BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRƯƠNG THANH LIÊM PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TÂY NINH NĂM 2023 LUẬN VĂN DƯỢC
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRƯƠNG THANH LIÊM
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TÂY NINH NĂM 2023
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRƯƠNG THANH LIÊM
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TÂY NINH NĂM 2023
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS Kiều Thị Tuyết Mai
Nơi thực hiện:Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh
Trang 3
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo, quý Thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, quý Thầy cô thuộc các bộ môn trong trường Đại học Dược Hà Nội, đã giảng dạy tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại nhà trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Tây Ninh và các anh chị tại Khoa Dược bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp
ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này
Học viên
Trương Thanh Liêm
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
1.1.2 Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú 5
1.1.3 Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc 9
1.2 Thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú 10
1.2.1 Trên thế giới 11
1.2.2 Tại Việt Nam 12
1.3 Vài nét về cơ sở nghiên cứu 17
1.3.1 Vài nét về Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Tây Ninh 17
1.3.2 Vài nét về Khoa Dược -Vật tư Y tế Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Tây Ninh……… 17
1.4 Tính cấp thiết của đề tài ……… ……… 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 23
2.2.2 Biến số nghiên cứu 23
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 32
Trang 52.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Phân tích đặc điểm thuốc được kê trong đơn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023 34
3.1.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 34
3.1.2 Thuốc kê đơn theo nguồn gốc xuất xứ 35
3.1.3 Cơ cấu thuốc hóa dược theo nguồn gốc, thuốc generic 35
3.1.4 Thông tin liên quan đến thuốc 36
3.1.5 Cơ cấu các nhóm thuốc được kê để điều trị ngoại trú theo nhóm tac dụng dược lý 36
3.1.6 Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú 38
3.1.7 Thực trạng sử dụng vitamin và khoáng chất …… ……43
3.1.8 Sử dụng coticoid trong điều trị……… … 44
3.1.9 Tương tác thuốc trong đơn 45
3.2 Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023 48
3.2.1 Số thuốc kê trung bính trong một đơn……… 48
3.2.2 Số lượng thuốc trong một đơn thuốc ……… ….48
3.2.3 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm 49
3.2.4 Chi phí trung bình trong một đơn thuốc 50
3.2.5 Thực hiện quy định về kê đơn thuốc 50
3.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc kê theo Biệt dược gốc, thuốc generic 50
3.2.7 Tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc thiết yếu ……… 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1 Phân tích đặc điểm thuốc được kê trong đơn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023 53
4.1.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 52
4.1.2 Thuốc kê theo nguồn gốc xuất xứ 52
Trang 64.1.3.Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic 52
4.1.4 Thông tin liên quan đến thuốc 53
4.1.5 Cơ cấu các nhóm thuốc được kê để điều trị ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý 54
4.1.6 Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú 54
4.1.7 Thực trạng sử dụng vitamin và khoáng chất 57
4.1.8 Sử dụng coticoid trong điều trị ngoại trú 56
4.1.9 Tương tác thuốc trong đơn 57
4.2 Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023……… 55
4.2.1 Số thuốc kê trung bình trong một đơn 58
4.2.2 Số lượng thuốc trong một đơn thuốc 58
4.2.3 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm 58
4.2.4 Chi phí trung bình trong một đơn thuốc ………… ………59
4.2.5 Thực hiện quy định về kê đơn thuốc ……… …59
4.2.6 Tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc thiết yếu … 60
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DMTBBDMTTssasd DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
bhy BHYT Bảo hiểm y tế
INN Internatinal Nonproprietary Nam
(Tên chung quốc tế) BYT Bộ Y Tế
BV Bệnh viện
BN Bệnh nhân TPCN Thực phẩm chức năng DMT Danh mục thuốc
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới BDG Biệt dược gốc
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các biến số cần thu thập 23 Bảng 2.2 Các chỉ số về đặc điểm thuốc được kê trong đơn
điều trị ngoại trú 28 Bảng 2.3 Các chỉ số về thực hiện thực trạng kê đơn thuốc
điều trị trong bệnh viện 29 Bảng 3.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú 34 Bảng 3.2 Tỷ lệ thuốc kê đơn theo nguồn gốc xuất xứ 35 Bảng 3.3 Cơ cấu thuốc hóa dược được kê theo tên biệt dược
gốc, thuốc generic 35 Bảng 3.4 Ghi thông tin liên quan đến thuốc 36 Bảng 3.5 Số lượng hoạt chất được sử dụng theo tác dụng
Bảng 3.6 Tỷ lệ đơn thuốc được kê có kháng sinh 38 Bảng 3.7 Sử dụng kháng sinh theo chuẩn đoán 38 Bảng 3.8 Tỷ lệ kháng sinh được kê trong đơn thuốc 41 Bảng 3.9 Liều dùng xác định hàng ngày và liều dùng thực tế
được kê đơn theo hoạt chất 42 Bảng 3.10 Tỷ lệ đơn thuốc kê có vitamin và khoáng chất 43 Bảng 3.11 Tỷ lệ đơn thuốc kê có corticoid 44 Bảng 3.12 Tỷ lệ sử dụng corticoid theo nhóm thuốc 44 Bảng 3.13 Các chuẩn đoán được kê đơn corticoid 45 Bảng 3.14 Theo dõi tác dụng phụ của thuốc theo phản ứng
Bảng 3.15 Tương tác thuốc trong đơn 47
Trang 9Bảng 3.16 Số thuốc kê trung bình trong một đơn 48 Bảng 3.17 Số lượng thuốc trong một đơn thuốc 48 Bảng 3.18 Đơn thuốc có kê thuốc tiêm 49 Bảng 3.19 Chi phí trung bình trong một đơn thuốc 50 Bảng 3.20 Thực hiện quy định về kê đơn thuốc 51 Bảng 3.21 Tỷ lệ thuốc kê đơn theo Biệt dược gốc, thuốc
Bảng 3.22 Tỷ lệ đơn thuốc kê theo Danh mục thuốc bệnh viện
và Danh mục thuốc thiết yếu 52
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ nhân sự Khoa Dược - Vật tư y tế, cận lâm
sàng
20
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm, nhất là trong khi mô hình bệnh tật liên tục biến đổi, nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu khi có tới 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y tế được kê kháng sinh điều trị ngoại trú, tỷ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng [33] 60-90% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh không phù hợp, 50% bệnh nhân được kê đơn dùng thuốc tiêm tại các cơ sở y tế, trong đó có tới 90% số ca là không cần thiết Điều đó dẫn đến 20-80% thuốc sử dụng không hợp lý Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tình trạng kê đơn bất hợp lý, lạm dụng thuốc còn rất phổ biến như kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân đã đạt được hiệu quả điều trị, lạm dụng kháng sinh, bệnh nhân tự điều trị hoặc không tuân thủ điều trị Từ đó dẫn đến thực trạng điều trị không hiệu quả, không an toàn, bệnh không khỏi hoặc kéo dài làm cho bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây các hãng dược phẩm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và sản xuất ra nhiều thuốc mới nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người bệnh Công tác khám và kê đơn thuốc tại các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện hạng 2 nơi mà bác sĩ còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc nghiên cứu, cập nhật thông tin thuốc còn hạn chế, thời gian đầu tư cho việc khám và kê đơn cho mỗi đơn thuốc là chưa nhiều Một đơn thuốc được ghi theo đúng quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi rõ ràng danh pháp, hàm lượng, liều dùng… sẽ làm hạn chế sự nhầm lẫn trong cấp phát, sử dụng, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị cho bệnh
nhân
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh trực thuộc Sở y tế tỉnh Tây Ninh
là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu
tư của Đảng và Nhà nước Chương trình chống Lao quốc gia đã nhận được sự
Trang 12hợp tác giúp đỡ có hiệu quả về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế Mặt khác, Việt Nam phải đối phó với các vấn đề Lao/HIV đang phát triển mạnh, Lao kháng thuốc ngày một gia tăng, sự tuân thủ của người bệnh trong
sử dụng thuốc, công tác giám sát trong quá trình điều trị của cán bộ y tế, cùng nhiều vấn đề xã hội khác, rất cần sự quan tâm của toàn xã hội Bộ Y Tế cũng ban hành rất nhiều văn bản, trong đó có Thông tư 52/2017/TT-BYT Quy định về kê đơn và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về Hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị, với các chỉ số kê đơn được quy định cụ thể
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện ngày càng tăng lên, tình trạng cũng như mô hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp và nặng hơn, đặc biệt là nhu cầu sử dụng các thuốc chuyên khoa, thuốc mãn tính Do đó, danh mục thuốc của bệnh viện cũng tăng lên theo từng năm cả về số lượng, số khoản mục và giá trị Chính vì vậy, công tác lựa chọn, cung ứng thuốc cũng gặp không ít khó khăn Công tác cung ứng thuốc cần phải đảm bảo hợp lý về nguồn kinh phí nhưng vẫn đảm bảo kịp thời, đầy đủ và phù hợp để đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh
Nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện, hiện nay chưa có nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong năm 2023, vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn
thuốc điều trị Bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023” với 2 mục tiêu như sau:
1/ Phân tích đặc điểm thuốc được kê trong đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023
2/ Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
1.1.1 Đơn thuốc
1.1.1.1 Khái niệm
Đơn thuốc là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn [1] Bác sỹ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu qui định của BYT) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn thuốc
Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc
Ðơn thuốc là một chỉ định điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị Như vậy, với một căn bệnh nào đó, đơn thuốc có những điểm giống nhau về nguyên tắc và các chủng loại thuốc [8] Tuy nhiên, do những khác biệt về tuổi tác, giới tính, tình trạng cơ thể bệnh tật, như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận , đặc biệt là người có tiền sử dị ứng với một dược chất nào đó nên việc kê đơn nhiều khi rất khó khăn Từ những thông tin trên, người thầy thuốc có thể suy nghĩ và thay thế bằng những loại thuốc khác có cùng tác dụng dược lý Vì thế, nhiều trường hợp tuy cùng một bệnh nhưng mỗi thầy thuốc lại có những cách kê đơn khác nhau Ðiều hết sức cần tránh đối với người bệnh là không nên dựa vào đơn thuốc của người khác có chung một chẩn đoán hoặc triệu chứng gần giống như mình để điều trị
Ðơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải bán theo đơn và những thuốc có thể mua tự do Ðó là một “y lệnh” hướng dẫn cho các bệnh nhân ngoại trú và cả nội trú cần uống, bôi xoa, phun, dán hay tiêm truyền Ðơn thuốc liệt kê số lượng thuốc, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian dùng thuốc trước hay sau bữa ăn Một đơn thuốc được coi là tốt phải đạt được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc
và tiết kiệm [14]
Trang 141.1.1.2 Nguyên tắc kê đơn thuốc
Theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới,
để thực hiện được quá trình kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ theo quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước [7]:
- Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân Quá trình này cần được thực hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng của bác sĩ, mô tả bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm và các thăm khám khác
- Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị Việc xác định mục tiêu điều trị giúp người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập trung vào bệnh của bệnh nhân
- Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả,
an toàn kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án điều trị khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc Thẩm định lại sự phù hợp của thuốc đã lưa chọn cho bệnh nhân Sự phù hợp được đánh giá trên 3 khía cạnh: (1) Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân, (2) Sự phù hợp của liều dùng hằng ngày, (3) Sự phù hợp của quá trình điều trị Đối với mỗi khía cạnh cần phải kiểm tra mục đích điều trị, hiệu quả (chỉ định và sự liên quan đến liều dùng) và an toàn (chống chỉ định, tương tác thuốc, nhóm thuốc có nguy
cơ cao) có được đảm bảo
- Bước 4: Bắt đầu điều trị Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân Ví
dụ như viết một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu cho bệnh nhân
- Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh nhân Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: Các tác dụng của thuốc; hướng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian dùng, bảo quản ); cảnh báo (không nên dùng khi nào, liều tối đa, thời gian điều trị đầy đủ); hẹn tái khám lần tới, xác minh mọi thông tin có rõ ràng đối với bệnh nhân
Trang 15- Bước 6: Giám sát điều trị Nếu như bệnh nhân được chữa khỏi thì ngừng quá trình điều trị hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng bệnh vẫn chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm trọng hay không Nếu có thì cân nhắc lại liều dùng hoặc chọn thuốc khác, nếu không thì tiếp tục điều trị Trường hợp bệnh không được chữa khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả các bước trên
Một số điểm lưu ý khi kê đơn thuốc
+ Không nên kê nhiều thứ thuốc trong một đơn
+ Nên kê những loại thuốc có một thành phần Không nên kê các thuốc hỗn hợp nhiều thành phần
+ Trong trường hợp có điều gì nghi vấn, có thể tư vấn và tranh thủ sự trợ giúp của dược sĩ, nhất là dược sĩ lâm sàng
+ Luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để cập nhật các thông tin mới về thuốc Tuy nhiên cũng cần cảnh giác và thận trọng đối với những thông tin có tính thương mại, không đảm bảo khách quan Hiện Bộ Y tế đã cho xuất bản cuốn Dược thư quốc gia là một cuốn sách có những thông tin chuẩn mực và khách quan về thuốc, có thể được xem như cẩm nang về việc dùng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý
+ Ðối với các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ như kháng sinh, corticoid, thuốc chống ung thư, trong đơn thuốc hoặc trong bệnh án (nếu là bệnh nhân nội trú) nên đánh số để biết rõ ngày dùng thuốc
1.1.2 Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, người thầy thuốc phải ghi đầy đủ rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc Việc kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng của người bệnh Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân Trên
Trang 16thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt” Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước
Việt Nam đã ban hành những văn bản hướng dẫn về kê đơn thuốc Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng người bệnh Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế
và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân
Theo quy định tại Thông tư 52/2017/TT – BYT ngày 29 tháng 12 năm
2017 của Bộ Y tế và Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi một số điều của Thông
tư 52 6 có quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại như sau:
- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh
- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố,
tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên của bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám
- Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
+ Thuốc có một hoạt chất: ghi tên chung quốc tế (INN, generic) hoặc Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại)
Ví dụ 1: Thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg
Ví dụ 2: Thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg
+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại
- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc
- Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác
Trang 17- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa
- Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ
ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn
Yêu cầu về hình thức kê đơn thuốc
- Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh theo mẫu quy định và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, số ngày sử dụng vào Sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Người kê đơn thuốc ra chỉ định Điều trị bằng thuốc vào bệnh án Điều trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh
- Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải Điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc việc Điều trị nội trú
Theo Điều 4 Thông tư 52/2017/TT – BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế, quy định về nguyên tắc kê đơn như sau:
1 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh
2 Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh
3 Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả
Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic
4 Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
Trang 18tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành
- Dược thư quốc gia của Việt Nam
5 Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tếy hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định
6 Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh
7 Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt)
8 Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tếkê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh
9 Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều
6 Luật dược, cụ thể:
- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
- Thực phẩm chức năng;
Trang 191.1.3 Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc
Để đánh giá việc sử dụng thuốc, WHO/INRUD đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc cho cơ sở y tế ban đầu
* Các chỉ số kê đơn:
Tổ chức Y tế thế giới - WHO 1993 đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau:
Bảng 1.1 Các chỉ số kê đơn của WHO
và tốn kém trong chi phí điều trị bằng thuốc
2 Tỷ lệ phần trăm đơn
kê có TPCN
Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử dụng loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm dụng
và tốn kém trong chi phí điều trị bằng thuốc
3 Số thuốc trung bình
trong một đơn
Để đo mức độ kê nhiều thuốc
4 Tỷ lệ phần trăm của
các thuốc được kê
theo tên generic
Để lo lường xu hướng kê đơn theo tên generic
5 Tỷ lệ phần trăm của
các thuốc được kê
thuộc danh mục thuốc
thiết yếu hoặc danh
mục thuốc chủ yếu
Để đo lường mức độ thực hành phù hợp với chính sách quốc gia, bằng việc chỉ ra việc thực hiện kê đơn từ danh sách thuốc chủ yếu đối với từng loại hình cơ sở khảo sát
Trong cẩm nang hướng dẫn thực hành - Hội đồng thuốc và điều trị do
Tổ chức Y tế thế giới ban hành cũng như trong thông tư số 21/2013/TT- BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc cho các cơ sở y tế ban đầu Các chỉ số về kê đơn và các chỉ số về sử dụng thuốc toàn diện bao gồm:
Trang 20 Các chỉ số kê đơn
Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí tiền thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan Theo khuyến cáo của WHO, số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,6-1,8 Tỷ lệ % thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu lý tưởng là 100,0%
Tỷ lệ % thuốc được kê theo tên generic được khuyến cáo là 100,0% Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh là trong khoảng 20,0% - 26,8% Tỷ lệ % đơn có kê thuốc tiêm được khuyến cáo trong khoảng 13,4% - 24,1
1.2 Thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện kết quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh Sử dụng thuốc chịu ảnh hưởng của bốn bước trong chu trình, bao gồm: chẩn đoán, kê đơn, giao phát và tuân thủ điều trị
Như vậy, để đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả, người kê đơn phải tuân theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu bằng việc chẩn đoán để xác định
Trang 21Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những khuyến cáo và hầu hết các quốc gia đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng, cụ thể Tuy nhiên, vấn đề tuân thủ các quy định về kê đơn thuốc thường xuyên vi phạm
1.2.1 Trên thế giới
Theo một nghiên cứu của Patel V và cộng sự tại Ấn Độ năm 2005, 990 đơn thuốc khảo sát thì có tới hơn một phần ba trong tổng số đơn thuốc thông tin xác định bác sỹ điều trị là không rõ ràng, hơn một nữa các đơn thuốc không ghi đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi…) Phần lớn các đơn thuốc chữ viết và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng Hơn 90% đơn thuốc chỉ kê biệt dược
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng bộ chỉ số của WHO/INRUD để đánh giá về tình hình sử dụng thuốc
Tại các nước phát triển như Mỹ, tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn xảy
ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân Một nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân đau họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám Trong khi đó, tác giả cũng nhận định, đối với nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu khác nhau Để khắc phục tình trạng này, nhiều nước đã thực thi một danh mục thuốc hạn chế và xây dựng phác đồ chuẩn để hướng dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý Nhưng những cố gắng này chỉ làm giảm được việc tiêu thụ thuốc mà không cải thiện được đáng kể chất lượng của việc kê đơn [42] Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng KS xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám Trong khi đó, tác giả cũng nhận định, đối với các trường hợp bệnh nhân viêm họng này có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước [36] Vấn đề vi sinh vật kháng
Trang 22kháng sinh đang là một hiện tượng phổ biến và trở thành một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu Biện pháp can thiệp quan trọng và khả thi hàng đầu mà các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn để thực hiện chiến lược toàn cầu ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh là “Đào tạo người kê đơn, người cung ứng và hướng dẫn sử dụng” Điều này chứng tỏ việc đào tạo và hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho các bác sỹ và dược sỹ là cần thiết và cấp bách cho tất cả các nước trên thế giới
1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.2.1 Thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Tại Việt Nam, vấn đề vi phạm các quy định thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú cũng thường xuyên gặp phải tại các bệnh viện Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Thủy tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang năm 2016: 38,5% đơn thuốc khảo sát ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 0,7% đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi không ghi tên cha/mẹ, 9,5% đơn thuốc còn ghi chẩn đoán dạng ký hiệu, chữ viết tắt, 86,6% lượt thuốc được kê ghi đầy đủ nồng độ, hàm lượng, 94,4% lượt thuốc có số lượng có 1 chữ số ghi đúng quy định, 98,3% lượt thuốc được kê ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng về liều dùng đúng quy định [13] Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng trên đối tượng bệnh nhân BHYT tại BVĐK huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 tiến hành so sánh việc thực hiện quy định kê đơn trên đơn kê bằng tay và đơn kê trên máy tính cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai hình thức này, 100,0% đơn kê bằng máy tuân thủ việc ghi địa chỉ bệnh nhân trong khi tỷ
lệ này ở các đơn kê tay chỉ đạt 18,9% ghi tỉnh (thành phố), 21,9% ghi quận (huyện), 97% ghi xã (phường) Tuy nhiên tất cả các đơn kể cả kê tay hay kê máy đều không ghi số nhà (thôn) Tương tự với quy định ghi ngày kê đơn, ghi
họ tên bác sĩ và ký tên được thực hiện 100% ở đơn kê máy, và 92,3% đối với
Trang 23thực hiện đánh số khoản chỉ chiếm 63% Đối với thực hiện quy định về chẩn đoán phải viết rõ ràng được thực hiện đầy đủ ở 100% đơn kê máy và 42,1% đơn kê tay Việc thực hiện quy định về ký tên bên cạnh nếu có sửa chữa đơn đều không được thực hiện đầy đủ, 100% đơn thuốc ghi đầy đủ số lượng thuốc, 81,8% đơn ghi đầy đủ đường dùng của thuốc [9] Còn theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Hợi năm 2015 tại BVĐK huyện Kỳ Sơn – Nghệ An thì 92,5% đơn thuốc thực hiện đúng quy định về đánh số khoản, gạch chéo phần trống là 98%, đủ chữ ký và hướng dẫn sử dụng chỉ có ghi địa chỉ bệnh nhân đúng quy định là đạt 67,5%, ghi rõ liều dùng 1 lần và 24 h là 90%, ghi rõ đường dùng đạt 30,8%, ghi hàm lượng thuốc đạt 43% [8]
Hiện tượng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt dược đang diễn ra phổ biến Tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc tại các bệnh viện cũng rất khác nhau Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều không đạt tỷ lệ 100,0% theo khuyến cáo của WHO 75,8% đơn thuốc ghi tên thuốc đối với thuốc đơn thành phần đúng quy định tại BVĐK huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang [13] 24,8% đơn thuốc ghi theo tên chung quốc tế tại BVĐK huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh [9] và tỷ lệ thuốc ghi tên chung quốc tế chỉ 6,3% tại BVĐK huyện Kỳ Sơn, Nghệ An [8] Và đạt 75,3% thuốc đơn thành phần kê theo tên chung quốc tế tại BVĐK huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp [12]
Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề đáng quan tâm của mọi quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã hội Nó làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, làm giảm chất lượng điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại cho chính bệnh nhân Bên cạnh đó, hiện tượng kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán, lạm dụng kháng sinh còn rất phổ biến
Tại nhiều bệnh viện hiện nay đã cũng sử dụng phần mềm quản lý trong việc kê đơn thuốc Kê đơn điện tử được xem như một biện pháp can thiệp có hiệu quả để làm giảm có ý nghĩa số lượng kê đơn có sai sót hoặc tiềm ẩn gây hại cho người bệnh bằng cách tạo ra mẫu đơn thuốc có sẵn trong phần mềm máy
Trang 24tính và cung cấp hỗ trợ quyết định ở thời điểm kê đơn sử dụng cảnh báo và lời nhắc Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các bệnh viện công lập, nơi mà khu vực điều trị ngoại trú luôn gặp áp lực bệnh nhân đông, thời gian khám, kê đơn và tư vấn dùng thuốc của bác sỹ bị rút ngắn làm gia tăng khả năng xảy ra sai sót kê đơn, nhất là khi đơn thuốc được ghi bằng tay
1.2.2.2 Một số chỉ số kê đơn thuốc
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc tại các bệnh viện Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2 Một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Số thuốc trung bình /đơn
% đơn kê kháng sinh
% đơn kê vitamin
% đơn kê thuốc tiêm
% đơn kê corticoid
Trang 25 Số thuốc trung bình/đơn:
Xem xét số thuốc trung bình/đơn cho thấy tính đa dạng trong kê đơn và nguy cơ làm dụng thuốc của bác sĩ kê đơn, nguy cơ hạn chế tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị ngoại trú Tại một số cơ sở y tế, các kết quả khảo sát cho thấy sự chênh lệch nhiều về số thuốc trung bình/đơn giữa các cơ sở Tại BVĐK huyện Kỳ Sơn thì số thuốc trung bình/đơn lên đến 4,6 thuốc [8], tại BVĐK huyện Lộc Hà là 3,5 thuốc/đơn [9], và tại BVĐK huyện Tân Hồng là 2,5 thuốc/đơn [12] Mặc dù các số liệu chỉ mang tính tham khảo và phụ thuộc vào cách lấy mẫu của tác giả, song chỉ số này đối chiếu với khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là rất cao cần sự can thiệp của lãnh đạo bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện trong việc giám sát kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Kê đơn kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày) Chính điều này đã tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh cao tại BVĐK huyện Kỳ Sơn là 78,3% đơn khảo sát [8], 64,8% đơn khảo sát có kê kháng sinh tại BVĐK huyện Yên Thế [13], 53% đơn khảo sát có kê kháng sinh tại BVĐK huyện Lộc Hà [9], 33,1% đơn khảo sát có kê kháng sinh tại BVĐK huyện Tân Hồng [12] đều cao hơn giới hạn khuyến cáo của WHO (khuyến cáo 20,0-26,8%)
Kê đơn vitamin
Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là thuốc bổ trợ Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin tại các bệnh viện có sự khác nhau: có những trung tâm kê với tỷ lệ thấp những có những
Trang 26bệnh viện còn lạm dụng kê đơn thuốc vitamin, tỷ lệ đơn kê vitamin tại BVĐK huyện Lộc Hà là 87,8% [9], tại BVĐK huyện Kỳ Sơn tỷ lệ đơn kê vitamin là 77% [8] Hai bệnh viện có tỷ lệ đơn kê vitamin thấp là BVĐK huyện Yên Thế (17,3%) [13] và BVĐK huyện Tân Hồng (11,9%) [12]
Kê đơn thuốc tiêm
Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể dùng được mà đòi hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm truyền đã được đào tạo (ít nhất là điều dưỡng), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới sự giám sát của nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (ít nhất là y sĩ) hoặc phải là các dạng bút tiêm chuyên dụng như bút tiêm insulin chi phí đắt đỏ Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ tạo thuận lợi cho bệnh nhân Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm tại một số bệnh viện, trung tâm ở trên đều thấp hơn so với khuyến cáo của WHO, tại BVĐK huyện Lộc Hà có tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm chỉ 0,8% [9]
Kê thuốc corticoid
Tỷ lệ đơn khảo sát có kê corticoid tại BVĐK huyện Tân Hồng là 6,9% [12] Việc kê đơn corticoid cần được giám sát chặt chẽ do tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này khi sử dụng
Chi phí trung bình/đơn
Chi phí tiền thuốc trung bình tại các trung tâm và bệnh viện cũng có sự dao động Chi phí tiền thuốc trung bình tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An là 227.684 đồng [8], tại BVĐK huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh có chi phí trung bình/đơn là 123.790 đồng, tỷ lệ chi phí kháng sinh chiếm 22,2%, chi phí thuốc tiêm chiếm 0,6%, chi phí vitamin chiếm 23,6% [9] Tại BVĐK huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp có chi phí trung bình/đơn là 93.535 đồng [12]
Trang 271.3 Vài nét về cơ sở nghiên cứu
1.3.1 Vài nét về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh
1.3.1.1 Quá trình thành lập
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh là tiền thân của Trung tâm phòng chống Lao và Bệnh phổi được đổi tên thành Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 1604/QĐ – UBND, ngày 11/8/2011 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tiếp nhận , chẩn đoán và điều trị đối tượng bệnh nhân mắc Lao và bệnh phổi Mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền và chương trình chống Lao quốc gia như được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, các máy móc phục vụ kỹ thuật chuyên sâu trong chuyên ngành bệnh lao tuy nhiên trực khuẩn lao là loại vi khuẩn khó diệt, số lượng thuốc dùng điều trị lao hạn chế trong khi độc tính lại cao Độc tính của thuốc có thể gây phản ứng trên bệnh nhân dẫn tới không tuân thủ điều trị làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị Chính vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc kháng lao là rất cần thiết giúp giảm di chứng và tăng hiệu quả điều trị trong công tác chống lao
1.3.1.2 Các đơn vị trong bệnh viện
Nhằm cải tiến chất lượng quản lý và phục vụ người bệnh, can thiệp tích cực làm giảm bệnh lao trong tương lai; Việc sáp nhập thành lập khoa, phòng mới là nhu cầu tất yếu, tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý điều hành đúng theo theo quy chế tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của
Bộ Y tế Quyết định về việc Ban hành Quy chế bệnh viện; Quyết định số 2503/2002/QĐ-BYT, ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Qui định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế, Thành phố trực thuộc Trung ương
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh xây dựng kế hoạch kiện toàn, tổ chức sắp xếp lại các khoa, phòng như sau:
Trang 28Các phòng chức năng:
- Phòng KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
- Phòng TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
- Phòng TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
- Phòng ĐIỀU DƯỠNG
Các Khoa lâm sàng, cận lâm sàng:
- Khoa KHÁM BỆNH – CHỈ ĐẠO TUYẾN
- Khoa HỒI SỨC CẤP CỨU
- Khoa LAO – BỆNH PHỔI
- Khoa DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ - CẬN LÂM SÀNG
- Khoa KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
1.3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh là đơn vị sự nghiệp
Y tế trực thuộc Sở Y tế, có chức năng giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo, xây dựng mạng lưới thực hiện công tác phòng chống Lao trên địa bàn tỉnh; tổ chức khám, điều trị chuyên khoa và bệnh phổi cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Ngoài ra còn Bệnh viện còn hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu về bệnh lao như “Phát hiện lao chủ động trong nhóm người tiếp xúc nguồn lây” (ACT II), “Điều trị lao kháng thuốc”
Nhiệm vụ:
- Đào tạo, tập huấn quản lý chương trình chống lao cho tuyến huyện và xã, xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về thực hiện nhiệm vụ chống lao theo chương trình chống lao quốc gia
- Tổ chức xây dựng mạng lưới, chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động chống Lao trên địa bàn tỉnh, khám và điều trị nội trú cho bệnh nhân lao và bệnh phổi, kiểm tra giám sát họat điều trị lao ngoại trú tại các huyện thị Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản
và tài chính của đơn vị theo qui định của nhà nước
Trang 29Bệnh viện với chức năng chính là phòng và điều trị lao và bệnh phổi cho nhân dân trong tỉnh, gồm 2 hệ thống hoạt động: hệ thống nội trú với 50 giường kế hoạch, 90 giường thực kê (trong đó 8 giường điều trị người bệnh lao kháng thuốc) và hệ thống hoạt động ngoại trú là mạng lưới chống lao bao phủ từ tuyến tỉnh đến tận tuyến xã.Thực hiện công văn 610/SYT ngày 07/02/2021 về hoạt động mô hình Bệnh viện tách đôi hiện nay Bệnh viện đang hoạt động theo mô hình Bệnh viện tách đôi, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh lao và Bệnh phổi vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch với 20 giường cho người bệnh covid-19 Và tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030
1.3.2 Vài nét về Khoa Dược - Vật tư y tế - Cận lâm sàng Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi Tây Ninh
* Vị trí
Khoa Dược - Vật tư Y tế - Cận lâm sàng là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược, vật tư y tế, cận lâm sàng trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng an toàn, hợp lý
* Nhiệm vụ
Khoa Dược - Vật tư y tế - Cận lâm sàng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bệnh viện nói chung và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh nói riêng Khoa Dược - Vật tư y tế - Cận lâm sàng cũng có những nét chung và một số nét riêng so với Khoa Dược của các bệnh viện khác
Cơ cấu nhân lực của Khoa Dược - Vật tư y tế, cận lâm sàng: Hiện nay Khoa có 10 cán bộ, nhân viên (trong đó 01 Phó khoa, 03 Dược sĩ hạng III, 01 Dược sĩ hạng IV, 05 Kỹ thuật viên y hạng III
Trang 30* Mô hình tổ chức Khoa Dược - Vật tư y tế, cận lâm sàng
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ nhân sự Khoa Dược - Vật tư y tế, cận lâm sàng
1.3.1.5 Tổng hợp các kết quả hoạt động của bệnh viện và của khoa dược
Sau thời gian phát triển và trưởng thành, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh là bệnh viện chuyên khoa hạng II, là đầu mối chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Phòng chống bệnh lao; Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn và hen phế quản Quy mô 50 giường bệnh kế hoạch (số giường thực kê hiện tại là 90 giường), phân bố ở các khoa như sau: khoa Hồi sức cấp cứu 12 giường, khoa Lao - Bệnh phổi 38 giường (TK: 78 giường) Trung bình mỗi năm bệnh viện điều trị khoảng hơn 6000 bệnh nhân nội trú/mỗi năm, khám gần 20 000 lượt bệnh nhân/năm ( theo báo cáo của phòng Kế hoạch tổng hợp năm 2018)
Chỉ tính riêng năm 2023 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đã khám và xét nghiệm đàm cho 7.013 trường hợp nghi ngờ mắc lao đạt tỷ lệ 1.16% dân số Bệnh viện đã thu nhận điều trị 1.021/2.242 người bệnh thu nhận đạt 45,5% so kế hoạch năm
Hoạt động lồng ghép Lao/HIV cũng đạt kết quả đáng nhi nhận Cụ thể, số người bệnh lao có xét nghiệm HIV: 993/1.021 người bệnh, đạt 97,3%/tổng số
Trang 31người bệnh lao được thu nhận điều trị Số người bệnh lao đồng nhiễm HIV được quản lý điều trị trong Chương trình chống Lao quốc gia: 28 người bệnh, chiếm 2,7%/ tổng số thu nhận
Bệnh viện với chức năng chính là phòng và điều trị lao và bệnh phổi cho nhân dân trong tỉnh, gồm 2 hệ thống hoạt động: hệ thống nội trú với 50 giường kế hoạch, và hệ thống hoạt động ngoại trú là mạng lưới chống lao bao phủ từ tuyến tỉnh đến tận tuyến xã, phường
Bệnh lao: với mục tiêu là khống chế bệnh lao, duy trì và mở rộng chiến
lược DOTS, thực hiện theo phương châm “Phòng, chống bệnh lao bằng điều trị
có kiểm soát trực tiếp (DOTS) chất lượng cao”
+ Lao không kháng thuốc
+ Lao kháng thuốc
Bệnh phổi: Nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh phổi ngoài lao:
+ Bệnh hen phế quản
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh lao cao nhất thế giới đã có Chương trình chống lao quốc gia hoàn thiện về công tác tổ chức, chiến lược điều trị hóa trị ngắn ngày có kiểm soát (DOTS) bao phủ 100% dân số trên toàn quốc và cơ bản đã tổ chức quản lý điều trị tốt bệnh lao, đạt được chỉ tiêu phát hiện, điều trị bệnh lao theo tiêu chuẩn của WHO đề ra Đặc biệt trong những năm gần đây Chương trình chống lao quốc gia đã triển khai tốt chiến DOTS với các công thức điều trị lao 8 tháng, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) được duy trì ở mức cao trên 85,0% trong nhiều năm qua Bên cạnh việc triển khai tốt chiến lược DOTS thì Chương trình chống lao quốc gia cũng đã phát triển nhiều công cụ kiểm soát bệnh lao mới như công tác tiêm chủng BCG đạt kết quả tốt, các phương tiện xét nghiệm lao mới và hiện đại giúp việc chẩn đoán bệnh nhanh và sớm hơn, các biện pháp phòng ngừa cũng đã được tăng cường, ý thức người dân cũng đã nâng cao cùng với việc triển khai các phương pháp điều trị mới
Trang 321.4 Tính cấp thiết của đề tài
Với quy mô 90 giường bệnh kế hoạch, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh là bệnh viện chuyên khoa hạng II, là đầu mối chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Phòng chống bệnh lao; Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn và hen phế quản
Năm 2023 Bệnh viện Lao và Bệnh phổitỉnh đã khám và xét nghiệm đàm cho 7.013 trường hợp nghi ngờ mắc lao và đã thu nhận điều trị 1.021/2.242 người bệnh
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh lao cao nhất thế giới, tỉnh Tây Ninh cũng nằm trong số đó, việc đối phó với các vấn đề Lao, Lao/HIV đang phát triển mạnh, đặc biệt là Lao kháng thuốc thì việc theo dõi sự tuân thủ trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân và việc giám sát hoạt đông kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú là việc làm vô cùng cần thiết, quan trọng
Đặc biệt, từ trước đến nay tại bệnh viện chưa có 1 đề tài nào nghiên cứu về việc thực hiện qui chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, do đó việc khảo sát đánh giá, tình hình kê đơn thuốc ngoại trú, sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại bệnh viện là hết sức cần thiết Trên cơ sở đó đề ra những phương hướng nhiệm
vụ, giải pháp trong việc quản lý, đánh giá việc thực hiện một số qui định về kê đơn thuốc đạt được mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý đáp ứng yêu cầu của Bộ Y Tế về chương trình chống Lao quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú được bảo hiểm y tế chi trả năm 2023 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Từ 01/01/2023 đến 31/12/2023
- Địa điểm: Bệnh viện Lao và Bệnh phổiTây Ninh thuộc Sở Y tế Tây Ninh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Nguồn dữ liệu: đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân BHYT tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổiTây Ninh
- Phương pháp mô tả cắt ngang: Tiến hành thu thập đơn thuốc ngoại trú BHYT tại khoa Dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổiTây Ninh trong khoảng thời gian từ 01/01/2023 tới 31/12/2023 để đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn
và các chỉ số kê đơn
2.2.2 Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số cần thu thập
Mục tiêu 1: Phân tích đặc điểm thuốc được kê trong đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Tây Ninh năm 2023
1 = Đúng;
0 = Không đúng
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Trang 34theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế) [10]
- Không đúng: Tên thuốc ghi không đúng theo quy định trong thông tư 52/2017/TT-BYT [10]
Không: tên thuốc có/không có hàm lượng, không kèm số
lượng
Biến nhị phân
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
5 Đường
dùng
Là số lượt thuốc có ghi đường dùng của thuốc trong 1 đơn thuốc
Biến dạng
số
(n = 1, 2, 3 )
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Biến phân loại
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Trang 35gốc Thuốc nhập khẩu là thuốc
được sản xuất tại nước ngoài
và được nhập vào Việt Nam
(Có/không)
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh năm 2023
1
Ghi họ
tên bệnh
nhân
Đơn có/không ghi đầy đủ họ
và tên của bệnh nhân
Biến nhị phân
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Trang 36Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
4 Số lượng
thuốc
Là số lượt thuốc trong đơn có
ghi tổng số lượng thuốc/đợt điều trị của từng khoản mục
Biến dạng
số
(n = 1, 2, 3 )
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Biến phân loại
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu
Biến dạng
số
(n = 1, 2, 3 )
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu
Biến phân loại
(Đúng/Sai)
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
Trang 3710 Số lượng
thuốc
Là số lượt thuốc trong đơn có
ghi tổng số lượng thuốc/đợt điều trị của từng khoản mục
Biến dạng
số
(n = 1, 2, 3 )
Thu thập từ phiếu thu thập số liệu đơn thuốc
- Tỷ lệ số thuốc trong đơn
- Tỷ lệ thuốc theo thành phần đã kê
- Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh
- Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin
- Tỷ lệ ghi đủ số lượng, hàm lượng của thuốc
- Tỷ lệ ghi đủ cách dùng, liều dùng của thuốc
- Tỷ lệ chi phí cho 1 đơn thuốc
- Tỷ lệ tương tác thuốc
- Tỷ lệ thuốc đơn thành phần được kê đúng quy định
- Tỷ lệ thuốc được kê theo nguồn gốc
Trang 38Bảng 2.2 Các chỉ số về đặc điểm thuốc được kê trong đơn điều trị ngoại trú
1 Tỷ lệ % đơn ghi
đầy đủ tuổi BN
2 Đơn ghi chẩn đoán
bệnh
3 Số lượng thuốc
4 Số thuốc trong đơn
5 Ghi họ tên bệnh
nhân
6 Ghi tuổi bệnh nhân
7 Đơn thuốc có kê
thuốc tiêm
8 Thuốc được kê
theo nguồn gốc
9 Chi phí cho 1 đơn
thuốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tuổi BN
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi chuẩn đoán bệnh
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi số lượng thuốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tuổi BN
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi họ tên BN
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi tuổi BN
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn có thuốc tiêm
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn được kê theo nguồn gốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi chi phí cho 1 đơn thuốc
Trang 39Bảng 2.3 Các chỉ số về thực hiện thực trạng kê đơn thuốc điều trị trong
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi tên thuốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi số lượng, hàm lượng thuốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi cách dùng, liều dùng của thuốc
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi liều dùng/lần
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi đơn đường dùng
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi đơn thành phần đúng qui định
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn có kháng sinh
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn có kê vitamin và khoáng chất
Trang 409
Đơn thuốc có kê
corticoid
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Công cụ thu thập số liệu
- Các đơn thuốc điều trị ngoại trú BHYT từ 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 thực hiện theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT có được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 04/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 52/2017/TT-BYT, Thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư 27/2021/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành
- Danh mục thuốc bệnh viện sử dụng trong năm 2023
- Thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu là biểu mẫu thu thập số liệu (trên phần mềm Microsoft Excel 2013) – Phụ lục 1
2.2.3.2 Quá trình thu thập số liệu
Các thông tin được thu thập theo “Biểu mẫu thu thập số liệu về đơn thuốc” (Phụ lục 1) gồm những thông tin sau:
- Đơn có ghi chẩn đoán viết tắt hoặc viết ký hiệu, số chẩn đoán ghi viết tắt hoặc viết ký hiệu trong đơn
- Số chẩn đoán trong đơn
- Số thuốc ghi tên đúng theo Thông tư 52: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế
- Số kháng sinh có trong đơn: đơn thuốc có kê ít nhất 01 kháng sinh và tổng
x 100%
Tỷ lệ % =
Tổng số đơn khảo sát
Tỷ lệ đơn ghi tương tác thuốc