Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi áp dụng của pháp luật được các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng sẽ được bao gồm toàn bộ các vấn đề liên... Theo pháp luật Việt Nam, nếu các
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT TP HO CHi MINH
KHOA LUAT THUONG MAI
es 1996
TRUONG DAI HOC LUAT
rP HO CHI MINH
MON: TU PHAP QUOC TE
BAI THAO LUAN CHUONG VII
HOP DONG VA BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TRONG TU
PHAP QUOC TE
Giang vién: Th.s Dao Thi Vui
LOP: 126 — TM46A2 — NHOM 5
Thanh vién nhom 05:
Trang 2
MỤC LỤC ©
3 Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam bạn chế quyền chọn luật của các bên
đối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015 22-5 6
7 Anh (Chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp
§ Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 8
9 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 9
12 Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tô nước ngoài theo pháp luật
14 Theo anh chị, việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2, Điều 683
17 Anh ( chị) hãy phân tích các điều kiện có hiệu lực của pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng theo quy định hiện hành của Việt
II NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO? - 52 ccccsss¿ 14
2 Khi các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp cho các vụ việc hợp đồng, điều đó cũng có nghĩa rằng, pháp luật của quốc gia có Tòa án được
3 Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi áp dụng của pháp luật được các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng sẽ được bao gồm toàn bộ các vấn đề liên
Trang 3quan đến hợp đồng, kế cả vấn đề năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng đó 4 Nguồn luật được các bên thỏa thuận cho quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên và luật to tụng cho
việc xét xử đối với tranh chấp đó - ST 1 1221211212 11t gu no 15
8 Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì nguồn luật được thỏa thuận sẽ được áp dụng, trừ trường hợp việc thỏa thuận đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
10 Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất
11 Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng và pháp luật Việt Nam 16 12 Theo hiép dinh twong tro tw phap gitra Viet Nam va Nga, luat do cac bén thỏa thuận sẽ được ưu tiên áp dụng cho hợp đồng - 2s SE se 17
14 Theo pháp luật Việt Nam, mọi tranh chấp liên quan đến vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng ccc cece cence eee ee ng 1101111111111 K11 k1 k ch tk kh vu 17
17 Theo pháp luật Việt Nam, vẫn đề bồi thường thiệt bại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại 18 18 Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp về hợp đồng có yếu tổ nước ngoài thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền L8
19 Nếu các bên có thỏa thuận chọn luật nhưng pháp luật được chọn đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến nước thứ ba thì pháp luật nước thứ ba được áp
Trang 421 Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và LB Nga, nếu các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì sé áp dụng pháp luật nơi nghĩa vụ chính
Trang 5BANG DANH GIA THANH VIEN
1 Phùng Gia Hân 2153801011058 2 Lê Thị Thu Hiền 2153801011061 Tích cực 3 Lê Đức Hoàng 2153801011066
4 Nguyễn Thị Khánh Huyền | 2153801011075
6 Trần Lê Anh Khôi 2153801011088 7 Phan Thị Nhật Lệ 2153801011095 Tích cực 8 Nguyễn Bá Bảo Lộc 2153801011108
Trang 6
DANH MUC TU VIET TAT
PLVN Pháp luật Việt Nam
BLTTDS Bộ luật Tô tụng Dân sự 2015
Trang 7TU PHAP QUOC TE CHUONG 7: HOP DONG VA BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG
TRONG TU PHAP QUOC TE I CÂU HỎI TỰ LUẬN
3 Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bên đối
với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015
Theo khoản 4 Điều 683 BLDS 2015: “2 7rường hợp hợp động có đối tượng là bắt động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyên giao quyền sở hữu, quyên khác đối
với tài sản là bắt động sản, thuê bắt động sản hoặc việc sứ dụng bắt động sản đề bảo dam thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bắt động sản ” Vì động sản là loại
tài sản đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, mà đất đai gắn liền với lãnh thỗ, chủ quyền của
quốc gia Do đó, quy chế pháp lý dành cho loại tài sản này ở hầu hết các nước đều có sự chặt chẽ hơn và phần lớn các nước đều quy định các vấn đề liên quan đến bất động sản phải tuân thủ pháp luật của nước nơi có bất động sản Quy định của pháp luật Việt nam nhằm đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế, chính sách pháp luật chung của quốc gia,
bảo vệ lợi ích của nhà nước và các bên trong quan hệ, đồng thời còn bảo đảm được việc
thực thi các phán quyết của các cơ quan có thâm quyền được thuận lợi, thành công Theo khoản 5 Điều 683 BLDS 2015: “5 7rường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng ” Thì hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng có bản chất là hợp đồng gia nhập Người lao động và người tiêu dùng hầu như không có cơ hội để đàm phán các nội dung của hợp đồng Khi được trao quyền lựa chọn pháp luật, bên đề nghị giao kết hợp đồng (thường là bên sử dụng lao động và bên chuyên nghiệp có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn) sẽ có xu hướng đưa vào trong hợp đồng điều khoản lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và người tiêu dùng Việc giới hạn tại khoản 5 Điều 683 BLDS 2015 này là hợp lý và tương
Trang 8thích với các quy định của nhiều nước Điểm đáng lưu ý ở đây là quy định này không
triệt tiêu quyền lựa chọn pháp luật của các bên, mà chỉ giới hạn quyền tự do đó Nói cách khác, các bên trong hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng vẫn được lựa chọn pháp luật nước ngoài đề áp dụng cho hợp đồng của mình Chỉ khi pháp luật mà các bên lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động và người tiêu dùng Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sự lựa chọn đó mới không có giá trị Còn nếu
các quy định của pháp luật của nước mà các bên lựa chọn có những quy định ngang bằng hoặc thuận lợi hơn so với pháp luật Việt Nam thì pháp luật đó vẫn được áp dụng
Theo khoản 6 Điều 683 BLDS: “6 Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dựng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đôi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý ” Việc các bên muỗn thay đôi hệ thông pháp luật đã lựa chọn sang một hệ thông pháp luật khác thì vẫn là sự thống nhất ý chí của các bên nên cần được tôn trọng và đây cũng là quyền của họ Tuy nhiên, nếu các bên sử dụng quyền được lựa chọn này mà dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 liên quan thì không được
Do đó, việc thỏa thuận thay đổi hệ thống pháp luật áp dụng phải đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý dé các bên trong hợp đồng thay đôi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thì sự thay đôi đó là hợp pháp
7 Anh (Chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam, năng lực chủ thể là khả năng của một cá nhân hoặc tô chức
được pháp luật công nhận đề tham gia vào các quan hệ dân sự, tự do thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự cho mình Năng lực chủ thê bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài, có thê xảy ra xung đột pháp luật về năng lực chủ thê giữa các bên Đề giải quyết xung đột này, pháp luật Việt Nam áp dụng
Trang 9nguyên tắc hệ thuộc luật nhân thân của chủ thê Theo nguyên tắc này, năng lực chủ thê
của một bên được xác định theo pháp luật của nước mà bên đó mang quốc tịch hoặc có
trụ sở Nếu bên đó không có quốc tịch hoặc trụ sở, thì áp dụng pháp luật của nước mà bên
đó cư trú hoặc hoạt động Nguyên tắc hệ thuộc luật nhân thân có ưu điểm là bảo vệ quyền lợi của các bên, đảm bảo tính ổn định và liên tục của năng lực chủ thể, tránh sự biến đổi của năng lực chủ thê
do sự khác biệt của các hệ thông pháp luật Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có nhược điểm là khó kiểm tra và áp dụng pháp luật của các nước khác, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp và thực thi hợp đồng
Vì vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thê một cách hiệu quả và thuận tiện, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình Điều
này được phép theo BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 Tuy nhiên, việc thỏa thuận
này không được vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
8 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Xung đột pháp luật về hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thông pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng đề điều chỉnh quan hệ hợp đồng Vẫn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào đề xác định tính hợp pháp của hợp đồng đó
Như vậy, giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là việc xác định cơ sở pháp lý điều
chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Việc xác định cơ sở pháp lý dựa vào phương pháp thực chất đề trực tiếp áp dụng quy định; hoặc dựa vào phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tổ nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng: Bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thê trong quan hệ dân sự đó Chính vi vay; bat kì
một quan hệ dân sự nào cũng đều được ưu tiên trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự
Trang 10Trước hết pháp luật được áp dụng đề giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là pháp luật của nước mà các bên trong quan hệ hợp đồng đó thỏa thuận xác định và có thê được thê hiện trong hợp đồng; hoặc các hình thức khác Bởi lẽ đó mà đến BLDS năm 2015; lần đầu tiên tư duy lập pháp được thay đối theo hướng tôn trọng sự lựa chọn của các bên chủ
thê hợp đồng
Điều này có nghĩa rằng pháp luật trước hết cho phép; và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; lựa chọn hệ thống pháp luật nào áp dụng cho hợp đồng thì chính hệ thống pháp luật
đó sẽ quyết định việc giải quyết xung đột
9 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng có yếu tô nước ngoài được xác định
theo khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như sau:
"Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp động đó Trường hợp hình thức của hợp đông không phù hợp với hình thức hợp động theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó
được công nhận tại Việt Nam "
Có thê thấy, theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng có yêu tô nước ngoài
được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như trên Pháp luật của
Việt Nam không đương nhiên được áp dụng mà chỉ được áp dụng trong trường hợp “hinh thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đông theo pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng đó" nhưng phù hợp với pháp luật Việt Nam
Bên cạnh đó, việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng có yêu tô nước ngoài theo pháp luật Việt Nam còn được thực hiện theo nguyên tắc pháp luật có
mỗi quan hệ gắn bó nhất theo khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 như sau:
"a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
Trang 11b) Pháp luật của neoc noi nguodi cung cap dich vu cu tru nêu là cả nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyên cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đông chuyển giao quyên sử dụng hoặc chuyển nhượng quyên sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có môi liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp
luật của nước nơi người sứ dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với
pháp nhân; ä) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiếu dùng." Hành vi giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý, nên hành vi vi này phải tuân thủ pháp
luật nước nơi thực hiện hành vi Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng có
yếu tổ nước ngoài, phải tôn trọng pháp luật nơi thực hiện hành vị và đảm bảo cho trật tự
của pháp luật quốc gia nơi thực hiện hành vi Nguyên tắc luật nơi giao kết hợp đồng có hai tính chất:
Thứ nhất, no co tính bắt buộc trong trường hợp đối với một số loại hợp đồng đặc biệt
đòi hỏi hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định mới có hiệu lực (ví dụ hợp
đồng vay tín dụng là loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải được công chứng, đăng ký,
phê chuẩn thì mới có hiệu lực)
Thứ hai, nó cũng mang tính chất tùy nghi, chủ yêu áp dụng đối với các loại hợp đồng
mà luật không yêu cầu tuân thủ các điều kiện hình thức (như mua bán hàng hóa, giao dich
dân sự thông thường ) Trong những trường hợp này thì hiệu lực của hợp đồng vẫn có
thê được phát sinh dù cho hình thức hợp đồng không phù hợp với luật nơi giao kết.