Bài thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

29 1 0
Bài thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thiệt hại do người gây ra trong BLDS 2015?. 2 Câu 3: Trong Bản án số 20 về bồi thường thiệt hại

KHOA LUẬT QUỐC TẾ Lớp Luật Thương mại Quốc tế 47.2 BÀI THẢO LUẬN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU: BTTHNHĐ (PHẦN CHUNG) _DANH SÁCH NHÓM 1_ STT HỌ TÊN MSSV 1 Phan Thị Bảo Nhi 2253801090066 2 Lê Quỳnh Như 2253801090069 3 Nguyễn Ngọc Như 2253801090070 4 Võ Thị Thể Phụng 2253801090073 5 Nguyễn Cao Hoàng Quân 2253801090076 6 Nguyễn Như Quỳnh 2253801090078 7 Nguyễn Ngọc Cầm Sơn 2253801090080 8 Nguyễn Quốc Thắng 2253801090081 9 Lê Thị Thanh Trúc 2253801090099 10 Đỗ Vi Tường (Nhóm trưởng) 2253801090101 MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1 * Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh 1 * Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng 1 Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015? 2 Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? 2 Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên), theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? 4 Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp ứng chưa) 4 Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? 5 Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao? 5 VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG 7 * Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai tỉnh Gia Lai 7 * Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 7 * Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên 8 Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường? 8 Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 9 Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao? 10 Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên? 11 Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần 12 Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm? 13 Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? 13 Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm 14 VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH 15 Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế 15 Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế 16 Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao? 17 VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI) 18 * Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai 18 * Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 18 Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào? 20 Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? 20 Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? 21 Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới 21 Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ ? 21 Câu 6: Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ? 21 Câu 7: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó 22 Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới 22 Câu 9: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường? 23 Câu 10: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? 23 Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải 24 1 VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG * Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh - Nguyên đơn: bà Phan Thị Bích Ngọc - Bị đơn: ông Trần Quang Huy - Nội dung: Ông Huy đăng tải thông tin về việc đề thi bị lộ và còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải phần Đọc - Hiểu trong đề thi vào hai ngày trước khi thi Tuy nhiên việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện thông tin được nhiều người truy cập đã làm ảnh hưởng đến danh dự của bà Ngọc Vì vậy bà Ngọc yêu cầu ông Huy bồi thường thiệt hại - Hướng giải quyết của Tòa án: + Hội đồng xét xử buộc ông Huy phải bồi thường cho bà Ngọc 19.160.000 đồng (bao gồm 6.160.000 đồng về chi phí lập vi bằng và sao y vi bằng cùng với 13.000.000 đồng về việc bồi thường tổn thất về tinh thần là 10 tháng lương cơ sở) + Buộc ông Huy xin lỗi công khai đối với bà Ngọc tại nơi làm việc của bà Ngọc là Trường Trung học phổ thông Thủ Thiêm + Không chấp nhận yêu cầu của bà Ngọc về việc buộc ông Huy công khai xin lỗi trên trang mạng Facebook và trước Hội đồng sư phạm Trường Trung học phổ thông Thủ Thiêm + Không chấp nhận yêu cầu của bà Ngọc về việc buộc ông Huy bồi thường chi phí thuê luật sư * Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng - Nguyên đơn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - Bị cáo: Nguyễn Quang Trọng - Nội dung: Bị cáo là giám đốc Công ty TNHH quốc tế Amida, có địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng Cuối tháng 4/2021, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bị cáo biết tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại nên đã ý thức hơn trong việc phòng chống Covid-19 cho bản thân cũng như nhân viên trong công ty Vào tối 02/5, bị cáo cùng 1 người 2 nữa đã triệu tập 36 nhân viên của công ty để mở cuộc họp phát thưởng, khen tặng 30/4 - 1/5 Đến tiết mục truyền lửa do bị cáo chủ trì thì bị cáo đã yêu cầu các nhân viên bỏ khẩu trang và hô to khẩu hiệu trong thời gian 5-10 phút Việc tụ tập 40 người trong phòng họp nhỏ và không đeo khẩu trang đã dẫn đến tình trạng chùm ca bệnh dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận do các nhân viên công ty tiếp xúc với người bệnh Thiệt hại xảy ra liên quan đến chùm ca bệnh trên lên đến hơn 11 tỷ đồng và Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng đã truy tố bị cáo Nguyễn Quang Trọng về tội “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” theo điểm c khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự - Hướng giải quyết của Tòa án: Tuyên bố Nguyễn Quang Trọng phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người”; xử phạt bị cáo 03 năm tù và buộc bị cáo bồi thường cho UBND các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk số tiền thiệt hại do COVID-19 Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015? Cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra): khoản 1, 2 Điều 584 BLDS (Bộ luật Dân sự) năm 2015: "1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác 2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: - Có thiệt hại thực tế xảy ra - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác) - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015? - Cơ sở pháp lý: Điều 604 BLDS năm 2005, Điều 584 BLDS năm 2015 - Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường: 3 + BLDS năm 2005: trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý” + BLDS năm 2015: căn cứ xác định trách nhiệm BTTH là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại” => BLDS năm 2005 quy định căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh hành vi của người gây thiệt hại là trái pháp luật và có lỗi Còn BLDS năm 2015 chỉ quy định có hành vi xâm phạm và gây thiệt hại thì có căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mà người bị thiệt hại không cần chứng minh hành vi đó có lỗi hay không BLDS năm 2015 đã đổi mới theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại.1 - Bổ sung căn cứ “tài sản gây thiệt hại”: BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm căn cứ trách nhiệm phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do “tài sản gây thiệt hại” được quy định tại khoản 3 Điều 584 bộ luật này => Sự bổ sung này hoàn toàn hợp lý vì trên thực tế có những thiệt hại do tài sản gây ra như theo quy định tại Điều 605 BLDS năm 2015 - Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: + BLDS năm 2005: quy định người nào gây ra thiệt hại thì người đó phải chịu trách nhiệm + BLDS năm 2015: quy định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” => BLDS năm 2015 quy định thêm điểm này là hoàn toàn phù hợp vì trong một số trường hợp, người bồi thường thiệt hại không phải là người gây ra thiệt hại đó Ví dụ: Điều 586 quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, người gây thiệt hại là con nhưng người bồi thường thiệt hại có thể là cha mẹ Ngoài ra, theo Điều 598, hành vi gây thiệt hại theo quy định của Luật sẽ do Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường 1 Hồ Quân – Đình Thắng, “Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí điện tử Kiểm sát, 21/05/2018 4 Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên), theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? Trong Bản án số 20, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ Bởi lẽ, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại - Thứ nhất, hành vi của ông Huy là vi phạm pháp luật, và hành vi ở đây cụ thể là những thông tin ông đăng tải, bình luận có ý xúc phạm, lời lẽ vô văn hoá, cố tình bịa đặt, vu khống…Bên cạnh đó, đây có thể được xem là lỗi cố ý xúc phạm, vu khống - Thứ hai, đã có thiệt hại xảy ra, trong trường hợp trên, ông Huy đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bà khi ông đăng tải thông tin không đúng sự thật lên facebook, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ngọc - Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại xảy ra: Trong phần nhận định của tòa án có đề cập như sau: “Rõ ràng hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả” => Mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân là hành vi đưa tin sai sự thật của ông Huy với hậu quả là danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc bị xâm hại Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp ứng chưa) Theo nhóm, trong vụ việc trên đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì: - Sự việc trên đã có thiệt hại xảy ra, cụ thể là ông Huy đã có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ngọc về việc đăng tải thông tin thiếu căn cứ, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội nhiều người truy cập (khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015); sự việc trên làm cho bà Ngọc (người bị thiệt hại) phải chịu muộn phiền, mất uy tín tín nhiệm và lòng tin của mọi người - Ông Huy đã có hành vi trái pháp luật khi đăng tải thông tin công kích người khác khi thiếu căn cứ, sai lệch sự thật (Tòa án nhân dân Quận 2 đã thu thập và có cơ sở để xác định không có sự việc lộ đề thi) hành vi trên đã gây thiệt hại cho bà Ngọc Mặc dù biết hành vi của mình sẽ gây thiệt hại, ảnh hưởng cho người khác nhưng ông vẫn làm và không có ý 5 định hối lỗi (trong bản án bà Ngọc đã nhờ Luật sư hỗ trợ pháp lý, gửi văn bản yêu cầu ông Trần Quang Huy phải gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, đồng thời xin lỗi bà Ngọc trên facebook Tuy nhiên, ông không thực hiện), do đó hành vi trên của ông thuộc vào lỗi cố ý công kích gây thiệt hại cho người khác - Quan hệ nhân quả là hành vi đã đăng tải các thông tin không đúng sự thật của ông Huy làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của bà Ngọc => Trong vụ việc trên đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và ông Huy phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Ngọc về những hành vi sai trái của mình Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao? Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ - Thứ nhất, về hành vi trái pháp luật: Hành vi của anh Trọng vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid -19 và tòa tuyên bố anh Trọng phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn nơi đông người” căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 295; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51, 54 của Bộ luật Hình sự - Thứ hai, về thiệt hại: làm xuất hiện chùm ca bệnh Covid-19, liên quan đến 5 tỉnh, thành phố với tổng cộng 65 ca bệnh; làm phát sinh chi phí phòng, chống dịch như truy vết, cách ly, phong tỏa, xét nghiệm, điều trị với tổng số tiền 11.823.302.738 đồng - Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: hành vi tập trung nhiều người trong phòng họp có kích thước nhỏ, không có ngăn cách giữa người với người Đồng thời yêu cầu nhân viên bỏ khẩu trang để hô to mục tiêu trong phần họp của mình, anh Trọng đã gây nên thiệt hại là làm xuất hiện chùm bệnh dịch và làm phát sinh chi phí lên đến 11.823.302.738 đồng Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao? - Theo nhóm, việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bản án số 99 là thuyết phục và có căn cứ Bởi lẽ theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy 6 tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” - Trong vụ việc trên, Nguyễn Quang Trọng trong cuộc họp đã yêu cầu các nhân viên tháo bỏ khẩu trang để hô to mục tiêu nhiều lần trong khi dịch Covid-19 bùng phát lại là vi phạm quy định của pháp luật Hơn nữa, hậu quả là sau cuộc họp, Công ty TNHH Quốc tế Amida đã xuất hiện chùm ca bệnh Covid-19, liên quan đến 5 tỉnh, thành phố với tổng cộng 65 ca bệnh; làm phát sinh chi phí phòng, chống dịch như truy vết, cách ly, phong tỏa, xét nghiệm, điều trị Có thể thấy, hành vi của Nguyễn Quang Trọng là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại và đã chứng minh được thiệt hại nên việc Tòa án xác định như vậy là hợp lý, thuyết phục 11 “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng 2 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút 3 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại 4 Thiệt hại khác do luật quy định.” Quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ liệt kê thiệt hại vật chất, không đề cập tới tổn thất về tinh thần - Ngoài ra, theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì dựa theo chủ thể bị xâm phạm thì thiệt hại về tổn thất tinh thần hướng dẫn như sau: “- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu - Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.” Quy định trên cũng không bao gồm trường hợp tổn thất về tinh thần do tài sản bị xâm phạm Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên? - Đối với Bản án số 31: trong phần Nhận định của Hội đồng xét xử có đoạn: “[2.2] Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản, gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu” 12 - Đối với Bản án số 26: trong phần Xét thấy có đoạn: “Trong vụ án này, những khoản tiền pháp luật quy định bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường cho gia đình người bị hại Chu Văn D bao gồm: Tiền chi phí mai táng cho gia đình người bị hại; Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại; tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D Cụ thể số tiền bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường cho gia đình người bị hại Chu Văn D là: Tiền chi phí mai táng phí người bị hại 51.000.000 đồng; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình người bị hại tương đương 100.000.000 đồng” Hay trong phần Quyết định: “Áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 1999; Điều 584, Điều 586, Điều 589 và Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015: Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường chi phí mai táng phí đối với người bị hại, bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại Chu Văn D là 151.000.000 đồng” Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần Theo quan điểm của nhóm, việc Tòa án không áp dụng BLDS năm 2005 mà áp dụng BLDS năm 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần là hợp lý Bởi vì những lý do sau: - Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” thì nếu không thỏa thuận được, mức bồi thường tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định Còn theo khoản 2 Điều 609 BLDS năm 2005: “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” thì nếu không thỏa thuận được, mức bồi thường tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định Theo đó, quy định tăng mức bồi thường ở BLDS năm 2015 một mặt bảo vệ tốt hơn cho người có sức khỏe bị xâm phạm, một mặt tăng cường tính răn đe của 13 pháp luật dành cho người gây thiệt hại, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự công bằng xã hội tốt hơn.3 - Thứ hai, khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, việc gây ra những tổn thất về tinh thần là điều khó tránh khỏi, thậm chí có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng Vì vậy, nếu áp dụng BLDS năm 2015 với mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sẽ tạo điều kiện hơn cho bên bị xâm phạm nhận được mức bồi thường xứng đáng hơn - Thứ ba, theo khoản 3 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.” Vì vậy đối với cùng một vụ việc liên quan đến tổn thất tinh thần mà BLDS 2005 quy định khác với BLDS 2015 thì áp dụng BLDS 2015 là hợp lý Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm? - Trong Bản án số 31, tại phần Nhận định của Hội đồng xét xử có cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm: “[2.2] về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị hại.” Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm không được kết hợp với nhau Tòa án đã áp dụng Điều 590 BLDS năm 2015 để đưa ra mức thiệt hại bồi thường và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thương tinh thần mà người bị hại gánh chịu được quy định tại Điều 592 BLDS năm 2015 Cụ thể hơn, chi phí bồi thường thiệt hại mà người bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường về tổn thất tinh thần là 69.500.000 đồng được Tòa án chấp nhận 3 Đỗ Văn Đại, “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.491 14 Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm - Hướng giải quyết của Tòa án là chưa hợp lý, bởi việc kết hợp các loại thiệt hại còn ảnh hưởng bởi việc nguyên nhân hình thành ra các loại thiệt hại đó Trong trường hợp bản án này thì thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về danh dự đều do hành vi giao cấu của bị cáo gây ra nên cần phải kết hợp các loại thiệt hại để yêu cầu bồi thường một cách triệt để, không để tình trạng bị bỏ sót xử lý khoản bồi thường cho bị hại Việc Tòa án tính khoản bồi thường tinh thần do xâm phạm sức khỏe và xâm phạm danh dự riêng khiến cho bị hại có sự nhầm lẫn về các khoản bồi thường và làm cho việc yêu cầu bồi thường bị bỏ lỡ và cũng rất khó khăn khi xác định thiệt hại về tâm lý khi phân định hai loại thiệt hại này 15 VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH Tình huống: Nghĩa vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho bà Muối Sau khi thương lượng khắc phục hậu quả với số tiền 60.000.000đ, phía bị thiệt hại đã cam kết “bãi nại về dân sự không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”, “không yêu cầu khiếu nại gì về sau” Tuy nhiên, nay phía bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ, chi phí điều trị phát sinh phải thay khớp Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế Theo khoản 2,3 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “2 Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình 3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” Theo đó, những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường do không còn phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế căn cứ theo Điều 585 BLDS năm 2015 và Nghị quyết số 03 năm 2006 của HĐTP gồm: Thay đổi mức bồi bồi thường do không Giảm mức bồi thường do do thiệt hại xảy còn phù hợp với thực tế ra quá lớn so với khả năng kinh tế Áp dụng cho nhiều trường hợp như: có sự Chỉ áp dụng cho trường hợp người gây thiệt thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội; sự hại không có khả năng bồi thường so với biến động về giá cả mà mức bồi thường hoàn cảnh kinh tế trước mắt và lâu dài của không còn phù hợp; có thay đổi về tình họ trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại 16 Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu Bên gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi cầu thay đổi mức bồi thường thường Bên có yêu cầu thay đổi mức bồi thường Bên gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về thiệt hại và các tài liệu, chứng cứ làm căn khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc thiệt hại phần lớn thiệt hại đã xảy ra Đồng thời, người gây thiệt hại phải đạt đủ 2 điều kiện là không có lỗi, hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế - Căn cứ theo khoản 3 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “Điều 585 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại … 3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” - Theo quy định trên cho thấy, cho phép thay đổi mức bồi thường với điều kiện là “mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế” Và cũng như theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán quy định: “Điều 3.Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật dân sự … 3 Về khoản 3 Điều 585 của Bộ luật Dân sự Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội; sự biến động về giá cả; sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại; sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó

Ngày đăng: 15/03/2024, 20:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan