Rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.. Tuy nhiên trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn còn bộc lộ nhiều
Trang 1CHUYỆN DE THỰC TẬP |
Chuyên ngành: NGAN HÀNG |DE TAI: GIẢI PHÁP PHONG NGỪA RIT RO
TÍN DUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
CHI HHÁNH THÁI HÀ
BÙI THÁI PHÚ
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH CHAT LƯỢNG CAO
DE TAI: GIAI PHAP PHONG NGUA RUI RO
TIN DUNG TAI NGAN HANG TMCP PHUONG DONG
CHI NHANH THAI HA
BU -£8PAT HỌC K.T.Q.D
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành khóa luận nay, em xin tỏ lòng biết ơn đến Cô TS HoàngThị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thay, Cô Viện Tài chính Ngân hàng,
Trường Đại học Kinh té quéc dan da tan tinh truyén dat kiến thức trong nhữngnăm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu dé
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông
chi nhánh Thái Hà đã cho phép và tạo điều kiện cho em được thực tập tại Ngân
hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thay, Cô đồi dao sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân
hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Thái Hà luôn đồi dào sức khỏe, đạt nhiều
thành công trong công việc.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam doan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sé liệu.
kết quả nêu trong chuyên dé thực tập này là do tôi tự thu thập trích dẫn tuyệt đối
không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà nội ngày 28 tháng 5 năm 2017 Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Thái Phú
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC THUẬT NGU VIET TAT
DANH MỤC BANG, HÌNH TOM TAT NGHIÊN CỨU
LỜI MÔ ĐẦU si eecekeesbaiekisoorarosnxsbaserkeesserorrssraenemrrdekssensazlstfgbDSbETRU272000562 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE RỦI RO TÍN DUNG CUA NGÂN
HÃNG THƯỢNG MÁT ái tassvciveasernsaen avensastnemousnceen recamanenaenmnecenencsnnmcnt 3
1.1 NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE TÍN DỤNG NGAN HÀNG 3
1.1.1 Khái niệm tin dụng và tín dụng ngân hàng -. - - - 3
†,1.2 Vai trò của tín đụng ngần hÃHG ásaecaaieianiaeniaioikiiirissaieexstrreee 31.1.3 Đặc trưng của tín dụng ngân DANG coueerseoieeariimrrrisrreeoeen 5
1.2 RỦI RO TÍN DUNG CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI 7
13.1, Khai niệm rũi r0 từ CGg nc sasicrsansansennernmamncenaengeemenanraarsnons 71.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tin dụng -:-5+5++sxsesrverrrrrreee 7
1.2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHTM -+-ce+- §
1.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng -:- +52: 5++ctsxsssrrrerrrei & 1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc vé người VAy - -. :-ccccccccccscccsscsce2 10
1.2.3.3 Nguyên nhân khác -2:::z2222222EE+vxvrtrttrrtrrrtrrttrrrrrrrre 10
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng -5 111.2.5 Do lường rủi ro tín CYN ccssererssnstsnserensasonssnsnerenesovezoees 13
1.2.5.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ 13
1.2.5.2 Nợ xdu va ty lé no xấu trên tong đủ HỢ 13
15:77 5s wees onesnnnemenets oi Sa team mR 14
1.2.5.4 Ty lệ trích lập dự phòng rủi ro tin dụng 14
1.3 KINH NGHIỆM TỪ NHTM CÁC NƯỚC TRONG PHONG
NGỪA RỦI RO TIN DUNG seeneeeseeeeoreraiosiooboeetezzkasirassununaxeres 15
1.3.1 Kinh nghiệm từ NHTM các nước eeeeeeeeeerre 15
1.3.2 Bài học rút ra đối với NHTM Việt Nam - 17
Trang 6CHUONG 2: THUC TRANG VE HOAT DONG TÍN DUNG VÀ RỦI
RO TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHANH THÁI HÀ
2.1.TÓNG QUAN VE NGAN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHINHANH THÁI HÀ - 2-2 e£©+*£€E+£€EE+eEEEEevExevrvsevrzssee 19
2.1.1.Tổng quát về Ngân hàng TMCP Phuong Đông (OCB) 19
2.1.2 Lich sử hình thành Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Thai Ha 0 21
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức c-©2c+22E2EE22E322252225225222Ese 2222 TINH HÌNH HOẠT ĐỘNG CUA NGAN HÀNG TMCPPHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI HÀ (2014-2016) 24
2.2.1 Hoạt động huy động VOM cecsesecssessessecscsesscsessessesseasessesssaseavcsessseess 24 2.2.2 Hoạt động tín dụng cv SE E1 ES SE se cescz 26
2.2.3 Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế - 28
2.2.4 Công tác kế toán,Ngân quỹ và Phát triển dịch vụ thanh toán 292.2.5 Công tác kiểm tra kiểm toán c22s2EE2EE2ESE2EEEczrse 31
2.3 THUC TRANG RỦI RO TÍN DUNG TAI NGÂN HANG TMCP
PHƯƠNG DONG CHI NHANH THÁI HÀ 2- s22 32
2.3.1 Tình hình chung về nợ "DU" 32
2.3.2 Tình hình nợ xấu c222222222EEEEEEEE2E2222cccErrrrEEEEEEEEEErrrree 34
2.3.3 Công tác trích lập dự phòng va xử lý rủi ro tín dụng 34
2.4 NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DUNG TẠI NH TMCP
PHƯƠNG DONG CHI NHÁNH THÁI HÀ s-cccsse2 36
2.4.1.Nguyên nhân khách quan +25 + SEx cv +£eEevreress 36 2.4.2 Nguyén nhân chủ quan - 65c 1k SE SE SE SE EeEccrsceca 38
2.5 NHỮNG BIEN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI
HÀ X©19V4392xpAlke<osalirorsrorisrsEPISPOTGTEEELUMB//191600/00000140761423/20012014/100, 43
2.5.1.Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng 43 2.5.2 Nang cao chất lượng thẩm định khách hàng - 43
Trang 72.5.3 Bảo đảm tin dụng bang tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và
bảo hiểm tín dung - c2 St EE2EEE21122112211211222122112EEEEEEEEEExee 44
2.5.4 Thực hiện bảo hiểm tín dụng -52©2222t2E2EEE22E2E.Essrea 44
2.5.5 Xử lý món vay có vấn đề cc+c2E 2212112112 EExee 45
2.6 ĐÁNH GIA VE CÁC BIEN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI
CHƯƠNG 3 : KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ -s- se 48
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN KINH DOANH TRONG HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI
NHANH THÁI HÀ TRONG THOT GIAN TỚI 48
3.1.1 San phẩm hiện tại, thị trường hiện tại = 48
3.1.2 Sản phẩm hiện tại, thị trường mới 222222 sen 49
3.1.3 Hoàn thiện và mở rộng tuyến sản phẩm hiện đại 49
3.1.4 Tăng cường đào tạO - - ch tt E11 E115 1 5E crsea 49
3.2 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI HÀ 50
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro
trong các sản phẩm hoạt động ngân hàng - 6 cccxccccccea 50
3.2.2 Nang cao vain hóa kiểm soát rủi ro ¬ 51
3.2.3 Nang cao chat lượng cho cán bộ tín dụng - 32
3.2.4 Thiết lập quy trình cấp tín dụng rõ ràng, hạn chế và ngăn
ngừa rủi ro do yếu tố con "900 0 ai 54
3.2.5 Tang cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho VâY 5S
3.2.6 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn dé
Trang 8DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIET TAT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
OCB Orient Comercial Bank
CHC Trung tâm tin dung ngân hang nha nước
NHNN Ngân hang nha nước
NHTM Ngan hang thuong mai
NH TMCP Ngân hàng thương mai cổ phan
RRTD Rui ro tín dụng
TCTD Tổ chức tin dung
Trang 9DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 2014-2016 2: 2¿+2s+EE+EE+EE2E22ES2Sze 24
Bảng 2.2: Cơ cầu dư nO ecccesccssscssssessesssesssessuesssesssesssesssesssecesuessuesssesesuessesseessseessees 26
Bảng 2.3: Cơ cau dư nợ theo thành phan kinh tế -. ¿2sz2s2Ex2222zzz+ 26
Bảng 2.4: Cơ cầu dư nợ theo thời gian s22 tv2E12E1122212211225122512E2xee 27
Bang 2.5: Tình hình tài chính ¿+ ¿2c 222122321 121 123151 11 1 1 1 key 30
Bang 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh - 5 5 SE E3 £+s£+z£szz s2 a2
Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tẾ ác 2c Stv2 c2 cEersersces 33
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu - 2-2 +sseEE‡EEEEESEEEEEEEEE1E112211211 2122112 cExe 34
Bang 2.9: Công tác trích lập dự phòng rủi rO ¿ 2 2 + +x cv ceEzEsersrxrs 35
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh OCB Thái Hà 22- 22 222252: 22
Trang 10TÓM TAT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nham lý luận cơ bản về rủi ro tin dụng trong Ngân hàng thương mại Để từ đó đánh giá thực trạng rủi ro trong những năm gần đây và
đồng thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Thái Hà.
Trang 11LỜI MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của ngân hàng là các dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh
tiền tệ trong đó hoạt động tin dụng là hoạt động chu yếu mang lại nguồn thu
nhập chính và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cao cho các ngân hàng.
Rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động kinh
doanh tại ngân hàng Rui ro tin dụng là hình thức rủi ro mà nó luôn ton tại trong
các hoạt động tín dụng vì thế không thé loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng
mà chỉ có thé áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro khi xảy
ra Đối với OCB Thái Ha, là một chi nhánh mới thành lập nhưng cũng đã cónhững bước tiền đáng kể góp một phần vào sự phát triển chung của nén kinh tế
đất nước Tuy nhiên trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn ché, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng: chất lượng tín dụngchưa cao và tiềm an rủi ro, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập chưa đa dang sản
phẩm tin dụng
Từ hiện thực nêu trên, vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng TMCP Phương
Đông chi nhánh Thái Hà là phải kiểm soát tin dụng cùng với việc nâng cao chất
lượng tín dụng và đảm bảo được sự an toàn trong hoạt động tín dụng Dé đạt
được mục tiêu này OCB Thái Hà cần phải nhận dạng, phân tích và đo lường các
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Từ đó dé ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro
tín dụng Day là lý do em chọn dé tài nghiên cứu * Giải pháp phòng ngừa rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chỉ nhánh Thái Hà” làm đề tài
tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
¢ Nghiên cứu vấn dé lí luận cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM
e Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng tại OCB Thai Hà
© Dé xuất các giat pháp phòng ngừa rủi ro tin dụng tại OCB Thái Hà
Trang 123 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
e Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của
OCB Thái Ha.
® Pham vi nghiên cứu: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tin dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Thái Hà trong giai đoạn 2014-2016.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được dùng đó là: phân tích, so sánh, diễn giải.
5 Kết cấu đề tài
Kết cau dé tài gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trang về hoại động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Phương Đông chỉ nhánh Thái Hà.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 13CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE RỦI RO TÍN DUNG
CUA NGAN HANG THUONG MẠI
1.1 NHỮNG VAN DE CO BẢN VE TÍN DỤNG NGAN HANG
1.1.1 Khái niệm tín dung và tin dung ngân hàng
Tín dụng là “một phạm trù kinh tế nó ra đời ra phát triển cùng với sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa Như vay, Tin dụng là việc bên cho vay cung cấp
nguồn tài chính cho bên đi vay trong đó bên đi vay sẽ phải hoàn trả tài chính cho
bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và lãi suất đi kèm Do hoạt động này
làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ bên đi vay gọi là
con nợ Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người
cho vay và một bên là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế
tín dụng thỏa thuận thời gian cho vay lãi suất phải tra ”
Tín dụng ngân hàng là “quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng (TCTD) với bên
đi vay (là cá nhân tô chức trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) đóng
vai trò huy động vốn và sử dụng vốn huy động cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện cả vốn sốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.”
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Góp phần thúc đây sản xuất phát triển: Trong hoạt động kinh doanh dé duy trì hoạt động một cách bén vững đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đồi dào Vì thé dé tiếp tục phát triển
mạnh mẽ thì không chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà các doanh nghiệp cònphải biết tận dụng các nguồn von khác trong xã hội Trong khi đó tín dụng ngân
hàng là nơi mà tập trung nhiều nguồn vốn nhàn rồi vì vậy tín dụng ngân hàng sẽđáp ứng được nhu cau vốn của các doanh nghiệp Từ đó tín dụng ngân hàng vừagóp phan thúc day sự phát triển của doanh nghiệp vừa tích lũy vốn cho nền kinh
té.
Trang 14Góp phần ổn định tiền tệ và ôn định giá cả:
Khi ngân hàng thực hiện các chức năng trên tập trung và tan dụng những
nguồn von nhàn roi trong xã hội tín dụng ngân hàng đã trực tiếp giảm thiểu khốilượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm thiểu lam phát và ồn định tiềntệ Ngoài ra tín dụng ngân hàng cũng tạo điều kiện phát triển địch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt điều này cũng làm giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế.Mặt khác việc cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp giúp họ hoàn thành đượcmục tiêu sản xuất, làm cho sản xuất phát triển Vì thế tín dụng ngân hàng còngiúp ồn định giá cả hang hóa lưu thông trên thị trường
Nhu vậy tin dụng ngân hang đã góp phan giúp ôn định tiền tệ và 6n định giá
cả trong nền kinh té.
Góp phần 6n định đời sống, tạo công ăn việc làm và ôn định trật tự xã
hội:
Ngoài các hình thức tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp thì ngân
hàng cũng áp dụng đối với các tầng lớp dân cư xã hội Điều này giúp họ có théphát triển kinh tế gia đình mua sam nhà ở cũng như các trang thiết bị khi cần
thiết Ngoài ra, Nhà nước cũng có các quỹ xã hội dé đáp ứng được các nhu cầu
vay vốn hợp lý của các cá nhân đề họ có thể trang trải cho cuộc sống phát triển
kinh tế cũng như mua săm nhà cửa Từ đó tín dụng ngân hàng có thể góp phần
ôn định đời sông tạo công ăn việc làm và ôn định trật tự xã hội.
Trang 151.1.3 Đặc trưng cua tín dụng ngân hang
Quan hệ tín dụng có 4 đặc trưng cơ bản là: Lòng tin, tính hoàn trả tính thời
hạn và ân chứa nhiều khả năng rủi ro
Mot la, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin Người cho vay chỉ cho
vay khi có sự tin tưởng và biết được rằng người đi vay có khả năng trả nợ Đồng thời người cho vay cũng tin tưởng rằng việc người đi vay sử dụng số tiền này sẽ
có lợi nhuận trong thời gian tới và người đi vay có ý định trả nợ thì quan hệ tín
dụng mới xảy ra Như vậy có thê nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan
hệ tín dụng.
Hai là, quan hệ tín dụng Ngân hàng dựa trên cơ sở hoàn tra Ngân hàng với
tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hoạt động trên cơ sở đi vay dé
cho vay thông qua các nghiệp vụ tín dụng của mình Việc kinh doanh tiền của
NHTM là phải đạt được lợi nhuận Hành vi kinh doanh tiền của NHTM thực chất
là đi mua quyền sử dụng vốn (thuê) dé bán (cho thuê) lại quyền sử dụng vốn đó
nhưng nó hoàn toàn khác với các loại kinh doanh khác của các tổ chức kinh tế.
Đầu tiên, vốn mà Ngân hàng mua quyền sử dụng của những chủ thé có vốn nhàn
rồi trong nên kinh tế phải được trả lại cả vốn và lãi cho chủ sở hữu của nó theo
những cam kết đã giao ước Là người di vay, NHTM phải đảm bảo hoàn trả đúng
hạn vốn huy động hoặc đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng với một mónlợi tức hợp lý kèm theo Là người cho vay, NHTM sử dụng vốn đi thuê để cho
thuê lại tức là tạm thời bán quyền sử dụng vốn cho người khác, NHTM vẫn luôn
mong muốn khách hàng vủa mình sử dụng vốn vay có hiệu quả và hoàn trả đầy
đủ vốn và lãi dung ky han theo những quy định đã cam kết
Ba là, quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời Đối tượng của sự
chuyên nhượng có thé là tiền tệ hoặc là hàng hóa dưới hình thức kéo dai thời gian
thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hóa Tính chất tạm thời của sự chuyền
nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó Nó là kết quả của sự thỏa
thuận các đối tác tham gia qua trình chuyền nhượng đề đảm bảo sự phù hợp giữa
thời gian nhàn rồi và thời gian cần sử dụng lượng giá tri do Sự thiếu phù hợp và
thời gian chuyền nhượng có thê ảnh hưởng tới quyền lợi tài chính và hoạt động
kinh doanh của cả hai bên và dẫn đến nguy cơ phá hủy quan hệ tín dụng Thực
Trang 16chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá tri
tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đồi
quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó
Bốn là, tín dụng ân chứa nhiều khả năng rủi ro Do sự không cân xứng về
thông tin và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay Một mối quan hệ
tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ góc và lãi
đúng thời hạn.
Trang 171.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rui ro tín dụng là “khả năng xảy ra những ton thất ngoài dự kiến cho ngânhàng do khách hang vay không trả đúng han, không trả, hoặc không tra đầy đủvốn và lãi.”
1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Từ báo cáo tài chính:
Yếu tố báo cáo tài chính
- Người vay đã không nộp báo cáo tài chính một cách kip thời cho Ngân
hàng Điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác hoạt động kinh doanh của
khách hàng, vì thế dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Tién mặt của khách hàng giảm - Vốn lưu động giảm.
- Tài sản cố định thay đổi nhanh chóng và đột ngột dẫn đến sự nghi ngờ về
việc kinh doanh thua lỗ của khách hàng
- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay - Su khác biệt lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu rong, - _ Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh.
- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm Từ hoạt động kinh doanh:
- Việc thay đổi lớn về số lượng hợp đồng và giá trị của các đơn đặt hàng sẽ gây ảnh hưởng trựcc tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp Điều này
cũng dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng
- Khi mà các khách hàng hay nhà cung ứng có năng lực tài chính rút khỏi
doanh nghiệp cũng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Dây chuyền sản xuất bị hỏng hoặc không được nâng cấp dé phục vụ thi
việc kinh doanh sẽ bị châm tiến độ và sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh.
Trang 18Từ các giao dịch ngân hàng:
- Số dư tài khoản của khách hàng tại ngân hàng giảm.
- xuất hiện khoản nợ quá hạn |
- Ngân hàng không dé dàng nhận thấy sự xuất hiện các khoản vay có nhiều
nguồn trả.
- Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc
về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi.
Từ việc quản trị công ty:
- Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi.
- Thể hiện sự không logic trong chức năng điều hành và phân công xử lý.
- Có sự liều lĩnh trong kinh doanh khi kỳ vọng quá cao vào những hoạt
động có rủi ro lớn.
- _ Đặt giá bán hang hoá và dịch vụ một cách không thực tế.
- Việc các nhân vat chủ chốt, các nhân viên thay đổi liên tục cũng sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phản ứng chậm so với sự đi xuông của thị trường hoặc các điêu kiện kinh
1.2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dung của NHTM
1.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Thứ nhất: do đội ngũ cán bộ có trình độ yếu kém Sự yếu kém ở đây bao
gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức Khi một cán bộ tín dụng có sự yếu
kém về trình độ, thiếu kinh nghiệm thiếu kiến thức chuyên môn thì sẽ không có
khả năng thâm định và xử lý thông tin; đánh giá khách hàng thiếu sự chính xác về mức vay, kỳ hạn vay và lãi suất không phù hợp sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho
ngân hàng Ngoài ra,khi mà cán bộ tín dụng không làm theo đúng quy trình tín
dụng như kiểm soát và giám sát việc sử dụng vốn của người vay hoặc giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ thì việc rủi ro tín dụng sẽ rất dễ xảy ra Hơn nữa,
cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tính thần trách nhiệm dễ
dàng bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng băng cách cho vay chỉ
Trang 19dựa trên mối quan hệ với khách hàng dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những
điều kiện và thủ tục cần thiết.
Thứ hai: Các cấp quản lý trong ngân hàng không có sự giám sát sao Các
lãnh đạo của ngân hàng phải phê duyệt cho cán bộ tín dụng trước khi giải ngân.
Vì vậy nguy cơ rủi ro tín dụng cao là khi cấp trên không có sự kiểm tra sát sao,
đánh giá lại thông tin cũng như hồ sơ mà cán bộ tín dụng đã làm chính xác hay
chưa Thêm nữa, khi đã hoàn thành việc giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải
tiếp tục giám sát khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ
có van dé Tuy nhiên, Đối với nhiều cán bộ thì việc theo dõi này chỉ là mang tính
hình thức và họ thường không quá chú trọng đến việc này Vì vậy, nếu các cấp
lãnh đạo thiếu sự giám sát sát sao đối với các cán bộ tín dụng thì sẽ dẫn đến sự
không hiệu quả của hoạt động tín dung, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo
đức trong cho vay và thu nợ Ngoài ra, nếu các cấp lãnh đạo không có sự quan
tâm sát sao tới thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những phương
án chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng xảy ra
Thứ ba: Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư chưa được ngân hàng chú trọng
phát triển Quản trị danh mục đầu tư là một công cụ luôn được nhắc đến trong
quản trị tín dụng Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách
nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng,
loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau Các nhà chuyên gia về
lĩnh vực ngân hàng tin răng giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhấtđó là phải đa dạng hóa danh mục đầu tư Mặc dù các ngân hàng đều hiểu được
tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng vẫn còn rất nhiều
ngân hàng chỉ cho vay từ một đến hai danh mục hoặc chỉ cho những cá nhân,
doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh để vay Vì vậy rủi ro tín dụng sẽ càng
cao khi có ít đanh mục đầu tư
Thứ tư: Khi định giá khoản vay, các cán bộ tín dụng đã không đánh giá theo
mức độ rủi ro của khách hàng Theo lý thuyết, lãi suất của một khoản vay phải bù
đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mà khách hàng
mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay Ngân hàng đánh giá khách
hàng có mức độ rủi ro càng cao khi phân bù rủi ro càng lớn Với môi trường cạnh
Trang 20tranh khốc liệt một số ngân hàng đã dé dang chấp nhận mức giá cho vay thấp.thậm chí chi đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý không tính đến phan bù
rủi ro Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng như việc: giảm lợi nhuận rủi ro trong hoạt động tín dụng tăng.1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về người vay
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Thứ nhất: Do hoạt động kinh doanh của khách hàng không được thuận lợi
va dan đến thua 16, vì thế không có khả năng trả nợ Đây cũng là một trường hợp
pho biến vì khách hàng là những người có trình độ yếu kém trong quản lý, không
nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế, sử dụng vốn không đúng mục đích sảnphẩm không bán được ra thị trường Hơn nữa có rất nhiều khách hàng đã liều
lĩnh đầu tư kinh doanh vào những vấn đề mạo hiểm mà không có sự tính toán kĩ,
đánh giá các vấn đề liên quan nên ngân hàng sẽ có khả năng xảy ra tốn that là rat
cho vay với các thông tin sai lệch Ngoài ra cũng có những trường hợp các
khách hàng có tình không trả nợ và tiếp tục sử dụng vốn với mục đích càng lâu
càng tốt mặc dù họ có lãi trong hoạt động kinh doanh.
1.2.3.3 Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này đa số xuất phát từ các môi trường xung quanh
như: biến động kinh tế,chất lượng thông tin, thiên nhiên, chính sách pháp luật
Thứ nhát: Chất lượng thông tin mà ngân hàng thu thập là không cao Lượng
thông tin mà ngân hàng thu thập là những thông tin có liên quan đến tình hình
kinh tế và xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình cạnh tranh thị
trường tình hình tài chính của khách hàng Ngân hàng đã dựa vào những thông
tin này đề thực hiện các quyết định cho vay Tuy nhiên một thực tế rang không
phải lúc nào các ngân hàng cũng thu thập thông tin một cách chính xác day du,
10
Trang 21kịp thời Do vậy nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động
có hiệu quả và cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì sẽ dé dang dẫn đến
việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.
Thứ hai: Do những thay đổi đối với các chính sách kinh tế, pháp luật Sự không đồng nhất trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng là yếu tố tác động
không nhỏ tới ngân hàng cũng như các cá nhân doanh nghiệp có sử dụng vốn vay
của ngân hàng Những sự thay đổi trong các quy định về thuế, vốn cũng như
những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh đến các cá
nhân doanh nghiệp Như vậy các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng
hoàn trả nợ cũng như làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng khi các chính sách kinh tế pháp luật và xã hội bị thay đồi.
Thứ ba: Những biến động ngẫu nhiền về kinh tế xã hội mà chúng ta không
dự đoán trước được Các cá nhân doanh nghiệp cũng như ngân hàng sẽ hoạt động
tốt khi có sự ồn định về nền kinh tế, tăng trưởng lành mạnh và ít có các biến cố
xau xảy ra Tuy nhiên khi bất ngờ có những biến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế lạm phat, chi phí cho sản xuất tăng ở một số mặt hang nào đó các thiên tai
và biến động thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất
lớn Nhiều khách hàng có thể sẽ có sự tích cực và vượt qua khó khăn này nhưng
cũng có rất nhiều người bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất dẫn
đến thua lỗ nên không có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.
1.2.4 Tác động của rủi ro tin dung
Giam lợi nhuận cua ngân hang
Khi xảy ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng thì sẽ phát sinh các khoản nợ xấu sự
tồn đọng vốn dẫn đến giảm vòng quay vốn ngân hàng Mặt khác, khi mà ngân
hàng phải chịu nhiều khoản nợ khó đòi hoặc nợ không thu hồi được sẽ dẫn đến gia
tăng các khoản chi phí dé mà giám sat, thu no, quản lý các khoản vay Những chi
phí mà ngân hàng phải dùng đề chỉ trả cho cái này là rất cao nó thường cao hơn
các khoản chi phí khác mà ngân hàng phải bỏ ra Đây cũng là van dé nan giải của
các ngân hàng vì thực tế thì rat khó dé ngân hàng có thê thu hồi đầy đủ chúng Bên
cạnh đó ngân hang van phải tra lãi cho các khoản tiên huy động trong khi một bộ
1]
Trang 22phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác vay và thu lãi Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị
giảm sút.
Giảm khả năng thanh toán của ngân hàngNgân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi,
cho vay, đầu tư mdi, ) và dong tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho
vay, ) tại các thời điểm trong tương lai Sự mat cân đối giữa hai dòng tiền xảy ra khi mà các hợp đồng vay chưa được thanh toán đầy đủ và đúng hạn Một thực tế
diễn ra, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ
hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng
hẹn Khả năng chỉ trả của ngân hàng sẽ bị giảm và rủi ro thanh khoản gặp phải các
vấn đề lớn nếu ngân hàng không bán hoặc đi vay tài sản của mình.
Giảm uy tín của ngân hàng
Uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm khi mà các thông tin về rủi ro tín dụng của
ngân hàng bị lộ ra công chúng, khả năng chi trả của ngân hàng bị tái diễn nhiều lần, hoạt động kinh doanh giảm sút Và đây cũng là cơ hội tốt cho các đối thủ
cạnh tranh khác dé chiếm lĩnh thị trường.
Phá sản ngân hàng
Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn thì khi mà họ gặp
phải nhugx khó khăn trong kinh doanh va không có khả năng để trả nợ thì ngân
hàng có nguy cơ bị khủng hoảng lớn trong hoạt động kinh doanh của mình Ngân
hàng sẽ bị phá sản khi mà họ không có sự đề phòng, chuẩn bị cho các phương án dự phòng và họ không đáp ứng được việc bị mat vốn quá lớn.
12
Trang 231.2.5 Đo lường rủi ro tin dung
Do lường rủi ro tin dụng là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng
hợp li, các chính sách về lãi suất phù hợp cũng như xây dựng hệ thông quản trị rủi
ro tín dung dé giảm thiéu thiệt hai
1.2.5.1 Nợ quá hạn va ty lệ nợ quá hạn trên tong no
" ; Tổng no quá han
Ty lone gah = —
Tong du no
Nợ quá hạn là khoản ng mà người đi vay (cá nhân/doanh nghiệp) khi đến hạn
phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng cá nhân/doanh nghiệp không trả được
vốn và lãi đúng hạn Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vìnhững khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của ngân
hàng hoạt động kinh doanh và đặc biệt là nó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán của các tổ chức tín dụng.
Nợ quá hạn làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyên vốn của các tổ chức
tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn giảm hiệu quả kinh doanh giảm lợi nhuận Đồng thời hạn chế tăng trưởng tín dung và khả năng mở rộng , khả năng
kinh doanh cũng như giảm uy tín của ngân hàng.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước hiện nay chỉ tiêu này không được
vượt quá 3%.
L.2,3 5 Ne xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tong dư nợ
Ở Việt Nam theo quyết định số 18/2007/QD-NHNN ngày 22/4/2005 của
NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3.4 và 5 quy định tại điều
Tỷ lệ nợ xấu cũng là một tiêu chí để đánh giá đo lường chất lượng tín dụng
của tô chức tín dụng Nếu ty lệ này cao sẽ dân đến rủi ro tin dụng cao vì đây chính
13
Trang 24là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính nên có khả năng khó trả nợ
cho ngân hàng.
TS T8 ở Dư nợ xấu
Amy XE EE=——————
po ie Tổng dư nợ
Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là việc khách hàng chỉ muốn vay mà
không muốn trả nợ Điều này sẽ gây cho ngân hàng khó khăn về việc bảo toàn vànâng cao hiệu quả sử dung vốn Nợ xấu nếu không duoc giải quyết kịp thời thì dé
một thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng rủi ro sẽ không đủ đề bù đắpphần ton that đó Vì vậy việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn
là vấn đề khó khăn với các ngân hàng
1.2.5.3 Tỷ lệ mat vốn
Te lê mất v6 Dư no mat uốnệ mat uốn = ————————————
đi Tổng dư nợ
Dư nợ mat vốn là bao gồm “các khoản nợ nhóm 5: Các khoản nợ quá han
trên 360 ngày Ngân hàng sẽ bị thiệt hại lớn khi mà tỷ lệ mất vốn càng cao bởi vì
điều này sẽ phản ánh các khoản tín dụng bị mat và ngân hàng phải dùng quỹ dự
phòng dé bù dap
1.2.5.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của hầu hết
các Ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/QD-NHNN va quyết định
số 18/2007/QD-NHNN của NHNN Việt Nam Theo đó tỷ lệ trích lập dự phòng
cụ thể đối với từng nhóm như sau: Nhóm | là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%,
nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.
Dự phòng chung: Tô chức tin dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng
chung bang 0.75% tong giá trị các khoản nợ từ nhóm | đến nhóm 4 Ty lệ này
càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí
cho ngân hàng dẫn đến lợi nhuận giảm thậm chí là làm cho ngân hàng bị lỗ.
l4
Trang 251.3 KINH NGHIEM TỪ NHTM CÁC NƯỚC TRONG PHÒNG
NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Kinh nghiệm từ NHTM các nước
Mô hình phòng ngừa và xử lý RRTD của từng ngân hang là không hoàn toàn
giống nhau nó tùy thuộc vào trình độ phát triển tính chất hoạt động hình thức sở
hữ của ngân hàng Đề có một chuẩn mực, chúng ta có thé tham khảo một s6 NH
ở các quốc gia
Ngân hàng Citibank của Mỹ
Đề phòng ngừa RRTD Citibank đã có những biện pháp sau:Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tô
chức có liên quan đến quy trình tín dụng:
e Ban lãnh dao: Day là một bộ phận có quyền quyết định cao nhất của
Citibank Ban lãnh đạo phân b6 nguồn vốn điều hành hoạt động của ca NH trong
đó có hoạt động tín dụng Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân
hang, dé ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng trong toànngành ngân hang, kiểm tra lại các quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng
nếu thấy nghỉ ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất hoặc ảnh hướng tới uy
tín của ngân hàng.
® Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10
năm kinh nghiệm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong
ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình
kinh doanh của các đơn vị cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp đưa ra
sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng về các chính sách sự thi hành và
các thủ tục trong quản trị tín dụng phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiềm
toán độc lập.
® Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp đứng
đầu là trưởng ban Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức
quản trị RRTD hoàn chỉnh, hiệu quả tham gia và lập kế hoạch đầu tư gián tiếp dự
đoán tồn that tin dụng, thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với
luật quy định chung của ngân hàng.
15
Trang 26Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay, việc đánh
giá độ tin cậy của người vay tập trung và những điểm chủ yêu theo truyền thống “ Tin dụng 5 chữ C” Dé đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối
cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra Việc xét duyệt cho
vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các
khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi
ro của khoản vay
Thứ ba, Citibank phân biệt giữa quyền cấp tín dung và quyền phê duyệt:
* Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa vào năng lực
và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của
nhân viên, chứ không vào chức vụ của các nhân viên đó trong ngân hàng.
e Quyền phê duyệt: Ở Citibank việc cấp tin dung không do một người quyết định mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về
cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng
lễ.
Các ngân hàng Thái Lan:
Mặc dù có bề day hoạt động hang trăm năm nhưng vào năm 1997-1998 hệ
thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính — tiền tệ Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản
trong hệ thống tín dụng.
Thứ nhất tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chap, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay Vì thế, hậu quả tín dụng
là nợ xấu có lúc lên tới 40%(1997-1998) Sở di có điều này là do một số ngân
hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho
vay Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt dé chấp hành nguyên tắc tin
dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, mục
đích vay, hiệu quả kinh doanh, năng lực quản tri và điều hành, dòng tiền và khả
năng trả nợ
16
Trang 27Thứ hai, tiễn hành cho điểm khách hang(Credit Scoring) để quyết định cho vay Điền hình cho hình thức này là Siam city bank hay Kasikorn Bank.
Tứ ba, tuân thủ quyền phán quyết tin dụng Theo đó, họ quy định việc quyếtđịnh tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm
người hay hội đồng quan tri Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm,
=100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm, =3 tỷ Baht phải do HĐQT
quyết định.
Tứ tw, giám sát khoản vay Sau khi cho vay ngân hang rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay băng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách
hang, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hang dé có biện pháp xử
lí kịp thời các tình huống rủi ro.
1.3.2 Bài học rút ra đối với NHTM Việt Nam
Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực tế của các NHTM ở một số
nước trên thé giới, một số bài học kinh nghiệm sau đây mà các NHTM Việt Nam có thé xem xét và vận dụng:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ trích lập dự phòng dé xử lý RRTD, đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thâm định các dự án đầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp tín dụng Phân tích
bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay thành 2 bộ phận độc lập: bộ phận thâm định và bộ phận tiếp nhận hồ sơ tín dụng nhằm mục đích thâm định tín dụng
khách quan, chuyên nghiệp, tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước,
trong và sau khi cho vay.
Thứ ba, nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính,
trình độ công nghệ khả năng quản trị, điều hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh
đó là mục tiêu số một của các NHTM Việt Nam trong tiễn trình hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
Thứ tư, xây dựng quy chế quan lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ và tài sản có, quản trị vốn kiểm tra, kiểm toán nội bộ xây dựng các quy trình tín dụng hiện đại và số tay tín dụng theo chuẩn
mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại tín dụng hữu hiệu.
17
Trang 28Thứ năm nâng cao chat lượng đội ngũ nhân viên ngân hang, đào tạo và đào
tạo lại cán bộ thực hiện tôt các nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng hiện đại kỹ năng làm việc ngày một tôt hơn.
18
Trang 29THỰC TRANG VE HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI
RO TÍN DUNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MAICO
PHẢN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI HÀ
2.1 TONG QUAN VE NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI HÀ
2.1.1 Tổng quát về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
Tên tiếng việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNGTên tiếng anh: ORIENT COMERCIAL JOINT STOCK BANKTên viết tat: NGAN HANG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB
Hội sở chính: 41 & 45 Lê Duan, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN Việt Nam
cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tu
Tp.HCM cấp
Điện thoại: (84-8) 38 220 960 - 38 220 961 Fax: (84-8) 38 220 963.
Website: www.ocb.com.vn
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10.06.1996.
Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế và
uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc, cụ
thể: tổng tài sản 42,600 tỷ đồng, tăng 150 lần, nhân sự 2,500 người, tăng trên 35
lần, mạng lưới hoạt động từ 1 Hội sở đã tăng lên trên 100 điểm, hiện diện ở hầuhết các tỉnh thành trong cả nước Với tốc độ tăng trưởng gấp đôi toàn ngành
trong năm 2014, OCB đã và dang tập trung mọi nguồn lực dé có những bước di
đột phá trong thời gian toi.
Trai qua gan 20 năm hoạt động, OCB đã từng bước khẳng định được vị thế
vững chắc của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với nhiềucột mốc phát triển quan trọng:
19
Trang 30e Ngân hàng Thương mại cô phan Phương Đông (OCB) được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động ngày 13/04/1996 Vốn điều lệ ban
dau là 70 ty đồng
e 31/12/2001 : Khai trương chi nhánh đầu tiên ( Chi nhánh Bến Thành) và
phòng giao dich đầu tiên (Phòng giao dich Hàm Nghỉ)
e 08/2002 : Gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT).
e 14/1/2003 : Sap nhập Ngân hang Tây Đô vào Ngân hang Phương Đông.
e Nam 2004 : Tham gia liên minh Dịch vụ thẻ Vietcombank, tham gia hệ
thống chuyền tiền nhanh Western Union và liên kết với Ngân hàng Sài Gòn
Thương tín trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
e 06/11/2009 : OCB ký kết hợp đồng quản lý số cổ đông với công ty cổ
phần chứng khoán Phương Đông (ORS)
e Là thành viên của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT : Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication).
Đặc biệt trong vòng 3 năm sau khi triển khai tái định vị và ứng dụng hệthống nhận diện thương hiệu mới OCB đã lần lượt được các tổ chức uy tín trong
nước và quốc tế công nhận trao tặng danh hiệu: TOP 10 thương hiệu nhãn hiệu
nổi tiếng Việt Nam năm 2013 ; TOP 50 thương hiệu thân thiện với môi trường —
trách nhiệm với cộng đồng năm 2014: Thương hiệu được khách hàng tín nhiệm
(Consumer Choice Brand) năm 2014: Thương hiệu xuất sắc Việt Nam năm 2014.
2015 : Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2013: Giải thưởng Sao vàng Dat Việt
năm 2008 va năm 2015; Top Brand - Nhãn hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2015: Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2015
Với nên tảng đã được thiết lập vững chắc, cùng lợi thế trong mối quan hệ hợp
tác chiến lược OCB - BNP Paribas (Pháp) OCB tự tin trên lộ phát triển để trở
thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Trang 312.1.2 Lịch sw hình thành Ngân hàng TMCP Phuong Đông chỉ nhanh Thai Hà
Ngày 23/04/2014, OCB khai trương Trụ sở mới Phòng giao dịch Tràng An
tại số 165 Thái Hà Phường Láng Hạ, Quận Đống Da, Hà Nội (Toa nhà Sông Hồng) Tham dự lễ khai trương về phía Ngân hàng Nhà nước CN TP Hà Nội có ông Hoàng Việt Trung — Phó Giám đốc: về phía OCB khu vực miền Bắc có ông Hoàng Dương — Giám đốc Vùng KHDN ông Hồ Hồng Hà - Giám đốc Vùng
KHCN và gan 50 khách hàng thân thiết
Phòng giao dịch Tràng An tiền thân là Phòng giao dịch Hai Bà Trưng thực
thuộc Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 08/2011 và là một trong những
đơn vị luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao tốt trong
hệ thống OCB Trong quá trình hoạt động, OCB Tràng An luôn được các cấp chính quyền hỗ trợ hoạt động kinh doanh và được khách hàng khu vực tín nhiệm sử dụng các sản phẩm dịch vu Và dé phù hợp với giai đoạn phát triển mới, OCB Tràng An đã được chuyền về địa điểm mới khang trang và hiện đại hơn nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch
OCB Thái Hà sẽ triển khai tat cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
trọn gói cho khách hàng Ngoài các sản phẩm huy động cho vay truyền thống OCB Trang An sẽ tập trung đây mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại
mang tính tiện ích cao như dịch vụ thanh toán thẻ, POS, Internet Banking, Mobile
Banking Bên cạnh đó OCB Trang An cũng sẽ triển khai những sản phâm đặc
thù phù hợp với các nhóm khách hàng cụ thê đáp ứng được nhu cầu cho vay vốn ngăn hạn trung hoặc dài hạn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh
nghiệp và các thành phần kinh tế tại địa phương
Trang 322.1.3 Cơ cấu bộ máy tô chức
Hình 2.1: Bộ máy tô chức của chỉ nhánh OCB Thái Hà
Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh OCB Thái Hà:
Thứ nhất, cũng giống như các ngân hàng khác thì chi nhánh OCB Thái Hà là
một trung gian tài chính với mục tiêu hoạt động chủ yếu là chuyền tiền tiết kiệm
thành đầu tư Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn theo sự phân cấp
của ngân hàng thương mại cổ phan Phương Đông.
Thứ hai, tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra nội bộ theo sự ủy quyền của
Tổng giám đốc NHTMCP Phương Đông
22
Trang 33Thứ ba, OCB là Ngân hàng TMCP, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận Khách hàng quan trọng nhất của OCB là các doanh nghiệp các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu
dùng của dân cư Do vậy OCB Thái Hà thực hiện chức năng huy động tiền gửi và
cho vay thực hiện nghiệp vụ thuê mua hin vốn liên doanh và mua cô phần theo
pháp luật hiện hành tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức
trong nước tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng.
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh năm trong phòng tin dụng
khách hàng doanh nghiệp Đây là một bộ phận rất quan trọng trong công tác
phòng ngừa rủi ro tín dung của chi nhánh một khâu chủ đạo trong việc xây dựng
hệ thống quản lý rủi ro của chỉ nhánh bao gồm các chính sách quản lý rủi ro, quy
trình quản lý rủi ro Nhiệm vụ của bộ phận quản trị rủi ro là nhận dạng đo lường.
theo đõi kiểm soát va báo cáo rủi ro quản lý rủi ro kịp thời Bên cạnh đó, một
nhiệm vụ quan trọng của bộ phận này đó là đưa ra những dự báo về khả năng trả
nợ của khách hàng dựa trên tình hình tài chính của khách hàng trong các thời điểm
cụ thê sau khi tiến hành giải ngân
Trang 342.2 TINH HÌNH HOẠT DONG CUA NGAN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐÔNG CHI NHÁNH THÁI HÀ (2014-2016)
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Qua 3 năm hoạt động ( 2014-2016) chi nhánh Thái Ha đã huy động được
khối lượng nguồn vốn lớn từ 2502 tỷ năm 2014 4395 tỷ năm 2015 đến 3087 tỷ
Tiền |
gui>12 1506 2669 2046 thang
Phan theo thanh phan kinh té
Tién gửi [ / [
1010 1653 2212
dan cuTiền gửi Ty
¬ 1492 2742 1875
TCTD
( Nguon: Báo cáo kết qua hoạt động kinh doanh của N gán hàng Phương Đông chỉ
nhánh Thái Hà)
Trang 35e Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Nguồn nội tỆ qua các năm tăng dần đều
so với các năm trước đạt 98% kề hoạch đặt ra
e Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Trong năm 2016 nguồn vốn không kỳ hạnchiếm 20% tổng nguồn vốn với 918 tỷ đồng nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng
là 808 tỷ đồng chiếm 18% tổng nguồn vốn nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng là
1170 tỷ đồng chiếm 27% tông nguồn von
Đánh giá: Năm 2016 nguồn huy động vốn tại chỉ nhánh chỉ đạt 90% so với
năm 2015 là do:
e Nguồn tiền gửi không kỳ han bị giảm do lượng sử dụng vốn của một sốđơn vị kinh tế mà có nguồn gửi thanh toán lớn
e So với năm 2015 lượng tiền gửi các tô chức tín dụng là giảm Với 2/3
nguồn vốn từ các tô chức kinh tế xã hội là vốn của chỉ nhánh vi vậy nguồn vốn
này là không ồn định
e Nam 2016 ngân hàng đã bù dap được một phan cho lượng tiền gửi t6 chứctín dụng sụt giảm từ nguồn tiền gửi dân cư tăng 459 tỷ đồng Mặt khác Chi nhánhđã thực hiện được nhiều biện pháp cơ chế lãi suất phù hợp nhiều chương trìnhtiết kiệm đề thúc đây lượng tiền gửi tiết kiệm tăng
Như vậy mặc dù nguồn vốn giảm so với năm 2015 song thực chất là chuyểnđôi cơ cầu nguồn vốn theo hướng ồn định giảm tỷ lệ cho vay TCTD dé hướng vàotiền gửi dân cư theo đúng tỉnh thần chỉ đạo của Ngân hàng Phương Đông
Trang 362.2.2 Hoạt động tín dụng
Về dư nợ tăng trưởng 1515 tỷ năm 2014, 2200 tỷ năm 2015 đến 1876 tỷ
năm 2016 với 81%% là dư nợ lành mạnh
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoại động các năm 2012-2016)
Dư nợ theo loại tiền:
e Dư nợ về nội tệ chiếm 60% tổng dư ng, đạt 1101 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng
so với năm 2015.
e Dư nợ ngoại tệ chiếm 40% tổng dư nợ đạt 776 tỷ đồng, giảm 369 tỷ đồng
so với năm 2015.
Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế