1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ NĂM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Quy Định Chung Về Thừa Kế
Tác giả Lương Nhã Nguyên, Phan Thị Yến Nhi, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Lê Huỳnh Phương Phương, Nguyễn Đoàn Thanh Thảo, Trương Thị Mỹ Trúc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nhật Thanh
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 640,49 KB

Nội dung

4 Câu 1.3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?. Câu 1.3: Để được coi là di

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ

THỪA KẾ BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ NĂM:

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

Giáo viên giảng dạy: ThS Nguyễn Nhật Thanh

Lớp: CLC48F

NHÓM 3

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ: 4

Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 4 Câu 1.1: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ

sở pháp lý khi trả lời 4 Câu 1.3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố

có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 5 Câu 1.4: Trong bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời? 5 Câu 1.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 Câu 1.6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 6 Câu 1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 6 Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 6 Câu 1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 7 Câu 1.10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 7 Câu 1.11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? 7 Câu 1.12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? 8

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN 8

Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại

TP Hồ Chí Minh 8 Câu 2.1: Trong Bản án số 11,Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ

và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? 9 Câu 2.2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 9 Câu 2.3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 10 Câu 2.4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời 10

Trang 3

Câu 2.5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở

pháp lý khi trả lời 11

Câu 2.6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12

VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ 12

Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản 12

Câu 3.1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam 13

Câu 3.2: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 13

Câu 3.4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 14

Câu 3.5: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 14

Các tạp chí liên quan 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ:

Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Xét về vụ việc tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Hòa cùng người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Tạ Ngọc Toàn và bị đơn là anh Trần Hoài Nam, Chị Trần Thanh Hương Ông Hòa và bà Mai kết hôn với nhau có 2 người con là anh Nam và chị Hương Tài sản do ông bà tạo lập được trong thời gian kết hôn: 1 ngôi nhà 3 tầng, 1 lán bán hàng xây dựng năm 2006, làm trên diện tích đất 169,5m2 thuộc thửa số 301, tờ bản đồ 02, vị trí đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mang tên ông Hòa Năm 1993, 2 ông bà nhận chuyển nhượng của ông Dũng với diện tích 84m2 còn diện tích đất tăng so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do hành lang đường đặt giáp liền kề với đất ông Hòa Khi bà Mai chết, trước khi chết

bà không để lại di chúc nên ông Hòa vẫn trực tiếp quản lý toàn bộ tài sản Đối với tiền chi phí mai táng phí cho bà Mai: tiền chế độ tử tuất bà Mai hưởng khoảng 20.000.000đ, ông Hòa là người nhận sau đó giao cho chị Hương phúng viếng Toàn bộ số tiền chị Hương quản lý và đứng ra thanh toán Năm 2019, ông Hòa kết hôn với bà Xinh có mua 1 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất 81m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Hòa và có đăng ký tạm trú ở

đó nhưng vẫn đi lại cả 2 nơi Do ông Hòa tuổi cao không có sức khở để xây dựng nhà nên nguyện vọng của ông là được sở hữu và sử dụng bằng hiện vật toàn bộ nhà đất và có trách nhiệm thanh toán kỷ phần thừa kế cho anh Nam và chị Hương theo quy định của pháp luật

Sau khi nghiên cứu thì về tố tụng, Tòa án đã triệu tập và giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa hợp lệ cho anh Nam và chị Hương, anh Trinh và UBND phường Đống

Đa Tuy nhiên do bận công việc nên mọi người đều có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Xét thấy sự vắng mặt của họ không trở ngại gì cho việc xét xử Căn cứ khoản 1 Điều 227 và khoản 1 Điều

228 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn và người có nghia vụ liên quan theo thủ tục chung Về thẩm quyền và quan hệ pháp luật tranh chấp thì do không thỏa thuận được nên ông hòa làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Mai để lại Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự Về thời hiệu thì theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế và trong vụ án, bà Mai chết năm 2017, việc ông Hòa khởi kiện năm 2018 nên yêu cầu khởi kiện là trong thời hiệu luật định Tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân nên được chia đôi và khi bà Mai chết không để lại di chúc nên di sản của bà được chia theo pháp luật

Câu 1.1: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu

cơ sở pháp lý khi trả lời

Cơ sở pháp lý: Điều 612 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần

tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Cơ sở pháp lý: Điều 658 BLDS 2015: Thứ tự ưu tiên thanh toán Vậy nên, bản thân nghĩa vụ

không được coi là di sản Khi một người chết đi thì tài sản được lấy ra để thực hiện nghĩa vụ và còn dư bao nhiêu thì mới đem chia Từ đó, ta có thể thấy di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố

Câu 1.2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài

Trang 5

sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?

Tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới phải được xem xét nguyên nhân thay thế là gì thì mới có phải là tài sản hay không

Có 2 lý do để giải thích vấn đề này:

Thứ nhất, nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước, lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người

có tác động đến di sản thừa kế làm hư hỏng và thay vào đó là di sản mới, bởi di sản cũ không còn giá trị hiện thực Điều này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay thế cho di sản có hiệu lực pháp luật và phần tài sản mới sẽ được chia theo pháp luật

Thứ hai, nếu di sản được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan do có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con người vì mục đích, nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ hay mục đích khác thì sự thay thế bởi tài sản mới thì tài sản mới sẽ không được coi là di sản thừa kế

Câu 1.3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá

cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Cơ sở pháp lý: Theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người

có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế hợp pháp nếu như thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể là có một trong các giầy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 hoặc không có giấy tờ theo điều 100 nhưng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 101 Luật đất đai

2013 Do vậy, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Câu 1.4: Trong bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời?

Trong bản án số 08, diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được Tòa án coi là di sản

“Đối với diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa

kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước

để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [ ] Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định

là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương

sự Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận Các phần đề nghị khác của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, được Hội đồng xét xử xem xét để quyết định.”

Câu 1.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về

Trang 6

diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo em, hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuyết phục, bởi vì:

Tòa án đã xem phần diện tích đất 85,5m2 là tài sản của ông Hòa, bà Mai và đương sự phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự dù cho theo quy định pháp luật Điều 162 BLDS 2015 thì đây không phải là di sản vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất Theo đó ta có thể thấy diện tích đất này ông Hòa đã quản lý, sử dụng nhiều năm ổn định, các hộ liền kề xây dựng mốc giới rõ ràng không có tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch phải di dời thì việc xem phần đất trên là di sản thừa kế khi bà Mai chết đi không để lại di chúc thì phần đất

đó được chia đôi giữa 2 ông bà và ½ đất của bà Mai sẽ được chia theo pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi của các bên được hưởng thừa kế Và hội đồng xét xử đã giao phần đất chưa được cấp giấy phép liên quan đến ngôi nhà cho anh Nam quản lý do là con trai duy nhất của ông Hòa, bà Mai còn phần đất có liên quan đến lán bán hàng chưa được cấp giấy phép thì giao cho ông Hòa quan lý, sử dụng Anh Nam và ông Hòa phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước

Câu 1.6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N

là bao nhiêu? Vì sao?

Ông Phùng Văn N mất vào ngày 7/7/1984 và trước khi mất ông không để lại di chúc nên xác định di sản theo quy định của pháp luật và theo thời điểm mở thừa kế Ông Phùng Văn N có quan

hệ vợ chồng với bà Phùng Thị G, có tài sản chung là 398m2 đất, vì không xác định được phần của mỗi người nên theo pháp luật sẽ chia đôi Do đó phần di sản của ông N là 199m2

Câu 1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Theo án lệ phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được coi là di sản để chia vì bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng 131m2 đất có sự đồng ý, không có sự phản đối của các con bà G, việc chuyển nhượng này là hợp pháp và ông N mất thì quyền sỡ hữu tài sản thuộc về vợ và các con và ông Phùng Văn K đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Và trong Án lệ Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản

là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng Vì thế, phần đất chuyển nhượng không được coi là di sản để chia

Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K

Theo em hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là thỏa đáng, bởi vì :

Bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối và hoàn toàn đồng ý với việc chuyển nhượng, các con của bà G

Trang 7

có lời khai bà G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con

Theo Điều 223 BLDS 2015: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng

cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì

có quyền sở hữu tài sản đó” do đó ông Phùng Văn K có quyền sở hữu, sử dụng và ông K đã được

cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vì vậy, có cơ sở để xác định phần diện tích 131m2 không còn thuộc quyền sở hữu của bà G và các con Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là hoàn toàn hợp lý

Câu 1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Phần tiền thu được khi bán chuyển nhượng 131m2 được sử dụng vào việc cá nhân của bà G như tiêu xài, cờ bạc, thì bà G phải trả lại và số tiền đó vẫn được coi là di sản vì đáng lẽ ra phần tiền nhận được khi chuyển nhượng là số tiền sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế Và khi biết

bà G bán đất để chăm lo cho gia đình nên những người thừa kế mới đồng ý và không phản đối vì khi số tiền đó để chăm lo cho gia đình thì những người thừa kế hưởng như nhau, ai cũng có phần

Vì thế nên nếu sử dụng vào việc cá nhân thì bà G phải trả lại vì phần tiền đó là di sản để chia

Câu 1.10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?

Theo khoản 2 Điều 59 của Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được Tòa quyết định chia đôi nếu như giữa vợ chồng không có thỏa thuận Theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 và điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì khi ông N chết không để lại di chúc thì phần di sản của ông N sẽ do bà G thừa kế theo đúng quy định của pháp luật Việc bà G chuyển nhượng 131m2 đất cho ông K đều được các con biết, không ai trong số họ lên tiếng phản đối nên phần đất được chuyển nhượng cho ông K đó được thực hiện trên tổng diện tích đất chung của vợ chồng bà Vì vậy, tại thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà trong tổng diện tích đất trên là 133,5m2

Câu 1.11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G như vậy là thuyết phục Bởi: Khi ông N chết không có di chúc nên phần di sản của ông được chia theo pháp luật, là ½ di sản sẽ được chia cho bà G bởi vì phần đất đó là tài sản chung của vợ chồng bà và ½ phần còn lại của di sản sẽ được chia cho 6 người con của ông bà Khi bà G thực hiện việc chuyển nhượng đất cho ông K và ông K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên là chứng tỏ cho việc các con của bà G biết việc bà thực hiện chuyển nhượng cũng như không lên tiếng phản đối việc làm đó Nên việc chuyển nhượng đất đó được thực hiện trên phần đất 398m2 là hợp tình hợp lý vì cả hai bên có quyền với phần đất đó theo pháp luật đều đồng ý cho giao dịch này được xác lập Vì vậy, phần đất còn lại sau khi thực hiện việc chuyển nhượng trên

có diện tích là 267m2 sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật quy định, là bà G được ½ và

6 người con sẽ chia ½ diện tích đất còn lại, có nghĩa là phần diện tích đất bà G được hưởng sẽ là 133,5m2 Và trước khi chết, bà G lập di chúc để lại 90m2 phần đất di sản của mình cho chị Phùng

Trang 8

Thị H1 nên khi bà chết di sản sẽ được chia theo di chúc trước, tức là chị H1 sẽ nhận được 90m2

phần đất từ bà G Thế nên, phần đất di sản còn lại của bà Phùng Thị G sẽ trừ thêm 90m2 đất đó nữa, là diện tích đất di sản của bà còn lại 43,5m2

Nội dung của Án lệ số 16 là: “[2] Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng

Văn K diện tích 131m 2 trong tổng diện tích 398m 2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m 2 , bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất

bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ Tòa án cấp

sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.”

Thế nên phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G không được đề cập trong nội dung của

Án lệ số 16 là bởi vì Tòa án đã xác định việc chuyển nhượng đất giữa bà G và ông K là được các con của bà biết, không có ai phản đối và việc chuyển nhượng đó vì lo cho cuộc sống của bà G và

cả cuộc sống của các con của mình, thêm vào đó là phần diện tích đất được chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông K Bởi lẽ đó, phần diện tích đất được chuyển nhượng cho ông K không được tính vào phần đất di sản thừa kế để chia nên nó không được đề cập trong nội dung của Án lệ số 16

Câu 1.12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?

Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là thuyết phục Bởi vì:

Sau khi ông N chết và trừ đi 131m2 diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông K thì phần diện tích đất còn lại là 267m2 sẽ được chia đôi cho bà G (hưởng 133,5m2) theo khoản 2 Điều 59 của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 và ½ diện tích còn lại sẽ chia đều cho 6 người con (vì họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điềm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015) Và theo di chúc bà G lập trước khi chết thì bà sẽ để lại cho chị Phùng Thị H1 90m2 đất, thế nên trừ đi phần diện tích đất đó thì phần di sản còn lại của bà là 43,5m2 sẽ được chia theo pháp luật cho 5 người con còn lại

Và quyết định của Tòa án là “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” không

được đề cập trong nội dung của Án lệ số 16 bởi vì nội dung của Án lệ chỉ đề cập đến việc Tòa án công nhận việc chuyển nhượng đất cho ông K của bà G là hợp pháp khi các con của bà biết và không có sự phản đối cũng như việc chuyển nhượng ấy nhằm vào mục đích lo cho cuộc sống của

bà và các con, cũng như ông K đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp phép Thế nên, trong nội dung của Án lệ số 16 chỉ đề cập đến việc Tòa án công nhận việc chuyển nhượng đất này chứ không nhắc gì đến việc phân chia phần di sản còn lại của

bà G

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN

Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại

TP Hồ Chí Minh

Trang 9

Ông Trà Văn Đạm khởi kiện yêu cầu xin mở lối đi ngang 1,5m, dài 21m qua thửa đất 525 của ông Phạm Văn Ngót do ông Phạm Văn Sơn Nhỏ quản lý và sử dụng Ông Đạm đại diện gia đình đứng tên giấy chứng quyền sử dụng đất có diện tích 1.497m2 thuộc thửa 528 nằm trong thừa 525 của ông Ngót do ông Nhỏ quản lý, sử dụng Giữa ông Đạm và ông Nhỏ có thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi qua đất ông Nhỏ rộng 2m dài 21m, toàn bộ chi phí ông Đạm chịu là 42.205.000 đồng Sau đó ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông Nhỏ, bà Chơi cùng các đồng thừa kế thứ nhất với ông Nhỏ xin mở lối đi ngang 1,5m và dài 21m qua thửa đất 525 nêu trên Xét thấy còn nhiều sai sót tại Bản án dân sự sơ thẩm số 120/2017/DS-ST ngày 6/9/2017 và Bản án dân sự phúc thẩm số 22/2018/DS-PT ngày 11/01/2018, Tòa án nhân dân cấp cao đã giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật

Câu 2.1: Trong Bản án số 11,Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông

Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?

Trong Bản án số 11, Toà án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của

ônh Đ và bà T, điều này được thể hiện ở đoạn quyết định của toà án: “Chấp nhận yêu cầu khởi

kiện của anh Phạm Tiến H Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất mang tên bà Đoàn Thị T số 0010/QSDĐ/323/QĐUB do UBND huyện M cấp ngày 02/4/2004 tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La (Có sơ đồ trích đo hiện trạng khu đất kèm theo).”

Việc xác định như vậy hoàn toàn thuyết phục, bởi vì :

- Anh Phạm Tiến H là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ

và bà T

- Ngoài ông Thiện, các người đồng thừa kế gồm bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đã đồng ý

uỷ quyền cho anh H quản lý khối tài sản của ông Đ và bà T, đứng ra trông coi, quản lý, sửa chữa

và tôn tạo lại đất Trong những người thừa kế còn lại đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đều quyết định dựa trên cơ sở tự nguyện không ép buộc, không vi phạm các điều cấm của pháp luật Như vậy, việc ông Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, được quy định tại Điều 616 BLDS 2015:

“Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”

Câu 2.2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án không phải là người quản lý tài sản

Cơ sở pháp lý :

Căn cứ vào khoản 1 Điều 616 BLDS 2015 quy định về người quản lý tài sản: “Người quản

lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”

Khi ông Đ và bà T chết, cả hai ông bà đều không để lại di chúc đối với khối di sản nêu trên và cũng không giao quyền quản lý di sản thừa kế cho ai Các thành viên trong gia đình thay nhau trông coi, quản lý khối di sản đó Người được các đồng thừa kế nhất trí cử ra để quản lý di sản của ông Đ và bà T là anh H nên anh H mới là người có quyền quản lý di sản này

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản

Trang 10

lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu,

sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản” Ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, nhưng việc quản lý

di sản của ông Thiện không được sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa kế Điều này cho thấy, việc quản lý di sản của ông Thiện là không có căn cứ của pháp luật và ông Thiện không có quyền giao lại cho anh Nghĩa trong coi di sản của ông bà

Câu 2.3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Trong Bản án số 11, việc Toà án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản là hoàn toàn thuyết phục vì như đã nêu trên, các đồng thừa kế đều nhất trí giao di sản thừa kế cho anh Hiếu trong coi, quản lý trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng không ép buộc Bên cạnh đó, anh Hiếu cũng là một trong số những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ và bà T

Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 616 BLDS 2015 có quy định về người quản lý tài sản:

“1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra

2 Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

Câu 2.4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời

Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11

CSPL: khoản 1 Điều 617 BLDS 2015:

“1 Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa

vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.”

Theo khoản 1 Điều 617 BLDS 2015 thì một trong những nghĩa vụ của người quản lý di sản là bảo quản di sản và trong quá trình bảo quản, di sản có khả năng bị hư hỏng nên cần có sự sửa chữa, tôn tạo Chính vì vậy, việc tôn tạo, tu sửa lại di sản là hành động được thực hiện với mục đích bảo quản di sản chứ không sử dụng sai mục đích như cho thuê, cho mượn hoặc tự ý thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng di sản nên hành vi này không trái quy định của pháp luật

Do đó, để thực hiện nghĩa vụ bảo quản này, người quản lý di sản cũng có quyền tôn tạo, tu sửa lại

di sản như trong Bản án số 11

Ngày đăng: 13/04/2024, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w