1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận chương viihợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tưpháp quốc tế

22 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Anh chị hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.... Theo pháp luật Việt Nam,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾBÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG VII

HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ

Trang 2

MỤC LỤC

I CÂU HỎI TỰ LUẬN 63 Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bên đối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015 6

7 Anh (Chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 7

8 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 8

9 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 9

12 Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 11

14 Theo anh chị, việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2, Điều 683 BLDS 2015 có hợp lý chưa? Vì sao? 12

17 Anh ( chị) hãy phân tích các điều kiện có hiệu lực của pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng theo quy định hiện hành của Việt Nam 13II NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO? 14

2 Khi các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp cho các vụ việc hợp đồng, điều đó cũng có nghĩa rằng, pháp luật của quốc gia có Tòa án đượclựa chọn sẽ được Tòa án đó áp dụng 143 Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi áp dụng của pháp luật được các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng sẽ được bao gồm toàn bộ các vấn đề liên

Trang 3

quan đến hợp đồng, kể cả vấn đề năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng đó.

14

4 Nguồn luật được các bên thỏa thuận cho quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên và luật tố tụng cho việc xét xử đối với tranh chấp đó 15

8 Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụngcho quan hệ hợp đồng thì nguồn luật được thỏa thuận sẽ được áp dụng, trừ trường hợp việc thỏa thuận đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

15

10 Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ hợp đồng đó sẽ được áp dụng 1611 Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng và pháp luật Việt Nam 1612 Theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga, luật do các bên thỏa thuận sẽ được ưu tiên áp dụng cho hợp đồng 17

14 Theo pháp luật Việt Nam, mọi tranh chấp liên quan đến vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng 17

17 Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại 1818 Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền 18

19 Nếu các bên có thỏa thuận chọn luật nhưng pháp luật được chọn đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến nước thứ ba thì pháp luật nước thứ ba được áp dụng 19

Trang 4

21 Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và LB Nga, nếu các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì sẽ áp dụng pháp luật nơi nghĩa vụ chính được thực hiện 20

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 7

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

CHƯƠNG 7: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGTRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

I CÂU HỎI TỰ LUẬN

3 Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bên đối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015

Theo khoản 4 Điều 683 BLDS 2015:

Vì động sản là loại tài sản đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, mà đất đai gắn liền với lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia Do đó, quy chế pháp lý dành cho loại tài sản này ở hầu hết các nước đều có sự chặt chẽ hơn và phần lớn các nước đều quy định các vấn đề liên quan đến bất động sản phải tuân thủ pháp luật của nước nơi có bất động sản Quy định của pháp luật Việt nam nhằm đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế, chính sách pháp luật chung của quốc gia, bảo vệ lợi ích của nhà nước và các bên trong quan hệ, đồng thời còn bảo đảm được việc thực thi các phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền được thuận lợi, thành công Theo khoản 5 Điều 683 BLDS 2015:

Thì hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng có bản chất là hợp đồng gia nhập Người lao động và người tiêu dùng hầu như không có cơ hội để đàm phán các nội dung của hợp đồng Khi được trao quyền lựa chọn pháp luật, bên đề nghị giao kết hợp đồng (thường là bên sử dụng lao động và bên chuyên nghiệp có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn) sẽ có xu hướng đưa vào trong hợp đồng điều khoản lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và người tiêu dùng Việc giới hạn tại khoản 5 Điều 683 BLDS 2015 này là hợp lý và tương

Trang 8

thích với các quy định của nhiều nước Điểm đáng lưu ý ở đây là quy định này không triệt tiêu quyền lựa chọn pháp luật của các bên, mà chỉ giới hạn quyền tự do đó Nói cách khác, các bên trong hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng vẫn được lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng cho hợp đồng của mình Chỉ khi pháp luật mà các bên lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động và người tiêu dùng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sự lựa chọn đó mới không có giá trị Còn nếu các quy định của pháp luật của nước mà các bên lựa chọn có những quy định ngang bằng hoặc thuận lợi hơn so với pháp luật Việt Nam thì pháp luật đó vẫn được áp dụng Theo khoản 6 Điều 683 BLDS:

.Việc các bên muốn thay đổi hệ thống pháp luật đã lựa chọn sang một hệ thống pháp luật khác thì vẫn là sự thống nhất ý chí của các bên nên cần được tôn trọng và đây cũng là quyền của họ Tuy nhiên, nếu các bên sử dụng quyền được lựa chọn này mà dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 liên quan thì không được Do đó, việc thỏa thuận thay đổi hệ thống pháp luật áp dụng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý để các bên trong hợp đồng thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thì sự thay đổi đó là hợp pháp

7 Anh (Chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật vềnăng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, năng lực chủ thể là khả năng của một cá nhân hoặc tổ chức được pháp luật công nhận để tham gia vào các quan hệ dân sự, tự do thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự cho mình Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài, có thể xảy ra xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giữa các bên Để giải quyết xung đột này, pháp luật Việt Nam áp dụng

Trang 9

nguyên tắc hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể Theo nguyên tắc này, năng lực chủ thể của một bên được xác định theo pháp luật của nước mà bên đó mang quốc tịch hoặc có trụ sở Nếu bên đó không có quốc tịch hoặc trụ sở, thì áp dụng pháp luật của nước mà bên đó cư trú hoặc hoạt động

Nguyên tắc hệ thuộc luật nhân thân có ưu điểm là bảo vệ quyền lợi của các bên, đảm bảo tính ổn định và liên tục của năng lực chủ thể, tránh sự biến đổi của năng lực chủ thể do sự khác biệt của các hệ thống pháp luật Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có nhược điểm là khó kiểm tra và áp dụng pháp luật của các nước khác, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp và thực thi hợp đồng.

Vì vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể một cách hiệu quả và thuận tiện, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình Điều này được phép theo BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 Tuy nhiên, việc thỏa thuận này không được vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

8 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Xung đột pháp luật về hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thông pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Vấn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào để xác định tính hợp pháp của hợp đồng đó Như vậy, giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là việc xác định cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Việc xác định cơ sở pháp lý dựa vào phương pháp thực chất để trực tiếp áp dụng quy định; hoặc dựa vào phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng: Bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể trong quan hệ dân sự đó Chính vì vậy; bất kì một quan hệ dân sự nào cũng đều được ưu tiên trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự.

Trang 10

Trước hết pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là pháp luật của nước mà các bên trong quan hệ hợp đồng đó thỏa thuận xác định và có thể được thể hiện trong hợp đồng; hoặc các hình thức khác Bởi lẽ đó mà đến BLDS năm 2015; lần đầu tiên tư duy lập pháp được thay đổi theo hướng tôn trọng sự lựa chọn của các bên chủ thể hợp đồng.

Điều này có nghĩa rằng pháp luật trước hết cho phép; và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; lựa chọn hệ thống pháp luật nào áp dụng cho hợp đồng thì chính hệ thống pháp luật đó sẽ quyết định việc giải quyết xung đột.

9 Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như sau:

Có thể thấy, theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như trên Pháp luật của Việt Nam không đương nhiên được áp dụng mà chỉ được áp dụng trong trường hợp

nhưng phù hợp với pháp luật Việt Nam

Bên cạnh đó, việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam còn được thực hiện theo nguyên tắc pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất theo khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 như sau:

Trang 11

Hành vi giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý, nên hành vi vi này phải tuân thủ pháp luật nước nơi thực hiện hành vi Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, phải tôn trọng pháp luật nơi thực hiện hành vi và đảm bảo cho trật tự của pháp luật quốc gia nơi thực hiện hành vi Nguyên tắc luật nơi giao kết hợp đồng có hai tính chất:

nó có tính bắt buộc trong trường hợp đối với một số loại hợp đồng đặc biệt đòi hỏi hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định mới có hiệu lực (ví dụ hợp đồng vay tín dụng là loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải được công chứng, đăng ký, phê chuẩn thì mới có hiệu lực).

nó cũng mang tính chất tùy nghi, chủ yếu áp dụng đối với các loại hợp đồng mà luật không yêu cầu tuân thủ các điều kiện hình thức (như mua bán hàng hóa, giao dịch dân sự thông thường,…) Trong những trường hợp này thì hiệu lực của hợp đồng vẫn có thể được phát sinh dù cho hình thức hợp đồng không phù hợp với luật nơi giao kết.

Trang 12

12 Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Việc điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài pháp luật của chúng ta quy định áp dụng pháp luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật với việc kết hợp cả hai quan điểm là theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc theo pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại và áp dụng pháp luật quốc tịch của các đương sự.

Các quy định trên đã từng bước đi vào cuộc sống góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị vi phạm, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định trên cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất định Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài để phù hợp với sự phát triển của các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế, đáp ứng với yêu cầu của hội nhập và phát triển:

về quy phạm xung đột, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định dưới dạng quy phạm xung đột được ghi nhận ở Điều 773 BLDS Theo quy định của điều này, thì việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại Quy định trên không nêu thứ tự ưu tiên áp dụng hệ thuộc luật nào nên có thể lựa chọn pháp luật của nước này hoặc nước kia là do ý muốn chủ quan của cơ quan Tư pháp Do vậy, định hướng sửa đổi về vấn đề này là thống nhất áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại Còn việc áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây hại chỉ đặt ra khi không xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.

về bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra quy định tại khoản 2 Điều 773 không nên quy định việc bồi thường thiệt hại do tầu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả, vì quy định này mang tính chất chuyên ngành nên được quy định trong luật chuyên ngành (Luật Hàng không, Luật Hàng hải) Mặt khác, quy định tai

Trang 13

khoản 2 Điều 773 không có tính khả thi trong trường hợp việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra mà các tàu bay, tàu biển mang các quốc tịch khác nhau va chạm nhau gây thiệt hại thì không xác định được pháp luật áp dụng trong trường hợp này hoặc trong trường hợp tàu bay, tàu biển không mang cờ (không xác định được quốc tịch của tàu mang cờ) thì cũng không thể xác định được luật áp dụng.

14 Theo anh chị, việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2, Điều 683 BLDS 2015có hợp lý chưa? Vì sao?

Việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 là hợp lý, bởi vì các nguồn luật được xem xét có mối liên hệ gắn bó là:

- Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ

- Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

- Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động

- Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng

Dựa vào những hệ thống pháp luật được quy định trong các trường hợp tại khoản 2 Điều

683 BLDS 2015 đều có mối quan hệ mật thiết hơn so với những hệ thống pháp luật còn lại Điển hình như pháp luật của nước nơi người bán cư trú vì trong một quan hệ mua bán hàng hóa, địa điểm của người bán đóng một vai trò rất quan trọng, như là sản xuất hàng hóa, nơi giao nhận hàng hóa, địa điểm thanh toán (nếu các bên không có thỏa thuận)

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w