1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận thứ hai chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
Tác giả Lương Thị Thúy Ngân, Nguyễn Kim Ngân, Trần Ngọc Vân Nhi, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Nữ Như Quỳnh, Phạm Thái Sơn, Vũ Tuyết Tâm, Đào Thị Mỹ Tiên, Nguyễn Kim Tuyền, Lê Nhật Đan Thanh, Nguyễn Thiên Thanh
Người hướng dẫn Th.S Trần Kim Chi
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Bài thảo luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Trong trường hợp Thẩmphán đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích củabị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi.Nếu thẩm phán l

Trang 1

KHOA LUẬT HÌNH SỰ LỚP HÌNH SỰ 46B1

BÀI THẢO LUẬN THỨ HAI CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ Bộ môn: Luật Tố tụng Hình sự

Giảng viên: Th.S Trần Kim Chi Nhóm: 04

Danh sách thành viên:

Số thứ

1 Lương Thị Thúy Ngân 2153801013165

11 Nguyễn Thiên Thanh 2153801013233

Trang 2

Kí hiệu viết tắt.Diễn giải.

Trang 3

PHẦN 01: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/ SAI 11 Chỉ CQTHTT mới có thẩm quyền giải quyết VAHS 12 Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT 13 Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh là người được giao nhiệm vụ hành một số hoạt động điều tra 14 Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của Kiểm sát viên trong cùng VAHS 15 Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu là người thân thích với người bào đã tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra 16 Thư ký Tòa án phải từ chối hoặc bị đề nghị thay đổi nếu là người Điều tra viên trong vụ án 27 Chỉ có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa 28 Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một VAHS 29 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người THTT 210 Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiêndịch 311 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ đều có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình 312 Chỉ người bị buộc tội mới có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa 313 Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án 414 Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người làm chứng trong vụ án 415 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị hại 416 Người dưới 16 tuổi không được trở thành người làm chứng trong VAHS 417 Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó 518 Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo 519 Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận 5

Trang 4

nhưng khi khởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp

quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 BLTTHS 6

21 Đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổchức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện 6

22 Người có nhược điểm về thể chất không được tham gia tố tụng vớitư cách người làm chứng 6

23 Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án 7

24 Trong VAHS, có thể không có người TGTT với tư cách là bị hại 7

25 Người bị tạm giữ không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng 7

26 Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham giavụ án từ khi khởi tố bị can 7

Trang 5

2 Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT

Nhận định: SaiCăn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 BLTTHS người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng hình sự không chỉ là người tiến hành tố tụng mà còn baogồm cả người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

3 Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh là người được giao nhiệm vụ hành một số hoạt động điều tra.

Nhận định: ĐúngCăn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTHS Cục trưởng, Phó cục trưởngCục Hải quan tỉnh được quy định là người được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra của Hải quan

4 Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của Kiểm sát viên trong cùng VAHS.

Nhận định: ĐúngCăn cứ theo khoản 3 Điều 49 và điểm a khoản 1 Điều 53 Hội thẩm phải từchối hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ sẽ không vô tưtrong khi làm nhiệm vụ Dựa trên tinh thần của NQ 03/2012/NQ-HĐTP tạikhoản 3 Điều 13 của NQ có hướng dẫn Hội thẩm và Kiểm sát viên là ngườithân thích được coi là căn cứ rõ ràng cho thấy họ có thể không vô tư khilàm nhiệm vụ (Do NQ 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn đối với BLTTDS 2004

Trang 6

đến nay đã sử dụng BLTTD 2015 nên NQ đã hết hiệu lực chỉ có thể dựavào tinh thần không thể áp dụng)

5 Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu là người thânthích với người bào đã tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra (NQ 03/2004)

Nhận định Sai Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 Trong trường hợp Thẩmphán đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích củabị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi.Nếu thẩm phán là thân thích với người bào chữa của bị hại thì khi có căncứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ thì sẽ bị từchối hoặc thay đổi ( Theo khoản 1, khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015)

6 Thư ký Tòa án phải từ chối hoặc bị đề nghị thay đổi nếu là người Điều tra viên trong vụ án (câu mở không rơi vào trường hợp nào)

Nhận định: ĐúngCơ sở pháp lí: khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015

7 Chỉ có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa

Nhận định Sai.Bên cạnh Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự sẽ có quyền trình bàylời buộc tội tại phiên tòa Thì căn cứ theo khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015thì trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hạihoặc người đại diện của họ vẫn có quyền trình bày lời buộc tội tại phiêntòa

8 Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một VAHS

Nhận định đúng.CPSL: điểm b khoản 2 Điều 72 BLTTHS 2015; Điều 420 BLTTHS 2015.Đối với vụ án có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì người đại diệncủa người bị buộc tội dưới 18 tuổi có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng

Trang 7

theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Và theo điểmb khoản 2 Điều 72 thì người đại diện trong trường hợp này vẫn có thểđồng thời tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.

9 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người THTT

Nhận định sai.

Bởi theo Điều 50 BLTTHS 2015 thì người có quyền đề nghị thay đổi ngườiTHTT bao gồm Kiểm sát viên, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ, người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dânsự, bị đơn dân sự

Theo đó thì những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS quyđịnh ở Điều 55 của Bộ luật nhưng không thuộc trường hợp ở Điều 50 kểtrên (có thể kể đến người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp, người đại diện theo pháp luật của phápnhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật) thì khôngcó quyền đề nghị thay đổi người THTT

10 Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch

Nhận định: Sai.Cơ sở pháp lý: Điều 4.1.g, Điều 63.2.e, Điều 64.2.g và Điều 65 BLTTHS2015

Giải thích: Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền và nghĩa vụ liên quan đến VAHS Tuy nhiên chỉ có nguyên đơn dânsự, bị đơn dân sự mới có quyền đề nghị thay đổi người giám định, ngườiphiên dịch, còn người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến VAHS thì khôngcó quyền yêu cầu thay đổi người giám định, người phiên dịch

11 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ đều cóquyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

Nhận định sai

Trang 8

Theo quy định tại chương IV BLTTHS 2015 quy định về người tham gia tốtụng cũng như quyền và nghĩa vụ của họ, thì người bị giữ trong trườnghợp khẩn cấp, người bị bắt (Điều 58), người bị tạm giữ (Điều 59), bị can(Điều 60), bị cáo (Điều 61) mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khácbào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụngkhác không có quyền này.

12 Chỉ người bị buộc tội mới có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa

Nhận định: Sai.Không chỉ người bị buộc tội mới có quyền tự bào chữa, nhờ người khácbào chữa cho mình Ngoài ra, theo điểm g khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2015quy định về người bị giữa trong trường hợp khẩn cấp sẽ có quyền tự bàochữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình Chủ thể này đều không

thuộc người bị buộc tội nên nhận định trên là sai.13 Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưacó hiệu lực pháp luật của Tòa án

Nhận định sai CSPL: Điều 4 BLTTHS 2015, khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015, điểm m khoản2 Điều 61 BLTTHS 2015, điểm b khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2015

Người bị buộc tội bao gồm 04 chủ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo Tuy nhiên trong đó chỉ có bị cáo mới có quyền kháng cáo bảnán, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án bởi lẽ bị cáo là ngườihoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Do bởi trong 04chủ thể trên bản án, quyết định của Tòa án hướng đến đối tượng là bị cáochứ không phải các chủ thể còn lại Nghĩa vụ của bị cáo là chấp hành yêucầu, quyết định của Tòa án Vì vậy, không phải người bị buộc tội có quyềnkháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án màchỉ có bị cáo - là một chủ thể trong nội hàm của người bị buộc tội cóquyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòaán

14 Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người làm chứng trong vụ án

Nhận định Sai

Trang 9

CSPL: khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 Người thân thích với người làm chứng trong vụ án không thuộc các trườnghợp không được bào chữa theo quy định của pháp luật TTHS, Do vậyngười bào chữa đồng thời là người thân thích với người làm chứng trongvụ án vẫn có thể bào chữa nếu đáp ứng đủ các yêu cầu khác về người bàochữa theo luật định

15 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị hại

Nhận định Đúng.Theo khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015, chỉ quy định người bào chữa hoặcngười do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năngnhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ ánhoặc không có khả năng khai báo đúng đắn là không được làm chứng,nhưng không quy định người thân thích của bị can, bị cáo nên ta có thểkết luận rằng, người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bịcáo Không những vậy, theo khoản 1 điều 66 thì những người biết nhữngviệc có liên quan đến vụ án, nguồn tin tội phạm thì có khả năng được cơquan THTT triệu tập đến điều tra

16 Người dưới 16 tuổi không được trở thành người làm chứng trong VAHS

Nhận định Sai.Theo khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về những người không đượclàm chứng thì không nhắc đến việc người dưới 16 tuổi không được trởthành người làm chứng trong vụ án hình sự Vậy nên người dưới 16 tuổivẫn có thể trở thành người làm chứng

17 Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó

Nhận định Sai CSPL: khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015.Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015 thì những ngườikhông được làm chứng bao gồm: người bào chữa của người bị buộc tội;người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng

Trang 10

nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ ánhoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Như vậy, người thân thích của Thẩm phán không thuộc một trong cáctrường hợp không được trở thành người làm chứng Vì vậy, nếu người thânthích của thẩm phán biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin vềtội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngtriệu tập đến làm chứng thì vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách ngườilàm chứng trong vụ án

18 Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo

Nhận định Sai CSPL: điểm a khoản 5 Điều 68 BLTTHS 2015 Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 68 BLTTHS 2015 thì ngườigiám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi đồng thời làngười thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo Chính vì vậymà người giám định không thể là người thân thích của bị can, bị cáo

19 Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tộidưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận

Nhận định: Sai Đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ, trước khimở phiên tòa thì người bị buộc tội, người đại diện hợp của họ có yêu cầuthay đi người bào chữa thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiênTòa căn cứ vào khoản 4, 5 Điều 72 BLTTHS để xem xét quyết định hoặckhông chấp nhận Trường hợp không chấp nhận thì Thẩm phán phải thôngbáo bằng văn bản nêu rõ cho người yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căncứ của việc không chấp nhận Do đó, yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉđịnh của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ có thểkhông được chấp nhận

20 Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 BLTTHS

413 BLTTHS, khoản 40 công văn 5024

Nhận định: Đúng

Trang 11

Quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS là một trong những thủ tụctiến hành tố tụng Thời điểm tiến hành các thủ tục tố tụng này hoàn toànđộc lập với thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đã được khởi tố Quyđịnh nêu rõ trường hợp này là “người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi”.Như vậy, luật chỉ xét tới thời điểm buộc tội của bị can mà hoàn toànkhông đề cập gì đến thời điểm thực hiện tội phạm Theo lẽ đó, mặc dùthời điểm thực hiện tội phạm là khi bị can dưới 18 tuổi nhưng nếu tại thờiđiểm buộc tội bị can đã từ đủ 18 tuổi thì lúc này không thể xem là trườnghợp được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 76 Xem xét độ tuổi khi thựchiện hành vi là căn cứ để xác định TNHS, còn độ tuổi tại thời điểm để xemxét có áp dụng thủ tục đặc biệt đối với họ hay không là tại thời điểm đóchứ không xác định tại thời điểm họ thực hiện HVPT Và Căn cứ vào điểm amục 3 phần II NQ 03/2004 quy định thì trường hợp khi phạm tội là ngườiphạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đãđủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1Điều 76 BLTTHS.

21 Đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện

Nhận định Sai.Theo điểm i khoản 1 Điều 4 BLTTHS thì đầu thú là việc người phạm tội saukhi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan cóthẩm quyền về hành vi phạm tội của mình Còn việc người phạm tội tựnguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trướckhi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là tự thú theo điểm h khoản1 Điều 4 BLTTHS 2015

22 Người có nhược điểm về thể chất không được tham gia tố tụngvới tư cách người làm chứng

Nhận định Sai.Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015 thì có 2 trường hợpkhông được tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng là:

- Người bào chữa của người bị buộc tội;

Trang 12

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năngnhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ ánhoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Như vậy, người có nhược điểm về thể chất nhưng còn khả năng nhận thứcđược những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án và còn khảnăng khai báo đúng đắn thì theo pháp luật tố tụng hình sự vẫn được thamgia tố tụng với vai trò người làm chứng

23 Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trongbản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Nhận định Sai (điều 4)Đương sự bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợivà nghĩa vụ liên quan đến vụ án., điểm g khoản 2 Điều 65 BLTTHS 2015).Nếu không liên quan đến quyền lợi thì không được kháng cáo

24 Trong VAHS, có thể không có người TGTT với tư cách là bị hại

Nhận định Đúng Vì đối với một số VAHS với tội danh như Tội sản xuất, buôn bán hàng giảtại Điều 192 BLHS sẽ không có bị hại cụ thể vì không có ai bị thiệt hại trựctiếp do hành vi phạm tội gây ra Ngoài ra, nếu trường hợp bị hại là cánhân mà chết hoặc mất NLHVDS thì có sẽ có người đại diện cho bị hạithực hiện các quyền và nghĩa vụ thay cho họ, nên trường hợp này thực tế,trong VAHS bị hại không tham gia trong quá trình TTHS Đối với nhữnghành vi phạm tội xâm phạm trật tự công cộng, an ninh quốc gia, chốngphá loài người, tội phạm ma túy, Pháp luật VN chưa công nhận nhànước là bên bị hại

25 Người bị tạm giữ không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Nhận định Sai.Căn cứ theo quy định tại Điều 50 BLTTHS thì người bị tạm giữ là một trongnhững người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng

Trang 13

26 Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền thamgia vụ án từ khi khởi tố bị can

Nhận định Sai.CSPL: Điều 74 BLTTHS 2015.Ngoài trường hợp người bào chữa được tham gia vụ án từ khi khởi tố bịcan thì có 2 trường hợp ngoại lệ là:

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từkhi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi cóquyết định tạm giữ

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra

Ngày đăng: 19/09/2024, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN