc thuộc danh mục chi trả bảo hiểm y tế là kê các thuốc điều trị ung thư Ngoài thuốc điều trị ung thư, các thuốc kháng axit và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa và các thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp có lượt kê cao nhất, chiếm tỉ lệ lần lượt là 8,38%và 5,39% Chỉ có 1 lượt kê vitamin và khoáng chất là nằm trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế

3.1.6 Nguồn gốc xuất xứ thuốc được kê đơn

Bảng 3.11 cho biết nguồn gốc xuất xử các thuốc được kê trong 117 đơn điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.11 Nguồn gốc xuất xứ thuốc được kê đơn

TT Đặc điểm Số lượt kê

1 Tổng số lượt kê thuốc nhập khẩu 143 70,44

2 Tổng số lượt kê thuốc sản xuất trong nước 60 29,56

Phân tích việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.12 trình bày về tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế đưa ra trong quyết định số 1832/QĐ-BYT tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.12 Tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn của Bộ Y tế

TT Đặc điểm đơn thuốc Số đơn thuốc (đơn)

1 Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ

Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 113 96,58

2 Số đơn thuốc không phù hợp hướng dẫn của

Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 4 3,42

Nhận xét: Trong 117 đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu, số đơn thuốc có chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế là 113 đơn thuốc, đạt tỷ lệ 96,58% Chỉ có 4 đơn thuốc, chiếm tỉ lệ 3,42%, không phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế Tính hợp lý trong việc lựa chọn thuốc theo giới tính được mô tả ở bảng 3.13

Bảng 3.13 Tính hợp lý trong đơn thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phân theo giới tính

TT Đặc điểm Số lượt kê

1.2 Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ

Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 89 95,70

1.3 Số đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 4 4,30

2.2 Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ

Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 24 100 2.3 Số đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng 0 0

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng cho thấy, ở các đơn thuốc được kê đơn điều trị cho bệnh nhân là nam giới, hầu hết đơn thuốc (95,70%) chỉ định thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Chỉ có 4,30% đơn thuốc được chỉ định thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Ở các đơn thuốc được kê đơn điều trị cho bệnh nhân là nữ giới, tất cả các đơn thuốc đều phù hợp hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Bảng 3.14 Tính hợp lý trong đơn thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phân theo độ tuổi

TT Nhóm tuổi Đặc điểm đơn thuốc Số lượt kê

Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Số đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Số đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Số đơn thuốc phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Số đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng

Nhận xét: Tất cả các đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở bệnh nhân từ 45 – 65 tuổi đều phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành năm 2022 về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi và nhóm bệnh nhân dưới 45 tuổi, có một tỉ lệ nhỏ các đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2022 Trong đó, tỷ lệ đơn thuốc không phù hợp cao nhất ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi, chiếm 17,65% tổng số đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy cho nhóm bệnh nhân ở độ tuổi này

Bảng 3.15 Lựa chọn thuốc nền tảng trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn của Bộ Y tế

TT Đặc điểm đơn thuốc Số đơn thuốc (đơn)

Số đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế tyrosine kinase đơn trị liệu phù hợp với hướng dẫn của

2 Số đơn thuốc có chỉ định Interferon-α (đơn trị liệu hoặc phối hợp) 0 0

4 Số đơn có chỉ định hydroxyurea đơn trị liệu phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 5 4,27

Số đơn thuốc phối hợp hydroxyurea và thuốc ức chế tyrosine kinase phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế

6 Số đơn không chỉ định ít nhất một trong các thuốc có trong hướng dẫn của Bộ Y tế 4 3,43

Nhận xét: Có 103 (88,03%) đơn thuốc trong tổng số 117 đơn thuốc lựa chọn chỉ định thuốc ức chế tyrosine kinase đơn trị liệu Có 4 đơn thuốc (3,43%) không được chỉ định bất kỳ thuốc nào trong số các thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo phác đồ của Bộ Y tế đưa ra trong quyết định số 1832/QĐ-BYT

Phân loại các thuốc điều trị nền tảng được chỉ định trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở bảng 3.16 bên dưới

Bảng 3.16 Phân loại các thuốc nền tảng được chỉ định trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượt kê

1 Thuốc điều trị trúng đích 109 91,60

3 Thuốc điều hòa miễn dịch 0 0

Nhận xét: Trong số 117 đơn thuốc đưa vào nghiên cứu, có tổng số 119 lượt kê thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Có 91,60% số lượt kê thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là các thuốc điều trị trúng đích Trong đó, phần lớn (78,99%) chỉ định thuốc chứa hoạt chất thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ 1 imatinib Trong những đơn thuốc có chỉ định tyrosine kinase thế hệ hai, hoạt chất được lựa chọn nhiều nhất là nilotinib, chiếm 10,92% Chỉ có một bệnh nhân được chỉ định dasatinib và một bệnh nhân được chỉ định bosutinib Không có thuốc điều hòa miễn dịch nào được chỉ định trong 117 đơn thuốc trong nghiên cứu

Tình hình chỉ định về liều của các thuốc nền tảng được khuyến nghị trong hướng dẫn điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của Bộ Y tế ban hành năm 2022 được thể hiện ở bảng 3.17 sau đây

Bảng 3.17 Chỉ định về liều thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo với hướng dẫn của Bộ Y tế

TT Thuốc Đặc điểm Số lượt kê (lượt)

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 94 100

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 0 0

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 0 0

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 13 100

Số lần kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 10 100

Số lần kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về mức liều 0 0

Nhận xét: Tất cả các đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế tyrokinase thế hệ 1 imatinib và hydroxyurea đều có liều chỉ định phù hợp theo hướng dẫn ban hành bởi Bộ Y tế năm 2022 Thuốc điều trị bạch cầu mạn dùng tủy nhóm ức chế tyrokinase thế hệ 2 nilotinib hiện đang được chỉ định ở mức liều không phù hợp, cao hơn so với mức liều được khuyến nghị trong hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành năm 2022

Thực trạng về tính phù hợp trong việc lựa chọn thuốc và liều chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bach cầu mạn

45 dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được mô tả trong bảng 3.18

Bảng 3.18 Sự phù hợp về loại thuốc và mức liều được chỉ định các thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn của Bộ Y tế

TT Thuốc Đặc điểm Số lượt kê (lượt)

Nhóm ức chế tyrosine kinase

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 94 86,24

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 15 13,76

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 94 100

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 0 0

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 0 0

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 13 100

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 0 0

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 1 100

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 0 0

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 1 100

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 10 100

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 0 0

Số lượt kê phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 104 87,39

Số lượt kê không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế 15 12,61

Nhận xét: Trong số các đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023, có tới 87,39% số lượt kê đơn thuốc phù hợp với phác đồ của Bộ Y tế về lựa chọn thuốc Tuy nhiên, vẫn còn 12,61% số lượt kê đơn thuốc chưa phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của Bộ Y tế ban hành năm 2022

Tất cả các lượt kê imatinib và hydroxyurea đều phù hợp về liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2022 Tất cả các lượt kê thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2022 về liều thuốc điều trị nền tảng đều là thuộc về nhóm thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ hai, với 15 lượt kê không phù hợp

3.2.2 Tình hình chỉ định thuốc dùng kèm trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

3.2.2.1 Các loại thuốc dùng kèm được kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

Trong 117 đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu, có 52 đơn thuốc được kê ít nhất một loại thuốc đi kèm ngoài thuốc điều trị nền tảng Bảng 3.19 trình bày về các thuốc dùng kèm được kê trong đơn điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng

47 tủy ngoài thuốc điều trị nền tảng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bảng 3.19 Các thuốc dùng kèm được chỉ định trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

TT Đặc điểm Số lượt kê (lượt)

1 Tổng số lượt kê đơn thuốc hóa dược 203 100

2 Tổng số lượt kê đơn thuốc dùng kèm 84 41,38

2.1 Tổng số lượt kê vitamin và khoáng chất 42 20,69

Can-xi + ma-giê + kẽm + vitamin D3 16 7,88

2.2 Tổng số lượt kê thuốc ức chế bơm proton và trung hòa dịch vị 14 6,90

Nhôm hydroxit + ma-giê hydroxit + simethicon 2 0,99

2.3 Tổng số lượt kê thuốc bảo vệ tế bào gan 14 6,90

2.4 Tổng số lượt kê thuốc điều trị gút 6 2,96

2.5 Tổng số lượt kê thuốc dùng kèm khác 8 3,94

Nhận xét: Loại thuốc đi kèm được kê nhiều nhất trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là các vitamin và khoáng chất, với 42 trong số 84 lượt kê đơn các thuốc dùng kèm, chiếm tỉ lệ 20,69% tổng số lượt kê thuốc hóa dược Số lượt kê các thuốc nhóm thuốc ức chế bơm proton và trung hòa dịch vị và thuốc bảo vệ tế bào gan đều là 14 lượt, chiếm 6,90% Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân được chỉ định kèm các thuốc lợi tiểu, điều trị goute và các thuốc khác (hạ sốt, điều trị suy tĩnh mạch, điều trị ký sinh trùng)

3.2.2.2 Sự phù hợp của việc chỉ định các thuốc dùng kèm cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

BÀN LUẬN

Các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng thuốc trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh là 1,74 ±0.90 Kết quả này nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn của WHO/INRUD là 1,6 – 1,8 thuốc trong một đơn thuốc [19] Số lượng thuốc trong một đơn thuốc dao động từ 1 đến 4 thuốc Số lượng đơn thuốc trong đó bệnh nhân hiện đang được điều trị 4 loại thuốc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ Không có đơn thuốc nào kê từ 5 thuốc trở lên Nhóm bệnh nhân dùng 4 thuốc là bệnh nhân có bệnh mắc kèm hoặc một số tác dụng phụ của nhóm thuốc ức chế tyrosine kinase như đau cơ, đau xương, chuột rút Có đến trên 50% số lượng đơn thuốc trong nghiên cứu chỉ kê 1 loại thuốc duy nhất Điều đó có nghĩa là trên 50% bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 07/2023 đến tháng 12/2023 được điều trị đơn trị liệu với một loại thuốc duy nhất

Số thuốc trong một đơn không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, mức độ tuân thủ điều trị mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn cho bệnh nhân, do tỷ lệ gặp tương tác thuốc và biến cố ngoại ý có khả năng tăng lên khi tăng số lượng thuốc được chỉ định Do vậy, kết quả số lượng thuốc trong một đơn thuốc đạt tiêu chuẩn là một tín hiệu tích cực trong thực hành kê đơn thuốc tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc trong nghiên cứu này thấp hơn so với tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được nếu trong nghiên cứu của các tác giả Phạm Đình Thọ, Vũ Hồng Vân, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Nhật Đức là 3,89 thuốc/đơn thuốc [25], hay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long theo công bố của các dược sĩ Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy, Lê Đông Anh là 3,6 thuốc/đơn thuốc [26] Đặc biệt, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc trong các đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết

54 học thành phố Hồ Chí Minh cũng thấp hơn rất nhiều khi so với số thuốc trung bình trong một đơn thuốc trên bệnh nhân điều trị ung thư hóa trị tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội như được nêu trong nghiên cứu của tác giả Lý Ngọc Binh [28] Theo tác giả, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc với đơn kê chỉ có hóa chất, đơn kê có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác, đơn kê chỉ có thuốc điều trị ung thư, đơn kê không có hóa chất và thuốc điều trị ung thư khác lần lượt là 9,4 thuốc, 14,3 thuốc, 6,0 thuốc và 5,0 thuốc trong một đơn thuốc [28]

Có 81,77% lượt kê thuốc cho bệnh nhân ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố hồ Chí Minh là thuốc hóa dược đơn thành phần Chỉ có 18,23% lượt thuốc được kê là kê thuốc đa thành phần Trong tổng số 203 lượt kê thuốc đưa vào nghiên cứu, tên chung quốc tế được sử dụng ở 166 lượt kê thuốc hóa dược, chiếm tỉ lệ 81,77% Như vậy, tỉ lệ lượt kê thuốc sử dụng tên chung quốc tế trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh là khá cao Tuy nhiên, khi đối chiếu với mức tiêu chuẩn của WHO/INRUD là 100% thì tỉ lệ này vẫn chưa tối ưu [19]

Tỉ lệ lượt kê thuốc sử dụng tên chung quốc tế tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với tại Pakistan theo nghiên cứu của tác giả Atif và cộng sự là 71,6% [19] Tuy nhiên, kết quả này kém hơn so với thực hành tại hai bệnh viện công của thị trấn Dessie (DRH và BMH) ở Ethiopia trong nghiên cứu của tác giả Mengistu và công sự tại là 88,3% [22] Kết quả này cũng kém hơn so với thực hành tại bệnh viện Đại học Jordan, Jordan Theo nghiên cứu của tác giả Aldabagh và cộng sự, thực hành kê đơn bằng tên generic tại bệnh viện Đại học Jordan rất tuân thủ theo tiêu chuẩn của WHO/INRUD khi 100% các thuốc đều được kê bằng tên generic [24]

Trong số 117 đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh được thu thập vào nghiên cứu, không có đơn nào có kê kháng sinh hay thuốc tiêm Thực tế, trong các đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu này, không có bệnh nhân nào có chẩn

55 đoán bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn Hơn nữa, các đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu này là đơn thuốc ngoại trú Do đó, việc không có bất kỳ đơn thuốc nào có kê kháng sinh hay thuốc tiêm là hoàn toàn phù hợp Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu tại các cơ sở y tế khác ở Việt Nam Cụ thể, trong nghiên cứu tại 10 phòng khám thuộc các chuyên khoa khác nhau tại Khoa Khám bệnh đa khoa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các tác giả Phạm Đình Thọ,

Vũ Hồng Vân, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Nhật Đức cho biết, số đơn có sử dụng kháng sinh 43,5% [25] Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, năm 2015, theo các dược sĩ Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy, Lê Đông Anh, tỉ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 47,27% Đặc biệt, một số phòng khám có tỷ lệ sử dụng kháng sinh khá cao là phòng khám Nhi (86,36 %) và phòng khám Tai – Mũi –Họng (77,27 %) [26] Trong các đơn thuốc của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, theo nghiên cứu của tác giả Lý Ngọc Binh, kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được kê nhiều nhất, với tỉ lệ là 44,7% [28] Tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An, theo tác giả Nguyễn Thị Thao, có 17% đơn thuốc ngoại trú năm 2015 có ít nhất một loại kháng sinh Có 75% đơn thuốc có kê ít nhất một thuốc tiêm, chủ yếu là thuốc điều hòa miễn dịch (chiếm 82,6%) [27] Đa số đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ngoại trú tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh không kê vitamin Trong số 117 đơn thuốc đưa vào nghiên cứu, có 28,21% số đơn thuốc có kê vitamin Kết quả này tốt hơn so với thực hành tại một số bệnh viện khác Ví dụ, trong nghiên cứu của các tác giả Phạm Đình Thọ, Vũ Hồng Vân, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Nhật Đức tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có đến 71,4% đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất [25] Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, theo nghiên cứu của các dược sĩ Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy, Lê Đông Anh, số đơn thuốc của bệnh nhân điều ngoại trú đưa vào nghiên cứu có sử dụng vitamin và khoáng chất tuy thấp hơn so với tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhưng vẫn cao hơn trong nghiên cứu này, với tỉ lệ 36,14% [26]

Xem xét cụ thể về số lượng và loại sản phẩm vitamin và khoáng chất được

56 kê trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, số lượt kê vitamin và khoáng chất là 43 lượt, chiếm tỉ lệ 21,18% tổng số lượt kê thuốc hóa dược Trong đó, số lượt kê sản phẩm chứa thành phần can-xi + ma-giê + kẽm + viatmin D và số lượt kê sản phẩm chứa thành phần vitamin A + B1 + B2 + B5 + B6 + PP chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lần lượt là 5,91% và 8,87% tổng số lượt kê thuốc hóa dược Bên cạnh các thuốc phối hợp đa vitamin và khoáng chất, một số bệnh nhân được chỉ định axit folic 5 mg nhằm mục đích điều trị thiếu máu Thiếu máu là biến chứng rất phổ biến trên bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đặc biệt khi sử dụng các thuốc ức chế tyrosine kinase Trong tổng quan hệ thống và phân tích gộp đánh giá các biến chứng huyết học của bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy đang sử dụng tyrosine kinase, tỷ lệ thiếu máu rất cao Cụ thể, trên bệnh nhân sử dụng dasatinib, bosutinib, imatinib và nilotinib, tỉ lệ có thiếu máu lần lượt là 54,5%, 4,0%, 32,8%, và 11,2% [30] Đây có thể là nguyên nhân của việc kê vitamin và khoáng chất trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, một tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân sử dụng imatinib là gây chuột rút [31] Can- xi, ma-giê và một số vitamin nhóm B thường được chỉ định cho bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy có chỉ định imatinib nhằm mục đích hạn chế các tác dụng ngoại ý này

Trong 203 lượt kê đơn thuốc của 117 đơn thuốc đưa vào nghiên cứu, có 82,26% lượt kê các thuốc nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, chỉ có

36 lượt kê thuốc nằm ngoài danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả Trong đó, có đến 34 lượt kê (16,75%) là các vitamin và khoáng chất Chỉ có 2 lượt kê (0,98%) là các thuốc điều trị chính ngoài danh mục bảo hiểm, 1 trường hợp kê dasatinib, 1 trường hợp kê bosutinib Phần lớn số lượt kê các thuốc thuộc danh chi trả bảo hiểm y tế là kê các thuốc điều trị ung thư

Chi phí điều trị các bệnh ung thư nói chung và bệnh bạch cầu mạn dòng tủy nói riêng rất lớn Các thuốc nằm trong danh mục chi trả bảo hiểm là những thuốc

57 hiệu quả và độ an toàn cũng như tính chi phí – hiệu quả đã được kiểm chứng Do đó, việc sử dụng các thuốc nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế góp phần giúp làm giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và gia đình

Xét về nguồn gốc xuất xứ, có đến 143 trong tổng số 203 lượt kê thuốc là các thuốc nhập khẩu, chiếm tỉ lệ 70,44% Chỉ có 29,56% lượt kê chỉ định các thuốc sản xuất trong nước Thực tế, chưa có doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có thể tự sản xuất và cung ứng các thuốc ức chế tyrosine kinase, là thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Chính vì vậy, việc các thuốc nhập khẩu chiếm đa số trong các đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp tình hình thực tiễn Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thao Theo tác giả này, trong số các thuốc điều trị ung thư được kê đơn ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015, số thuốc sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ rất thấp là 12,2%, còn thuốc nhập khẩu chiếm 87,8% [27].

Việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Tuổi trung bình của bệnh nhân có đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu này là 48,1 tuổi Nhìn chung các nghiên cứu trên bệnh nhân Việt Nam, độ tuổi ghi nhận đều tương đối trẻ, dù có thể có đôi chút sai lệch Trong nghiên cứu của Phù Chí Dũng và cộng sự công bố năm 2020 tiến hành trên 112 bệnh nhân, tuổi trung vị ghi nhận là 45,6 [32] Trong nghiên cứu của tác giả Lê Vũ Thanh Hà tiến hành trên 63 bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, tuổi trung vị ghi nhận là 40,9 [33] Khi so sánh với các nghiên cứu của tác giả nước ngoài thì các bệnh nhân cso đơn thuốc đưa vào trong nghiên cứu này trẻ hơn Trong nghiên cứu của Kantarjian

HM và cộng sự công bố vào năm 2007, được tiến hành trên 280 bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tuổi trung vị là 58 [34] Nghiên cứu được tiến hành bởi Pascale Cony-Makhoul và cộng sự trên 150 bệnh nhân thì tuổi trung bình là 61 [35] Con số này ở nghiên cứu Mendizabal và cộng sự là 53 tuổi [7] Trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra có sự khác biệt giữa chủng tộc người châu Á, bao

58 gồm Việt Nam, có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy thấp hơn, nhưng tuổi khởi phát lại trẻ hơn so với các nước Phương Tây Mendizabal và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả tuổi khởi phát bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở các nước Phương Tây khoảng 67 tuổi, trong khi đó ở khu vực châu Á trẻ hơn nhiều, khoảng 47 tuổi [36] Sự khác biệt này có thể nằm ở sự khác biệt về yếu tố di truyền giữa các chủng tộc thúc đẩy cho việc hình thành bệnh sớm hay muộn khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tuy nhiên cần tiến hành thêm các nghiên cứu để khẳng định giả thiết này

Về phân bố giới tính, phần lớn (79%) số bệnh nhân có đơn thuốc được đưa trong nghiên cứu này là nam giới Tỉ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong nghiên cứu của Phù Chí Dũng và cộng sự, tỷ lệ nam giới trong dân số nghiên cứu là 66,1% [32] Các dữ liệu công bố trên các tạp chí quốc tế cũng nhất quán với các dữ liệu trong nước Theo tác giả Holly L Geyer và cộng sự, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới [37] Có báo cáo cho thấy nam giới có kiểu gen nhạy cảm hơn với dạng ung thư này, và so với nữ giới bệnh thì bệnh nhân nam có tiên lượng xấu hơn, nguy cơ chuyển cấp cao hơn [38] Tuy nhiên, giới tính không được dùng để phân tầng nguy cơ bệnh trong bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

Phần lớn (85%) số bệnh nhân có đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu này không có bệnh mắc kèm Khác với các bệnh lý khác, như nhóm bệnh tim mạch chuyển hóa, bệnh nhân hầu hết có các bệnh lý mắc kèm Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Liên và cộng sự trên bệnh nhân rung nhĩ, có đến 72,5% bếnh nhân có từ hai bệnh mắc kèm trở lên [39] Sự khác biệt này có thể giải thích do sự khác biệt trong tuổi khởi phát giữa các bệnh lý khác nhau Trong khi tuổi khởi phát của bệnh bạch cầu mạn dòng tủy khá trẻ thì nhóm bệnh lý tim mạch chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi Do đó, các bệnh lý mắc kèm trong dân số bệnh bạch cầu mạn dòng tủy sẽ ít hơn so với nhóm bệnh chuyển hóa, tim mạch

4.2.1 Về tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo với hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế

Trong 117 đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu, số đơn thuốc có chỉ định thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế là 113 đơn thuốc, đạt tỷ lệ 96,58% Chỉ có 4 đơn thuốc, chiếm tỉ lệ 3,42%, không phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế Kết quả này tốt hơn so với thực hành tại Trung Quốc Theo tác giả Hong Chen và cộng sự được tiến hành tại Trung Quốc, chỉ có 62,9% bác sĩ tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị bệnh Tại Hà Lan, tác giả Ector và cộng sự tìm thấy rằng, tỷ lệ phù hợp giữa thực hành của bác sĩ lâm sàng về chẩn đoán và về lựa chọn chọn điều trị nêu lên trong các hướng dẫn lần lượt là 83% và 78% [29]

Xem xét mức độ phù hợp của các đơn thuốc theo đặc điểm bệnh nhân, nghiên cứu này cho thấy, về giới tính, ở các đơn thuốc được kê đơn điều trị cho bệnh nhân là nam giới, vẫn còn có 4,30% đơn thuốc của bệnh nhân nam giới mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy điều trị ngoại trú được chỉ định thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Trong khi đó, tất cả các đơn thuốc được kê đơn điều trị cho bệnh nhân là nữ giới đều phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Theo tác giả Holly L Geyer và cộng sự, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới [37] Do vậy, giới tính một điểm đáng lưu ý khi xem xét và kê đơn ngoại trú cho bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn dòng tủy để giảm thiếu sự không phù hợp về chỉ định thuốc điều trị nền tảng cho bệnh nhân

Về độ tuổi, tất cả các đơn thuốc ở bệnh nhân từ 45 – 65 tuổi đều phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành năm 2022 về chỉ định thuốc điều trị nền tảng Nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi có tỷ lệ đơn thuốc không phù hợp cao nhất, chiếm 17,65% tổng số đơn thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy cho nhóm bệnh nhân ở độ tuổi này Nhóm bệnh nhân cao tuổi là nhóm dễ bị tổn thương do thể trạng kém hơn, nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn Đây có thể là một số nguyên nhân giải thích hiện tượng tỉ lệ đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn của Bộ

Y tế về thuốc điều trị nền tảng cao hơn ở nhóm tuổi này so với các nhóm tuổi khác

Về lựa chọn thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, thuốc ức chế tyrosine kinase đơn trị liệu vẫn là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ngoại trú tại tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố

Hồ Chí Minh Có 103 (88,03%) đơn thuốc trong tổng số 117 đơn thuốc lựa chọn chỉ định thuốc ức chế tyrosine kinase đơn trị liệu Điều này phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được đưa ra trong trong quyết định số 1832/QĐ-BYT [1] Tuy nhiên, vẫn có 4 đơn thuốc (3,43%) không được chỉ định bất kỳ thuốc nào trong số các thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo phác đồ của Bộ Y tế đưa ra trong quyết định số 1832/QĐ-BYT Kết quả này tương tự với thực hành điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại Trung Quốc được mô tả trong nghiên cứu của tác giả Hong Chen và cộng sự Theo Hong Chen và cộng sự, trong thực hành, 88,3% bác sĩ tại Trung Quốc ưu tiên kê thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ một imatinib, mặc dù về quan điểm điều trị, 90,7% số bác sĩ trong nghiên cứu lựa chọn thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ hai [4] Điều này một phần phản ánh hiểu biết về hướng dẫn điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của bác sĩ tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh ở mức tốt Thêm vào đó, phác đồ Bộ Y tế đã được tinh giản hơn nhiều so với các hướng dẫn điều trị quốc tế cũng tạo điều kiện để nâng cao tính hợp lý trong lựa chọn thuốc trên thực tế điều trị dễ hơn

Có tổng số 119 lượt kê thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được thống kê trong nghiên cứu 91,60% số lượt kê thuốc điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy là các thuốc điều trị trúng đích Trong đó, phần lớn (78,99%) chỉ định thuốc chứa hoạt chất thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ 1 imatinib Trong những đơn thuốc có chỉ định tyrosine kinase thế hệ hai, hoạt chất được lựa chọn nhiều nhất là nilotinib, chiếm 10,92% Chỉ có một bệnh nhân được chỉ định dasatinib và một bệnh nhân được chỉ định bosutinib Không có thuốc điều hòa miễn dịch nào được chỉ định trong 117 đơn thuốc trong nghiên cứu Như vậy, imatinib vẫn là lựa chọn đầu tay trong điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh Như đã phân

61 tích phía trên, kết quả này đồng thuận với thực hành điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại Trung Quốc Theo tác gỉa Hong Chen và cộng sự, dù 90,7% số bác sĩ trong nghiên cứu lựa chọn thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ hai, nhưng trong thực hành lâm sàng, 88,3% bác sĩ vẫn ưu tiên kê thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ một imatinib [4]

Sự ra đời của các thuốc kháng tyrosine kinase, bắt đầu với imatinib đã tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Với những kết quả về đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn và cải thiện thời gian sống còn, imatinib nhanh chóng trở thành thuốc ức chế tyrosin kinase đầu tiên được đưa vào sử dụng trên lâm sàng để điều trị bước đầu cho bệnh bệnh bạch cầu mạn dòng tủy Trong một nghiên cứu kéo dài 8 năm, tỷ lệ đạt đáp ứng di truyền hoàn toàn cộng dồn là 83% với thời gian sống toàn bộ khoảng 85%, cải thiện hơn rất nhiều so với những điều trị trước đây [40], [41], [42] Những kết quả này cũng có tương quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ tiến triển bệnh của thuốc imatinib Suốt thời gian điều trị imatinib, tỷ lệ tiến triển bệnh đã giảm xấp xỉ từ 15% mỗi năm xuống còn 2-3% mỗi năm [40] Việc giảm nguy cơ tiến triển bệnh phụ thuộc chủ yếu vào khả năng giảm được số lượng khối tế bào ung thư nhiều hay ít Rõ ràng là imatinib đã có khả năng ức chế tốt hoạt tính tyrosin kinase, từ đó, điều hoà lại tính bất ổn định về di truyền và ngăn cản sự biến đổi mạnh bên trong các tế bào ung thư Những kết quả này giải thích cho việc hầu hết các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy trong nghiên cứu này đều chỉ định các thuốc ức chế tyrosine kinase

So với imatinib, các tyrosine kinase thế hệ hai và thế hệ ba có một số ưu điểm trong cải thiện đáp ứng tế bào sâu Tuy nhiên, cần lưu ý, đáp ứng tế bào không tương ứng với cải thiện kết cục cho bệnh nhân Trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, các tyrosine kinase thế hệ hai không cải thiện thời gian sống còn và chất lượng sống cho bệnh nhân so với imatinib [43] Hơn nữa, các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ thứ hai độc tính cao hơn so với imatinib, đặc biệt là các biến chứng trên hệ tim mạch, phổi, tụy và độc tính trên gan [43] Tác dụng

62 ngoại ý của các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ sau xuất hiện nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh mắc kèm Mặc dù không đem lại lợi ích lâm sàng vượt trội hơn nhưng chi phí của các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ hai và ba lại cao hơn rất nhiều so với imatinib Trong phân tích so sánh chi phí – hiệu quả giữa imatinib và các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ thứ hai, imatinib vượt trội so với các thuốc thế hệ hai Với chi phí thấp hơn và số điểm QUALY mang lại cao hơn so với dasatinib và nilotinib, imatinib sẽ là lựa chọn được lợi nhiều hơn so với nilotinib và dasatinib [44] Cuối cùng là imatinib là thuốc ức chế tyrosine kinase có mặt tại Việt Nam sớm nhất, bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc này trên lâm sàng Đây có thể là các lý do giải thích tại sao imatinib được lựa chọn nhiều nhất như ghi nhận trong nghiên cứu này

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế (2022). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-BYT ngày 01/07/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-BYT ngày 01/07/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2022
2. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2015
3. Goldberg, S.L., Akard, L.P., Dugan, M.J., Faderl, S., Pecora, A.L. (2015), “Barriers to physician adherence to evidence-based monitoring guidelines in chronic myelogenous leukemia”. Journal of Oncology Practice, 11(3), pp.e398-404. doi: 10.1200/JOP.2014.001099 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Barriers to physician adherence to evidence-based monitoring guidelines in chronic myelogenous leukemia”. "Journal of Oncology Practice
Tác giả: Goldberg, S.L., Akard, L.P., Dugan, M.J., Faderl, S., Pecora, A.L
Năm: 2015
4. Chen, H., Zhang, Y., Jiang, Y., Lin, L., Cheng, S. et al (2023), “Evaluation of physician guideline adherence and areas for improvement in managing patients with chronic myeloid leukemia: a cross-sectional survey”, Leukemia &Lymphoma, 64(8), pp. 1458–1464 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of physician guideline adherence and areas for improvement in managing patients with chronic myeloid leukemia: a cross-sectional survey”, "Leukemia & "Lymphoma
Tác giả: Chen, H., Zhang, Y., Jiang, Y., Lin, L., Cheng, S. et al
Năm: 2023
5. Hoglund, M., Sandin, F., Hellstrom, K., Bjoreman, M., Bjorkholm, M., Brune, M., Dreimane, A., Ekblom, M., Lehmann, S., Ljungman, P., Malm, C., Markevarn, B., Myhr-Eriksson, K., Ohm, L., Olsson-Stromberg, U., Sjalander, A., Wadenvik, H., Simonsson, B., Stenke, L., & Richter, J. (2013), “Tyrosine kinase inhibitor usage, treatment outcome, and prognostic scores in CML:report from the population-based Swedish CML registry”, Blood, 122(7), pp.1284-1292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tyrosine kinase inhibitor usage, treatment outcome, and prognostic scores in CML: report from the population-based Swedish CML registry”, "Blood
Tác giả: Hoglund, M., Sandin, F., Hellstrom, K., Bjoreman, M., Bjorkholm, M., Brune, M., Dreimane, A., Ekblom, M., Lehmann, S., Ljungman, P., Malm, C., Markevarn, B., Myhr-Eriksson, K., Ohm, L., Olsson-Stromberg, U., Sjalander, A., Wadenvik, H., Simonsson, B., Stenke, L., & Richter, J
Năm: 2013
6. Siegel, R., Naishadham, D., Jemal, A. (2012), “Cancer statistics”, CA: A Cancer Journal for Clinicians, 62(1), pp. 10-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cancer statistics”, "CA: A Cancer Journal for Clinicians
Tác giả: Siegel, R., Naishadham, D., Jemal, A
Năm: 2012
7. Mendizabal, A.M., Garcia-Gonzalez, P., Levine, P.H. (2013), “Regional variations in age at diagnosis and overall survival among patients with chronic myeloid leukemia from low and middle income countries”, Cancer Epidemiology, 37(3), pp. 247-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regional variations in age at diagnosis and overall survival among patients with chronic myeloid leukemia from low and middle income countries”, "Cancer Epidemiology
Tác giả: Mendizabal, A.M., Garcia-Gonzalez, P., Levine, P.H
Năm: 2013
9. Trần Quốc Tuấn (2002), “Tình hình bệnh bạch cầu mạn dòng tuỷ tại trung tâm truyền máu và huyết học thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Học Việt Nam, số 5, trang 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh bạch cầu mạn dòng tuỷ tại trung tâm truyền máu và huyết học thành phố Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Y Học Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Tuấn
Năm: 2002
10. Nowell, P.C. & Hungerford, D.A. (1960), “A minute chromosome in human chronic granulocytic leukemia”, Science, 132:1497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A minute chromosome in human chronic granulocytic leukemia”, "Science
Tác giả: Nowell, P.C. & Hungerford, D.A
Năm: 1960
11. Rowley, J.D. (1973), “Letter: A new consistent chromosomal abnormality in chronic myelogenous leukaemia identified by quinacrine fluorescence and Giemsa staining”, Nature, 243(5405), pp. 290-293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Letter: A new consistent chromosomal abnormality in chronic myelogenous leukaemia identified by quinacrine fluorescence and Giemsa staining”, "Nature
Tác giả: Rowley, J.D
Năm: 1973
12. Deininger, M.W., Goldman, J.M. & Melo, J.V.(2000), “The molecular biology of chronic myeloid leukemia”, Blood, 96(10), pp. 3343-3356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The molecular biology of chronic myeloid leukemia”, "Blood
Tác giả: Deininger, M.W., Goldman, J.M. & Melo, J.V
Năm: 2000
13. Melo, J.V. & Barnes, D.J. (2007), “Chronic myeloid leukaemia as a model of disease evolution in human cancer”, Nature Reviews Cancer, 7(6), pp. 441-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chronic myeloid leukaemia as a model of disease evolution in human cancer”, "Nature Reviews Cancer
Tác giả: Melo, J.V. & Barnes, D.J
Năm: 2007
14. Jamieson, C.H., Ailles, L.E., Dylla, S.J., Muijtjens, M., Jones, C., Zehnder, J.L., Gotlib, J., Li, K., Manz, M.G., Keating, A., Sawyers, C.L., Weissman, I.L.(2004), “Granulocyte-macrophage progenitors as candidate leukemic stem cells in blast-crisis CML”, New England Journal of Medicine, 351(7), pp. 657- 667 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Granulocyte-macrophage progenitors as candidate leukemic stem cells in blast-crisis CML”, "New England Journal of Medicine
Tác giả: Jamieson, C.H., Ailles, L.E., Dylla, S.J., Muijtjens, M., Jones, C., Zehnder, J.L., Gotlib, J., Li, K., Manz, M.G., Keating, A., Sawyers, C.L., Weissman, I.L
Năm: 2004
16. Emmanuel, C.B. et al (2023), “Chronic Myelogenous Leukemia (CML) Medication”, Medscape. https://emedicine.medscape.com/article/199425-overview?form=fpf. Accessed on 05/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chronic Myelogenous Leukemia (CML) Medication”, "Medscape
Tác giả: Emmanuel, C.B. et al
Năm: 2023
17. Emadi, A. & Law , J.Y.(2023), “Chronic Myeloid Leukemia”, MSD Manual. https://www.msdmanuals.com/professional/hematology-and-oncology/leukemias/chronic-myeloid-leukemia-cml. Accessed on 05/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chronic Myeloid Leukemia”, "MSD Manual
Tác giả: Emadi, A. & Law , J.Y
Năm: 2023
18. Bộ Y tế (2017). Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2017
19. Atif, M., Sarwar, M.R., Azeem, M., Naz, M., Amir, S., Nazir, K. (2016), “Assessment of core drug use indicators using WHO/INRUD methodology at primary healthcare centers in Bahawalpur, Pakistan”, BMC Health Services Research,16(1), pp.684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of core drug use indicators using WHO/INRUD methodology at primary healthcare centers in Bahawalpur, Pakistan”, "BMC Health Services Research
Tác giả: Atif, M., Sarwar, M.R., Azeem, M., Naz, M., Amir, S., Nazir, K
Năm: 2016
20. World Health Organization (1993), How to investigate drug use in health facilities: selected drug use indicators. 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to investigate drug use in health facilities: selected drug use indicators
Tác giả: World Health Organization
Năm: 1993
21. Bộ Y tế (2013). Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
22. Mengistu, G., Misganaw, D., Tsehay, T., Alemu, B.K., Bogale, K. (2020), “Assessment of Drug Use Pattern Using WHO Core Prescribing Indicators at Outpatient Settings of Governmental Hospitals in Dessie Town”, Drug, Healthcare and Patient Safety, 12, pp.237-244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of Drug Use Pattern Using WHO Core Prescribing Indicators at Outpatient Settings of Governmental Hospitals in Dessie Town”, "Drug, Healthcare and Patient Safety
Tác giả: Mengistu, G., Misganaw, D., Tsehay, T., Alemu, B.K., Bogale, K
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Lược đồ đánh giá bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Hình 1.1 Lược đồ đánh giá bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo (Trang 10)
Bảng 1.1. Các chỉ số kê đơn theo tiêu chuẩn của WHO/INRUD [19], [20] - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 1.1. Các chỉ số kê đơn theo tiêu chuẩn của WHO/INRUD [19], [20] (Trang 16)
Hình 1.1. Lược đồ đánh giá bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo   quản lý bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của NCCN năm 2021 [15] - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Hình 1.1. Lược đồ đánh giá bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo quản lý bệnh bạch cầu mạn dòng tủy của NCCN năm 2021 [15] (Trang 20)
Hình 1.2. Lược đồ điều trị bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo quản lý - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Hình 1.2. Lược đồ điều trị bạch cầu mạn dòng tủy theo khuyến cáo quản lý (Trang 23)
Hình 1.3. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Hình 1.3. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)
Hình 2.4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Hình 2.4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân (Trang 36)
Bảng 2.3. Các biến số trong nghiên cứu - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 2.3. Các biến số trong nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.4. Số thuốc trong một đơn thuốc ngoại trú - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.4. Số thuốc trong một đơn thuốc ngoại trú (Trang 44)
Bảng 3.5. Tình hình kê đơn sử dụng tên chung quốc tế và tên thương mại  trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.5. Tình hình kê đơn sử dụng tên chung quốc tế và tên thương mại trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Trang 45)
Bảng 3.6. Tình hình kê đơn kháng sinh và thuốc tiêm   trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.6. Tình hình kê đơn kháng sinh và thuốc tiêm trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Trang 45)
Bảng 3.7. Tình hình kê đơn vitamin và khoáng chất trong - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.7. Tình hình kê đơn vitamin và khoáng chất trong (Trang 46)
Bảng 3.8. Loại sản phẩm vitamin và khoáng chất được kê trong - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.8. Loại sản phẩm vitamin và khoáng chất được kê trong (Trang 47)
Bảng 3.10. Phân loại các thuốc được kê nằm trong danh mục - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.10. Phân loại các thuốc được kê nằm trong danh mục (Trang 48)
Bảng 3.9. Tình hình kê đơn thuốc trong danh mục chi trả bảo hiểm   trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.9. Tình hình kê đơn thuốc trong danh mục chi trả bảo hiểm trong các đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Trang 48)
Bảng 3.11 cho biết nguồn gốc xuất xử các thuốc được kê trong 117 đơn điều  trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học  thành phố Hồ Chí Minh - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.11 cho biết nguồn gốc xuất xử các thuốc được kê trong 117 đơn điều trị ngoại trú bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49)
Bảng 3.12. Tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị ngoại trú bệnh - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.12. Tình hình chỉ định thuốc nền tảng điều trị ngoại trú bệnh (Trang 50)
Bảng 3.14. Tính hợp lý trong đơn thuốc nền tảng   điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phân theo độ tuổi - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.14. Tính hợp lý trong đơn thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy phân theo độ tuổi (Trang 51)
Bảng 3.15. Lựa chọn thuốc nền tảng trong điều trị ngoại trú - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.15. Lựa chọn thuốc nền tảng trong điều trị ngoại trú (Trang 52)
Bảng 3.16. Phân loại các thuốc nền tảng được chỉ định - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.16. Phân loại các thuốc nền tảng được chỉ định (Trang 53)
Bảng 3.17. Chỉ định về liều thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.17. Chỉ định về liều thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn (Trang 54)
Bảng 3.18. Sự phù hợp về loại thuốc và mức liều được chỉ định các thuốc  nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn của Bộ Y tế - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.18. Sự phù hợp về loại thuốc và mức liều được chỉ định các thuốc nền tảng điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Trang 55)
Bảng 3.19. Các thuốc dùng kèm được chỉ định trong   đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.19. Các thuốc dùng kèm được chỉ định trong đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Trang 57)
Bảng 3.23 và 3.24 dưới đây. - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.23 và 3.24 dưới đây (Trang 59)
Bảng 3.21. Sự phù hợp về chỉ định vitamin và khoáng chất với thông tin - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.21. Sự phù hợp về chỉ định vitamin và khoáng chất với thông tin (Trang 59)
Bảng 3.24. Sự phù hợp về chỉ định thuốc điều trị gút với thông tin - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.24. Sự phù hợp về chỉ định thuốc điều trị gút với thông tin (Trang 60)
Bảng 3.25. Tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.25. Tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú (Trang 61)
Bảng 3.26. Đặc điểm các tương tác thuốc được ghi nhận - phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh năm 2023
Bảng 3.26. Đặc điểm các tương tác thuốc được ghi nhận (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w