1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập thảo luận tuần thứ tư bảo vệ quyền sở hữu môn học những quy định chung về dân sự tài sản thừa kế

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền sở hữu
Tác giả Ngô Quang Tiến, Trần Tùng Linh, Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Triệu Yến Nhi, Lê Thị Huỳnh Như, Phạm Nguyễn Huỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Đặng Lê Phương Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế
Thể loại Báo cáo bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Vì ngay từ đầu, việc ông Thơ chiếm hữu con trâu mẹ và con nghé đã là việckhông có căn cứ pháp luật, dù ông Thơ khai mình mua con trâu mẹ từ ông PhùngVăn Tài nhưng lại không có đoạn nào t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ



BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ TƯ –

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮUMôn học: Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kếGiảng viên: ThS Đặng Lê Phương Uyên

Nhóm: 6

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỤC LỤC 1VẤN ĐỀ 1: ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 4Câu 1.1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? 4Câu 1.2: Trâu có được xem là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì

sao? 5

Câu 1.3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền

sở hữu của ông Tài? 5

Câu 1.4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn

cảnh có tranh chấp trên? 5

Câu 1.5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp

luật không? Vì sao? 6

Câu 1.6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?

Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 6

Câu 1.7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay

tình không? Vì sao? 7

Câu 1.8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định

về đòi tài sản trong Bộ luật Dân sự? 8

Câu 1.9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay

không có đền bù? Vì sao? 9

Câu 1.10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu

ngoài ý chí của ông Tài không? 9

Câu 1.11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu

từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 10

Câu 1.12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự

Tòa án nhân dân tối cao 11

Câu 1.13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện

hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không? 12

Câu 1.14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo

hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào củaQuyết định cho câu trả lời? 13

Câu 1.15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự

Tòa án nhân dân tối cao 13

1

Trang 3

VẤN ĐỀ 2: ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 14Câu 2.1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng

đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ bangay tình? 14

Câu 2.2: Theo quy định (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự

năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản củahọ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình? 15

Câu 2.3: Để bảo vệ bà X, theo Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án phải xác

định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X? 16

Câu 2.4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy

định trong Bộ luật Dân sự chưa? 17

Câu 2.5: Theo anh/chị, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao (trong

câu hỏi trên) có thuyết phục không? Vì sao? 17

VẤN ĐỀ 3: LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ 19Câu 3.1: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất

thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và cho biết phần lấn cụ thể là baonhiêu? 19

Câu 3.2: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn

sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đìnhông Trụ, bà Nguyên? 20

Câu 3.3: Bộ luật Dân sự có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng

đất và không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không? 21

Câu 3.4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?

Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết 22

Câu 3.5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân

dân tối cao buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang khônggian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 23

Câu 3.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa

án nhân dân tối cao 23

Câu 3.7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông

Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2m2)? 24

Câu 3.8: Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên

không? 24

Trang 4

Câu 3.9: Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên

thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi haykhông? Vì sao? 25

Câu 3.10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên

quan đến phần đất ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên 25

Câu 3.11: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả

cho ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23cho câu trả lời? 26

Câu 3.12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải

quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhàkhông? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết 26

Câu 3.13: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng

thẩm phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây? 27

Câu 3.14: Đối với phần chiếm không gian 10,71m và căn nhà phụ có diện2

tích 18,57m trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có2

buộc tháo dỡ không? 28

Câu 3.15: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71m và2

căn nhà phụ trên như thể nào? 28

Câu 3.16: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất

và không gian ở Việt Nam hiện nay 29

Câu 3.17: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn

phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao? 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU 31

3

Trang 5

Chiều ngăy 18/3/2004, ông Thơ đê dắt 1 con trđu mẹ vă 1 con nghĩ khoảng 3thâng tuổi đi qua nhă ông Tăi, ông Tăi nhận ra đó lă trđu vă nghĩ của mình nín cónói với ông Thơ nhưng ông Thơ cho rằng đó lă trđu mình mua văo thâng 6/2002, bịmất từ thâng 9/2003 đến nay mới tìm thấy Ông Thơ dắt trđu về nhă mổ thịt nghĩvă bân trđu mẹ cho ông Thi được 3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi cho ông Dòn lấycon trđu câi sổi Tại phiín tòa, ông Tăi yíu cầu ông Thơ phải trả 5.000.000đ trị giâcon trđu mẹ vă 900.000đ trị giâ con nghĩ.

Cuối cùng, Tòa dđn sự Tòa ân nhđn dđn tối cao đê quyết định hủy bản ân dđnsự phúc thẩm về việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tăi sản giữa ông Tăi vẵng Thơ vì trong quâ trình xĩt xử, Tòa phúc thẩm đê nhận định sai vă bâc yíu cầucủa ông Tăi đòi ông Thơ trả con trđu mẹ vì cho rằng ông Dòn lă người đang chiếmgiữ con trđu nín ông Tăi phải khởi kiện ông Dòn lă không đúng Vì vậy, bản ândđn sự phúc thẩm của vụ ân bị hủy để giao lại cho Tòa ân nhđn dđn tỉnh Lăo Caixĩt xử phúc thẩm lại theo quy định của phâp luật

Cđu 1.1: Trđu lă động sản hay bất động sản? Vì sao?

Trđu lă động sản

Căn cứ Điều 107 Bộ luật Dđn sự năm 2015:

“1 Bất động sản bao gồm:a) Đất đai;

b) Nhă, công trình xđy dựng gắn liền với đất đai;c) Tăi sản khâc gắn liền với đất đai, nhă, công trình xđy dựng;d) Tăi sản khâc theo quy định của phâp luật.

2 Động sản lă những tăi sản không phải lă bất động sản”.

Trang 6

Đặc điểm của bất động sản là những tài sản không thể di dời Dựa theo kháiniệm về bất động sản của cơ sở pháp lý nêu trên thì trâu là tài sản có thể di dờiđược nên trâu không thể là bất động sản Vậy nên, trâu là động sản.

Câu 1.2: Trâu có được xem là tài sản phải đăng ký quyền sở hữukhông? Vì sao?

Trâu không được xem là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Căn cứ Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyền sở hữu,

quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp phápluật về đăng ký tài sản có quy định khác” Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quyết

định về đăng ký quyền sở hữu đối với trâu nhưng dựa trên Khoản 2 Điều 106 Bộluật Dân sự năm 2015 và ta cũng đã xác định được trâu là động sản nên trâu khôngphải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Câu 1.3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộcquyền sở hữu của ông Tài?

Dẫn chứng trong Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữucủa ông Tài là: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lờikhai của các nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22)và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004,biên bản diễn giải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41,41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấnmũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp phápcủa ông Triệu Tiến Tài Ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không cócăn cứ pháp luật”

Câu 1.4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâutrong hoàn cảnh có tranh chấp trên?

Về khái niệm chiếm hữu tài sản, căn cứ Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Dân sự

năm 2015: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.

5

Trang 7

Trong hoàn cảnh có tranh chấp trên, ông Dòn là người đang chiếm hữu trâumột cách trực tiếp và đây là chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Câu 1.5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căncứ pháp luật không? Vì sao?

Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là không có căn cứ phápluật Vì ngay từ đầu, việc ông Thơ chiếm hữu con trâu mẹ và con nghé đã là việckhông có căn cứ pháp luật, dù ông Thơ khai mình mua con trâu mẹ từ ông PhùngVăn Tài nhưng lại không có đoạn nào trong Quyết định cho thấy ông Thơ cung cấpđầy đủ giấy tờ liên quan chứng minh được lời khai này của mình, rồi ông Thơ lạibán trâu mẹ cho ông Thi và ông Thi đổi cho ông Dòn con trâu mẹ nên không cócăn cứ để ông Dòn chiếm hữu Hơn hết, trong Quyết định có đoạn: “Căn cứ kếtquả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biênbản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễngiải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì cóđủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu vàcon nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông TriệuTiến Tài Ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ phápluật” Ta nhận thấy, Tòa đã khẳng định ông Thơ không phải là người chiếm hữu vìđây là hành vi sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nên dù ông Thi đổi trâucho ông Dòn như một hình thức chuyển giao tài sản thì việc chiếm hữu của ôngDòn cũng là không có căn cứ pháp luật do việc ông Thơ mua trâu từ ông Tài rồibán con trâu cho ông Thi được nhận định là không có căn cứ rõ ràng Vậy nên,việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật

Câu 1.6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưngngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trườnghợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phùhợp với quy định của pháp luật;

Trang 8

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai làchủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phùhợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật cóliên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạcphù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luậtcó liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.2 Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này làchiếm hữu không có căn cứ pháp luật”.

Căn cứ Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc

chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tàisản đang chiếm hữu”.

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Việc chiếm hữu tài sản không

phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứpháp luật Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình làngười chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó làkhông có căn cứ pháp luật”.

Ở Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định rất rõ ràng về khái niệm chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, thể hiện cụ thể qua Điều 189.Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 không nói về khái niệm này nhưng dựa trên Điều165 và Điều 180 đã nêu có thể hiểu được, nếu vượt ngoài các trường hợp quy địnhtại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì được xem là chiếm hữu tài sản không cócăn cứ pháp luật Tuy nhiên, nếu đó là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu khôngbiết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật vàtin rằng mình có quyền chiếm hữu tài sản đó theo quy định tại Điều 180 Bộ luậtDân sự năm 2015 thì đó chính là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình

Câu 1.7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữungay tình không? Vì sao?

Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình

7

Trang 9

Căn cứ Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc

chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tàisản đang chiếm hữu”.

Con trâu không thuộc sở hữu của ông Thơ nên ông Thơ bán cho ông Thi làkhông có căn cứ pháp luật Từ đó, giao dịch đổi trâu giữa ông Thi và ông Dòncũng không có căn cứ pháp luật Tuy nhiên, ông Dòn đã nghĩ ông Thi là chủ sởhữu của con trâu nên mới xác lập giao dịch trao đổi trên con trâu này và ông Dònhoàn toàn tin mình đã chính thức sở hữu con trâu đó Nhưng do ngay từ đầu, ôngThơ chiếm hữu con trâu là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên tất cả cácgiao dịch về con trâu (ông Thơ bán trâu cho ông Thi, ông Thi đổi trâu cho ôngDòn) đều sẽ bị vô hiệu Và thực tế, ông Dòn đã không biết cũng như không thể biếtcon trâu này không thuộc quyền sở hữu của ông Thơ và ông Thi nên ông Dòn tinrằng giao dịch đổi trâu của mình là phù hợp với pháp luật hiện hành và mình cóquyền chiếm hữu đối với con trâu

Vậy nên, dựa trên Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, ông Dòn làngười chiếm hữu ngay tình

Câu 1.8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quyđịnh về đòi tài sản trong Bộ luật Dân sự?

Theo quy định về đòi tài sản có liên quan đến hợp đồng có đền bù và hợpđồng không có đền bù, căn cứ Điều 167 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ sở hữu

có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữungay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản nàythông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lạiđộng sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữungoài ý chí của chủ sở hữu”.

Bộ luật Dân sự năm 2015 không đề cập thế nào là hợp đồng có đền bù và hợpđồng không có đền bù, nhưng dựa trên tính chất “có qua có lại” của các chủ thểtrong các giao dịch dân sự, có thể hiểu hợp đồng có đền bù và hợp đồng không cóđền bù như sau:

 Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo thỏa thuận giữa các bên tronggiao dịch mà một bên sau khi thực hiện lợi ích cho bên kia sẽ nhận

Trang 10

được lợi ích tương ứng từ bên đó Đa phần các giao dịch dân sự thuộcdạng hợp đồng có đền bù Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồngtrao đổi tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho vay có lãi,…Trong trường hợp lợi ích của bên thực hiện lợi ích cho bên kia tronggiao dịch bị xâm phạm, như trong hợp đồng mua bán tài sản, sau khibên mua nhận được tài sản do bên bán chuyển giao thì không thanhtoán tiền tương ứng; hoặc trong hợp đồng thuê tài sản, sau khi bên thuêcó được tài sản do bên cho thuê chuyển giao mà lại làm hư hỏng, làmmất hay lấp cắp tài sản; hay trong hợp đồng cho vay có lãi, bên vaykhông thanh toán tiền lãi cho bên cho vay tương ứng vốn vay và thờigian vay,… thì bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản, bên cho thuêtrong hợp đồng thuê tài sản, bên cho vay trong hợp đồng cho vay cólãi, có quyền đòi lại động sản Nhìn chung, tính chất đền bù trong cáchợp đồng được các bên áp dụng để thực hiện việc trao đổi với nhau cáclợi ích mang tính vật chất.

 Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng theo thỏa thuận giữa các bêntrong giao dịch mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi íchnhưng không phải thực hiện lại một lợi ích nào Ví dụ: hợp đồng tặngcho tài sản, hợp đồng cho mượn tài sản,… Chủ sở hữu chỉ có quyền đòilại động sản trong hợp đồng không có đền bù trong trường hợp ngườichiếm hữu động sản này là người chiếm hữu ngay tình, có được độngsản thông qua giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản.Nhìn chung, hợp đồng không có đền bù thường được giao kết dựa trêncơ sở tình cảm, tinh thần tương thân, tương ái giữa các bên trong giaodịch

Câu 1.9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bùhay không có đền bù? Vì sao?

Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù.Giao dịch giữa ông Thi và ông Dòn là giao dịch trao đổi tài sản, ông Thi đãđổi con trâu mà mình mua được từ ông Thơ để lấy của ông Dòn con trâu cái sổi.Như vậy, đây là giao dịch mà cả hai bên chủ thể khi xác lập đều nhận về cho mìnhmột lợi ích tương ứng Đây chính là đặc điểm của giao dịch có đền bù nên ông Dòncó được con trâu thông qua giao dịch có đền bù

9

Trang 11

Câu 1.10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếmhữu ngoài ý chí của ông Tài không?

Trâu có tranh chấp bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ôngTài

Đầu tiên, dẫn chứng trong Quyết định có câu: “Đến tháng 2-2004 đẻ đượcmột con nghé đực, hàng tháng ông vẫn lên xem” Điều này chứng tỏ, ông Tài chưatừng từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với con trâu mẹ và con nghé

Tiếp theo, dẫn chứng trong Quyết định có đoạn: “Chiều ngày 18-3-2004, ôngHà Văn Thơ dắt 1 con trâu mẹ và 1 con nghé khoảng 3 tháng tuổi đi qua nhà ông,ông nhận ra là trâu, nghé của ông và có nói với ông Thơ nhưng ông Thơ nói là contrâu đó ông mua vào tháng 6-2002 vì thả rông nên bị mất từ tháng 9-2003 nay mớitìm thấy Ông Thơ dắt trâu về nhà mổ thịt nghé và bán trâu mẹ cho ông Thi được3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu cái sổi” Điều này chứngtỏ, ông Tài có khẳng định với ông Thơ về việc tài sản của mình đang bị ông Thơchiếm hữu không có căn cứ, tài sản đã bắt đầu có tranh chấp nhưng ông Thơ lạiđem đi mổ thịt con nghé và bán con trâu mẹ cho ông Thi, sau đó con trâu mẹ nàylại được đổi cho ông Dòn Đây là việc chiếm hữu mà ông Tài không mong muốn,việc chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài

Cuối cùng, không có đoạn nào trong Quyết định cho thấy ông Tài bán, tặngcho hay cho thuê con trâu mẹ và con nghé của mình cho bất kì ai khác

Vì những lẽ trên, có thể khẳng định, trâu có tranh chấp bị lấy cắp, bị mất haybị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài

Câu 1.11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài đượcđòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trảlời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn.Dẫn chứng trong Quyết định cho thấy ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn là:“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhânchứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giámđịnh con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác

Trang 12

minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biênbản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sởxác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghéđực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài.Ông Thơ là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật Trongquá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầyđủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đãquyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luậtphải hoàn lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”.

Câu 1.12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dânsự Tòa án nhân dân tối cao.

Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý vàthuyết phục

Căn cứ Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trườnghợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phùhợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai làchủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phùhợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật cóliên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạcphù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luậtcó liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.2 Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này làchiếm hữu không có căn cứ pháp luật”.

Căn cứ Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc

chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tàisản đang chiếm hữu”.

11

Trang 13

Căn cứ Điều 167 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ sở hữu có quyền đòi lại

động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trongtrường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồngkhông có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợpđồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếuđộng sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí củachủ sở hữu”.

Việc ông Dòn chiếm hữu con trâu của ông Tài là chiếm hữu không có căn cứpháp luật Tuy nhiên, bản thân ông Dòn thực chất cũng không biết con trâu nàythật sự thuộc quyền sở hữu của ông Tài mà chỉ dựa trên giao dịch đổi trâu với ôngThi nên ông Dòn là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưngngay tình theo quy định tại Điều 165 và Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015 Contrâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, ông Dòn được xác định làngười chiếm hữu ngay tình nên áp dụng được theo quy định tại Điều 167 Bộ luậtDân sự năm 2015, giao dịch giữa ông Thi và ông Dòn là giao dịch có đền bù vì đôibên đều có lợi trong việc đổi trâu nên ông Tài có thể đòi lại trâu từ ông Dòn vì contrâu bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu là ông Tài Vậy nên, hướng giảiquyết của Tòa án là đúng đắn và thuyết phục vì đảm bảo được quyền lợi của ôngTài đối với tài sản của mình cũng như lợi ích hợp pháp của người chiếm hữu ngaytình là ông Dòn

Câu 1.13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luậthiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn cóquy định bảo vệ ông Tài

Căn cứ Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chủ sở hữu, chủ thể

có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứthành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tàisản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Dựa theo cơ sở pháp lý nêu trên, ông Tài là chủ sở hữu con trâu có quyền yêucầu Tòa án buộc ông Dòn phải trả lại tài sản là con trâu và chấm dứt hành vi cảntrở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu của mình đối với con trâu đó Và

Trang 14

giao dịch giữa ông Thi và ông Dòn là giao dịch có đền bù nên ông Tài hoàn toàncó quyền được đòi trâu từ ông Dòn Có thể thấy, pháp luật hiện hành vẫn có cácquy định để đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu khi tài sản của mình bị chiếm hữuhay xâm phạm.

Câu 1.14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đãtheo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạnnào của Quyết định cho câu trả lời?

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ôngTài được quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu

Dẫn chứng trong Quyết định cho thấy ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơtrả giá trị con trâu nếu không được đòi trâu từ ông Dòn là: “Trong quá trình giảiquyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ các chứngcứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộcông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trịcon trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”

Câu 1.15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dânsự Tòa án nhân dân tối cao.

Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là đúng đắn vàhợp lý

Hướng giải quyết như trên đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên đương sự.Ông Thơ là người chiếm hữu con trâu và con nghé không có căn cứ pháp luật, dùbiết đó là tài sản có tranh chấp, được ông Tài khẳng định đó là trâu và nghé củamình nhưng vẫn mang đi làm thịt và trao đổi thì phải hoàn lại giá trị của con trâuvà con nghé cho ông Tài Nếu như đòi ông Dòn bồi thường trong khi ông Dòn chỉlà người chiếm hữu ngay tình và không biết rằng mình đã chiếm hữu tài sản khôngcó căn cứ pháp luật thì sẽ gây bất lợi cho ông Dòn Trong trường hợp này mọi bồithường thuộc về phía ông Thơ là hoàn toàn hợp lý

13

Trang 15

Cuối cùng, Tòa án đã quyết định hủy Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, cóhướng bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn (bà X) và giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa ánnhân dân tỉnh B xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Câu 2.1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sửdụng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao chongười thứ ba ngay tình?

Dẫn chứng trong Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất cótranh chấp thuộc bà X là: “Theo tài liệu có trong hồ sơ, đủ cơ sở xác định nguồngốc nhà đất tranh chấp là của cụ Lê Thị Như M mua của giáo xứ LT trước năm1975 Năm 1983, cụ M xuất cảnh sang Pháp nên lập giấy ủy quyền cho con gái củacụ là bà Nguyễn Thị Thanh T Ngày 25/10/1983, bà T được cấp Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà, với diện tích nhà 24m và diện tích sân, vườn 1.000m Năm22

1989, do bà T xuất cảnh sang Pháp phải cam kết không có tài sản, nên lập hợpđồng chuyển nhượng nhờ bà X là bạn đứng tên hộ, thực tế không có việc chuyểnnhượng Ngày 09/6/1989, bà X được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nêutrên Sau khi làm thủ tục chuyển nhượng cho bà X thì bà T giữ toàn bộ giấy tờ.Nay bà X và bà T không tranh chấp, bà T đồng ý cho lại bà X và các thừa kế củabà X toàn bộ tài sản tranh chấp nêu trên Như vậy, căn cứ vào nội dung trình bày

Trang 16

của bà T và các giấy tờ có liên quan thì toàn bộ diện tích đất tranh chấp thuộcquyền sử dụng của bà X.

Dẫn chứng trong Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất cótranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình là:“Sau đó, ngày 19/8/2010, bà N chuyển nhượng cho ông M diện tích 323,2m , ngày2

1/10/2010 ông M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông M đã xâydựng nhà 4 tầng trên đất Diện tích đất còn lại 917,6m , ngày 21/10/2011, bà N2

tặng cho con gái là chị Nguyễn Vi L Sau đó, chị L chuyển nhượng 173,1m (đo2

thực tế và được cấp giấy chứng nhận ngày 24/7/2012 Diện tích đất còn lại của chịL đo thực tế là 744m Việc chuyển nhượng và tặng cho nêu trên đã hoàn thành2

trước khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 410/2012/KN-DS ngày24/9/2012 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Quyết định giám đốc thẩm số55/2013/DS-GĐT ngày 30/01/2013 của Toà án nhân dân tôi cao hủy toàn bộ Bảnán dân sự phúc thẩm số 123/2009/DS-PT ngày 23/10/2009 nêu trên Căn cứ quyđịnh tại Khoản 2 Điều 138 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 thì các giao dịchchuyển nhượng và tặng cho đất của ông M1, bà Q, chị L, ông Đ, bà T2 là các giaodịch của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ”

Câu 2.2: Theo quy định (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luậtDân sự năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nàokhi tài sản của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?

Căn cứ Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền đòi lại độngsản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình:

“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản,trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông quabán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải làchủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.

Căn cứ Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền đòi lại độngsản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình:

“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sảntừ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 củaBộ luật này”.

15

Ngày đăng: 20/09/2024, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN