1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Điều Trị Nội Trú Tại Khoa Nội Nhiễm Bệnh Viện Quận Tân Phú Năm 2023.Pdf

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Điều Trị Nội Trú Tại Khoa Nội Nhiễm
Tác giả Nguyễn Trúc Phương, Huỳnh Thanh Tùng, Lê Thị Thơm, Võ Tấn Kiệt, Trương Thị Hà
Trường học Bệnh Viện Quận Tân Phú
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ KHOA DINH DƯỠNG – TIẾT CHẾ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI NHIỄM BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ NĂM 2023 Th[.]

Trang 1

KHOA DINH DƯỠNG – TIẾT CHẾ

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI NHIỄM BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

TỔNG QUAN Y VĂN 3

1.1 Tổng quan bệnh lý đái tháo đường type 2 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 3

1.1.3 Tỷ lệ mắc đái tháo đường 5

1.2 Tổng quan tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 7

1.2.1 Thừa cân béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 7

1.2.2 Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 8

1.2.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 9

1.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 12

1.3 Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú trên thế giới và ở Việt Nam 14

1.3.1 Trên thế giới 14

1.3.2 Ở Việt Nam 15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 17

2.1 Thiết kế nghiên cứu 17

2.2 Đối tượng nghiên cứu 17

2.3 Cỡ mẫu 17

2.4 Kỹ thuật chọn mẫu 17

2.5 Tiêu chí đưa vào và loại ra 17

2.5.1 Tiêu chí đưa vào 17

2.5.2 Tiêu chí loại ra 18

2.6 Thu thập số liệu 18

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu 19

2.6.3 Kiểm soát sai lệch mẫu 20

2.7 Liệt kê và định nghĩa biến số 20

2.7.1 Biến số nền 20

2.7.2 Tình trạng dinh dưỡng 20

Trang 3

2.7.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 21

2.7.4 Khẩu phần ăn 24 giờ 24

2.8 Phân tích dữ liệu 25

2.9 Vấn đề y đức 25

KẾT QUẢ ……… 27

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Tình trạng dinh dưỡng 28

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 30

3.3.1 Đặc điểm bệnh lý 30

3.3.2 Nhóm tuổi 31

3.3.3 Hành vi, lối sống 32

3.3.4 Thói quen, sở thích ăn uống 33

3.3.5 Đặc điểm khẩu phần 34

BÀN LUẬN 35

4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35

4.1.1 Tuổi 35

4.1.2 Giới 36

4.2 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI 36

4.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 37

4.3.1 Mối liên quan giữa một số bệnh lý, biến chứng đi kèm và tình trạng TCBP 38

4.3.2 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng TCBP 38

4.3.3 Mối liên quan giữa hành vi, lối sống và tình trạng TCBP 39

4.3.4 Mối liên quan giữa khẩu phần, thói quen dinh dưỡng và tình trạng TCBP 40

4.4 Hạn chế nghiên cứu 43

KẾT LUẬN 45

ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

CED Chronic energy deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)

HAC Heterocyclic amine (Các amin dị vòng)

IC Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường

quốc tế) IDI & WPRO Hiệp hội Đái tháo đường các nước châu Á

IGT Impaired glucose tolerance (Rối loạn dung nạp glucose)

IR Insulin resistance (kháng insulin)

MNA Mini Nutritional Assessment (Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu)

Trang 5

NRS Nutritional risk score (Sàng lọc rủi ro dinh dưỡng)

PHA Polycyclic aromatic hydrocarbon (Hydrocarbon thơm đa vòng)

SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SGA Subjective Global Assessment (Đánh giá toàn cầu chủ quan)

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường tại cộng đồng 13

Bảng 1 2: Phân bổ năng lượng trong ngày cho các bữa ăn 13

Bảng 1 3: Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (CSĐH ≥70) 13

Bảng 1 4: Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (CSĐH: 56-69) 14

Bảng 1 5: Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (CSĐH: 40-55) 14

Bảng 1 6: Thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp (CSĐH <40) 14

Bảng 2 1: Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI ………… 21

Bảng 2 2: Các loại hình luyện tập aerobic 51 23

Bảng 2 3: Các loại hình tập thể dục cường độ cao, ngắt quãng 52 23

Bảng 3 1: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng theo BMI……….….29

Bảng 3 2: Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh lý và tình trạng thừa cân, béo phì 30

Bảng 3 3: Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng thừa cân, béo phì 31

Bảng 3 4: Mối liên quan giữa hành vi, lối sống và tình trạng thừa cân, béo phì 32

Bảng 3 5: Mối liên quan giữa thói quen, sở thích ăn uống và tình trạng 33

Bảng 3 6: Mối liên quan giữa khẩu phần ăn và tình trạng thừa cân, béo phì 34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 27

Biểu đồ 3 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 27

Biểu đồ 3 3: Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI 28

DANH MỤC HÌNH Hình 1 1: Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến hội chứng đề kháng insulin 4

Hình 1 2: Sơ đồ cơ chế tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 5

Hình 1 3: Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới 5

Hình 1 4: Sơ đồ dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quốc gia 6

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, điển hình là bệnh đái tháo đường” Đây cũng là bệnh được các chuyên gia coi là “Đại dịch toàn cầu thế kỷ XXI” 1 Đái tháo đường (ĐTĐ) là hội chứng rối loạn chuyển hóa với sự tăng glucose huyết do thiếu tuyệt đối hoặc tương đối insulin Sự thiếu hụt insulin ảnh hưởng tới chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid và gây ra các rối loạn nước và điện giải 2

Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đang gia tăng do già hóa dân số, thay đổi lối sống và tỷ

lệ thừa cân, béo phì (TCBP) đang gia tăng 3 Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) đến năm 2021 trên thế giới có 537 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đang sống chung với bệnh ĐTĐ, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm

2030 và lên 783 triệu người vào năm 2045 4 Tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường 5 Trên thế giới, có tới 541 triệu người trưởng thành bị rối loạn dung nạp glucose (IGT), khiến họ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với đái tháo đường type 1 6

Đái tháo đường type 2 hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật

và tử vong sớm do các biến chứng của nó Chi phí trực tiếp và gián tiếp của ĐTĐ type 2

và các biến chứng của nó chiếm một phần rất quan trọng trong chi tiêu chăm sóc sức

khỏe ở các quốc gia khác nhau Tại Việt Nam, nghiên cứu về Chi phí y tế trực tiếp của

bệnh đái tháo đường và biến chứng đã kết luận rằng: vào năm 2017, bệnh nhân mắc bệnh

ĐTĐ type 2 chiếm 10% tổng chi phí y tế, chiếm tổng chi phí y tế trực tiếp là 435 triệu USD và khoảng 70% tổng chi phí là do các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ 7

Đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân Ở những người nhập viện, ĐTĐ type 2 có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém hơn do sinh lý bệnh cơ bản và chế độ ăn uống điều trị theo quy định Trong nghiên cứu của Lâm Khắc Kỷ và cộng sự, đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở 50 đối tượng nhập viện với bệnh đái tháo đường type 2, có đến 34% bệnh nhân thừa cân, béo phì và 20% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng theo BMI 8

Trang 8

Ngoài ra, cần lưu ý rằng suy dinh dưỡng là một vấn đề lớn ở bệnh nhân nhập viện, dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhiễm, tỷ lệ tái nhập viện cao hơn và do

đó, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe 9

Bên cạnh đó, TCBP cũng là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2, đặc biệt béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh; đồng thời cũng chứng minh mỡ nội tạng tiết ra một loại protein là retinol- binding protein 4, làm tăng tính đề kháng với insulin 10 Một chế

độ ăn cân đối, hài hòa, kết hợp với hoạt động thể lực phù hợp rất có ích trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ type 2

Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùng với sự phổ biến của lối sống công nghiệp, tĩnh tại, ít vận động, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, được cộng đồng quan tâm Câu hỏi đặt ra rằng liệu những người ĐTĐ type 2 nhập nội trú

có tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thế nào? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường

type 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội nhiễm Bệnh viện quận Tân Phú năm 2023” là

nơi mỗi tháng có đến ¼ bệnh nhân nhập nội trú được chẩn đoán có mắc đái tháo đường type 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội nhiễm Bệnh viện quận Tân Phú và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

Trang 9

TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 Tổng quan bệnh lý đái tháo đường type 2

1.1.1 Định nghĩa

Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do sự phối hợp giữa kháng

thể insulin và suy giảm tương đối insulin, insulin không đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng do

sự kháng insulin 2

ĐTĐ type 2 là cơ thể sản xuất insulin nhưng không sử dụng được insulin (đề kháng insulin), bệnh có tính gia đình, đặc trưng là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối, tuổi >30, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn, biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống hoặc insulin, tỉ lệ gặp 90-95%

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2

Theo định nghĩa thì ĐTĐ type 2 không chỉ có đường huyết cao mà là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhiều thành phần Nguyên nhân là sự kết hợp hai tình trạng giảm tiết insulin ở tế bào tuyến tụy và sự đề kháng insulin tại mô đích, do tế bào β của tuyến tụy bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ chế tự miễn 11

- Rối loạn tiết insulin Tế bào β của tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose bình thường Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào peptid có liên quan đến insulin trong máu Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có thể do một số yếu

tố sau: Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng sự tích tụ triglycerid là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy, tăng nhạy cảm tế bào β với chất ức chế trương lực α adreneric

- Giảm tiết insulin

- Tình trạng đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa

Trang 10

Hình 1 1: Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến hội chứng đề kháng insulin

Quá trình sinh bệnh đái tháo đường type 2

Tình trạng kháng insulin cũng xảy ra ở những người béo phì Giai đoạn sớm mức dung nạp glucose không thay đổi vì tụy tăng tiết insulin giữ cho glucose huyết tương không tăng Giảm dung nạp glucose là một trong các rối loạn sớm nhất của đái tháo đường type 2 hay tiền đái tháo đường Sự tiết insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của

tế bào β với glucose và sẽ giảm tiết insulin từ đó đái tháo đường type 2 sẽ xuất hiện 6,12,13

HỘI CHỨNG ĐỀ KHÁNG INSULIN

Trang 11

Hình 1 2: Sơ đồ cơ chế tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

1.1.3 Tỷ lệ mắc đái tháo đường

a) Trên thế giới

Hình 1 3: Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới

Đái tháo đường type 2 là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết, một trong ba bệnh có tỷ lệ gia tăng nhanh nhất (cùng với bệnh tim mạch và ung thư) Trong

Trang 12

số 15-20 triệu người mắc bệnh ĐTĐ ở Mỹ thì 90% thuộc ĐTĐ type 2 và 90% trong số họ

là thừa cân 14 ĐTĐ type 2 đang trở thành dịch bệnh trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Bệnh ĐTĐ tiến triển từ từ, âm thầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm để lại di chứng nặng nề, có thể dẫn đến tử vong

Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội Số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu năm 2003 và được dự báo tăng lên

366 triệu vào 2030 Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng 42% và các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170% Trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ 15

Hình 1 4: Sơ đồ dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quốc gia

Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao Tại Philippines, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,2%, suy giảm dung nạp glucose 7,0% và rối loạn glucose lúc đói 2,2% Tỷ lệ ĐTĐ khu vực thành thị là 8,5% và khu vực nông thôn là 5,7% Tỷ lệ ĐTĐ ở nữ giới 7,4% cao hơn nam giới 7,0 Tỷ

lệ tiền ĐTĐ ở mức xấp xỉ 10,2% 16

b) Ở Việt Nam

Kết quả điều tra do Bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố năm 2020, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam là 7,3% và tiền ĐTĐ là 17,8% Tốc độ tăng 211% sau 10 năm 17 Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040

Trang 13

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành năm 2014: Thực trạng bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho kết quả Qua điều tra 1100 người dân, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 11,91%, trong

đó tỷ lệ mới phát hiện 78,6% trên tổng số bệnh nhân 18

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ĐTĐ type 2 đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa Điều tra dịch tễ học do Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành vào năm 2008 trên người trưởng thành 30-69 tuổi cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7% và gia tăng gấp đôi so với điều tra năm 2001 (3,7%)

Nghiên cứu của Ngô Thanh Nguyên và cộng sự (2012), nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Ḥòa năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ người 30 trở lên là 8,1%, trong đó nữ là 51,9% và nam là 48,1% 19

Qua các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ ĐTĐ khác nhau ở các vùng miền, lứa tuổi, nội thành, ngoại thành và tăng nhanh theo thời gian

1.2 Tổng quan tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

1.2.1 Thừa cân béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính có thể thay đổi được đối với sự tiến triển của bệnh ĐTĐ type 2, với 90% người lớn mắc bệnh ĐTĐ type 2 được phân loại là thừa cân hoặc béo phì Ước tính có sự gia tăng gấp ba lần trong sự phát triển của bệnh ĐTĐ type 2 liên quan đến thừa cân và tăng gấp 7 lần ở những người mắc bệnh béo phì Các mô hình hiện tại dự đoán 9,5% dân số trưởng thành sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030 và một phần ba sự gia tăng này có thể là do béo phì Đến năm 2050, chi phí đối với bệnh tật liên quan đến thừa cân và béo phì được ước tính là 9,7 tỷ bảng Anh, với chi phí xã hội rộng lớn hơn lên tới gần 50 tỷ bảng Anh 20

Tầm quan trọng của mức độ giảm trọng lượng cơ thể trong ĐTĐ type 2 đã được phản ánh trong nghiên cứu DiRECT (Diabetes Remission Clinical Trial), cho thấy rằng giảm cân ở những đối tượng thừa cân và béo phì, cũng như ĐTĐ type 2, có thể dẫn đến

sự thuyên giảm (được định nghĩa là mức độ đường huyết dưới ngưỡng chẩn đoán HbA1c

< 48 mmol/mol hoặc 6,5% trong trường hợp không can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật

21) của bệnh ĐTĐ type 2 và tỷ lệ thuận với việc giảm trọng lượng cơ thể trong khoảng

Trang 14

thời gian 12 tháng 22 Giảm cân càng nhiều thì cơ hội thuyên giảm bệnh ĐTĐ type 2 càng cao với tỷ lệ thuyên giảm là 86% ở những bệnh nhân giảm được 15kg trở lên 22

Phù hợp với những phát hiện này, thay đổi lối sống tập trung vào chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của từng cá nhân là hứa hẹn nhất trong điều trị ĐTĐ type 2 Một tổng quan hệ thống được công bố gần đây và phân tích tổng hợp RCT cho thấy giảm trọng lượng cơ thể do tăng cường hoạt động thể chất và thay đổi chế độ ăn uống (chủ yếu là giảm năng lượng đưa vào) là nền tảng trong phòng ngừa bệnh ĐTĐ type 2 23 Những phát hiện này được hỗ trợ thêm bởi các đánh giá hệ thống độc lập và phân tích tổng hợp các nghiên cứu can thiệp, chứng minh rằng việc giảm trọng lượng cơ thể do hạn chế năng lượng ăn vào và thay đổi lối sống giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 2 Giảm trọng lượng cơ thể do chế độ ăn ít calo bình thường hóa tình trạng tăng đường huyết bằng cách cải thiện chức năng tế bào ß cũng như IR ở gan ở những đối tượng béo phì và ĐTĐ type 2 và cũng cải thiện IR ở cơ xương ở những đối tượng trẻ, gầy, kháng insulin bằng cách thúc đẩy insulin -kích thích hấp thu glucose ở cơ Tổng hợp lại, có bằng chứng khoa học nhất quán cho thấy việc giảm trọng lượng cơ thể do giảm năng lượng nạp vào và thay đổi lối sống, bao gồm tăng hoạt động thể chất là chìa khóa để cải thiện kiểm soát đường huyết và do đó thúc đẩy thuyên giảm bệnh ĐTĐ type 2 Một chế độ ăn kiêng giảm calo để giảm trọng lượng cơ thể có thể đạt được bằng cách giảm bất kỳ loại chất dinh dưỡng đa lượng nào

1.2.2 Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bệnh ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì Tuy nhiên, suy dinh dưỡng (TTDD) dễ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, kiểm soát bệnh không tốt, đặc biệt ở những bệnh nhân phải nhập viện nhiều lần vì biến chứng của bệnh 24 Đái tháo đường type 2 là tình trạng thừa dinh dưỡng trong sinh lý bệnh học, thực sự vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của một loại suy dinh dưỡng Ngay cả khi mọi cá nhân không có chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối để cung cấp năng lượng cần thiết, nhưng nếu bệnh nhân không tiêu thụ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng thích hợp, thì người

đó được coi là một người bị suy dinh dưỡng Ngoài ra, các biến chứng của bệnh ĐTĐ, liệt dạ dày do ĐTĐ cũng dẫn đến hậu quả là suy dinh dưỡng 25 Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ Trước hết, bệnh lý thần kinh tự chủ

do tiểu đường có thể gây rối loạn dinh dưỡng do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa Thuốc chủ

Trang 15

vận metformin và GLP-1, là thuốc điều trị đái tháo đường, có thể góp phần gây suy dinh dưỡng cùng với tác dụng phụ của chúng đối với hệ tiêu hóa Bệnh thận mãn tính có thể phát triển do bệnh ĐTĐ cũng là một nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng 26

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân nhập viện ở Tây Ban Nha, người ta chỉ ra rằng nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 1,4 lần ở những người ĐTĐ type 2 Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng được ghi nhận là 21,2% ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tiểu đường, bất kể chỉ số BMI 27

Tình trạng SDD gây bất lợi với việc điều trị các biến chứng (biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh, biến chứng nhiễm trùng, hôn mê do nhiễm ceton hoặc tăng axit lactic máu ) ở bệnh nhân nhập viện SDD làm tăng thời gian nằm viện, tăng biến chứng nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong

1.2.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

a) Bệnh lý, biến chứng đi kèm

ĐTĐ kết hợp với THA, rối loạn lipid máu thường gặp nhiều ở những bệnh nhân có tình trạng TCBP Đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tăng huyết áp và tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở người bệnh THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đều tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, BMI, nồng độ glucose huyết Tăng huyết áp động mạch có liên quan đến chứng béo phì đặc trưng bởi sự kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, kích hoạt hệ thống renin-angiotensin và duy trì natri, trong số những bất thường khác Sự kết hợp mạnh mẽ của TCBP và ĐTĐ làm cho tình trạng của bệnh nhân trở nên phức tạp hơn và ảnh hưởng đến liệu pháp trị Ở Việt Nam, nghiên cứu của Viện Tim mạch ở đối tượng trên 16 tuổi sống ở ngoại thành Hà Nội cho thấy BMI và tỷ lệ vòng eo/vòng mông càng cao thì nguy cơ THA càng cao

Bệnh nhân béo phì đặc biệt béo bụng thường có sự tăng và rối loạn lipid máu Lượng mỡ do thường xuyên ăn dư thừa dẫn đến vượt quá khả năng tự loại bỏ chất béo của các tế bào không phải tế bào mỡ Hậu quả của sự nhiễm mỡ, các tế bào không phải tế bào mỡ (trong đó có tế bào β) bị rối loạn chức năng, cuối cùng dẫn đến chết tế bào Vì vậy, tế bào β ở bệnh nhân béo phì bị suy giảm về cả số lượng và chức năng

Trang 16

Tăng lipid máu sau ăn với sự tích tụ mỡ động mạch đặc biệt liên quan đến béo phì nội tạng Triglycerid máu hàng ngày ở những bệnh nhân béo phì có mối tương quan với chu vi vòng eo tốt hơn so với chỉ số cơ thể, phù hợp với giả thiết rằng sự phân bố mô mỡ biến đổi sau bữa ăn Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những đối tượng béo phì

b) Khẩu phần và thói quen dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ảnh hưởng bởi khẩu phần và thói quen dinh dưỡng Một chế độ ăn thiếu hụt hay dư thừa năng lượng đều ảnh hưởng đến TTDD Người ta nhận thấy 60-80% trường hợp béo phì nguyên nhân là do dinh dưỡng, bên cạnh còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể

Các chất dinh dưỡng (protein, lipid, glucid) khi đưa vào cơ thể đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ Do vậy, ăn quá nhiều thịt, mỡ, chất bột đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Các hành vi ăn uống có liên quan đến thừa cân, béo phì gồm tần suất ăn, ăn vặt, khẩu phần ăn quá dư thừa, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài

Chế độ ăn giàu chất béo hoặc có đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với

sự gia tăng tỷ lệ béo phì Các thức ăn giàu chất béo, đường ngọt thường ngon miệng nên chúng ta ăn quá nhiều mà không biết Khi chế độ ăn vượt quá nhu cầu năn lượng, thói quen hoạt động thể lực ít, làm việc tĩnh tại, tiêu hao năng lượng thấp, cơ thể dần tích lũy năng lượng dưới dạng mỡ 28 Chế độ ăn còn ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì

Nghiên cứu năm 2016 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã xác định được một số yếu

tố liên quan dẫn đến TCBP, như không luyện tập thể dục, thể thao, khẩu phần ăn dư thừa năng lượng, khẩu phần ăn không cân đối 3 chất sinh năng lượng, ăn quá nhiều protein, lipid hoặc quá ít glucid 29

Ngoài ra, các yếu tố như ăn nhanh, ăn quá no cũng làm tăng nguy cơ béo phì Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2013, cũng đã chỉ ra thói quen ăn nhanh có liên quan đến béo phì và nguy cơ tim mạch 30

c) Môi trường và lối sống

Hoạt động thể lực (HĐTL): Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng tỷ lệ TCBP đi

đôi với giảm hoạt động thể lực và lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể thao, tăng thời gian

Trang 17

xem tivi và ngồi làm việc tĩnh tại 28 Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của lối sống tích cực và tăng cường hoạt động thể lực trong phòng chống béo phì Hoạt động làm giảm đi mức tăng cân của lứa tuổi trung niên Hoạt động thể lực giúp giảm một cách có hiệu quả mỡ bụng và mỡ nội tạng Người có hoạt động thể lực thường xuyên duy trì mức giảm cân trong một thời gian dài hơn mức giảm cân của người chỉ phụ thuộc vào việc kiểm soát khẩu phần ăn đơn thuần 31 Nghiên cứu của Kimm SY và cộng sự đã chỉ ra rằng những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần có BMI thấp hơn (có ý nghĩa thống kê) so với những người ít hoạt động thể lực 32 Đồng thời ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ type 2 do làm giảm tính nhạy cảm với insulin 30

Thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá thường gắn liền với tăng cân, điều này xảy ra là do hội

chứng cai nicotin sau khi ngừng hút thuốc Đối với một số người, nó có thể dẫn đến tăng cân và đôi khi trở nên béo phì Tuy nhiên, bỏ thuốc lá là một lợi ích lớn cho sức khỏe hơn

là tiếp tục hút thuốc lá Nghiên cứu của Eliasson B (2003) cho rằng người hút thuốc lá đề kháng insulin và là yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh ĐTĐ type 2 ở cả nam và nữ khoảng 50% Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, võng mạc, bệnh thần kinh, biến chứng bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi ở những người ĐTĐ type 2 33

Rượu bia: Nghiên cứu Trung Quốc năm 2014 đã chỉ ra rằng bệnh nhân có thói quen

sử dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ béo phì, béo bụng 34

Môi trường sống: Tình trạng đô thị hóa và lối sống công nghiệp đã tác động mạnh

mẽ đến tỷ lệ thừa cân béo phì trong cộng đồng, đặc biệt là ở vùng nội thành Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở thành thị cao hơn nông thôn

d) Tuổi

Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng khi già đi sự thay đổi hormon kết hợp lối sống ít hoạt động sẽ làm tăng nguy cơ béo phì Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và tuổi già làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng Insulin 35 Tỷ lệ TCBP thường tăng theo tuổi, sau tuổi trung niên đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ĐTĐ type 2 36

Trang 18

Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng suy dinh dưỡng là một vấn đề dinh dưỡng phổ biến ở người lớn tuổi điều trị ngoại trú 37 Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đã báo cáo rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng gia tăng đặc biệt theo tuổi tác, khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn 38

1.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Chế độ ăn là nền tảng cơ bản trong điều trị ĐTĐ với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe

để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân 39

Nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi, loại hình lao động, thể trạng béo hay thiếu dinh dưỡng, tình trạng sinh lý, bệnh lý đi kèm

- Protein: 15-20% tổng năng lượng Tỷ lệ protein động vật/ protein tổng số ≥30

- Glucid: 55-65% tổng năng lượng Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ

số đường huyết thấp

- Lipid: 20-25% tổng năng lượng Hạn chế chất béo bão hòa <7% năng lượng khẩu phần Khẩu phần cholesterol <200mg/ngày Mỗi tuần nên ăn 2-3 khẩu phần cá (mỗi khẩu phần cung cấp 7g protein)

- Đảm bảo đầy đủ nhu cầu vitamin, chất khoáng và chất xơ theo khuyến nghị Người ĐTĐ không cần kiêng muối nhưng nên ăn nhạt ở mức dưới 6g/ngày theo khuyến cáo của

Tổ chức Y tế thế giới

- Nhu cầu chất xơ: 20g/1000kcal/ngày

- Phân bố bữa ăn trong ngày: 4-6 bữa, nên ăn bữa phụ tốt để tránh hạ đường huyết ban đêm

- Khuyến nghị về rượu: Rượu có nguy cơ làm hạ đường huyết Người nghiện rượu

có nguy cơ xơ gan Khẩu phần hàng ngày cần hạn chế 1 đơn vị đối với nữ và 2 đơn vị đối với nam Một đơn vị được định nghĩa là 150ml rượu vang, 50ml rượu nặng và 350ml bia

40

Trang 19

Bảng 1 1: Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường tại cộng đồng

Tĩnh tại 30 kcal/kg CNLT/ngày 25 kcal/kg CNLT/ngày Nhẹ 35 kcal/kg CNLT/ngày 30 kcal/kg cân CNLT/ngày Trung bình 40 kcal/kg CNLT/ngày 35 kcal/kg CNLT/ngày

Bảng 1 2: Phân bổ năng lượng trong ngày cho các bữa ăn

Trang 20

Bảng 1 4: Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (CSĐH: 56-69)

1.3 Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Trên thế giới

Một nghiên cứu đoàn hệ quan sát cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Clínico Universitario de Valladolid (Valladolid, Tây Ban Nha) trên 1017 bệnh nhân của Khoa Nội tiết và Dinh dưỡng kết quả cho thấy: Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có BMI cao hơn so với những người không mắc, tổng điểm thấp hơn trong bảng câu hỏi MNA [16,5 (13,12–19) điểm so với 17 (14–20) điểm, p<0,01] và NRS-2002 [83,09 (77,72–91,12) điểm so với 85,78 (79,27–92,83) điểm, p=0,03] Theo MNA và NRS, bệnh nhân đái tháo đường tăng

Trang 21

nguy cơ suy dinh dưỡng [OR=1,39, KTC 95%: 1,04–1,86, p=0,02]; và NRS [OR=1,65, KTC 95%: 1,07–2,54, p=0,02], tương ứng Khi được điều chỉnh theo độ tuổi, những kết quả quan trọng này đã biến mất 41

Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 40 bệnh nhân ĐTĐ type 2, tuổi

từ 18 trở lên, nhập viện tại khoa A Viện Dinh dưỡng và Công nghệ thực phẩm Trung ương thấy rằng thời gian mắc bệnh đái tháo đường trung bình là 10,83 ± 8,03 năm Chỉ số khối cơ thể trung bình là 28,88 kg/m2 Giảm cân được ghi nhận ở 48% bệnh nhân Suy dinh dưỡng được chẩn đoán ở 25% bệnh nhân và một nửa trong số đó là nghiêm trọng 42

Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020, có 359 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2 được đưa vào nghiên cứu cắt ngang tiến cứu được thực hiện tại Khoa Nội tiết

và Y học của Bệnh viện Lady Reading Nhóm tác giả đã quan sát thấy suy dinh dưỡng nhẹ đến trung bình ở 48,2% bệnh nhân và suy dinh dưỡng nặng ở 10,6% bệnh nhân theo thang điểm SGA Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng là BMI (p<0,01) và sự hiện diện của biến chứng (p=0,015) Theo phân tích tương quan, BMI có mối tương quan nghịch đáng kể với tình trạng dinh dưỡng (r=-0,351; p<0,01) 43

1.3.2 Ở Việt Nam

Nghiên cứu cắt ngang trên 170 người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 58,2%; thừa cân, béo phì (TCBP) là 32,4%; thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 9,4% Một số yếu tố liên quan đến tình trạng TCBP có ý nghĩa thống kê (p< 0,05): Nhóm ăn đêm có nguy cơ TCBP gấp 1,9 (KTC 95%: 1,01 – 3,74) lần so với nhóm không ăn đêm; nhóm ăn ngọt có nguy cơ TCBP gấp 2,0 (KTC 95%: 1,05 – 3,89) lần so với nhóm không ăn ngọt; nhóm mắc bệnh Tim mạch/THA kèm theo với ĐTĐ type 2 có nguy cơ TCBP gấp 2,4 lần (KTC 95%: 1,24 – 4,81) so với nhóm không không mắc bệnh; nhóm tập thể lực không đạt có nguy cơ TCBP gấp 2,0 (1,02 – 3,88) lần so với nhóm tập thể dục đạt 44

Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 50 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Thống Nhất Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân-béo phì chiếm 34% và BMI <18,5 kg/m2 là 20% Bệnh nhân có albumin <35 g/L là 70% Suy dinh dưỡng theo SGA chiếm 90% Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với các bệnh lý-biến

Trang 22

chứng, các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng và BMI Phương pháp đánh giá theo SGA và albumin huyết thanh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,035 8

Nghiên cứu tại Khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016 trên 115 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Tỉ lệ phần trăm nam và nữ lần lượt là 35,7% và 64,3%, độ tuổi dưới 60 chiếm 45,2%, trên 60 là 54,8% Thời gian mắc bệnh trung bình 7,28 ± 6,15 năm Cân nặng trung bình 54 ± 8,33kg; BMI 21,08 ± 2,93kg/m2

Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo từng phương pháp đánh giá là 17,4% theo BMI, 65,2% theo chu vi giữa vòng cánh tay (MAC); 71,3% theo nếp gấp da vùng cơ tam đầu (TSF); 40% theo diện tích cơ cánh tay (AMA); 66,1% theo SGA và 68,7% theo sức co bóp bàn tay Không tìm thấy sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với số năm mắc bệnh DM2, nhưng liên quan với số ngày nằm viện (p = 0,03) 45

Trang 23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả

Thời gian: Từ tháng 03/2023 đến 07/2023

Địa điểm: Khoa Nội nhiễm Bệnh viện quận Tân Phú

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội nhiễm Bệnh viện quận Tân Phú trong thời gian lấy mẫu

2.3 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ

n=𝑍1−𝛼/22 𝑝(1−𝑝)

𝑑 2Trong đó:

n: Cỡ mẫu cho nghiên cứu, đơn vị tính là người

Z: Giá trị phân phối chuẩn, với khoảng tin cậy 95% thì Z(1− α ⁄2)= 1,96

α: xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05)

d: sai số cho phép (d=0,1) (Sách thống kê sinh học và nghiên cứu khoa học y học)

p: tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 thừa cân – béo phì theo BMI trong nghiên cứu của Lâm Khắc Kỷ và cộng sự là 34%, chọn p=0,34 8

Thay các giá trị vào công thức, ta được cỡ mẫu n=87 bệnh nhân

2.4 Kỹ thuật chọn mẫu

Sử dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội nhiễm Bệnh viện quận Tân Phú thỏa tiêu chí đưa vào

2.5 Tiêu chí đưa vào và loại ra

2.5.1 Tiêu chí đưa vào

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú tại thời điểm lấy mẫu tại Khoa Nội nhiễm

Trang 24

- Có khả năng giao tiếp và sức khỏe đủ để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

2.5.2 Tiêu chí loại ra

- Bệnh nhân bị gù vẹo cột sống

- Bệnh nhân đang có biến chứng nặng, cấp tính như hôn mê, đột quỵ não,

- Bệnh nhân không tỉnh táo để trả lời bảng câu hỏi

- Bệnh nhân đang nuôi ăn hoàn toàn bằng tĩnh mạch

2.6 Thu thập số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Phỏng vấn thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu như: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoạt động thể lực, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Bước 2: Đo các chỉ số nhân trắc: Chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông

Cân đối tượng vào buổi sáng Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất

Người bệnh đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả hai chân

Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0 Kết quả được ghi với một số lẻ

- Đo chiều cao

Đo bằng thước đo stadiometer theo phương pháp của tổ chức Y tế thế giới (mức chính xác được 0,1cm)

Trang 25

Đối tượng bỏ guốc dép, bỏ mũ và các trang sức khác nếu có ảnh hưởng tới đo chiều cao, đứng quay lưng vào thước đo

Gót chân, bụng chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng (năm điểm chạm), mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay buông thõng bên mình

Kéo thước từ trên xuống dần, khi thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả Chiều cao được ghi bằng cm với một số lẻ

b) Khẩu phần ăn 24 giờ

Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng ăn uống trong 1 ngày hôm trước kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng cho tớ lúc đi ngủ buổi tối

Không hỏi những ngày có sự kiện đặc biệt: giỗ, tết, liên hoan

Bắt đầu từ bữa ăn gần nhất rồi hỏi ngược dần theo thời gian

Mô tả chi tiết tất cả thức ăn, đồ uống đã được đối tượng tiêu thụ, kể cả cách chế biến, tên thực phẩm, tên hãng thực phẩm nếu là những thực phẩm chế biến sẵn

Sử dụng các đơn vị đo lường thông dụng có các kích thước hợp lý để đối tượng có thể trả lời một cách chính xác Mặt khác, điều tra viên phải biết các đơn vị cân đo ở địa phương để so sánh với đơn vị chung khi cần thiết

Tránh những câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh câu trả lời của đối tượng

Điều tra viên phải có thái độ thông cảm, ân cần, cởi mở nhằm tạo cho đố tượng cảm giác yên tâm, gần gũi để có thể trả lời một cách thoải mái, chính xác

Phải luôn có trạng từ (bao nhiêu? ) hoặc tính từ (nào? ) trong khi đặt câu hỏi về các thức ăn đã được tiêu thụ

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu

Thu thập số liệu trong thời gian nghiên cứu theo mẫu bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

(Phụ lục), gồm 3 phần:

Phần I: Thông tin chung

Phần II: Tình trạng dinh dưỡng

Trang 26

Phần III: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

2.6.3 Kiểm soát sai lệch mẫu

Sử dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ, chọn đúng đối tượng theo tiêu chí đưa vào và loại ra, sử dụng bảng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi mở, người tham gia nghe và trả lời các câu hỏi do người nghiên cứu hỏi Các bộ câu hỏi mà đối tượng nghiên cứu trả lời không đầy đủ sẽ được phỏng vấn lại để điền đầy đủ các thông tin.

2.7 Liệt kê và định nghĩa biến số

BMI được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người Chỉ số này do nhà bác

học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 Được xác định theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao 2 (m)

BMI là biến số thứ tự, gồm có 3 giá trị:

• Suy dinh dưỡng

• Bình thường

• Thừa cân – Béo phì

Trang 27

Bảng 2 1: Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI

Phân loại IDI & WPRO (kg/m 2 ) Suy dinh dưỡng < 18,5

Bệnh lý, biến chứng đi kèm được định nghĩa là một hay nhiều bệnh (rối loạn) kết hợp

đồng thời với bệnh đái tháo đường type 2, là biến số danh định được xác định dựa vào hồ

sơ bệnh án của người bệnh, gồm 6 giá trị 47:

Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (năm) được xác định từ thời điểm chẩn đoán bệnh đến

thời điểm nghiên cứu, là biến số thứ tự gồm có 4 giá trị:

• <1 năm

• ≥1 – 5 năm

Trang 28

• Đã hút nhưng bỏ (ngừng hút thuốc từ 3 tháng trở lên tại thời điểm nghiên cứu 48)

Lạm dụng, rượu bia: Lượng rượu, bia tiêu thụ của đối tượng được tính bằng số đơn vị

cồn/ngày (một đơn vị cồn bằng 10g) Đơn vị cồn được tính bằng công thức sau: Đơn vị

cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng) Cồn nguyên chất có khối

lượng riêng là 0.793g/cm3 (ở 200C) Như vậy, 1 đơn vị tiêu chuẩn (10 gam cồn nguyên chất) tương đương với 3/4 chai hoặc một lon bia 330ml (5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%) 49 Lạm dụng rượu,

bia là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:

• Có: tiêu thụ > 3 đơn vị mỗi ngày đối với nam và > 2 đơn vị mỗi ngày đối với nữ

• Không

Tập thể dục là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:

• Đạt: tập các loại hình luyện tập aerobic cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 150 phút/tuần, trải đều trong ít nhất 3 ngày/tuần, không ngừng luyện tập 2 ngày liên tiếp; thời gian tập có thể ngắn hơn (tối thiểu 75 phút/tuần) đối với tập thể dục cường độ mạnh hoặc cường độ cao, ngắt quãng (HIIT) 50

• Không đạt

Trang 29

Bảng 2 2: Các loại hình luyện tập aerobic 51

Tập trong nhà Tập ngoài trời Tập trong nhà và ngoài trời

Đạp xe Bơi

Bảng 2 3: Các loại hình tập thể dục cường độ cao, ngắt quãng 52

Chạy nước rút Chạy bộ kéo dài liên tục 5-10 phút Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền Quần vợt, bóng bàn, cầu lông

c) Thói quen, sở thích ăn uống

Phân bố bữa ăn chính là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:

• ≤3 bữa

• >3 bữa

Ăn đêm là biến số nhị giá gồm 2 giá trị:

• Có: ăn đêm là ăn sau 20h, trên 4 ngày/tuần

• Không là không có các yếu tố trên

Tốc độ ăn là biến số thứ tự, được xác định là thời gian ăn 1 bữa ăn chính, gồm 3 giá trị:

• Nhanh <15 phút

• Vừa 15-30 phút

• Chậm >30 phút

Trang 30

Mức độ ăn (dựa vào cảm nhận chủ quan của đối tượng nghiên cứu) là biến số danh định,

2.7.4 Khẩu phần ăn 24 giờ

Năng lượng khuyến nghị cho người bệnh ĐTĐ: người thừa cân, béo phì nhu cầu 25

kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày Người bệnh không thừa cân, béo phì nhu cầu 30 kcal/kg cân nặng /ngày Người bệnh suy dinh dưỡng: 35 kcal/kg cân nặng /ngày 53

Năng lượng khẩu phần ăn 24 giờ (kcal) là biến số định lượng, được xác định bằng

Trang 31

Tỷ lệ glucid theo khuyến nghị từ 50-60% 53, là biến số thứ tự gồm 3 giá trị:

Sử dụng bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt Nam 2016 55 và dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ để đánh giá mức đáp ứng cơ cấu khẩu phần 56

Sử dụng phần mềm Stata 16.0 để phân tích số liệu, sử dụng các test thống kê trong y học:

+ Test chi bình phương hoặc Fisher’s Exact test để so sánh 2 tỷ lệ

+ T-test để so sánh 2 giá trị trung bình khi bộ số liệu phân bố chuẩn

+ Mann-Whitney test khi bộ số liệu không phân bố chuẩn

Mức ý nghĩa thống kê p<0,05

2.9 Vấn đề y đức

Người tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu không can thiệp trên bệnh nhân

Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu Mọi thông tin của người tham gia nghiên cứu sẽ được giữ kín, bộ câu hỏi thu thập thông tin của bệnh nhân sẽ được mã hoá bởi nghiên cứu viên

Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền từ chối, dừng tham gia phỏng vấn bất kỳ lúc nào hoặc không trả lời những câu hỏi không thích

Công cụ đánh giá không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của đối tượng

Trang 32

Kết quả nghiên cứu phục vụ vì mục đích khoa học, không vì mục đích cá nhân nào khác

Ngày đăng: 30/01/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w