1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn hóa đọc của sinh viên trường đại học luật thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Đọc Của Sinh Viên Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Trần Đại Hiệp, Bùi Thị Hồng Phúc, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Quốc Kiệt, Đặng Hữu Lân
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Minh Hằng
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại công trình nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (0)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (0)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài (0)
    • 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài (0)
    • 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (0)
    • 7. Cấu trúc của đề tài (0)
  • B. NỘI DUNG ............................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (0)
    • 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài (6)
      • 1.1.1. Khái niệm văn hóa (6)
      • 1.1.2. Khái niệm văn hoá đọc (9)
    • 1.2. Khái quát về văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí (11)
      • 1.2.1. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc (11)
      • 1.2.2. Khái quát tình hình văn hóa đọc của sinh viên hiện nay (16)
    • 1.3. Tổng quan Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (18)
      • 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí (18)
      • 1.3.2. Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (20)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (6)
    • 2.1. Khảo sát văn hóa đọc của sinh trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (22)
      • 2.1.1. Mục đích đọc sách của sinh viên (23)
      • 2.1.2. Nhu cầu đọc sách của sinh viên (25)
      • 2.1.3. Thói quen đọc sách của sinh viên (31)
      • 2.1.4. Kỹ năng đọc sách của sinh viên (37)
    • 2.2. Nhận xét, đánh giá văn hoá đọc của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (40)
      • 2.2.1 Điểm mạnh của văn hóa đọc của sinh viên trường Đai Học Luật thành phố Hồ Chí Minh (42)
      • 2.2.2. Điểm hạn chế của văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (42)
    • 3.2. Từ phía nhà trường (45)
      • 3.2.1. Từ sự dẫn dắt của giảng viên, cán bộ công nhân viên của Nhà trường (45)
      • 3.2.2. Từ sự hỗ trợ của Đoàn - Hội và các Câu lạc bộ (46)
      • 3.2.3. Từ sự phát triển của hệ thống thư viện (46)
    • 3.3. Từ phía sinh viên (47)
      • 3.3.1. Xây dựng thói quen đọc (47)
      • 3.3.2. Xây dựng phương pháp đọc (63)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)
    • E. PHỤ LỤC (71)

Nội dung

Khái niệm văn hoá đọc Nếu văn hóa là một phạm trù xã hội để chỉ phương thức sống đặc trưng của một cộng đồng, biểu hiện thông qua sự ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên và xã h

NỘI DUNG Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Những khái niệm liên quan đến đề tài

Văn hóa là từ được dùng rất sớm nhưng khái niệm văn hóa mãi đến những thập niên cuối thế kỷ XIX mới xuất hiện Văn hóa là một khái niệm rộng và bao quát mọi mặt từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của con người Chính vì thế có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Edward Tylor, nhà nhân học tiên phong, đã định nghĩa văn hóa vào năm 1871 là "tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và các khả năng và thói quen khác mà con người tiếp thu với tư cách là thành viên của xã hội" Định nghĩa này được coi là kinh điển và được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới trích dẫn Từ đó, nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa đã xuất hiện, như của L White, E Sapir và L.Watts.

A.L Kroeber và Cluc Khohn đã thống kê được: tính đến năm 1952, trên các sách báo phương Tây đã có khoảng 150 định nghĩa về văn hóa Còn theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, đến năm 1994, trên thế giới đã có trên 400 định nghĩa về văn hóa

Frederico Mayyor đã đưa ra một định nghĩa tiệm cận bản chất của văn hóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao

2 động” (Thông tin Unessco 1989, tr 5) Định nghĩa của ông nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa góp phần phân biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, chữ viết, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàngn ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, 2002, tập 3, tr 431) Quan điểm của Hồ Chí Minh đã cho người đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn hóa trong quan niệm và đời sống sinh hoạt của con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng

Tiếp theo là định nghĩa văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2001, tr 25) Đây là định nghĩa theo loại hệ thống

– cấu trúc Theo tác giả, định nghĩa đã chỉ ra hệ tọa độ ba chiều, bao gồm chủ thể văn hóa, không gian văn hóa và thời gian văn hóa

Có nhiều định nghĩa về Văn hóa, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

- Văn hóa là là hệ quả của sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, được hình thành trong hành trình sống của mỗi cộng đồng Nó vừa được biểu hiện qua tất cả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người làm ra, vừa được hàm chứa trong phương thức mà con người sáng tạo ra các sản phẩm đó

- Nó là thành tố có mặt trong các mối quan hệ xã hội, dù đó là quan hệ kinh tế hay tôn giáo, quan hệ pháp luật hay các quan hệ đời thường, …

- Văn hóa đồng thời là các năng lực cấu thành nhân cách con người, làm hình thành nên lối sống, thói quen, phong tục, cách tư duy, ứng xử của con người, qua đó phản ánh chúng trong một môi trường cụ thể, làm nên diện mạo riêng của mỗi cộng đồng

Khi văn hóa được xem là một hiện tượng phổ quát của nhân sinh, liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống con người với những biểu hiện vô cùng phong phú và đa

3 dạng thì mọi góc độ tiếp cận đều khó có thể bao quát hết được phạm vi của nó Hơn nữa, xuất phát từ việc mỗi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự hiện diện của văn hóa nên gần đây người ta đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và nhận diện văn hóa theo các lĩnh vực chuyên ngành như: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa pháp luật

Không thể phủ nhận được rằng, trong di sản văn hóa của một dân tộc/ cộng đồng bao giờ cũng kết tinh những giá trị tinh hoa đóng vai trò là nền tảng, cốt lõi, làm điểm tựa để nuôi dưỡng và bảo tồn sức sống của một dân tộc, bởi con người ở đâu và bao giờ, trong hành trình sống của mình cũng luôn hướng đến những giá trị tích cực, cũng luôn khát khao vươn tới chân – thiện – mỹ Tuy nhiên, nếu như văn hóa là kiểu ứng xử đặc trưng của một cộng đồng trước những thách thức khác nhau của điều kiện tự nhiên và xã hội, thì sự ứng xử có thể thế này hoặc thế kia, có mặt tốt cũng có mặt xấu, có tích cực và cũng có tiêu cực, nhất là khi những điều kiện tự nhiên và xã hội không phù hợp hay đối lập với các nhu cầu và lợi ích của con người Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong diện mạo văn hóa của mỗi cộng đồng không chỉ gồm những mặt tích cực, giá trị mà còn có những nhược điểm, hạn chế Thêm vào đó, cái được coi là có giá trị văn hóa cũng không phải là những giá trị vĩnh hằng, bất biến, mà còn được xem xét tùy thuộc vào các góc nhìn và các tiêu chí đánh giá khác nhau Ví dụ, “kính lão đắc thọ” là một nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc, tạo nên xã hội có lễ nghi phép tắc, làm nền tảng cho gia đình gia giáo và đạo đức “con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”, nhưng trong xã hội bùng nổ thông tin, trong môi trường học tập cần tinh thần phản biện và năng động thì việc đặt nguyên tắc này lên đầu sẽ trở thành vật cản hạn chế tinh thần học hỏi, lật ngược để đào sâu vấn đề của những người trẻ tuổi, hay thậm chí hạn chế cả tinh thần giao tiếp thiện chí giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Xét trên phương diện thời gian, các thước đo giá trị cũng không phải bất biến, một đặc trưng văn hóa ở giai đoạn này có giá trị tích cực nhưng ở giai đoạn khác thì lại trở thành phản giá trị, thành lực cản khi nó không còn phù hợp để thích nghi trong bối cảnh mới

Bởi vậy, việc nghiên cứu, nhận diện văn hóa của một dân tộc cần có một cái nhìn toàn diện và biện chứng, trong đó không chỉ hướng đến việc khẳng định những mặt tích

4 cực, giá trị mà còn cần phải nhận diện cả những nhược điểm, những tiêu cực, hạn chế khi nó cũng là một phần tất yếu trong hành trang tinh thần của một dân tộc

1.1.2 Khái niệm văn hoá đọc

Khái quát về văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

1.2.1 Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc a Hành vi đọc

Hành vi đọc là hoạt động con người thực hiện đọc sách, bao gồm số lượng sách và tần suất đọc Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Cục Xuất bản Việt Nam từ năm

2016 đến năm 2019 cho thấy sau khi trừ đi các bản in là sách giáo khoa và sách giáo trình thì còn khoảng 100 triệu bản sách khác chia cho hơn 90 triệu dân, nghĩa là trung bình mỗi người Việt Nam đọc khoảng 1 cuốn sách một năm, trong khi theo một số nghiên cứu cho thấy rằng trung bình một người có thể đọc 12 cuốn sách mỗi năm Tuy nhiên tần suất đọc sách cũng không thường xuyên Theo Báo VOV, 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách khiến Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới Đây là những con số “biết nói” đáng báo động cho tình trạng của nước nhà.

Các sinh viên trường Đại học Luật TP HCM nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng có một điểm chung là tiếp xúc với những vấn đề pháp lý trong quá trình học tập một cách thường xuyên Do đó, sinh viên Luật thường phải trang bị nền tảng kiến thức phong phú và sâu rộng về lý thuyết và thực tiễn pháp lý nhằm phục vụ cho việc học tập và sự nghiệp tương lai Điều này khiến việc đọc sách trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học tập, còn sinh viên Luật được xem là những người có liên quan mật thiết đến việc đọc sách

Sự phong phú của kiến thức pháp lý thúc đẩy số lượng sách luật tăng mạnh, bao gồm giáo trình, chuyên luận, tạp chí khoa học và sách chuyên sâu Sinh viên có thể tìm kiếm sách tại thư viện hoặc trực tuyến để tiếp cận văn bản pháp luật, án lệ và bình luận chuyên gia về các vấn đề pháp lý nổi bật Tần suất đọc sách của sinh viên phụ thuộc vào khối lượng công việc và nhu cầu học tập; một số đọc sách hàng ngày, trong khi số khác chỉ đọc khi cần thiết.

7 nhưng nhìn chung họ vẫn đọc rất nhiều tài liệu vì yêu cầu đặc trưng của các môn học trong khối ngành Luật.

Trong khi thế giới biến đổi từng phút, từng giây, việc cập nhật kiến thức về pháp luật là một trong những ưu tiên hàng đầu Đọc sách là một thói quen tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên Sinh viên có thể trau dồi kiến thức bên ngoài giáo trình, tập bài giảng để hiểu sâu sắc về các khía cạnh của vấn đề Đọc sách giúp tăng khả năng xử lý, ghi nhớ và phân tích thông tin; đồng thời rèn luyện tư duy đánh giá, sự sáng tạo và kỹ năng Vì thế, sinh viên càng phải đọc nhiều, đọc sâu hơn nữa b Thái độ đọc

Thái độ đọc là sự phản ánh tâm trạng, cảm xúc của con người khi đọc sách báo Thái độ đọc thể hiện “tinh thần, trách nhiệm và ý thức đối với việc đọc hay nói cách khác là cách ứng xử của con người đối với việc đọc sách và những gì liên quan đến đọc sách” Người nào có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong việc đọc sách thì người đó sẽ thu nhặt được nhiều “gợi mở”, lời khuyên tốt đẹp trong cuộc sống Nhiều hình mẫu thành công trên thế giới đều là người đam mê đọc sách từ hồi còn trẻ Tỷ phú Richard Branson thường khởi đầu ngày mới bằng việc đọc sách Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tức là trung bình mỗi tuần một cuốn sách Bà Oprah Winfrey khuyến khích giới trẻ nên dành ra 30 phút mỗi ngày cho những cuốn sách và rèn luyện thói quen đọc sách Thái độ đọc sách đúng đắn là bài trừ những tư tưởng độc hại, lạc hậu và tiếp nhận những quan điểm mới, tốt đẹp với tinh thần khai phóng, tích cực Sách không đơn giản là những tờ giấy in đầy mặt chữ được tổng hợp lại, sách là một người bạn, người thầy, người dẫn dắt con người đi đến kho tàng tri thức của nhân loại Đối với sinh viên Luật, việc đọc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng kiến thức và hiểu biết pháp lý Nhờ môi trường say mê học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Luật TP HCM, sinh viên Luật được truyền cảm hứng và hiểu được tầm quan trọng của việc có một thái độ đọc nghiêm túc cùng một tinh thần mở đón nhận những quan điểm trái chiều, khác biệt trong khi khám phá những khía cạnh phức tạp của pháp luật Bằng cách dành nhiều thời gian đắm mình vào tài liệu, sách vở, sinh viên Luật trau dồi một cách hiệu quả kiến thức, kỹ năng và tư duy pháp lý Qua đó cho thấy thái độ đọc chủ động, nỗ lực, cầu thị của sinh viên để trở nên có thể trở nên ưu tú trong học tập, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả để phục vụ cộng đồng, xã hội.

Mục đích đọc là điều mà người đọc hướng đến khi đọc sách Mục đích đọc rất đa dạng và phong phú bởi vì người đọc sách thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, nhu cầu khác nhau Có người tìm đến sách để thăm thú thế giới rộng lớn bao la, có người đọc sách để đào sâu về bản thân, có người đọc sách để có được vốn tri thức về những lĩnh vực chuyên môn nhằm ứng dụng vào học tập và nghiên cứu, có người lại đọc sách để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng Sinh viên Luật cần mài dũa tư duy và kĩ năng thật sắc bén, đặc biệt là các kỹ năng mềm như kỹ năng lập luận, kỹ năng phản biện, kỹ năng chọn lọc thông tin Đây là những kỹ năng mà cho dù được tìm hiểu qua ở trường lớp cũng không đủ và cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện Đọc sách là một phương pháp hay để rèn luyện kỹ năng mềm và tư duy có hệ thống bởi vì khi đọc nhiều sách báo, người đọc sẽ có cơ sở so sánh, đối chiếu quan điểm của các tác giả với nhau, đồng thời tự rút ra quan điểm cá nhân dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu này Đầu tiên, sinh viên Luật có một mục đích rõ ràng khi đọc sách, đó chính là thu nạp kiến thức và hiểu biết trên phương diện pháp luật nói riêng và đời sống nói chung để trở thành những chuyên gia pháp lý xuất sắc Bằng cách đọc sách, sinh viên đi sâu vào các nguyên tắc và chế định của pháp luật, cũng như nắm vững các khái niệm và lý thuyết để phục vụ thực tiễn Thứ hai, việc đọc sách đòi hỏi họ phải áp dụng logic và phân tích cẩn thận để hiểu và áp dụng đúng Những thông tin phức tạp và đa chiều được sinh viên phải đúc kết từ quá trình đọc sách đã rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy pháp lý, tư duy phản biện và phân tích vấn đề của sinh viên Những kỹ năng này không chỉ hỗ trợ trong quá trình học tập mà còn rất cần thiết khi sinh viên luật tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc tranh luận pháp lý Thứ ba, một mục đích quan trọng khác của việc đọc sách đối với sinh viên Luật là tiếp cận các quan điểm khác nhau về pháp luật bao gồm cả chính thống và không chính thống Không thể phủ nhận tài liệu chính thống được đúc kết từ kinh nghiệm của những người làm trong lĩnh vực này lâu năm là nguồn tài nguyên vô giá dành cho sinh viên Luật nhưng sinh viên cũng nên đọc những quyển sách có quan điểm khác biệt Điều này giúp mở rộng tư duy và nhìn nhận các vấn đề pháp lý đa chiều Qua đó, sinh viên có thể tự rèn luyện tư duy pháp lý phản biện, định hình quan điểm của bản thân Tóm lại, mục đích đọc sách của sinh viên Luật là mở rộng kiến thức pháp lý, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết, và tiếp cận các quan điểm khác nhau về pháp luật Việc này không chỉ bổ trợ về mặt học tập mà còn làm nền

9 tảng cho việc trở thành những chuyên gia pháp lý với sự hiểu biết vững vàng và khả năng giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp Khi đọc sách một cách chăm chỉ và tích cực, sinh viên luật đang xây dựng mục đích đọc sách lành mạnh, góp phần vào sự phát triển toàn diện bản thân bằng việc liên tục tích lũy thường thức cá nhân, họ còn tạo ra giá trị xã hội Người đọc sách lan tỏa sự ý nghĩa của việc đọc sách đến cho gia đình, bạn bè và những người xung quanh, khiến họ nhận ra đọc sách là một hoạt động hữu ích và văn hóa đọc sẽ được lan tỏa trên toàn đất nước Việt Nam. d Hình thức đọc

Hình thức đọc là tài liệu đọc mà người đọc tiếp nhận và tiếp thu thông tin Tài liệu đọc gắn liền với các yếu tố như nội dung, hình thức thể hiện, loại hình, chất liệu, hình thức mẫu mã Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở rộng phạm vi "đọc sách", bao gồm truy cập mạng Internet, sử dụng ứng dụng đọc sách và sử dụng máy đọc sách chuyên dụng Mặc dù công nghệ đưa người đọc đến gần hơn với tri thức, nhưng người đọc cần lưu ý những nguy cơ tiềm ẩn như tiếp xúc với tài liệu không chính thống, ảnh hưởng đến sức khỏe và xao nhãng mục đích đọc ban đầu.

Không gian đọc là yếu tố khách quan chi phối thành công của việc đọc sách Không gian đọc là địa điểm nơi một người đọc tài liệu Không gian đọc có thể ảnh hưởng đến văn hóa đọc bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi hoặc rất khó khăn cho việc đọc Không gian đọc có thể là những nơi công cộng như thư viện, quán cà-phê, nơi riêng tư như nhà riêng hoặc môi trường trực tuyến như mạng Internet Các sinh viên của trường Đại học Luật TP HCM có thể chọn khuôn viên trường học, lớp học hoặc thư viện của trường để nhận sự hỗ trợ tận tâm, tận tình của nhân viên Ngoài yếu tố không gian thì

10 thời gian cũng quan trọng không kém Tùy thuộc vào thời gian biểu của bản thân mà người đọc lựa chọn thời gian đọc sách sao cho phù hợp Tuy nhiên, mỗi người nên dành ra tối thiểu 30 phút và duy trì việc đọc hàng ngày để hình thành thói quen Không gian và thời gian đọc cùng một số yếu tố khách quan khác góp phần tạo nên môi trường đọc lành mạnh, thoải mái, giúp tăng hiệu quả của việc đọc sách. f Kỹ năng đọc

Kỹ năng đọc là những kỹ năng hoặc phương pháp đọc hữu ích, cần thiết của người đọc để hiểu, sử dụng và truyền tải lại nội dung từ tài liệu đọc Một người có kỹ năng đọc tốt có thể dễ dàng hiểu được những quan điểm, ý tưởng mà tác giả muốn hướng đến Kỹ năng đọc là một tổ hợp rất phong phú và đa dạng xuất hiện từ khâu chọn sách, đọc sách đến khi đúc kết nội dung, bài học từ trong sách, thậm chí là áp dụng vào thực tiễn, trong số đó, quan trọng nhất vẫn là quá trình đọc sách. Đối với sinh viên, việc đọc các loại sách chuyên ngành, sách chuyên khảo là vô cùng cần thiết, trước hết là nhằm phục vụ quá trình học tập trên giảng đường đại học, sau đó là vận dụng vào đời sống thường nhật Chúng ta thường thấy sinh viên sử dụng phương pháp tìm tin - chủ thể đọc chỉ đơn thuần đọc sách báo suông, không liên kết nội dung với những thông tin tương tự hoặc những bài học rút ra từ kinh nghiệm, thực tế Phương pháp này rõ ràng chỉ phục vụ cho việc thi cử, không thể đưa con người đi sâu vào nghiên cứu ngành học Dù có đọc bao nhiêu lần thì cũng dễ dàng rơi vào lãng quên vì phương pháp này không thể tạo ra ấn tượng sâu sắc về các bài viết cũng như động lực để ghi nhớ chúng

Phương pháp đọc nghiên cứu khác với phương pháp đọc tìm tin Phương pháp đọc nghiên cứu đòi hỏi con người phải liên tục tìm kiếm thông tin và học hỏi thông qua một loạt các thao tác như phân tích các bài viết, tổng hợp tài liệu, bình luận bằng luận điểm cá nhân, hay còn được gọi là tư duy đánh giá Mục đích của phương pháp đọc nghiên cứu tài liệu chính là giúp sinh viên hiểu được điều mà tác giả muốn truyền tải, khơi gợi hứng thú đọc sách và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống Bên cạnh phương pháp đọc tìm tin thì người ta cũng sử dụng nhiều phương pháp đọc khác như đọc trả lời câu hỏi, đọc hiểu nhanh, và đọc hiểu sâu.

Sinh viên Luật cần biết cách đọc hiệu quả và tạo ra những kỹ thuật đọc phù hợp Điều này bao gồm việc nắm vững các phương pháp đọc đã được đề cập ở trên và chọn

11 lọc thông tin quan trọng, hữu ích Sinh viên Luật sống trong thời đại công nghệ thông tin phải biết kết hợp sử dụng các công cụ và tài nguyên khác nhau như sách giáo trình, bài báo, tạp chí pháp lý với cơ sở dữ liệu trực tuyến để mở rộng kiến thức và tìm hiểu các trường hợp thực tế Mỗi kỹ năng, phương pháp đọc đều có ưu điểm, khuyết điểm riêng cũng như tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người mà không giống nhau Điều quan trọng là cần phải tìm ra phương pháp phù hợp để phát huy hiệu quả của việc đọc sách

1.2.2 Khái quát tình hình văn hóa đọc của sinh viên hiện nay

THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khảo sát văn hóa đọc của sinh trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Mỗi người có nhu cầu đọc sách riêng, phục vụ mục đích khác nhau Sách không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần mà còn chứa tri thức nhân loại, trở thành nguồn cảm hứng và kiến thức không thể thiếu trong cuộc sống Đặc biệt trong môi trường đại học, việc tự học và khám phá qua sách không chỉ mở rộng kiến thức chuyên ngành mà còn kết nối với nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự đa chiều và phát triển cá nhân hoàn thiện

18 hơn Chính vì thế, nhu cầu đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển của xã hội

Hiện nay, nhu cầu đọc sách của mỗi cá nhân là khác nhau với mục đích đọc sách là khác nhau, bởi sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” 7 Cùng với ý nghĩa này, sách đã trở thành một người bạn tri thức không thể thiếu trong cuộc sống của nhân loại và đặc biệt là trong môi trường đại học Đọc sách là một hành trình vô cùng ý nghĩa đối với mọi người, đối với tầng lớp sinh viên thì công cuộc này càng quan trọng hơn nữa Đối với sinh viên Luật, đọc sách là để hoàn thiện bản thân và trau dồi những kỹ năng cần thiết Không chỉ đọc những cuốn sách chuyên ngành để cung cấp, bổ trợ cho công việc mà sinh viên cũng cần đọc thêm những cuốn sách về đời sống để nâng cao tư duy pháp lý và khả năng ứng biến với những tình huống cụ thể Có lẽ vì thế, nhu cầu đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP HCM đã trở thành một nhu cầu tất yếu và đã tạo nên thói quen đặc biệt

2.1.1 Mục đích đọc sách của sinh viên Đọc sách là một hoạt động bổ ích và quan trọng đối với sinh viên Luật, tuy nhiên để có thể đọc và tiếp thu tri thức một cách hiệu quả thì việc xác định mục đích đọc sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng Mục đích đọc sách của mỗi cá nhân có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích và hoàn cảnh mà sinh viên có thể lựa chọn những tài liệu để phục vụ cho bản thân a Mục đích đích đọc sách giữa sinh viên

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP HCM theo bảng dưới đây

Mục đích đọc sách Tỷ lệ (%)

7 Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách

Theo yêu cầu của người khác 8

Khác 1,5 Đối với 80,6% sinh viên đọc sách với mục đích để học tập và công việc, đây là một kết quả đáng chú ý Trường Đại học Luật TP HCM là nơi đào tạo các chuyên gia pháp lý tương lai, vì vậy, việc đọc sách để tăng cường kiến thức, nâng cao kỹ năng và cập nhật những thông tin mới nhất là vô cùng quan trọng Đọc sách cũng là một cách để rèn luyện tư duy logic, phân tích và suy luận trong lĩnh vực pháp lý Hơn nữa, đọc sách cũng giúp cho sinh viên có thêm động lực và sự khích lệ trong công việc và học tập

Với 72,2% sinh viên đọc sách để thư giãn và giải trí, đây cũng là một kết quả cao Việc học tập và làm việc với pháp luật là một công việc rất căng thẳng và đòi hỏi sự tập trung cao độ Do đó, đọc sách để thư giãn và giải trí là một cách để giảm stress, và tái tạo năng lượng cho sinh viên Đọc sách cũng là một cách để mở rộng tầm nhìn và tìm hiểu về các chủ đề khác nhau ngoài lĩnh vực pháp luật

Nhu cầu đọc sách của sinh viên ngày càng đa dạng và phong phú Điểm nổi bật thể hiện nhu cầu đọc của sinh viên là thời gian, lĩnh vực sách và ngôn ngữ đọc Ngoài ra, mục đích đọc sách của sinh viên cũng thay đổi theo từng khóa.

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê được tỷ lệ mục đích đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP HCM theo bảng dưới đây

Theo yêu cầu của người khác 5% 12% 8%

Dựa vào bảng kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng mục đích đọc sách của sinh viên Trường Đại học Luật TP HCM nhằm học tập và làm việc là rất lớn Điều này

Khảo sát của 20 nghiên cứu cho thấy sinh viên trường Luật nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc đọc sách do đặc thù ngành học nhiều, đòi hỏi mở mang, tiếp nhận tri thức phục vụ cho việc học tập và hành nghề tương lai Điều này chứng tỏ sinh viên có định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập và công việc trong tương lai.

Sự chênh lệch mục đích đọc của sinh viên nhằm học tập và công việc là không quá nhiều Điều này có thể cho thấy rằng việc đọc sách và học tập không chỉ là một xu hướng ngẫu nhiên mà thực sự là một phần quan trọng của phong cách sống và học tập của sinh viên tại Trường Đại học Luật TP HCM Tuy rằng sinh viên khóa 47 là tân sinh viên mới vào trường nhưng cũng đã nhận thức chính chắn và định hướng bản thân cần làm gì để học tốt hơn.

Đọc sách không chỉ dành cho mục đích học tập và công việc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn và giải trí Mặc dù việc học là quan trọng, nhưng sinh viên cần dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để tránh tạo gánh nặng quá lớn cho tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe Ngành Luật đòi hỏi sự tập trung cao độ và đối mặt với khối lượng kiến thức lớn khiến sinh viên dễ bị căng thẳng Do đó, việc đọc sách để thư giãn và giải trí vô cùng quan trọng, giúp sinh viên giảm bớt áp lực, trở nên thoải mái hơn và nhiệt huyết hơn với việc học.

Tuy nhiên đối với việc đọc sách nhằm thư giãn, giải trí của sinh viên ba khóa đã có sự khác biệt lớn sinh viên khóa 47 có tỷ lệ đọc sách nhằm thư giãn, giải trí chiếm 20% thấp hơn hẳn so với hai khóa 45, 46 với tỷ lệ lần lượt là 73% và 78%.

2.1.2 Nhu cầu đọc sách của sinh viên

Trong cuộc sống hiện đại, việc đọc sách được coi là một hoạt động rất quan trọng để nâng cao kiến thức và tư duy cho con người Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi về thời gian mà sinh viên trường Đại học Luật TP HCM dành cho việc đọc sách trong một ngày, kết quả cho thấy rằng một phần nhỏ sinh viên chưa có thói quen đọc sách đều đặn và chỉ dành rất ít thời gian cho việc này a Thời gian đọc sách của sinh viên trong một ngày

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê thời gian dành cho đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật TP HCM theo bảng dưới đây

Thời gian đọc Tỷ lệ (%)

Có 28,7% sinh viên cho biết họ dành dưới 1 giờ trong một ngày để đọc sách Điều này cho thấy rằng đa số sinh viên đã bỏ qua hoạt động đọc sách trong thời gian rảnh rỗi của mình và dành thời gian cho các hoạt động khác như chơi game, lướt mạng hay xem phim, Trong khi đó, 50,3% sinh viên cho biết họ dành 1 tiếng - 2 tiếng mỗi ngày để đọc sách Đây có thể được xem là thời gian đủ để đọc một cuốn sách trung bình tuy nhiên, vẫn là một khoảng thời gian ngắn so với các hoạt động khác trong cuộc sống Chỉ có 12,3% sinh viên cho biết họ dành 2 tiếng - 3 tiếng mỗi ngày để đọc sách, và chỉ 4,35% sinh viên dành 3 tiếng - 4 tiếng hoặc trên 4 tiếng cho việc đọc sách một ngày Điều này cho thấy rằng rất ít sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách, và có thể gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian để đọc sách trong cuộc sống bận rộn hiện tại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên trường Đại học Luật TP HCM dành ít thời gian để đọc sách Một trong những nguyên nhân chính là sự bận rộn với công việc học tập Như chúng ta biết, sinh viên đại học đều phải đối mặt với một lượng lớn các bài tập, thuyết trình cùng với việc học lý thuyết, điều này đã tốn khá nhiều thời gian và năng lượng của các sinh viên Ngoài ra, các sinh viên cũng phải đối mặt với áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội Họ có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa như các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, và các hoạt động văn hóa khác Tất cả những áp lực này đều làm cho sinh viên cảm thấy thiếu thời gian để đọc sách Sự phát triển của công nghệ cũng là một nguyên nhân khiến cho sinh viên ít có thời gian để đọc sách Hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người Sinh viên cũng không ngoại lệ, họ dành nhiều thời gian để truy cập các trang mạng xã hội, chơi game, xem phim, thay vì đọc sách Sự tiện lợi và thuận tiện của internet đã khiến cho sinh viên

Nhận xét, đánh giá văn hoá đọc của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhu cầu đọc sách của sinh viên tại Trường Đại học Luật TP HCM được phản ánh qua kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu cho thấy rằng Tổng thể, sinh viên có nhu cầu đọc sách khá cao, tương đối đồng đều giữa các khóa, được thể hiện thông qua việc họ tự tạo môi trường học tập thuận lợi tại nhà và thường dành thời gian cho việc đọc sách

Nhìn chung, từ kết quả khảo sát sinh viên trường Đại học luật TP HCM, thì đa phần sinh viên ý thức rất tốt trong việc đọc sách, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua tỷ lệ thời gian đọc sách và tỷ lệ mục đích đọc sách của sinh viên ở các khóa tương đối

36 đồng đều, phần lớn sinh viên đều đọc sách trên một tiếng, chủ yếu để phục vụ cho học tập, công việc

Mục đích đọc nhằm lục đích học tập và công việc của sinh viên các khoá 45, 46,

Hầu hết sinh viên đều nhận thức được giá trị của việc đọc sách, tuy nhiên, một số yếu tố như môi trường, kỹ năng và phương tiện đã ảnh hưởng đến khả năng đọc của họ Theo khảo sát, 47 điều kiện đều ở mức cao và tương đối đồng đều, cho thấy sự phổ biến của nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách Tuy nhiên, những hạn chế về môi trường, kỹ năng và phương tiện đã làm giảm khả năng đọc sách của sinh viên, tạo nên một rào cản trong hành trình tiếp thu kiến thức.

Các sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lượng thông tin trên mạng tăng lên đáng kể đã dẫn đến khả năng gặp phải thông tin sai lệch và khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy của tài liệu Bên cạnh đó, việc sinh viên còn thiếu kiến thức, không có sự rõ ràng về những gì bản thân muốn tìm kiếm đã làm cho sinh viên gặp thêm nhiều khó khăn trong việc định hình từ khóa của tài liệu Dẫn đến việc sinh viên dễ dàng bỏ qua những tài liệu quan trọng có thể giúp đỡ họ.

Khả năng đọc và hiểu nội dung sách cũng được sinh viên luật đánh giá khá cao, tuy nhiên, việc không áp dụng phương pháp đọc cụ thể có thể dẫn đến việc không tối ưu hóa quá trình học tập Môi trường đọc sách cũng đem lại một số khó khăn Đặc biệt hiệu quả hoạt động là thư viện bị ảnh hưởng bởi việc thiếu không gian thuận lợi và các thiết bị hỗ trợ không đảm bảo Những yếu tố này tạo ra môi trường không phù hợp cho việc tập trung và nghiên cứu, làm giảm bớt khả năng hiệu quả của quá trình học tập tại thư viện

Sinh viên Trường Đại học Luật TP HCM trong quá trình đọc sách đối mặt với một loạt các khó khăn và thách thức Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng họ cũng có những thuận lợi trong việc tối ưu hóa quá trình học tập Tại nhà, sinh viên có khả năng tự tạo môi trường học tập riêng biệt, linh hoạt trong việc sắp xếp không gian làm việc, và thậm chí trang trí theo phong cách cá nhân Sự riêng tư và không gian yên tĩnh tại nhà giúp họ tập trung tốt hơn vào nội dung sách và tối ưu hóa hiệu suất học tập Hơn nữa, việc tự quản lý thời gian khi đọc sách tại nhà cũng là một lợi thế quan trọng, cho phép sinh viên linh hoạt trong việc xác định thời gian học tập phù hợp với lịch trình của mình.

2.2.1 Điểm mạnh của văn hóa đọc của sinh viên trường Đai Học Luật thành phố

Ngành Luật trang bị cho sinh viên kiến thức pháp lý toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Quy định chung về tài sản, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Môi trường, Luật tài chính, Thương mại, Do nhu cầu tiếp cận kiến thức cao, sinh viên Đại học Luật TP HCM thường xuyên dành nhiều thời gian để đọc sách chuyên ngành pháp luật nhằm phục vụ cho việc học tập và công việc trong tương lai.

Thư viện trường Đại học Luật TP HCM sở hữu một nguồn tài nguyên tri thức dồi dào, phong phú về lĩnh vực khoa học pháp lý nên sinh viên trong trường có nhiều cơ hội tiếp cận tài liệu chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của bản thân Đồng thời thư viện có cơ sở vật chất rất tốt, trang bị máy móc thiết bị tìm kiếm tài liệu khá hiện đại, phòng đọc sách có máy lạnh, cây xanh, đèn điện… tạo nên một không gian khá thoải mái, thu hút được nhiều bạn sinh viên ngày càng đến với thư viện nhiều hơn Đội ngũ giảng viên trường vô cùng năng động, thân thiện có học hàm, học vị cao Tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường tìm hiểu những kiến thức chuyên ngành mình theo đuổi, sự hiểu biết sâu rộng của đội ngũ giảng viên giúp cho sinh viên có lộ trình học tập hoàn thiện để dễ dàng tiếp thu các kiến thức phức tạp một cách hiệu quả nhất. Được rèn luyện trong môi trường luật học đầy rẫy những kiến thức phức tạp làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của việc đọc sách

Từ đó thúc đẩy sinh viên phát triển kỹ năng tự học, rèn luyện khả năng tư duy, phân tích để phục vụ cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

Khi đọc tài liệu sinh viên có khả năng nhận biết, phân biệt đúng sai trong một vấn đề có yếu tố gây tranh cãi, có khả năng chọn lọc cao Với chuyên ngành luật khi gặp các vấn đề pháp lý xảy ra trong xã hội, sinh viên có thể nhận biết đúng sai Tránh việc bản thân ủng hộ những quan điểm không đúng với tiêu chuẩn, trái pháp luật.

2.2.2 Điểm hạn chế của văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những điểm mạnh trên thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục để phát triển văn hóa đọc

Hiện nay phần lớn các sinh viên không sử dụng các phương pháp đọc sách khoa học dẫn đến dễ chán nản và không mang lại hiệu quả cao trong hành trình chinh phục những tri thức từ sách

Sinh viên vẫn còn gặp phải một số vấn đề như: lúng túng trong việc sử dụng các công cụ tìm kiếm và lọc tài liệu phù hợp, dẫn đến việc tiêu tốn thời gian và không thu thập được thông tin cần thiết, một bộ phận khác gặp vấn đề trong việc đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin, dẫn đến việc sử dụng thông tin không chính xác hoặc không đáng tin cậy, một phần nhỏ sinh viên gặp trắc trở trong việc xác định từ khóa và phân loại tài liệu, làm cho quá trình tìm kiếm thông tin trở nên khó khăn.

Hơn nữa, một bộ phận sinh viên chuyên khối tự nhiên, khó thích nghi với chuyên ngành của mình bởi lượng kiến thức cần ghi nhớ quá lớn, ngược lại một phận sinh viên thuộc khối xã hội lại có phần thiếu khả năng phân tích logic Điều này làm cho việc đọc sách hiểu những cuốn sách pháp lý lại thêm phần khó khăn

Mặc dù thư viện trường sở hữu lượng tài liệu về khoa học pháp lý đồ sộ bậc nhất cả nước, nhưng hiệu quả sử dụng thư viện vẫn chưa cao Phần lớn sinh viên thường đọc sách ở nhà, khiến nguồn tài nguyên tại thư viện bị lãng phí Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như sau:

• Những thiết bị điện như: ổ cắm, điều hòa, … Tại thư viện hoạt động chưa thực sự hiệu quả Hậu quả làm không gian trong thư viện trở nên khó chịu, thiếu thốn năng lượng cho các thiết bị điện tử cá nhân phục vụ học tập như: laptop, điện thoại,… mất đi tác dụng

Từ phía nhà trường

3.2.1 Từ sự dẫn dắt của giảng viên, cán bộ công nhân viên của Nhà trường

Trường học được ví như ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, thầy cô giáo cũng mang những trọng trách quan trọng giống như bậc sinh thành Trước hết, giảng viên phải là những tấm gương mẫu mực trong việc xây dựng văn hóa đọc Giảng viên phải là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, khám phá kiến thức mới và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho sinh viên Từ đó, sinh viên sẽ noi theo hình mẫu người thật, việc thật tại trường học và dần thay đổi nhận thức, tư tưởng về văn hóa đọc

Mỗi thầy cô cần thể hiện sự ân cần, kiên nhẫn dìu dắt sinh viên trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự đọc một cách có hiệu quả Ví dụ, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên tìm và đọc những bài viết về chủ đề của buổi học trước khi lên lớp Trong giờ học, sinh viên được tham gia vào các trò chơi nhỏ, hoặc được đặt những câu hỏi xoay quanh bài học kèm theo phần thưởng như điểm cộng, những món quà bí ẩn khi trả lời đúng để khơi nguồn sự hứng thú học tập Bên cạnh đó, sinh viên cần được khuyến khích thảo luận và tranh biện trong giờ học nhiều hơn Ngoài giờ học, giảng viên có thể chuẩn bị những câu hỏi lớn liên quan đến bài giảng vào cuối giờ để sinh viên ôn tập kiến thức, đồng thời thúc đẩy tinh thần nghiên cứu khoa học của sinh viên thông qua việc hỗ trợ làm các bài nghiên cứu Tất cả những điều này hướng đến phương pháp dạy và học chuyển trọng tâm từ cách giảng truyền thống mà giảng viên là trung tâm sang cách hiện đại đặt sinh viên là trung tâm Qua đó, sinh viên được trau dồi, rèn luyện về kiến thức lẫn kỹ năng hữu ích, phục vụ cho đời sống và học tập, lan tỏa tinh thần ham đọc sách, ham học hỏi.

3.2.2 Từ sự hỗ trợ của Đoàn - Hội và các Câu lạc bộ Đoàn - Hội và các Câu lạc bộ thuộc trường Đại học Luật TP HCM là nơi tổ chức và hỗ trợ tuyên truyền những hoạt động ý nghĩa, là công cụ hỗ trợ truyền thông cho trường nói chung và đội nhóm nói riêng.

Các tổ chức có thể thúc đẩy văn hóa đọc bằng cách đặt ra số buổi tọa đàm tối thiểu về phát triển văn hóa đọc Đầu tư chất lượng tọa đàm, chẳng hạn mời chuyên gia, sinh viên xuất sắc trao đổi phương pháp đọc, lựa chọn tài liệu phù hợp, nhấn mạnh vai trò đọc với sinh viên Giới thiệu sách hay chuyên ngành hoặc lĩnh vực cần thiết trong cuộc sống nhằm nâng cao kỹ năng đánh giá thông tin, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo, mở rộng kiến thức.

Thứ hai, các Đoàn - Hội và Câu lạc bộ có thể tổ chức các cuộc thi đọc sách trong và ngoài trường để khuyến khích, phát triển văn hóa đọc, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa sinh viên Những cuộc thi này đóng vai trò động viên sinh viên đọc nhiều hơn, có cơ hội tiếp xúc với nhiều phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau hoặc những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác.

Thứ ba, các tổ chức Đoàn – Hội có thể xây dựng một không gian chụp ảnh có những hình ảnh hoặc bức tranh mang tính biểu tượng về văn hóa đọc tại một số không gian tự học thông qua việc đưa ra các chỉ thị phối hợp giữa các chi đoàn, chi hội để hoàn thành, bên cạnh đó có thể kết hợp đặt những câu nói mang tính triết lý để truyền tải trọn vẹn thông điệp đến sinh viên Điều này không chỉ giúp thu hút sự quan tâm của của sinh viên trong trường, giúp sinh viên hiểu hơn về tầm quan trọng của văn hóa đọc, mà còn có thể truyền tải thông điệp về văn hóa đọc lên các nền tảng mạng xã hội một cách bị động nhờ sự chia sẻ của sinh viên, đồng thời giúp nâng cao sự đoàn kết, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chi đoàn, chi hội

3.2.3 Từ sự phát triển của hệ thống thư viện

Thư viện là kho tàng tài liệu quý giá nhất của bất cứ trường đại học nào, cho phép sinh viên sử dụng tài nguyên dồi dào để phát triển toàn diện Nhắc đến văn hóa đọc nghĩa là nhắc đến thư viện Tuy nhiên khác với những nguồn truy cập tài liệu khác, thư viện thường rất nghiêm khắc trong vấn đề bảo quản, lưu giữ tài liệu Do đó việc tiếp

42 nhận kiến thức từ nguồn này tuy rất hữu ích nhưng không phải là lựa chọn ưu tiên của sinh viên, bởi truy cập mạng internet thường dễ hơn nhiều Ta cần làm gì để kéo gần khoảng cách này, giúp cho tài nguyên không bị phí hoài?

Thứ nhất, đảm bảo không gian trong thư viện Hiện nay không gian của thư viện hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng cho sinh viên, vì thư viện còn khá nhỏ so với số lượng sinh viên trong trường muốn đọc sách, việc quá nhiều người trong thư viện có thể khiến tình trạng sinh viên vô tình tạo ra những tiếng ồn thường xuyên, làm thư viện trở nên ồn ào, sinh viên không thể tập trung đọc sách hoặc làm việc Bên cạnh đó, thư viện vẫn cần có các biện pháp quản lý, nhắc nhở để sinh viên trong thư viện không làm ảnh hưởng đến người khác.

Thứ hai, phát triển các loại hình sách điện tử Ngày nay những loại hình sách điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên sách điện tử chuyên ngành luật tồn tại rất ít, thậm chí là không có do bản quyền loại sách này được quản lý rất cẩn thận Tuy nhiên việc phát hành sách điện tử sẽ cho sinh viên nhiều cơ hội truy cập hơn, thu hẹp khoảng cách rất đáng kể

Để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất thư viện, bên cạnh việc cung cấp khóa đào tạo cho sinh viên trước khi cấp thẻ thư viện, thư viện nên bổ sung thêm các bảng hướng dẫn, đặc biệt là đối với những thiết bị hiện đại Điều này không chỉ giúp sinh viên tận dụng tối đa các công dụng của trang thiết bị mà còn hỗ trợ họ hơn trong quá trình nghiên cứu, tránh lãng phí tài nguyên có sẵn.

Hòm thư góp ý là kênh truyền thông quan trọng giúp thư viện kết nối với người dùng, đặc biệt là sinh viên - nhóm đối tượng sử dụng trực tiếp cơ sở vật chất này Thông qua hòm thư góp ý, thư viện có thể nhanh chóng tiếp nhận thông tin phản hồi từ người dùng, từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong quá trình sử dụng thư viện.

Từ phía sinh viên

3.3.1 Xây dựng thói quen đọc Đề tài văn hóa đọc này được nghiên cứu chủ yếu hướng đến sinh viên Luật, vì bạn có thể nhìn thấy một sinh viên Luật vừa đọc giáo trình vừa khóc, nhưng đối với những người khác – xã hội nói chung – thì lựa chọn của họ có vẻ dễ dàng hơn nhiều, người ta

43 chẳng cần đọc luật để ra trường hay kiếm sống Vì nhu cầu đọc trong môi trường này đã có sẵn nên ta không đặt vấn đề nữa Tuy nhiên cần nhìn nhận đúng ý nghĩa quan trọng của nó: nếu không có động cơ thì sẽ không có động lực hành động Nói cách khác, mọi thay đổi phải bắt đầu từ động cơ trước khi được biểu hiện ra bên ngoài

Việc xây dựng thói quen sẽ được phát triển thành hai quá trình lớn là (1) thay đổi về nhận thức và (2) thay đổi về hành vi Việc thay đổi nhận thức có sẵn của chúng ta về thói quen đọc là sự thay đổi nền móng, đảm bảo cho thói quen được duy trì lâu dài thông qua sự tìm hiểu về cơ sở hình thành của thói quen Còn sự thay đổi hành vi là phương pháp tạo ra và duy trì động lực đọc thông qua cơ chế hoạt động của não bộ, dựa vào đó đưa ra bốn yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng thói quen đọc Cụ thể hơn, thói quen đọc chỉ được hình thành nếu có đủ bốn yếu tố: tính thực tiễn, tính hấp dẫn, tính đơn giản, và tính thành tựu Những yếu tố này sẽ được diễn giải kỹ hơn ngay sau đây.

❖ Đừng tập trung vào mục tiêu đọc, hãy tập trung vào quá trình đọc

Rất nhiều người đặt ra mục tiêu đọc, nhưng lại có người đạt được có người không

Sự khác biệt đáng kể này nằm ở quá trình đọc của mỗi người: một chuỗi cải thiện nhỏ thói quen đọc liên tục mới tạo nên thành quả

Hơn nữa, đạt mục tiêu chỉ mang tính tạm thời mà thôi Giống như việc viêm phổi, muốn khỏi bệnh (mục tiêu), bạn cần uống thuốc và bỏ hút thuốc, uống thuốc sẽ giúp bạn khỏi bệnh (đạt được mục tiêu), nhưng từ bỏ việc hút thuốc mới có thể đảm bảo bệnh không tái phát lại (duy trì kết quả)

Nếu mục tiêu đọc hay quá trình đọc thiếu tính thực tế thì mục tiêu sẽ xung đột với tiến trình về lâu dài, việc đạt được mục tiêu làm tiêu hao động lực duy trì thói quen đọc Điều này dẫn đến thứ gọi là Hiệu ứng Yoyo (Yoyo Effect): việc o ép bản thân không tạo nên thói quen, mà ngược lại, thậm chí để lại hậu quả Khi o ép quá lâu, bạn sẽ buông thả càng dài, giống như yoyo chuyển động lên xuống, nếu con quay bật càng xa, thì vận tốc đàn hồi càng lớn Giống như việc, sinh viên dành cả kỳ để chơi bời và đọc hết kiến thức trong vòng ba ngày trước ngày thi (năng lực đọc quả thực khủng khiếp), nhưng đáng tiếc nó chỉ là hiện tượng bùng phát Và rồi hiệu ứng Yoyo diễn ra: nghỉ xả hơi – dám cá là thời gian “nghỉ ngơi” này dài hơn hẳn số ngày những sinh viên đó bỏ ra học hành gấp

44 rút kia Điều này giải thích lý do tại sao đạt được mục tiêu không đảm bảo gì cho việc hình thành thói quen đọc, thậm chí khiến con người quay trở lại với thói quen xấu trước đây

Hệ quả khi bạn thúc ép bản thân đạt mục tiêu chính là khiến hạnh phúc cá nhân bị giới hạn, bởi sách không phải là thứ đọc cho hết, cho xong, mà mỗi quyển sách đều hàm chứa sự kỳ công và tinh hoa tri thức của tác giả, chứa đựng tâm huyết và cả đặc tính của người viết, sách và kiến thức trong đó cần được tiếp nhận một cách cẩn thận Cảm giác thành tựu sẽ xuất hiện không chỉ khi bạn đọc xong hết cuốn sách đó, mà còn là khi bạn hiểu được dụng ý, tâm tư sâu xa trong sách Bằng cách đó bạn sẽ nới rộng tâm hồn cũng như thế giới quan, lượng tri thức của mình chứ không là chỉ theo đuổi một mục tiêu đọc vật chất trống rỗng Hạnh phúc không nằm phía sau mục tiêu mà nằm trên từng bước tiến nhỏ, bất cứ khi nào bạn đọc mà cảm nhận được sự đồng điệu hay thấu hiểu thì đó cũng là một dạng hạnh phúc a Tự động hóa hành vi đọc bằng thói quen

Thói quen đọc hiểu đơn giản là hành vi đọc được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi chúng được thực hiện một cách tự động Thông qua thực tiễn, những động thái dư thừa không cần thiết sẽ mất dần và những hành động cần thiết sẽ được củng cố Dần dần, cơ chế “lối tắt” được thiết lập và não bộ tự động hóa việc đọc

Hơn nữa, thói quen đọc giúp bạn tiết kiệm thời gian và trở nên tự do hơn, vì chỉ khi quyết định “đọc hay không đọc” được đưa ra dễ dàng (bằng phần vô thức), thì não bộ mới có không gian cần thiết cho những suy nghĩ tự do và sáng tạo (đòi hỏi ý thức) mà ta có được từ việc đọc sách đó Chẳng hạn như bạn đã có thói quen đọc từ trước thì chẳng có lý do gì, bạn không cần phải “đấu tranh” để xem có nên đọc vài trang vào tối nay hay không, mà bạn chỉ đơn giản nghĩ về những gì được viết trong đó thôi, và sẵn sàng để đọc nốt Bạn để thói quen làm thay bạn phần quyết định để bạn có nhiều thời gian tự do và tư duy hơn

Tuy nhiên thói quen là con dao hai lưỡi, nó có thể là công cụ đặc biệt hữu ích, nhưng cũng có thể là vật cản đường Vì như đã nói, thói quen là hoạt động của vô thức, giống như việc bạn sẽ chẳng bao giờ hỏi “tại sao vào nhà phải tháo giày?” khi là một

45 người Việt Nam, nhưng câu hỏi ấy lại xuất hiện với người Mỹ, vì họ luôn đi cả giày vào nhà vậy Sẽ đến lúc bạn ngừng đặt câu hỏi với rất nhiều hành vi của mình, đơn giản vì bạn không để ý đến nó nữa, tâm trí bạn đang bận rộn ở nơi khác Do đó, việc xác định ngay từ đầu rằng mình muốn xây dựng thói quen đọc sẽ giảm thiểu thiệt hại về sau, và giúp giảm đi cả những thói quen xấu nữa

Như vậy có thể xem thói quen đọc là lãi kép của việc cải thiện kiến thức cá nhân, một vài thay đổi nhỏ như đọc vài mươi trang giấy thường không tạo ra khác biệt gì cho đến khi một người vượt qua ngưỡng giới hạn của bản thân và tạo ra sự thay đổi triệt để Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ bao nhiêu sẽ đòi hỏi một tiến trình sâu sắc bấy nhiêu, cũng như một lượng thời gian dài tương ứng Vì thế người đó cần phải kiên nhẫn Nếu bạn muốn một kết quả tốt hơn trong học tập, đừng tập trung quá nhiều vào xây dựng mục tiêu, hãy tập trung vào quá trình học tập của bạn, vì chỉ có sự thay đổi cả nhận thức về việc đọc lẫn hành vi đọc mới tạo nên sự thay đổi triệt để

Hơn nữa, ý nghĩa thực sự của thói quen đọc không chỉ vì chúng bồi dưỡng nền tảng tri thức tốt hơn trong cuộc sống, mà còn bởi chúng có khả năng mạnh mẽ trong việc thay đổi những niềm tin cốt yếu nhất về chính bản thân người đọc Khả năng này xuất phát từ mối quan hệ hai chiều giữa thói quen – mô thức: Tuy mô thức định hình thói quen, nhưng chính thói quen mới là công cụ củng cố mô thức của chúng ta Điều này sẽ phân tích kỹ hơn phía sau

Xây dựng thói quen đọc là mục đích của phần này, viên gạch của chúng tôi là cách vận dụng nguyên lý của não người vào xây dựng thói quen đọc nói riêng và thói quen nói chung; nhưng xây dựng kiến thức mới là mục đích cuối cùng Chúng tôi nung gạch, với hi vọng ngôi nhà của các bạn sẽ trở nên kiên cố vững chắc, có thể mở cửa đón nhận cơ hội, cũng có thể dũng cảm đương đầu gió bão

❖ Hai vấn đề đối với xây dựng thói quen đọc – Tiến trình ba bước

Muốn hình thành thói quen đọc, trước hết bạn cần có động lực thúc đẩy hành vi này Động lực là yếu tố quan trọng nhưng thường không bền vững vì nó chỉ là trạng thái tâm lý nhất thời Để duy trì động lực lâu dài, bạn cần xem đọc sách là một hoạt động thú vị, bổ ích cho bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 A.L Kroeber và Kluckhohn (1952), “Culture, a critical review of concept and definitions, Vintage Books, A Division of Random House”

2 Barbara Oakley, Alistair McConville, Terry Sejnowski (2018), Learning how to learn, Perigee Bks.U.S

3 Christina Clark và Kate Rumbold (2006), “Reading for pleasure”

4 Dorynna Untivero (Oct 2020), “Ask The Expert: Miguel Syjuco On Literature,

Honesty, And Why We Should Read More”

5 Edward Burnett Tylor (1871), “Primitive Culture”

6 James Clear (2018), Atomic Habits, Penguin RandomHouse US

7 Stephen Covey (1989), The 7 habits of highly effective people, Free Press US

8 Ryanne Co (2021), “Thinkpiece: Filipinos and Literature - What Are We

Reading And Why Aren't We Reading More?”

9 Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá Thông tin,

10 Trương Huyền Anh (2017), “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh”

11 Huỳnh Phương Đài (2013), “Văn hóa đọc trong đời sống sinh viên khoa PR - Đại học Văn Lang”

12 Thiên Điểu, “Nghịch lý ngành xuất bản 'đi lên', văn hóa đọc 'đi xuống'“,

[https://tuoitre.vn/nghich-ly-nganh-xuat-ban-di-len-van-hoa-doc-di-xuong- 20200904203439257.htm], truy cập ngày 16/04/2023

13 Phạm Duy Đức (2018), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hò Chí Minh về văn hóa trong chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo (5)

14 Vũ Thị Thu Hà (2013), “Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (2), tr 20 - 27

15 Thu Hằng, “Giới trẻ và chuyện đọc sách thời hiện đại”,

[https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/gioi-tre-va-chuyen-doc-sach-thoi-hien-dai- 33736.vov2], truy cập ngày 17/04/2023

16 Nhật Nam (2022), “Thúc đẩy văn hóa đọc trong giới trẻ”,

[https://baochinhphu.vn/thuc-day-van-hoa-doc-trong-gioi-tre-

17 Vũ Dương Thúy Ngà, Mai Thu Hiền (2022), “Văn hóa đọc ở một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam”

18 Hồ Chí Minh (1945), “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”

19 Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vũ Thị Thu Hiền (2019), “Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”

20 Nguyễn Chí Trung (2020), “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học

21 Nguyễn Chí Trung (2020), “Đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên”, Tạp chí Văn học – Nghệ thuật (435)

22 Nguyễn Hữu Viêm, “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam”, [https://nlv.gov.vn/van-hoa-doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet- nam.html#:~:text=V%C4%83n%20ho%C3%A1%20%C4%91%E1%BB%8Dc

%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,quan%20qu%E1%BA%A3n%20l%C3% BD%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc], truy cập ngày

23 Chu Quang Tiềm,”Bàn về đọc sách”, Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách

24 Tổng cục Thống kê (2022), “Niên giám thống kê 2022” NXB Thống kê, tr

PHỤ LỤC

1 Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên trực thuộc Trường Đại học Luật TP HCM (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị hành chính trực thuộc Trường, do Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh quyết định thành lập

2 Trung tâm có chức năng a) Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác Quan hệ Doanh nghiệp (gắn kết giữa Nhà trường, người học với các đơn vị sử dụng lao động; gắn kết Cựu sinh viên với Nhà trường); Công tác Hỗ trợ sinh viên (những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập – nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên, hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, học bổng ngoài ngân sách); b) Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu điều hành, quản trị cổng thông tin của Trường thông qua website và mạng xã hội c) Tổ chức các hoạt động mang tính chất dịch vụ phục vụ sinh viên có thu phí

1 Tổ chức thực hiện các hoạt động Quan hệ doanh nghiệp: a) Thiết lập hệ thống thông tin việc làm, thông tin hai chiều giữa trường với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng lao động, số lượng người học tốt nghiệp hàng năm theo từng ngành đào tạo của trường để tư vấn và giới thiệu việc làm cho người học; giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn lao động phù hợp với yêu cầu công việc; b) Tổ chức Ngày hội việc làm hàng năm; c) Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động tổ chức các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị, tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học viên, sinh viên; d) Tổ chức các mô hình hoạt động như Câu lạc bộ, nhóm, để doanh nghiệp, đơn vị tham gia đóng góp xây dựng và phát triển Nhà trường

8 Trường Đại học Luật TP HCM, “Vị trí – Chức năng Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên”, https://htdn.hcmulaw.edu.vn/vi/chuc-nang-nhiem-vu/chuc-nang-vi-tri-nhiem-vu (truy cập ngày 15/8/2023)

9 Trường Đại học Luật TP HCM, “nhiệm vụ Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên”, https://htdn.hcmulaw.edu.vn/vi/chuc-nang-nhiem-vu/chuc-nang-vi-tri-nhiem-vu (truy cập ngày 15/8/2023) e) Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; theo dõi, đánh giá thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau tốt nghiệp f) Chịu trách nhiệm chính trong công tác phối hợp với Ban liên lạc Hội Cựu sinh viên tổ chức các hoạt động của cựu sinh viên trường

2 Tổ chức thực hiện các hoạt động Hỗ trợ sinh viên a) Vận động các nguồn tài trợ để hình thành Quỹ Hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên; tiếp nhận các nguồn tài trợ học bổng, trợ cấp khó khăn từ các công ty, doanh nghiệp và cơ quan thực tế b) Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho người học c) Tổ chức các hoạt động nắm bắt và tư vấn cho người học về phương pháp học tập; Tham gia đề xuất, tư vấn cho Ban Giám hiệu các vấn đề liên quan đến việc đạt chuẩn đầu ra của người học d) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức các sự kiện, kinh doanh các sản phẩm phục vụ sinh viên trong khuôn viên trường (có thu phí) e) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường nghiên cứu để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường f) Tư vấn các vấn đề tâm lý – xã hội cho người học theo quy định

Phụ lục 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Hội đồng Khoa học & Đào tạo

Khoa Luật Hành chính - Nhà nước

Khoa Khoa học cơ bản

Khoa Quản trị và Khoa Ngoại ngữ pháp lý

Các phòng, ban, trung tâm

Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Quản trị - thiết bị

Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Phòng Thanh tra Phòng Công tác sinh viên Phòng Đào tạo

Phòng Quản lý Hệ vừa làm vừa học Phòng Đào tạo sau đại học

Phòng Tạp chí khoa học pháp lý

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn Trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy

Trung tâm Nghiên cứu pháp luật quyền con người, quyền công dân và luật nước ngoài Trung tâm khảo thí

Trung tâm công nghệ thông tin

Trung tâm Thông tin – thư viện Trung tâm Sở hữu trí tuệ

Trung tâm quản lý đào tạo chất lượng và và đào tạo quốc tế Trung tâm Học liệu

Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên

Trung tâm tư vấn tuyển sinh

Trung tâm Elearning và Ban quản lý Dự án xây dựng Trường tại cơ sở Quận 9

Các tổ chức chính trị, đoàn thể thuộc Trường Đại học Luật TP H CM Đảng ủyHội đồng trường Công đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí MinhHội sinh viênHội cựu sinh viênChi hội Luật giaHội Cựu chiến binhHội đồng khoa học đào tạoHội thể thao đại học và chuyên nghiệp.

LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chức năng: 10

Trung tâm Thông tin Thư viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ và phổ biến, cung cấp tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trong và ngoài trường Hỗ trợ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin đáp ứng nhu cầu bạn đọc

- Tăng cường nguồn lực thông tin bằng việc phát triển song song hai loại hình tài liệu: tài liệu in và tài liệu điện tử Ưu tiên việc xây dựng và phát triển nguồn học liệu điện tử phục vụ đào tạo theo tín chỉ;

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; Tổ chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu thư viện trong nhà trường;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; thu nhận lưu chiểu các tài liệu do trường xuất bản: các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường; các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng, quản lý các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu có trong thư viện và các sản phẩm, dịch vụ thông tin của Trung tâm

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn về xử lý thông tin và các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác thông tin thư viện;

10 Trường Đại học Luật TP HCM, “Chức năng Trung tâm Thông tin Thư viện”, https://library.hcmulaw.edu.vn/index.php/en/about/chuc-nang-nhiem-vu (truy cập ngày 15/8/2023)

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA BẢNG HỎI - văn hóa đọc của sinh viên trường đại học luật thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w