1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thảo luận chương 7hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngtrong tư pháp quốc tế

16 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Tác giả Văn Thị Tuyết Minh, Hồ Nguyễn Nhã Hân, Hoàng Thị Phương Hiền, Ngô Nhất Huy, Lại Thu Hương
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư pháp Quốc tế
Thể loại Bài tập thảo luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

TỰ LUẬN:...2Câu 3: Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bênđối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015...2Câu 7: Anh chị hãy trình bày và phâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ



BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 7

HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Môn: TƯ PHÁP QUỐC TẾ Lớp: Nhóm 1 - QT46A2 Danh sách thành viên:

1 Văn Thị Tuyết Minh (Nhóm trưởng) 2153801015148

2 Hồ Nguyễn Nhã Hân 2153801015075

3 Hoàng Thị Phương Hiền 2153801015083

4 Ngô Nhất Huy 2153801015098

5 Lại Thu Hương 2153801015107

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

I TỰ LUẬN: 2 Câu 3: Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bên đối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015 2 Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 2 Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 3 Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 5 Câu 12: Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 5 Câu 14: Theo anh (chị), việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 có hợp lý chưa? Vì sao? 7 Câu 17: Anh (chị) hãy phân tích các điều kiện có hiệu lực của pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng theo quy định hiện hành của Việt Nam 8

II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO: 9 Câu 2: Khi các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp cho các vụ việc về hợp đồng, điều đó cũng có nghĩa rằng, pháp luật của quốc gia có Toà án được lựa chọn sẽ được Tòa án đó áp dụng 9 Câu 3: Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi áp dụng của pháp luật được các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng sẽ bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến hợp đồng, kể cả vấn đề năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng đó 9 Câu 4: Nguồn luật được các bên thỏa thuận cho quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên và luật tố tụng cho việc xét xử đối với tranh chấp đó 9 Câu 8: Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì nguồn luật được thỏa thuận sẽ được áp dụng, trừ trường hợp việc thỏa thuận đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam 9 Câu 10: Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật

áp dụng cho quan hệ hợp đồng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ hợp đồng đó sẽ được áp dụng 10 Câu 11: Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng và pháp luật Việt Nam 10 Câu 12: Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga, luật do các bên thỏa thuận sẽ được ưu tiên áp dụng cho hợp đồng 10

Trang 3

Câu 14: Theo pháp luật Việt Nam, mọi tranh chấp liên quan đến vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng 10 Câu 17: Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại 11 Câu 18: Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền 11 Câu 19: Nếu các bên có thỏa thuận chọn luật nhưng pháp luật được chọn đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến nước thứ ba thì pháp luật nước thứ ba được áp dụng 11 Câu 21: Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và LB Nga, nếu các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì sẽ áp dụng pháp luật nơi nghĩa vụ chính được thực hiện 11 Câu 29: Theo Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và LB Nga, hình thức hợp đồng được xem là hợp pháp nếu tuân thủ luật áp dụng cho chính hợp đồng đó hoặc luật nơi giao kết 11

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I TỰ LUẬN:

Câu 3: Hãy cho biết lý do pháp luật Việt Nam hạn chế quyền chọn luật của các bên đối với trường hợp tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015.

- Theo khoản 4 Điều 683 BLDS 2015: “

Vì bất động sản là loại tài sản đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, mà đất đai gắn liền với lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia Do

đó, quy chế pháp lý dành cho loại tài sản này ở hầu hết các nước đều có sự chặt chẽ hơn và phần lớn các nước đều quy định các vấn đề liên quan đến bất động sản phải tuân thủ pháp luật của nước nơi có bất động sản Quy định của pháp luật Việt nam nhằm đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế, chính sách pháp luật chung của quốc gia, bảo vệ lợi ích của nhà nước và các bên trong quan hệ, đồng thời còn bảo đảm được việc thực thi các phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền được thuận lợi, thành công

- Theo khoản 5 Điều 683 BLDS 2015:

Thì hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng có bản chất là hợp đồng gia nhập Người lao động và người tiêu dùng hầu như không có cơ hội để đàm phán các nội dung của hợp đồng Khi được trao quyền lựa chọn pháp luật, bên đề nghị giao kết hợp đồng (thường

là bên sử dụng lao động và bên chuyên nghiệp có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn) sẽ có

xu hướng đưa vào trong hợp đồng điều khoản lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và người tiêu dùng Việc giới hạn tại khoản 5 Điều 683 BLDS 2015 này là hợp lý và tương thích với các quy định của nhiều nước Điểm đáng lưu ý ở đây là quy định này không triệt tiêu quyền lựa chọn pháp luật của các bên, mà chỉ giới hạn quyền tự do đó Nói cách khác, các bên trong hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng vẫn được lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng cho hợp đồng của mình Chỉ khi pháp luật mà các bên lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động và người tiêu dùng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì

sự lựa chọn đó mới không có giá trị Còn nếu các quy định của pháp luật của nước mà các bên lựa chọn có những quy định ngang bằng hoặc thuận lợi hơn so với pháp luật Việt Nam thì pháp luật đó vẫn được áp dụng Tại vì ở vị trí yếu thế hơn, trong thế bị động

- Theo khoản 6 Điều 683 BLDS:

.Việc các bên muốn thay đổi hệ thống pháp luật đã lựa chọn sang một

hệ thống pháp luật khác thì vẫn là sự thống nhất ý chí của các bên nên cần được tôn trọng và đây cũng là quyền của họ Tuy nhiên, nếu các bên sử dụng quyền được lựa chọn này mà dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 liên quan thì không được Do đó, việc thỏa thuận thay đổi hệ thống pháp luật áp dụng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý để các bên trong hợp đồng thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thì sự thay đổi đó là hợp pháp

Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật

về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

- Pháp luật mỗi quốc gia có thể quy định khác nhau về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng, chẳng hạn như độ tuổi, khả năng đại diện, năng lực pháp luật… Điều này dẫn đến xung đột pháp luật và cần được giải quyết để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp lý Tư cách pháp lý

2

Trang 6

của các chủ thể trong khi giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài được thể hiện ở: năng lực hành vi dân sự của cá nhân ký kết hợp đồng, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; có thẩm quyền ký kết hợp đồng Để giải quyết xung đột pháp luật, về nguyên tắc, xác định theo Luật nhân thân (Luật quốc tịch hoặc Luật nơi cư trú)

- Đối với cá nhân, năng lực giao kết hợp đồng thể hiện ở năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Hệ thuộc luật thường được sử dụng là hệ thuộc quốc tịch (Lex patriae) hoặc nơi cư trú (Lex domicilii) tuỳ vào từng quốc gia Theo pháp luật Việt Nam, quy định tại Điều 673 BLDS 2015 về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và Điều 674 BLDS 2015

về năng lực hành vi dân sự của các bên ký kết hợp đồng được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch Đối với trường hợp người không quốc tịch hoặc

có từ hai quốc tịch trở lên thì việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phải tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 672 BLDS 2015

- Đối với pháp nhân thì năng lực giao kết hợp đồng thể hiện ở năng lực pháp luật dân sự và thẩm quyền ký kết của người đại diện cho pháp nhân Các nước trên thế giới thường sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) để xác định Và trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Điều 676 BLDS 2015 cũng quy định tương tự, bên cạnh đó, nếu pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam

Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật

về nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp các bên chọn luật áp dụng:

Theo các hiệp định tương trợ tư pháp:

- CSPL: khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga Theo pháp luật Việt Nam:

+ CSPL: khoản 1 Điều 683 BLDS 2015:

Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam cho phép các bên chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 668 BLDS 2015 thì

Theo đó, pháp luật nước ngoài mà các bên lựa chọn là những quy phạm thực chất nên không chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu

* Lưu ý: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn pháp luật để áp dụng nhưng rơi vào một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2015 thì áp dụng pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 670 BLDS 2015, chứ không áp dụng pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó với hợp đồng

+ Không có bất cứ quy định nào trong pháp luật Việt Nam ngăn cản các bên chọn luật áp dụng nhằm chỉ điều chỉnh một phần của hợp đồng Thực tiễn tại Việt Nam, Toà án vẫn chấp nhận việc các bên chọn luật áp dụng chỉ nhằm điều chỉnh một phần của hợp đồng + CSPL: khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 683 BLDS 2015:

3

Trang 7

+ CSPL: khoản 6 Điều 683 BLDS 2015:

+ Khái niệm “pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” bao gồm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hậu quả của việc vi phạm điều kiện có hiệu lực, việc thực hiện, chấm dứt hợp đồng hay giải thích hợp đồng…

Trường hợp các bên không chọn luật áp dụng:

Theo các hiệp định tương trợ tư pháp:

- CSPL: khoản 2 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga

Theo pháp luật Việt Nam:

- CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 683 BLDS 2015

* Chú ý: khoản 3 Điều 683 BLDS 2015

- Quy định trên nhằm đảm bảo trong mọi tình huống, luật áp dụng cho hợp đồng trong trường hợp các bên không có lựa chọn pháp luật áp dụng phải là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng

4

Trang 8

Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật

về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như sau:

Có thể thấy, theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 như trên Pháp luật của Việt Nam không đương nhiên được áp dụng mà chỉ được áp dụng trong trường hợp:

nhưng phù hợp với pháp luật Việt Nam

Bên cạnh đó, việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam còn được thực hiện theo nguyên tắc pháp luật có mối quan

hệ gắn bó nhất theo khoản 2 Điều 683 BLDS 2015:

Hành vi giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý, nên hành vi này phải tuân thủ pháp luật của nước nơi thực hiện hành vi Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, phải tôn trọng pháp luật nơi thực hiện hành vi và đảm bảo cho trật tự của pháp luật quốc gia nơi thực hiện hành vi Nguyên tắc luật nơi giao kết hợp đồng có hai tính chất:

- nó có tính bắt buộc trong trường hợp đối với một số loại hợp đồng đặc biệt đòi hỏi hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định mới có hiệu lực ( ví dụ: hợp đồng vay tín dụng là loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải được công chứng, đăng ký, phê chuẩn thì mới có hiệu lực)

- nó cũng mang tính chất tùy nghi, chủ yếu áp dụng đối với các loại hợp đồng mà luật không yêu cầu tuân thủ các điều kiện hình thức (như mua bán hàng hóa, giao dịch dân

sự thông thường… ) Trong những trường hợp này thì hiệu lực của hợp đồng vẫn có thể được phát sinh dù cho hình thức hợp đồng không phù hợp với luật nơi giao kết

Câu 12: Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho các quan

hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh bên ngoài hợp đồng, không phụ thuộc vào hợp đồng, trách nhiệm bồi thường phát sinh do hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác,

5

Trang 9

của cá nhân hoặc pháp nhân Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ được quy định tại Điều 584 BLDS 2015 bao gồm:

(i) phải có thiệt hại xảy ra

(ii) phải có hành vi trái pháp luật

(iii) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật

Như vậy, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định chuyên biệt để xác định khái niệm quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Chính vì thế, việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ dựa vào khái niệm về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 Theo đó, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

có ít nhất một trong các bên tham gia là cả nhân, pháp nhân nước ngoài các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài

các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng thiệt hại ở nước ngoài

Như vậy, trên thực tế khi một quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh đáp ứng một trong các dấu hiệu được phân tích ở trên thì quan hệ đó được xem là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại giữa bên có hành vi gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong đó có một bên là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài, hoặc đối tượng của quan hệ là tài sản ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên là những chủ thể bình đẳng, ngang quyền nên thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản Bên cạnh đó nếu các bên đã có thỏa thuận về việc lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng chứng tỏ họ đã chấp nhận những quy định của hệ thống pháp luật đó, do đó việc thực thi pháp luật sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn

- Khi quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh có thể làm phát sinh một số vấn đề pháp lý như:

(i) Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, bởi vì khi vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ liên quan đến nhiều quốc gia, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thì sẽ có thể có nhiều Tòa án của các quốc gia có liên quan đều có thẩm quyền giải quyết Vì thế, khi vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

có yếu tố nước ngoài được đưa đến Tòa án quốc gia nào thì Tòa án đó cần phải xác định xem liệu rằng Tòa án quốc gia mình có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc hay không

6

Trang 10

(ii) Vấn đề pháp lý thứ hai phát sinh sau khi đã xác định Tòa án có thẩm quyền, đó là hệ thống pháp luật nào cần được áp dụng để giải quyết vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Vấn đề pháp lý này phát sinh cũng xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ đồng thời làm phát sinh tình trạng có nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó Hơn nữa, xuất phát

từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia khác nhau thì pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các quốc gia cũng khác nhau Việc Tòa án áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết vụ việc sẽ đồng nghĩa với kết quả của vụ việc có thể khác nhau Cho nên, Tòa án có thẩm quyền cần phải lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp để giải quyết vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài (iii) Vấn đề pháp lý thứ ba, đó là nếu vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án một quốc gia thì bản án, quyết định đó đương nhiên có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của một quốc gia khác hay không Về nguyên tắc, bản án, quyết định của Tòa án một quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi tuyên Bản án, quyết định Nếu bản án, quyết định đó cần phải được công nhận và cho thi hành tại lãnh thổ của một quốc gia khác thì bản án, quyết định đó cần phải được sự cho phép của Tòa án của quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và cho thi hành

- Xuất phát từ những phân tích trên có thể thấy rằng, nếu như ngành luật dân sự nghiên cứu

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có yếu tố nước ngoài với những nội dung nghiên cứu cụ thể như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể thì Tư pháp quốc tế sẽ nghiên cứu các vấn đề pháp

lý sau đây trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vị việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài về các

vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Câu 14: Theo anh (chị), việc xác định nguồn luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong quan hệ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 2, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 có hợp lý chưa? Vì sao?

Trong quan hệ hợp đồng có YTNN, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng giải quyết nội dung của quan hệ đó Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng Cụ thể, pháp luật Việt Nam đã liệt kê một số trường hợp được xem là pháp luật nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng, quy định tại khoản 2 Điều 683 BLDS 2015:

- Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

- Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác

7

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w