Như vậy, việc giới hạn lại các hình thức sở hữu đảm bảo được nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÔ HỒ CHÍ
Buổi thảo luận tháng thứ hai: Tài sản và thừa kế
Giảng viên: Ngô Thị Anh Vân
Nhóm 02:
Phạm Minh Thư 2053801015129 Bùi Đức Thuận 2053801015132 Đinh Thị Thủy Tiên 2053801015139
Nguyễn Hoàng Thanh Trâm
Trang 2sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, sở hữu của tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
2 Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong BLDS
- Căn cứ vào điều mục 2 chương 13 về quyền sở hữu BLDS 2015, thì
chia ra 3 nhóm hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung Trong sở hữu chung có 2 nhóm là sở hữu chung
theo phần và sở hữu chung hợp nhất 3 Suy nghĩ của anh chị về những thay đổi về hình thức sở
hữu giữa hai bộ luật trên
- Có thể thấy sự thay đổi về hình thức sở hữu trong hai bộ luật thể
hiện rõ về việc quy định số lượng chủ thể hình thức sở hữu Trong khi ở BLDS 2005, việc quy định về các hình thức sở hữu cụ thể ở từng đối tượng được thể hiện ở ngay trong cái tên của hình thức sở hữu,
xác định rõ chủ thể cụ thể của quyền sở hữu Trong khi ở BLDS 2015
thì việc quy định về các hình thức sở hữu lại giới hạn ở phạm vi toàn dân, chung và riêng Như vậy, việc giới hạn lại các hình thức sở hữu đảm bảo được nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ
thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành Theo em, sự
thay đổi trên là hợp lí và đồng thời nó bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thân của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận tại
các điều 32, 51 và 53
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
Trang 3II Một số vấn đề liên quan đến chế định thừa kế:
3/1/2001 để lại toàn bộ tài sản cho bà Thuyết Vợ chồng bà Nguyệt
yêu cầu thừa kế di sản theo di chúc năm 2000, bà Thuyết yêu cầu hưởng theo tờ di chúc năm 2001 Bản án sơ thẩm quyết định bác yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận yêu cầu của bị đơn Bản án phúc thẩm bác yêu cầu của bà Nguyệt, chia di sản cho cả bà Nguyệt
và bà Thuyết Tại quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009,
hủy Bản án sơ thẩm và phúc thẩm Giao hồ sơ cho TAND tỉnh Bình
1 Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không
minh mẫn thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở
Trang 42 Liên quan đến vụ việc trong quyết định số 382 theo Toà
phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy?
- Liên quan đến vụ việc trong quyết định số 382, theo Toà phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như không minh mẫn
- Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy vì lý do Bệnh xá Công an tỉnh
An Giang không có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc
3 Trong vụ việc vừa nêu, theo Toà giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Toà giám
đốc thẩm đã quyết định như vậy?
- Trong vụ việc vừa nêu, theo Toà giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn
- Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì: ông On, ông Kiếm và ông Hiếu đều có lời khai xác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng thái tỉnh thần của bà Như vui vẻ, minh mẫn Bên cạnh đó bác sĩ Tăng Diệu Hiền có kết luận tình trạng sức khỏe và tỉnh thần của bà Như được ghi trong giấy chứng nhận khám sức khỏe 26/12/2004
trước ngày bà Như lập di chúc 05 ngày không mâu thuẫn với lời khai
xác nhận của ông On, ông Kiếm và ông Hiếu
4 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm
- Quyết định trên Toà giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của
pháp luật về thừa kế theo di chúc Bà Như có đủ điều kiện về nội dung và hình thức di chúc theo quy định tại điều 652 của Bộ luật dân sự năm 2005 nên hiển nhiên di chúc phải được công nhận là hợp pháp và người làm chứng cho việc lập di chúc cũng phù hợp với điều 654 của bộ luật này
5 Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa
phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?
- Trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm
2001 cụ Biết không minh mẫn
- Vì theo Tòa phúc thẩm, cụ Biết lập di chúc ngày 3-1-2001 đã 84
tuổi; trước đó vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện
điều trị với triệu chứng theo chẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất
huyết não, cao huyết áp”; cụ Biết lập di chúc ngày 3-1-2001 thì ngày
14-1-2001 cụ Biết chết, cho rằng cụ biết lập di chúc trong tình trạng
thiếu minh mẫn
Trang 56 Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc
thẩm đã quyết định như vậy?
- Theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết minh mẫn
- Vì Tòa giám đốc thẩm cho rằng Tòa phúc thẩm chứng minh cụ Biết
không minh mẫn khi lập di chúc là thiếu căn cứ, và Tòa phúc thẩm cũng không đưa ra thêm chứng cứ mới để chứng minh cụ Biết không minh mẫn khi lập di chúc ngày 3-1-2001
7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
- Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý
vì có nhiều chứng cứ để xác nhận cụ Biết minh mẫn trong khoảng thời gian lập di chúc Quyết định trên của Tòa giám đốc thẩm đã bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của những người được hưởng thừa kế 8 Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Di tặng là tặng di sản thừa kế cho một cá nhân hoặc một tổ chức bất kì thông qua di chúc
- Theo Điều 646 BLDS 2015 cho biết: + “ Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc
+ Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” 9 Đề có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Di tặng cũng giống như là di chúc nên để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện trong khoản 2, Điều 646, BLDS 2015 “ Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”
10 Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời - Trong quyết định năm 2009, cụ Biết đợi di tặng cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm và ông Hoàng
- Đoạn “Cụ Biết đã di tặng tài sản riêng và chung cho ba cháu ngoại là ông Hùng bà Diễm và ông Hoàng”
Trang 611 Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời
- Di tặng trên không được Tòa án chấp nhận - Đoạn “Tòa án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 2-9-1997 và “Tờ di chúc” ngày 15-9-2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ”
12 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến di tặng
- Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án về di tặng là hoàn toàn hợp
lý
- Vì theo khoản 5 Điều 667 BLDS 2005 khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật Vì vậy, tờ di chúc có hiệu lực pháp luật là bản di chúc ngày 3-1-2001 Tuy nhiên, BLDS quy định việc để lại di sản chỉ
để dành một phần di sản để di tặng cho người khác nhưng không nói
cụ thể một phần di sản là như thế nào Nhưng việc bà Biết đã di tặng toàn bộ tài sản của mình là không phù hợp với quy định trên
13 Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý
- Truất quyền thừa kế là một quyền của người lập di chúc Người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người hưởng thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản
- Cơ sở pháp lý: + Khoản 1 Điều 648 BLDS 2005 “ Người lập di chúc có các quyền sau: 1.Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế ”
+ Khoản 1 Điều 626 BLDS 2015 “ Người lập di chúc có các quyền sau: 1.Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế ”
14 Trong quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào quyết định cho câu trả lời?
- Trong quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt
- Trích đoạn trong quyết định “ Ngoài ra bà Thuyết còn khai như sau: Ngày 20/09/1997 cụ Biết đã lập tờ truất quyền hưởng thừa kế, có nội dung: cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài sản theo tờ ủy quyền ngày 16/07/1997, cụ Biết truất quyền thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đói với những tài sản chung và riêng của cụ Kiệt, cụ Biết tại ấp Bình Phước ”
Trang 715 Truất quyền trên của cụ Biết có được tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời
- Truất quyền trên của cụ Biết không được Tòa chấp nhận - Trích đoạn trong quyết định “ Tòa án phúc thẩm không công nhận tờ truất quyền hưởng di sản lập ngày 20/09/1997 và tờ di chúc ngày 15/09/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật về cả nội dung và hình thức của văn bản là có căn cứ 7 16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất quyền thừa kế
- Bà Nguyệt và con nuôi bà Nguyệt thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cụ Kiệt, cụ Biết Do vậy, cụ Biết và cụ Kiệt hoàn
toàn có thể truất quyền thừa kế của hai người này thì hướng giải
quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp lý - Tuy nhiên, chồng bà Nguyệt không thuộc diện thừa kế theo pháp luật nên cụ Kiệt và cụ Biết không thể truất quyền hưởng di sản đối với chồng bà Nguyệt
- Đối với phần tài sản của cụ Biết (sở hữu riêng hay chung với người khác), pháp luật cho phép cụ Biết truất quyền hưởng di sản đối với người thừa kế theo pháp luật của cụ Biết Theo quy định hiện hành, người truất quyền hưởng di sản người thừa kế theo pháp luật của mình phải là “người lập di chúc”, truất quyền phải gắn liền với di chúc Điều đó có nghĩa là cụ Biết chỉ có thể thực hiện việc truất
quyền khi cụ Biết lập di chúc tức có sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình sau khi chết Cụ Biết có di tặng tài sản của mình cho ba người cháu ngoại từ đó có thể xác định cụ Biết đã lập di chúc nên điều kiện theo đó người truất quyền phải là người lập di chúc được thỏa mãn Vì vậy, Tòa án không chấp nhận tờ truất quyền là không hoàn toàn thuyết phục đối với phần tài sản của cụ
-Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Ngày 03/01/2001 cụ Biết lập di chúc có nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà Thuyết được toàn quyền thừa hưởng phần tài sản là
nhà và đất vườn cây ăn trái diện tích 6.278m2 ”
Trang 818.Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có
giá trị pháp lý phần nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần di sản của cụ Biết
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Tại các quyết định giám đốc thẩm số 61/GĐT-DS ngày 25/5/2004 và số 231/2006/DS-GDT ngày 28/09/2006, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã hủy các bản án dân sự phúc thẩm số 48/DS-PT ngày 21/04/2003 và số 122/2006/DS-PT ngày 22/06/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo hướng công nhận di chúc của cụ Biết lập ngày 03/01/2001 là hợp pháp phần di sản của cụ Biết ”
19 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự?
- Hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự là hợp lí vì theo Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc của cụ Biết lập ngày 03/01/2001 là di chúc hợp pháp và có hiệu lực Do đó cụ Biết có quyền định đoạt tài sản của mình và phần di sản thừa kế của cụ Biết phải được chia theo di chúc Còn về phần tài sản của cụ Kiệt, do cụ Kiệt chết mà không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế của cụ Kiệt được chia theo đúng pháp luật
20 Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không
được hưởng di sản” trong chế định thừa kế Nêu cơ sở pháp
Di chúc hợp pháp nói rõ không cho hưởng di Pháp không do hưởng di sản luật quy định
đun ụng cử AP | can (do ý chí của người | (do ý chí của nhà làm để lại di sản quyết | luật quyết định) định)
Ly do áp Khi truất quyền, người | Do vi phạm quy định tại dụng lập di chúc không cần | khoản 1 Điều 621 BLDS
Hau quả | Không có quyền hưởng | Không có quyền hưởng
pháp lý và (di sản trừ trường hợp |di sản trừ trường hợp trường hợp | người thừa kế đó thuộc | người đó được người để ngoại lệ diện thừa kế không |lại di sản cho hưởng
7
Trang 9phụ thuộc nội dung di chúc theo Điều 644
BLDS 2015 thì họ có
thể được hưởng thừa
kế không phụ thuộc nội dụng di chúc
thừa kế theo di chúc, sau khi đã biết về hành vi trái pháp luật của họ (khoản 2 Điều 521 BLDS
2015)
Tư cách thừa kế Vẫn là một nhân suất
thừa kế để tính 01 suất
thừa kế theo pháp luật khi chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc Không coi là một nhân
suất khi tính 01 suất thừa kế theo pháp luật
để chia thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc
21 Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa
dân sự, bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình Trích một đoạn trong Quyết định: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành ví vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.”
22 Nếu cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Nếu cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng thừa kế di sản của ông Bình Một đoạn trong Quyết định có ghi rõ: “ để xác định bà Nga không được hưởng thừa kế tài sản của ông Bình, bà Như theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 646 BLDS 1995” Nội dùng này cũng được BLDS 2015 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 621 quy định về người không được quyền hưởng di sản: “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản ”
23 Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hành vi bà Nga
- Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến hành vi của bà Nga là thỏa đáng Vì:
+ Đơn chấm dứt việc con nuôi giữa vợ chồng ông Bình, bà Như với bà Nga chưa được thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 76,
77 và 78 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể là chưa có quyết định có
8
Trang 10hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa ông Bình, bà Như với bà Nga do đó bà Nga vẫn là con nuôi của
ông Bình, bà Như Tức là bà Nga vẫn là người thừa kế theo pháp luật
là hoàn toàn hợp lý + Do chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, nên bà Nga vẫn có cơ sở để được hưởng thừa kế tài sản theo hàng thừa kế thứ nhất của ông Bình, bà Như là đúng theo quy định của pháp luật