1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với bệnh đường hô hấp tại bệnh viện quân y 175 năm 2023

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023
Tác giả Thái Hữu Tình
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng kê đơn kháng sinh là không phù hợp hoặc không hiệu quả với những bệnh nhân mắc VPQ cấp [2] vì 90% các trường hợp có nguyên nhân là do virus gây ra.

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

THÁI HỮU TÌNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN

THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 NĂM 2023

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

THÁI HỮU TÌNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN

THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 NĂM 2023 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Lan Anh

Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội

Bệnh viện Quân y 175

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sự thành công thường chỉ đến với ai luôn cố gắng và nỗ lực Để có thể hoàn thành luận văn của mình ngoài sự quyết tâm của bản thân còn có sự chỉ bảo, giúp đỡ của rất nhiều người mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên

Trước hết, với tất cả lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Trần Thị Lan Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt hành trình bắt đầu từ thai nghén cho đến khi hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo, quý thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 175, các đồng nghiệp trong bệnh viện, bạn bè thân thiết đã tạo điều kiện giúp đỡ và

đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn

Cuối cùng tôi xin dành tặng những điều tốt đẹp nhất tới bố mẹ và vợ cùng những đứa con thân yêu đã luôn bên cạnh chia sẻ, cổ vũ, động viên tinh thần và đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường thực hiện luận văn

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Học viên

Thái Hữu Tình

Trang 4

1.1.2 Phân loại bệnh và dịch tễ……… 3

1.1.3 Hướng dẫn điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn……… 5

1.2 Tổng quan về kê đơn ngoại trú………9

1.2.1 Nguyên tắc kê đơn ngoại trú……… 9

1.2.2 Các chỉ số kê đơn……… 10

1.3 Tổng hợp một số nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa về chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú……… 11

1.3.1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn ………11

1.3.2 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kê kháng sinh, vitamin và corticoid…………11

1.3.3.Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban hành……….12

1.3.4 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện………12

1.4 Thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn………13

1.4.1 Trên thế giới……… 13

1.4.2 Tại Việt Nam……….14

1.5 Tổng quan về Khoa dược và Bệnh viện Quân y 175 – Bộ Quốc Phòng ……… 16

1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Quân y 175……….16

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức khoa Dược Bệnh viện Quân y 175……… 17

1.5.3 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023……… 18

Trang 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….21

2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu……… 21

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu……… 21

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……… 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu……… 21

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu……… 21

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……….… 21

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu……….23

2.2.4 Biến số nghiên cứu……….23

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu……… 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……….30

3.1 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023………30

3.1.1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn……… 30

3.1.2 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh………31

3.1.3 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê corticoid, vitamin và khoáng chất ………31

3.1.4 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban hành……….……32

3.1.5 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện ……… 34

3.2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023……… 36

3.2.1 Phân tích trong lựa chọn kháng sinh điều trị………… 36

3.2.2 Phân tích về liều dùng……… 39

3.2.3 Phân tích về thời điểm sử dụng kháng sinh……… 40

3.2.4 Tương tác kháng sinh……….41

3.2.5 Phân tích về thời gian sử dụng kháng sinh……….41

Trang 6

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN………42

4.1 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023… 42

4.1.1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn ……… 42

4.1.2 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh ……… 42

4.1.3 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê corticoid, vitamin và khoáng chất……….43

4.1.4 Tỷ lệ phần trăm thuốc kê đơn trong DMTTY do Bộ y tế ban hành ………43

4.1.5 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện……….……… 44

4.2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023……… 45

4.2.1 Phân tích trong lựa chọn kháng sinh điều trị……… 45

4.2.2 Phân tích về liều dùng………46

4.2.3 Phân tích về thời điểm sử dụng kháng sinh………46

4.2.4 Tương tác kháng sinh……….47

4.2.5 Phân tích về thời gian kê kháng sinh……….47

4.3 Một số hạn chế trong nghiên cứu……… 47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 49

KẾT LUẬN 49

1 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023 49

2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023 49

KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu

NSAID Thuốc chống viêm không steroid PTTSLĐT Phiếu thu thập số liệu đơn thuốc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê các bệnh mắc cao nhất toàn quốc 5 Bảng 1.2 Lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp 8

Bảng 1.3 Cơ cấu kháng sinh được kê đơn trong điều trị viêm phế

quản cấp tại các nước, khu vực trên Thế giới 13

Bảng 1.4 Cơ cấu kháng sinh được kê đơn điều trị viêm phế quản

Bảng 1.5 Trình độ chuyên môn của cán bộ khoa Dược 18 Bảng 1.6 Mô hình Bệnh tật của Bệnh viện Quân y 175 năm 2023 19 Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 24 Bảng 2.2 Công thức tính về các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú 27 Bảng 3.1 Số thuốc kê trong đơn thuốc 30 Bảng 3.2 Mối liên quan giữa số thuốc và số chẩn đoán trong đơn 30

Bảng 3.3 Số kháng sinh trung bình trong đơn thuốc có kê kháng

Bảng 3.4 Các phân nhóm kháng sinh được kê đơn 31 Bảng 3.5 Các loại Corticoid được kê đơn 32 Bảng 3.6 Tỉ lệ kê thuốc trong DMTBV và DMTTY 32 Bảng 3.7 Tỉ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong đơn 33 Bảng 3.8 Danh mục thuốc được kê theo nguồn gốc 33 Bảng 3.9 Danh mục thuốc theo đường dùng 33 Bảng 3.10 Chi phí thuốc trung bình của một đơn thuốc 34

Bảng 3.11 Tỷ lệ chi phí thuốc cho kháng sinh, Corticoid và

Vitamin và khoáng chất 34 Bảng 3.12 Mô hình bệnh đường hô hấp theo mã ICD-10 35 Bảng 3.13 Số thuốc kháng sinh trung bình trong một đơn 36

Trang 9

Bảng 3.14 Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh theo chẩn đoán 37 Bảng 3.15 Tỷ lệ kê đơn phù hợp về lựa chọn kháng sinh 37 Bảng 3.16 Tỷ lệ kê đơn không phù hợp về lựa chọn kháng sinh 38

Bảng 3.17 Tỷ lệ kê kháng sinh có liều dùng phù hợp và không

Bảng 3.18 Thời điểm sử dụng kháng sinh 40 Bảng 3.19 Số đơn có tương tác thuốc với kháng sinh 41 Bảng 3.20 Số ngày kê đơn kháng sinh theo bệnh chẩn đoán 41

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quân y 175 17 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Khoa dược-Bệnh viện Quân y 175 18 Hình 2.1 Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu 22

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nhiệt đới, thời tiết đặc trưng bởi sự nóng ẩm, nhiệt

độ và lượng mưa thay đổi rõ rệt giữa mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng đáng kể Ngoài ra, tình hình thế giới nói chung và Việt nam nói riêng cũng chịu ảnh hưởng từ sau tình hình đợt dịch covid Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng tăng lên ở mọi đối tượng Trong đó, Viêm phế quản cấp (VPQ cấp) được ghi nhận là một trong những bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến nhất VPQ cấp là một bệnh viêm đường hô hấp dưới đặc trưng bởi triệu chứng ho cấp tính [1] Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng kê đơn kháng sinh là không phù hợp hoặc không hiệu quả với những bệnh nhân mắc VPQ cấp [2] vì 90% các trường hợp có nguyên nhân là do virus gây ra Kháng sinh được kê không phù hợp cho bệnh nhân VPQ cấp lên đến 70%, chiếm 40% tổng số bệnh nhân được kê đơn kháng sinh ngoại trú ở Mỹ [3] Việc kê đơn kháng sinh không cần thiết không những không mang lại lợi ích lâm sàng cho bệnh nhân, mà còn làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và chi phí điều trị

Bệnh viện Quân y 175 – BQP là Bệnh viện đa khoa tuyến cuối thuộc hệ thống BV Quân y của BQP, trực thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng, với quy mô thiết kế 1500 giường bệnh gồm 66 khoa, phòng, ban chức năng Đối tượng phục vụ của BV là khám chữa bệnh cho các Quân nhân tại ngũ, và gia đình quân nhân, cán bộ hưu trí trong và ngoài Quân đội, nhân dân thuộc các tỉnh phía nam Mỗi ngày, bệnh viện điều trị từ 2.200 – 2.600 bệnh nhân ngoại trú với nhiều nhóm bệnh khác nhau trong đó nhóm bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao Để thuận tiện trong công tác quản lý, bệnh viện đã tiến hành theo dõi việc điều trị ngoại trú trên

hệ thống phần mềm Tuy nhiên, Việc phân tích hiệu quả kê đơn thuốc ngoại trú BHYT trong điều trị bệnh đường hô hấp nói chung và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn nói riêng đến thời điểm hiện tại chưa

có đề tài nghiên cứu nào Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:

Trang 12

“Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với bệnh đường

hô hấp tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023” Với hai mục tiêu sau:

1 Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023

2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về một số bệnh đường hô hấp

‐ Bệnh hen suyễn: Là một bệnh mãn tính của đường hô hấp, được đặc trưng bởi việc co thắt và viêm của đường thở trên, gây ra triệu chứng như khó thở, phe quản co thắt và ho kéo dài

‐ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Là một bệnh mãn tính của phổi, bao gồm viêm phổi mạn tính và hen suyễn Bệnh này thường gây ra hạn chế luồng khí vào và ra khỏi phổi, gây ra triệu chứng như ho, khó thở và suy giảm chức năng phổi

‐ Bệnh tắc nghẽn phế quản: Bệnh này làm tắc nghẽn và hẹp các phế quản, gây ra khó thở, ho và ngưng thở

‐ Bệnh viêm xoang: Là một bệnh viêm màng niêm mạc của các xoang mũi, gây ra triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi và đau đầu

‐ Bệnh cấp tính và mạn tính của đường hô hấp khác: Bao gồm cả viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và viêm phế quản [4]

1.1.2 Phân loại bệnh và Dịch tễ

1.1.2.1 Phân loại:

a) Hô hấp trên và hô hấp dưới

Hệ thống hô hấp trên:

‐ Hệ thống hô hấp trên bao gồm các bộ phận như miệng, mũi, xoang, họng, thanh quản và khí quản

‐ Các bệnh lý thường xảy ra tại các cơ quan này bao gồm viêm họng, cảm

Trang 14

‐ Những bệnh lý này thường do virus tấn công và thường có tính chất lành tính, diễn ra trong thời gian ngắn và ít gây biến chứng nguy hiểm

Hệ thống hô hấp dưới:

‐ Hệ thống hô hấp dưới bao gồm phổi và ống phế quản

‐ Các bệnh lý thường xảy ra tại hệ thống hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae

‐ Những bệnh lý này thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra và có thể gây biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời

b) Cấp tính và mãn tính

Bệnh hô hấp cấp tính:

‐ Bệnh hô hấp cấp tính là những bệnh có khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn

‐ Các triệu chứng của bệnh hô hấp cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột và có thể bao gồm ho, khó thở, đau ngực, sốt, mệt mỏi và cảm lạnh

‐ Bệnh hô hấp cấp tính thường kéo dài trong thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tuần, và có thể tự giảm đi sau khi điều trị hoặc nghỉ ngơi

‐ Một số ví dụ về bệnh hô hấp mãn tính bao gồm hen suyễn, viêm phổi mãn tính, viêm xoang mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) [4]

1.1.2.2 Dịch tễ

Bệnh liên quan đến đường hô hấp là nguyên nhất phổ biến thứ 4 gây tử vong toàn cầu [5], trong đó phổ biến nhất là viêm phế quản (Bronchitis) Viêm phế quản

Trang 15

là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào, đặc biệt là trẻ ở thành thị cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc viêm phế quản và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì viêm phế quản mỗi năm Tỷ lệ mắc viêm phế quản ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và khoảng 10-12% ở trẻ em dưới 15 tuổi Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc viêm phế quản dao động từ 1,1% ở Đà Lạt cho tới cao nhất là 5,5% ở cư dân một số khu vực Hà Nội [6]

Theo bảng thống kê năm 2019 của Bộ Y tế ta có số liệu sau:

Bảng 1.1 Thống kê các bệnh mắc cao nhất toàn quốc [7]

1.1.3 Hướng dẫn điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn

1.1.3.1 Khái niệm:

- Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương Khi khỏi không để lại di chứng Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại

- Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị

- Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do virus, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh [8]

1.1.3.2 Điều trị:

(trên 100,000 ngàn dân)

Viêm họng và viêm amidan cấp 491,1

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 399,6

Viêm cấp đường hô hấp trên khác 284,4

Trang 16

4235/QĐ-BYT ngày 31 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành tài liệu chuyên môn

“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp’’:

- Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị

- Điều trị triệu chứng:

+ Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm

+ Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm

ho như:

* Terpin codein 15- 30 mg/24 giờ hoặc

* Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ ở người lớn hoặc

* Nếu ho có đờm: thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ + Nếu có co thắt phế quản: thuốc giãn phế quản cường β2 đường phun hít (salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol 5 mg x 2- 4 nang/24 giờ hoặc uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24 giờ

+ Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng

- Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường

- Chỉ định dùng kháng sinh khi:

+ Ho kéo dài trên 7 ngày

+ Ho, khạc đờm mủ rõ

+ Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư

- Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương Có thể dùng một trong các kháng sinh như sau:

+ Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ

+ Amoxicillin + acid clavulanic; ampicillin + sulbactam: liều 3 g/24 giờ + Cephalosporin thế hệ 1: cefalexin 2-3 g/24 giờ

+ Cefuroxim 1,5 g/24 giờ

+ Macrolid: Erythromycin 1, 5g ngày x 7 ngày, azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO)

Trang 17

- Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.”

Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày

02 tháng 03 năm 2015 của Bộ Y Tế về điều trị VPQ cấp ở người lớn [8], điều trị VPQ cấp bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản và điều trị các triệu chứng khác

a Điều trị bằng kháng sinh

a1 Kháng sinh cho viêm phế quản cấp

- Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp không cần dùng kháng sinh

- Chỉ dùng kháng sinh cho những trường hợp:

(1) Cải thiện lâm sàng chậm, hoặc không cải thiện;

(2) Ho khạc đờm mủ, đờm màu vàng, hoặc màu xanh;

(3) Người bệnh có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch;

(4) người bệnh > 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau; hoặc người bệnh trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim sung huyết; hiện đang dùng corticoid uống

- Thiếu bằng chứng về hiệu quả của điều trị kháng sinh thường quy cho viêm phế quản cấp

a2 Lựa chọn kháng sinh nào cho các trường hợp viêm phế quản cấp

- Nên chọn kháng sinh nhóm macrolid, hoặc doxycyclin cho những trường hợp viêm phế quản cấp ở người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh; kháng sinh nhóm beta-lactam phối hợp với chất ức chế beta-lactamase hoặc nhóm quinolon nên được lựa chọn ban đầu trong điều trị các trường hợp viêm phế quản cấp có tiền sử dùng kháng sinh trong vòng 3 tháng gần đây, hoặc viêm phế quản cấp ở người có tuổi cao, có bệnh mạn tính kèm theo

- Khi hướng tới căn nguyên Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydophila

pneumoniae:

Trang 18

+ Người bệnh đôi khi có viêm phế quản cấp do M pneumoniae hoặc C

pneumoniae Hướng tới chẩn đoán những căn nguyên này khi người bệnh có ho

kéo dài và triệu chứng đường hô hấp trên điển hình Tuy nhiên, điểm hạn chế là thiếu các phương tiện để chẩn đoán thường quy

+ Cả hai tác nhân này đều nhạy cảm với tetracyclin, macrolid, và fluoroquinolon Trong thực hành lâm sàng, các kháng sinh này thường chỉ được khuyến cáo điều trị theo kinh nghiệm khi có những vụ dịch bùng phát

+ Influenza virus: Không có thuốc điều trị đặc hiệu, trong trường hợp nặng

có thể dùng các thuốc ức chế neuraminidase (oseltamivir hoặc zanamivir)

Để đạt hiệu quả tối ưu, thuốc nên được dùng ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng

+ Thời gian dùng kháng sinh: thường 7-10 ngày

Bảng 1.2 Lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp

Tình huống lâm sàng Kháng sinh ưu tiên Kháng sinh thay thế

Viêm phế quản cấp ở

người hoàn toàn khỏe

mạnh

Macrolid, doxycyclin Beta-lactam

Viêm phế quản cấp ở

b Vai trò của thuốc giãn phế quản trong viêm phế quản cấp

Chỉ dùng thuốc giãn phế quản điều trị viêm phế quản cấp khi nghe phổi thấy

ran rít, ngáy

c Các điều trị triệu chứng khác

- Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm

Trang 19

- Không có thử nghiệm lâm sàng nào ủng hộ việc sử dụng thuốc long đờm

- Không hoặc có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho trong điều trị viêm phế quản cấp, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của người bệnh

- Khi điều trị tối ưu mà người bệnh còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác

1.2 Tổng quan về kê đơn ngoại trú

1.2.1 Nguyên tắc kê đơn ngoại trú

Theo điều 4 của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế

về ‘’Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú ‘’, quy định một số quy tắc kê đơn thuốc như sau:

1 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh

2 Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh

3 Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic

4 Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:

‐ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của

Bộ Y tế

‐ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành

‐ Dược thư quốc gia của Việt Nam [8]

5 Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư 52/2017/TT-BYT

Trang 20

6 Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sĩ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh

7 Bác sĩ, y sĩ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt)

8 Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 trong Thông tư 52/2017/TT-BYT kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh [4]

9 Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều

6 Luật dược, cụ thể:

- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

- Thực phẩm chức năng;

- Mỹ phẩm

Các yêu cầu chung đối với nội dung kê đơn thuốc thì được quy định tại Thông tư 52/2017/TT-BYT và thông tư 18/2018/TT-BYT bổ sung và sửa đổi cho thông tư 52/2017/TT-BYT

1.2.2 Các chỉ số kê đơn:

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm

2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện Trong đó có quy định về:

* Các chỉ số kê đơn

- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN;)

Trang 21

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban

hành [9]

* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;

- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;

- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;

- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;

- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan [9]

1.3 Tổng hợp một số nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa về chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

1.3.1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn:

- Theo nghiên cứu Bệnh vện Trung ương Quân đội 108 năm 2018: Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,11, đơn nhiều nhất có 1 thuốc chiếm 0,25%

và ít nhất có 1 thuốc chiếm 14,25% [10]

- Theo nghiên cứu tại bệnh viên E năm 2021: Số thuốc trung bình trong một đơn là 2,6 ± 1,3 thuốc [11]

- Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2018: Số thuốc trung bình trong một đơn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là 3,0 thuốc [12]

1.3.2 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh, coritcoid, vitamin và kháng chất:

- Theo nghiên cứu Bệnh vện Trung ương Quân đội 108 năm 2018: Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh là 23,25% chủ yếu là đơn kê 1 kháng sinh chiếm tỷ

Trang 22

lệ 75,27%, có 21,50% đơn phối hợp 2 kháng sinh và 3,22% đơn phối hợp trên 3 kháng sinh Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất là 22% [10]

- Theo nghiên cứu tại bệnh viên E năm 2021: 6,5% đơn có kê thuốc tiêm, 1,5% đơn kê corticoid và 1,8% đơn kê vitamin và khoáng chất, 89 đơn kê thuốc YHCT chiếm 22,3 % và 11% số đơn kê kháng sinh [11]

- Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2018: Đơn kê kháng sinh chiếm 33,0% và đơn kê vitamin chiếm tỷ lệ 17,8% [12]

1.3.3 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban

hành: Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban hành

- Theo nghiên cứu Bệnh vện Trung ương Quân đội 108 năm 2018: 100% lượt thuốc nằm trong Danh mục thuốc bệnh viện, chỉ có 20,07% lượt thuốc nằm trong Danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế [10]

- Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2018: 100% thuốc được kê thuộc danh mục thuốc bệnh viện, 33.7% thuốc được kê thuộc DMTTY

Tỉ lệ sử dụng thuốc nội là 78,0% và thuốc ngoại chiếm 22,0% 86,1% là thuốc có nguồn gốc tân dược còn lại là thuốc YHCT chiếm 13,9% Thuốc sử dụng đường uống chiếm 85,0% [12]

1.3.4 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện:

- Theo nghiên cứu Bệnh vện Trung ương Quân đội 108 năm 2018: Chi phí trung bình của 1 đơn thuốc là 490.057 (SD=341.693) VNĐ, trong đó chi phí cao nhất cho 1 đơn là 1.829.078VNĐ, chi phí thấp nhất cho 1 đơn thuốc là 5.370VNĐ Chi phí cho kháng sinh, chiếm 4,47% Tổng chi phí cho thuốc vitamin và khoáng chất

là 5.006.091 VNĐ chiếm tỷ lệ 2,55% [10]

- Theo nghiên cứu tại bệnh viên E năm 2021: Chi phí trung bình cho một đơn thuốc là 381.753 ± 317.297VNĐ Chi phí đơn kê kháng sinh là 5.740.401VNĐ, chi phí thuốc kháng sinh là 2.661.854VNĐ [11]

Trang 23

- Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2018: Chi phí trung bình của mỗi đơn thuốc là 321.856 VNĐ đó chi phí dành cho kháng sinh chiếm 10,6% và dành cho vitamin là 1,1% [12]

1.4 Thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

1.4.1 Tại Việt Nam

Cơ cấu kháng sinh được kê đơn trong điều trị VPQ cấp tại Việt Nam được tổng hợp và trình bày như sau:

Bảng 1.3 Cơ cấu kháng sinh kê đơn điều trị viêm phế quản cấp tại Việt Nam

Địa điểm

Penicilin kết hợp chất

ức chế beta lactamase

Cephalosporin Quinolon Macrolid Kháng

sinh khác

Cephalosporin thế hệ 3:

58,9%

Cephalosporin thế hệ 2:

2,9%

Amino glycosid: 11,6%

Mặc dù VPQ cấp được ghi nhận là một trong những bệnh nhiễm trùng

Trang 24

kháng sinh trên bệnh nhân VPQ cấp vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu tại các Bệnh viện hạng I trở lên Theo kết quả tại Bệnh viện đại học y hà nội năm

2022, TTYT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn: Nhóm cephalosporin được sử dụng phổ biến nhất, cụ thể là cephalosporin thế hệ 3 với tỷ lệ khoảng 30,77% ( Bệnh viện đại học y Hà Nội năm 2022) và 58,9% ( TTYT huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) Trong nghiên cứu tại Bệnh viện đại học y Hà Nội năm 2022, tính phù hợp của việc kê kháng sinh ngoại trú điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn bao gồm các kết quả như sau:

- 68,68% bệnh nhân được kê đơn kháng sinh không phù hợp với phác đồ điều trị Số lượng bệnh nhân được kê đơn kháng sinh phù hợp với phác đồ chỉ đạt 31,32%

- Nếu đánh giá tính phù hợp trong lựa chọn thuốc theo phác đồ ưu tiên của Hướng dẫn điều trị của BYT thì tỷ lệ lựa chọn kháng sinh không phù hợp là 84,53%, phù hợp là 15,47% Đối với lựa chọn kháng sinh theo phác đồ thay thế thì tỷ lệ kê đơn phù hợp là 15,85%, không phù hợp là 84,15%

- Số lượng kháng sinh có liều dùng không phù hợp chiếm tỷ lệ rất thấp (9,23%)

- Tỷ lệ thời điểm dùng phù hợp là 100%

- Số lượng kháng sinh được kê đơn có thời gian sử dụng không phù hợp chiếm

tỷ lệ thấp (13,08%) và 100% đơn thuốc không có tương tác chống chỉ định

1.4.2 Trên thế giới

Cơ cấu kháng sinh được kê đơn trong điều trị VPQ cấp tại các nước, khu vực trên Thế giới được tổng hợp và trình bày trong bảng 1.3

Trang 25

Bảng 1.4 Cơ cấu kháng sinh được kê đơn trong điều trị viêm phế quản cấp tại các nước, khu vực trên Thế giới

Địa điểm

Penicilin (kết hợp chất ức chế beta lactamase)

Amoxicilin: 2,3%

Tăng từ 25% vào năm 1996 – 1998 lên 41%

vào năm 2008 – 2010 Từ năm 2011 – 2016, macrolid (chủ yếu là

azithromycin) được kê đơn 87,0% trong tất

cả các đơn thuốc và chủ yếu được kê cho người trẻ tuổi

Fluoroquinolon:

3,3%, phần lớn được kê cho người cao tuổi (≥ 65 tuổi)

Nhật Bản

(2013 –

2015) [16]

4,9% (phòng khám)

và 6,9% (bệnh viện)

Cephalosporin thế hệ 3:

31,9% (phòng khám) và 28,3% (bệnh viện)

44,3% (phòng khám)

và 46,6% (bệnh viện)

Fluoroquinolon:

14,8% (phòng khám) và 14,3%

(bệnh viện)

4,1% (phòng khám) và 3,9% (bệnh viện)

Thái Lan

[17]

Amoxicilin: 41,2%

Amoxicilin/acid clavulanic: 27,9%

Trang 26

Có thể thấy cơ cấu kháng sinh trong điều trị VPQ cấp giữa các nước châu

Âu, châu Á và Mỹ có sự khác nhau Ở các nước khu vực châu Âu và các bang của

Mỹ, kháng sinh được sử dụng phổ biến là macrolid, kháng sinh cephalosporin hầu như không được sử dụng tại các nước này, chỉ có một tỷ lệ nhỏ kháng sinh quinolon và các kháng sinh khác như tetracyclin, sulfamethoxazol được kê đơn Ngược lại với các nước châu Âu và Mỹ, các nước châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, cơ cấu kháng sinh trong điều trị VPQ cấp rất đa dạng, nhưng kháng sinh chủ yếu được kê đơn là cephalosporin và macrolid Sở dĩ có sự khác biệt này

có thể là do kiến thức chuyên môn, đặc điểm vi sinh, chi phí kháng sinh và các hướng dẫn thực hành lâm sàng liên quan đến kháng sinh của các nước là khác nhau

1.5 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN VÀ KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUÂN

Y 175 BỘ QUỐC PHÒNG

1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện Quân y 175 là cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán

bộ từ cấp Trung ương tới các chiến sĩ cũng như nhân dân trong khu vực, địa bàn được đảm nhiệm và là tuyến cuối phía Nam của Quân đội, trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Năm 2019 Bệnh viện được chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới với cơ sở mới với hạ tầng và trang thiết bị hiện đại mới được đầu tư nâng cấp thêm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng trong hoàn thành nhiệm vụ Bệnh viện với mô hình tự chủ về tài chính gần như hoàn toàn Với 1500 giường bệnh,

66 khoa phòng, có trên 2000 cán bộ nhân viên, đơn vị đã đáp ứng tốt nhiệm vụ bệnh viện tuyến cuối với số lượng khám và điều trị ngày một tăng cao trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân các khu vực lân cận

Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Quân y 175:

Khám, thu dung và điều trị cho cán bộ chiến sỹ từ Đà Nẵng đổ vào phía Nam và nhân dân các vùng lân cận

- Cơ sở đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng

- Bảo đảm quân y cho công tác Biển đảo

Trang 27

- Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước

và làm nhiệm vụ Quốc tế

Để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình Bệnh viện xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình cấu trúc trực tuyến - chức năng theo sơ đồ:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn có tay nghề cao, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, chăm sóc và điều trị gồm: các tiến sĩ; thạc sĩ; chuyên khoa cấp I, II; cán bộ điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên cơ bản trên đều có trình

độ từ cao đẳng đến đại học Các cán bộ quản lý các viện, khoa, phòng ban, trung tâm đều có trình độ từ sau đại học trở lên

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức khoa Dược - Bệnh viện Quân y 175:

- Cơ cấu tổ chức, nhân lực của khoa dược:

Khoa dược gồm 1 chủ nhiệm khoa, 1 phó CNK Tổng số có 76 cán bộ, nhân viên Bao gồm: Ban kế hoạch dược chính, Ban dược lâm sàng, Ban kho, Ban pha

chế - sản xuất

BAN GIÁM ĐỐC

CƠ QUAN CHỨC NĂNG

KHỐI NỘI KHOA

HỘI ĐỒNG THUỐC

VÀ ĐIỀU TRỊ

KHỐI NGOẠI KHOA

KHỐI CẬN LÂM SÀNG

Trang 28

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Khoa dược-Bệnh viện Quân y 175

- Trình độ chuyên môn của cán bộ khoa Dược:

Trình độ chuyên môn của cán bộ khoa Dược được trình bày ở bảng 1.5

Bảng 1.5 Trình độ chuyên môn của cán bộ khoa Dược

1.5.3 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2023:

Bệnh viện Quân y 175 là bệnh viện đa khoa ở khu vực phía nam nên mô hình bệnh tật cũng tương đối đầy đủ và phong phú giống như bệnh viện đa khoa tuyến trung ương khác Chi tiết về mô hình bệnh tật của Bệnh viện Quân y 175 trong năm 2023 theo ICD 10 ở bảng 1.6

CNK

KHOA DƯỢC

01 Thạc sĩ, 02 CK1, 08 DSĐH, 18 DSCĐ và 01 DSTH

BAN PHA CHẾ (05)

02 DSĐH; 02 DSCĐ và 01 DSTH

BAN DLS (06)

02 Thạc sĩ và

04 DSĐH

HT NHÀ THUỐC (18)

01 CK1, 03 DSĐH, 14 DSCĐ và DSTH

PHÓ CNK

Trang 29

Bảng 1.6 Mô hình Bệnh tật của Bệnh viện Quân y 175 từ 01/1/2023

đến 31/08/2023

Trang 30

Mô hình bệnh tật năm 2023 của Bệnh viện Quân y 175 có 21 chương bệnh Trong đó các bệnh về hệ hô hấp chiếm tỉ lệ 7% Đây là tỉ lệ cũng tương đối cao trong mô hình bệnh tật

Trang 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu gồm:

Đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú điều trị bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Quân y 175

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: từ 01/01/2023 đến 31/08/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quân y 175, 786 nguyễn kiệm, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu:

Để tính số đơn thuốc cần để khảo sát chúng tôi sử dụng công thức tính

cỡ mẫu sau:

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α=0.05 tương ứng với độ tin cậy 95%

p: là tỷ lệ của nghiên cứu trước đó hoặc nghiên cứu thử

P: tỷ lệ nguyên cứu ước tính Vì chưa có nghiên cứu nào được thực

hiện trước đó nên gán cho p = 0,5 ta được cỡ mẫu tối đa

Trang 32

Thay vào công thức , tính ra được n=385, do vậy tôi chọn 400 đơn thuốc ngoại trú BHYT điều trị bệnh hô hấp để tiến hành nghiên cứu

Chọn mẫu:

- Trích xuất các đơn thuốc ngoại trú BHYT (mã ICD từ J00 đến J99) được

kê đơn tại Bệnh viện Quân y 175 từ 01/01/2023 đến ngày 31/8/2023

- Chiết xuất được 9.571 đơn thuốc BHYT ngoại trú đã xuất thuốc cho bệnh nhân Trong danh mục đó, tiến hành chọn ngẫu nhiên 400 đơn thuốc để làm mẫu nguyên cứu mục tiêu 1

- Mục tiêu 2: Từ 400 đơn thuốc lọc ra các đơn thuốc đáp ứng các điều kiện: + Mã ICD từ J20.0 đến J20.9

+ Đơn thuốc có kê ít nhất 1 kháng sinh

+ Bệnh nhân trên 18 tuổi

Hình 2.1 Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu

95.571 Đơn thuốc đã xuất

thuốc,

mã ICD: J00 đến J99

Chọn ngẫu nhiên 400 đơn

thuốc từ danh mục trên để phân tích mục tiêu 1

Lọc đơn thuốc có mã ICD

81 đơn đáp ứng điều

kiện để phân tích mục

tiêu 2

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Bjerrum Lars, Boada Albert, Cots Josep M, et al. (2004), "Respiratory tract infections in general practice: considerable differences in prescribing habits between general practitioners in Denmark and Spain", European journal of clinical pharmacology. 60, pp. 23-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Respiratory tract infections in general practice: considerable differences in prescribing habits between general practitioners in Denmark and Spain
Tác giả: Bjerrum Lars, Boada Albert, Cots Josep M, et al
Năm: 2004
16. Larissa Grigoryan, Roger Zoorob, Jesal Shah, et al. (2017), "Antibiotic prescribing for uncomplicated acute bronchitis is highest in younger adults",Antibiotics. 6(4), p. 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibiotic prescribing for uncomplicated acute bronchitis is highest in younger adults
Tác giả: Larissa Grigoryan, Roger Zoorob, Jesal Shah, et al
Năm: 2017
17. Maeve P. Smith, Mark Lown, Sonal Singh, et al. (2020), "Acute cough due to acute bronchitis in immunocompetent adult outpatients: CHEST Expert Panel Report", Chest. 157(5), pp. 1256-1265 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acute cough due to acute bronchitis in immunocompetent adult outpatients: CHEST Expert Panel Report
Tác giả: Maeve P. Smith, Mark Lown, Sonal Singh, et al
Năm: 2020
18. Ratima Issarachaikul and Chusana Suankratay (2013), "Antibiotic prescription for adults with upper respiratory tract infection and acute bronchitis at King Chulalongkorn Memorial Hospital, Thailand", Asian Biomedicine. 7(1), pp. 15-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibiotic prescription for adults with upper respiratory tract infection and acute bronchitis at King Chulalongkorn Memorial Hospital, Thailand
Tác giả: Ratima Issarachaikul and Chusana Suankratay
Năm: 2013
19. Ross H. Albert (2010), "Diagnosis and treatment of acute bronchitis", American family physician. 82(11), pp. 1345-1350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnosis and treatment of acute bronchitis
Tác giả: Ross H. Albert
Năm: 2010
20. Speizer, Frank E., Susan Horton, Jane Batt, và Arthur S. Slutsky. 2006. “Respiratory Diseases of Adults”. Trong Disease Control Priorities in Developing Countries, b.t.v Dean T. Jamison và c.s. Washington (DC): The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Respiratory Diseases of Adults
21. “The top 10 causes of death”. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/the-top-10-causes-of-death (truy cập 14 Tháng Mười 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The top 10 causes of death
22. World Health Organization Geneva, “Promoting Rational Use of Medicines: Core Compoments- WHO Policy Perspectives on Medicines”, No.005, September 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Promoting Rational Use of Medicines: Core Compoments- WHO Policy Perspectives on Medicines
23. Yusuke Teratani, Hideharu Hagiya, Toshihiro Koyama, et al. (2019), "Pattern of antibiotic prescriptions for outpatients with acute respiratory tract infections in Japan, 2013–15: a retrospective observational study", Family practice. 36(4),pp. 402-409 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pattern of antibiotic prescriptions for outpatients with acute respiratory tract infections in Japan, 2013–15: a retrospective observational study
Tác giả: Yusuke Teratani, Hideharu Hagiya, Toshihiro Koyama, et al
Năm: 2019
1. Bộ Y tế (2012), Quyết định 4235/QĐ-BYT, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hô Hấp Khác
2. Bộ y tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Khác
3. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT, Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện Khác
5. Bộ y tế (2021), Quyết định 5948/QĐ-BYT năm 2021 về Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Khác
7. Hoàng Văn Hiệu (2022), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Trung tâm y tế huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Thu Hương (2022), Khảo sát thực trạng kê đơn kháng sinh trong viêm phế quản cấp ở người lớn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y hà nội năm 2022, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
9. Nguyễn Quốc Huy (2018), Phân tích thực trạng hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện quân đội trung ương 108 năm 2018, luận văn tốt nghiệp Dược sĩ CKI, Trường đại học Dược Hà Nội Khác
10. Nguyễn Thị Linh (2022), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện E năm 2021, Luận văn tốt nghiệp ngành Dược học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội, Hà Nội Khác
11. Phạm Xuân Ngọc (2018), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình năm, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Khác
12. Vân, P. H. Đề kháng kháng sinh và các cơ chế đề kháng các kháng sinh hiện nay. Thời sự y học 03/2017.Phần tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w