1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận lần thứ tháng môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHLỚP HÀNH CHÍNH 47.3

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ THÁNG Môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Giảng viên: Trần Nhân Chính

Trang 2

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

1.1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? 1

1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? 3

1.3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả? 31.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Vì sao? 5

1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu? 5

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh 2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không? 7

2.2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không? 8

2.3 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 10

2.4 Ngoài Quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết 10

2.5 Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó có bị vô hiệu không? Vì sao? 10

2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán 11

2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh 12

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu 3.1 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng 12

3.2 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng? 13

3.3 Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao? 13

3.4 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao? 13

3.5 Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không? 14

3.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế 14

Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về hợp đồng 4.1 Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản 15

4.2 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sởhữu tài sản? Vì sao? 16

4.3 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sởhữu tài sản? Vì sao? 16

4.4 Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao? 17

Trang 3

4.5 Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS 2015? Vì sao? 17

Chú thích

Trang 4

BLDSBộ luật Dân sự

Trang 5

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ tỉnhVĩnh Long

 Nguyên đơn: Ngân hàng NN & PTNT VN  Bị đơn: Anh Đặng Trường T

 Nội dung: Chị T chuyển cho anh T 5 triệu đồng nhưng do nhân viên ngân hàng bất cẩn đã chuyển nhầm số tiền là 50 triệu đồng Ngay sau đó anh T rút tiền và sử dụng, cùng ngày ngân hàng thông báo và yêu cầu anh T trả lại Anh T cam kết trả hết đúng hạn, nhưng đến ngày anh T vẫn không thực hiện Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Ngân hàng NN & PTNT VN buộc anh T trả lại ngân hàng 40 triệu đồng.

1.1Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?

 Các dấu hiệu pháp lý của được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật  Làm rõ khái niệm được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:1

 Về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, căn cứ từ việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 165 như sau:

1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của BLDS, quy định khác của pháp luật có liên quan;

5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của BLDS, quy định khác của pháp luật có liên quan;

6 Trường hợp khác do pháp luật quy định

 Do đó, việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với những trường hợp vừa nêu là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (khoản 2 Điều 165).

 Về được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, BLDS không có định nghĩa vụ thể Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, có các quan điểm như sau:

https://www.google.com/url?q=https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-chiem-huu-tai-san-o-viet-nam6629.html&sa=D&source=docs&ust=1696611014192308&usg=AOvVaw3FF_Obl0O1k1Kl0Vimh7qS

Trang 6

 Một người phải được lợi về tài sản là trường hợp một người nhận được một khoản lợi từ bên nào đó mà không phải mất một chi phí nào hoặc trường hợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản mà đáng ra họ phải mất;

 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể áp dụng tương tự như trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là trường hợp được lợi

về tài sản mà người được lợi không có căn cứ pháp lý để đượchưởng khoảng lợi đó;2

 BLDS 2015 quy định người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chỉ có thể hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản nếu việc chiếm hữu đó ngay tình (khoản 3 điều 184) Theo quy định này, điều

kiện bắt buộc để người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đượchưởng lợi ích phát sinh từ tài sản phải là chiếm hữu ngay tình.3

 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và ngay tình là

hai điều kiện tiên quyết cho việc hưởng hoa lợi, lợi tức khi

chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng được pháp luật công nhận lợi ích.

Trường hợp một nên nhận được lợi ích (từ tài sản) không xuất pháttừ hành vi chiếm đoạt, không do lỗi của người được lợi, thậm chí cả

bản thân người được lợi cũng không biết về khoản lợi đó; nhưng việc

họ nhận được các lợi ích đó cũng không dựa trên bất cứ một căn cứpháp lý hay đạo đức nào cả Sự được lợi của họ tuy không xuất phát

từ hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác một cách trái

pháp luật, nhưng đã gây ra tổn thất cho người khác

 Như vậy, có thể hiểu được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chủ thể được hưởng lợi về tài sản một cách thụ động, nhưng sự được lợi đó không dựa trên căn cứ pháp luật hoặc lẽ công bằng và làm cho chủ thể khác bị thiệt hại.4

Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 1, 2017 (tái bản lần 3), Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr.117-118

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, 2023, NXB.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam,tr.116.

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợi đồng (Bình luận bản án), 2019,Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.58.

Trang 7

1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩavụ?

 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ, vì căn cứ phát sinh nghĩa vụ là những sự kiện xảy ra trong thực tế, đã được pháp luật dự liệu, thừa nhận có giá trị pháp lý và dùng để làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ Theo đó:

 Thứ nhất, Điều 275 BLDS 2015 đã liệt kê các căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ; trong đó có căn cứ “Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”;

 Thứ hai, đây được xem là căn cứ phát sinh nghĩa vụ bởi vì người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và người sở hữu hợp pháp về tài sản đó đều có những nghĩa vụ mà cả 2 bên đều phải thực hiện:

 Đối với người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Có nghĩa

vụ hoàn trả lại tài sản, khoản lợi đã chiếm hữu Người được lợi về tài

sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả

cả hoa lợi, lợi tức Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ nhưng

ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người

đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu;

o Cơ sở pháp lý: Điều 579, Điều 581 BLDS 2015;

 Đối với người sở hữu hợp pháp về tài sản: Nếu người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đã bỏ ra một số tiền để bảo quản hoặc làm

tăng giá trị món tài sản đó lên thì chủ sở hữu cũng phải có nghĩa vụ bùđắp lại phần tiền đó cho bên được lợi;

Một người phải được lợi về tài sản là trường hợp một người nhận được mộtkhoản lợi từ bên nào đó mà không phải mất một chi phí nào hoặc trườnghợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản mà đáng ra họ phải

mất:

Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam– Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật giaViệt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), Tập 1, tr.116-124

Trang 8

 Một người có thể nhận được sự gia tăng giá trị về tài sản hoặc sự thụ hưởng lợi ích từ một bên thứ ba mà không phải mất chi phí nào;

 Nếu một bên không bị thiệt hại về tài sản hoặc xâm hại lợi ích nào mà đáng ra họ phải mất thì điều đó sẽ gây ra sự thiệt hại về tài sản mà người khác phải gánh chịu.

Phải xác định được trường hợp đó “không có căn cứ pháp luật”:

 Áp dụng tương tự pháp luật về trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật thì được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật là trường hợp được lợi về tài sản mà người được lợi

không có căn cứ pháp lý để được hưởng khoản lợi đó.

 Phải chứng minh được hành động đó gây ra thiệt hại cụ thể cho người khác:  Thiệt hại trong trường hợp này có thể được hiểu là làm giảm đi tài

sản hoặc làm cho tài sản của người khác không gia tăng;

Phải có mối quan hệ nhân quả giữa phần được lợi và phần bị thiệt hại:

Việc được lợi của một người là thiệt hại của bên kia và làm cho bên kia bị thiệt hại

Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh VĩnhLong

 Chủ thể tranh chấp:

 Nguyên đơn: Ngân hàng NN và PTNT VN;  Bị đơn: Anh Đặng Trường T.

Vấn đề tranh chấp: “Tranh chấp đòi lại tài sản”.

 Tranh chấp vì lý do:

 Kế toán của bên nguyên đơn đã vô tình chuyển nhầm số tiền cho bên bị đơn Bị đơn liền rút tiền ra khỏi tài khoản để trả nợ Sau đó, bên nguyên đơn sau khi biết chuyện, đã phong tỏa tài khoản và yêu cầu bên bị đơn trả lại tiền Bị đơn thừa nhận và hứa trả lại số tiền nhưng sau đó thay đổi ý kiến;

 Nguyên đơn khởi kiện, yêu cầu bị đơn trả lại số tiền cộng thêm lãi chậm trả Bị đơn đồng ý trả lại số tiền trên nhưng trả dần mỗi tháng, riêng phần lãi suất thì không đồng ý trả với lý do ban đầu nguyên đơn xin khắc phục để trả lại nhưng phía nguyên đơn không đồng ý và kéo dài cho đến nay;

 Cuối cùng, nguyên đơn đồng ý rút lại yêu cầu tính lãi chậm trả nhưng phải trả ngay số tiền Bị đơn đồng ý nhưng xin trả dần mỗi tháng.

 Quyết định của Tòa án:

 Buộc bị đơn có trách nhiệm cho lại số tiền trên cho nguyên đơn.

Trang 9

 Lý do cho quyết định:

 Bị đơn đã được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, nên phải có nghĩa vụ trả lại số tiền trên cho nguyên đơn theo Điều 256 BLDS 2005.

1.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không cócăn cứ pháp luật không? Vì sao?

 Trong vụ việc được bình luận, không được coi là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Vì số tiền chị T gửi cho anh T là 5.000.000đ vì sự nhầm lẫn của Ngân hàng mà thực tế anh T đã nhận được số tiền 50.000.000đ Số tiền này không phải của anh T Anh T biết tài sản đó không phải của mình nhưng

anh T đã sử dụng nó để trả nợ cho chị gái mình Anh T cũng không có căn cứpháp lý nào cho thấy anh xứng đáng được nhận một số tiền lớn như vậy Do vấn đề

sai sót từ bên kế toán của ngân hàng nên anh T được nhận một mức tiền lớn hơn so

với mức tiền ban đầu đáng lẽ anh nhận Việc anh T được hưởng lợi như vậy đã gâyra thiệt hại cho bên ngân hàng khi anh T sử dụng phần tiền được lợi đó cho mục

đích cá nhân của mình, làm thất thoát tiền của ngân hàng.

 Anh T phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 579

BLDS 2015 “Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho

người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại,trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào?Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đếnthời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?

 Khi được thông báo và yêu cầu trả lại số tiền chuyển nhầm là 45 triệu đồng anh T đã cam kết sẽ trả dứt điểm vào ngày 21/11/2016 nhưng quá hạn anh T vẫn không thực hiện nên nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm thì anh T sẽ phải chịu lãi chậm quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 với mức lãi 10% theo khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 trả kể từ ngày 22/11/2016 khi có yêu cầu của Ngân hàng đến khi trả dứt số nợ; hoàn thành nghĩa vụ của người được voi là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nêu tại khoản 2 Điều 579 BLDS 2015 6

 Cơ sở pháp lý: Điều 357 BLDS 2015;

Pháp luật đã quy định người có nghĩa vụ trả tiền nếu chậm thực hiện nghĩa

vụ thì chịu thêm lãi chậm trả, tức là không phân biệt nguồn gốc hình thành nghĩa vụ trả tiền;

6 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam– Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật giaViệt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), Tập 1, tr.512-533.

Trang 10

 Như vậy ở trong trường hợp này, anh T có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đó cho

Ngân hàng và đã cam kết trả ngay Nhưng sau đó, anh T đã nhiều lần chậmtrả tiền không thực hiện đúng cam kết nên anh T đã vi phạm nghĩa vụ và phải

được tính lãi chậm trả theo quy định của pháp luật  Khoảng thời gian mà anh T phải chịu lãi là:

 Cơ sở pháp lý: Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015;

 Theo quy định hiện hành của pháp luật thì bên có nghĩa vụ chậm trả

tiền phải trả lãi đối với số tiền chậm trả “tương ứng với thời gian

chậm trả” Có thể thấy, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ về

thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nghĩa vụ chịu lãi Tuy nhiên, có thể căn cứ vào quy định trên và suy luận rằng thời điểm bắt đầu

phát sinh lãi chậm trả là khi “thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết”;

 Có thể thấy trong Bản án này, Ngân hàng và anh T đã thỏa thuận và cam kết sẽ trả lại đủ số tiền vào ngày 21/11/2016 nhưng sau khi hết thời hạn trên, anh T đã không thực hiện Như vậy, Ngân hàng áp dụng

thời gian bắt đầu chịu lãi là ngày 22/11/2016, sau “thời hạn thực hiện

nghĩa vụ” là hợp lý với quy định pháp luật và thực tiễn;

 Về thời điểm kết thúc của nghĩa vụ chịu lãi, pháp luật đã quy định

“tương ứng với thời gian chậm trả” Tức là nếu chừng nào khoản tiền

mà anh T phải trả chưa được thanh toán thì khoản tiền này vẫn phát sinh lãi và không có sự gián đoạn nào cho đến ngày anh T phải trả lại

hết Vì vậy, Ngân hàng yêu cầu anh T phải chịu lãi cho đến ngày “trả

dứt số tiền trên” là hợp lý.

 Mức lãi anh T phải chịu là:

 Cơ sở pháp lý: Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;

 Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức lãi suất của nghĩa vụ trả chậm tiền nếu có thỏa thuận với nhau thì tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay và không được vượt quá mức trên Còn nếu không có thỏa thuận thì mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất tối đa của quy định về phần thỏa thuận;

 Trong trường hợp này, do đây là trường hợp bên anh T đã vi phạm nghĩa vụ và hai bên đã không có thỏa thuận với nhau ngay từ đầu nên phải áp dụng mức lãi suất không có thỏa thuận Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất 10%/năm trên khoản tiền cho đến thời điểm trả nợ là hoàn toàn hợp lý.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w