Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
10 MB
Nội dung
LUẬNVĂN:ĐổimớihoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiênSơn,NgânhàngCôngthươngViệtNam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực tài chính, ngânhàng có vai trò ngày một quan trọng hơn. Hệ thống ngânhàngthương mại có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với các địa bàn có khucôngnghiệpmớihoạt động, nơi có nhiều doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Tại đó, vai trò của các ngânhàngthương mại còn quan trọng hơn, cung cấp vốn, dịch vụ ngânhàng và hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. KhuCôngnghiệpTiên Sơn là khucôngnghiệp đầu tiêncủa tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ ngày 18/12/1998. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp đầu tư vào khucôngnghiệp này là các ngành nghề có công nghệ cao, ngành côngnghiệp sạch hoặc ít ô nhiễm môi trường và có quy mô tương đối lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp ở đây do đang trong quá trình xây dựng và lắp đặt mới nhà xưởng, máy móc nên cần một lượng vốn lớn; do đó rất cần sự hỗ trợ của hệ thống ngânhàngthương mại đang hoạtđộng trên địa bàn huyện Tiên Du và Từ Sơn. Nằm trong hệ thống các ngânhàngthương mại đang hoạtđộng tại địa bàn, chinhánhKhuCôngnghiệpTiênSơn,NgânhàngCôngthươngViệtNam (sau đây gọi tắt là chinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn) sau ba nămhoạtđộng đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và KhuCôngnghiệpTiên Sơn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có những bước phát triển mới, hệ thống doanh nghiệp trong KhuCôngnghiệpTiên Sơn đòi hỏi các ngânhàngthương mại nói chung, chinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn nói riêng phải đổimớihoạtđộngcủa mình. Điều đó không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp này mà còn là sự đòi hỏi của quá trình hội nhập và thực hiện các hiệp định kinh tế song phương giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Trước yêu cầu cấp bách đó, chủ đề "Đổi mớihoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiênSơn,NgânhàngCôngthươngViệt Nam" đã được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ. Tác giả mong muốn thông qua bản luận văn này đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình không ngừng đổimớihoạtđộngcủaNgânhàngCôngthươngViệtNam nói chung, chinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài đổimớihoạtđộng kinh doanh của các ngânhàngthương mại đã có một số đề tài cấp Bộ, ngành, luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ đề cập ở những góc độ, phạm vi khác nhau. Nhiều giải pháp và đề xuất trong các công trình khoa học trên đã được ứng dụng vào thực tiễnhoạtđộngcủa các ngânhàngthương mại. Dưới góc độ đổi mớihoạtđộng của ngânhàngthương mại, khía cạnh gần nhất với đề tài nghiên cứu, có thể kể ra một số công trình khoa học sau: Tác giả Lê Thị Hương (2003) với luận án tiến sĩ Kinh tế: "Nâng cao hiệu quả hoạtđộng đầu tư của các NgânhàngThương mại Việt Nam" đã thành công trong việc phát triển các mô hình đánh giá hoạtđộng đầu tư của các ngânhàngthương mại, đặc biệt là các hoạtđộng đầu tư chứng khoán và cho vay. Trong đó, tác giả tập trung đánh giá vào sự sinh lời của các ngânhàngthương mại trong giai đoạn 1996-2001. Tuy nhiên, luận án trên mớichỉ đề cập đến khía cạnh vi mô của hệ thống ngânhàngthương mại. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn trong một đề tài liên quan đến hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ của các ngânhàngthương mại nhà nước đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống cụ thể tại NgânhàngCôngthươngViệt Nam. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạtđộng này dựa trên một nền tảng vững chắc của những lý thuyết hiện đại nhất. Theo đó, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ đã được đề xuất một cách có hệ thống và dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Luận án tiến sĩ Kinh tế với đề tài "Hoạt động tín dụng của hệ thống ngânhàngthương mại Nhà nước ở nước ta hiện nay", tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạtđộng tín dụng của hệ thống các ngânhàngthương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi mớihoạtđộng tín dụng của hệ thống ngânhàngthương mại nhà nước Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đổimới và gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ViệtNam đến năm 2010. Ở mức độ chuyên sâu hơn, tác giả Nguyễn Hữu Tuấn đã đi sâu phân tích mặt chất lượng củahoạtđộng kinh doanh củaNgânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế với đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam" đã đánh giá toàn diện các mặt củahoạtđộng kinh doanh tại ngânhàngthương mại nhà nước đặc thù này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh củangânhàng này. Tuy nhiên, với đặc thù riêng vốn có củaNgânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam nên hệ thống giải pháp trên khó có thể đưa ra vận dụng vào các ngânhàngthương mại khác. Trong các công trình khoa học kể trên, các tác giả đề cập đến sự đổimớihoạtđộngcủangânhàngthương mại bằng cách phân tích tính hiệu quả hoạtđộngcủangânhàng trên các mặt khác nhau. Điều đó tạo ra sự chuyên sâu cần thiết nhưng thiếu đi sự toàn diện trong khi các hoạtđộng hoặc dịch vụ củangânhàngthương mại lại có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Thực tế này đã thôi thúc tác giả đi vào phân tích một cách tổng thể những mặt khác nhau của quá trình đổimớihoạtđộng kinh doanh củangânhàngthương mại. 3. Mục đích và nhiệm vụ củaluận văn Mục đích củaluận văn là nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng hoạt động, những mặt thành công và những yếu kém, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tiếp tục đổimớihoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề chung về hoạtđộngcủangânhàngthương mại trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích thực trạng hoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn từ ngày thành lập đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp tiếp tục đổimớihoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu củaluận văn Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Từ ngày thành lập chinhánh (2004) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu củaluận văn Trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: Phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp hệ thống hoá để đưa ra nhận xét đánh giá các vấn đề. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan để làm sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễncủa đề tài. Đề tài kết hợp những vấn đề của kinh tế học hiện đại với tổng kết thực tiễnhoạtđộngcủachi nhánh. 6. Những đóng góp khoa học củaluận văn - Tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng hoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn từ ngày thành lập đến nay. - Góp phần đổimới nâng cao hiệu quả hoạtđộngcủachi nhánh. 7. Kết cấu củaluận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương: Chương 1: Ngânhàngthương mại và hoạtđộngcủa nó trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng hoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn. Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục đổimớihoạtđộngcủachinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn. Chương 1 NGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI VÀ HOẠTĐỘNGCỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. NGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm ngânhàngthương mại Ngânhàngthương mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất phục vụ công chúng. Lượng tài sản mà chúng nắm giữ lớn hơn bất cứ một trung gian tài chính nào. Mặt khác, các ngânhàng còn có vai trò là chiếc cầu chuyển tiếp các chính sách kinh tế của chính phủ (đặc biệt là chính sách tiền tệ) đến các chủ thể trong nền kinh tế. Sự khan hiếm tín dụng ngânhàngthường dẫn đến chi tiêu trong nền kinh tế chậm lại và gia tăng thất nghiệp. Ngoài ra, các biến động về tín dụng ngânhàng cũng có tác động mạnh mẽ đến lạm phát. Nguyên nhân của nó là lượng tiền gửi ngânhàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung tiền tệ được sử dụng bởi người dân. Hơn nữa, mối quan hệ giữa những thay đổi về cung tiền tệ và giá cả hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế là chặt chẽ. Tín dụng ngânhàng và các dịch vụ ngânhàng là nhu cầu thiết yếu của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Các ngânhàng cung cấp phần lớn tín dụng tiêu dùng dưới hai hình thức: - Hình thức trực tiếp như các khoản vay được thương lượng và lệ phí tính theo thẻ tín dụng do ngânhàng phát hành; - Hình thức gián tiếp thông qua các khoản vay mua xe ôtô, đồ đạc nội thất, đồ điện gia dụng và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Những doanh nghiệp cần tín dụng thường liên hệ với một ngânhàng trước, đặc biệt khi có nhu cầu vốn ngắn hạn để dùng vào việc mua hàng hoá, nguyên vật liệu hoặc phí sửa chữa. Ngoài ra, các ngânhàngthương mại, thông qua các phòng tín dụng của họ, còn là một nguồn lực chính trong các thị trường trái phiếu và cổ phiếu công ty. Ngânhàng theo nghĩa bình thường và truyền thống là một định chế tài chính cung cấp hai loại dịch vụ chính cho công chúng: - Tài khoản giao dịch được sử dụng để thanh toán việc mua hàng hoá và dịch vụ và thường được chấp nhận rộng rãi bởi người dân về chức năng này; - Cho vay trực tiếp đến các doanh nghiệp, cá nhân và các định chế khác [26, tr. 121]. Định chế tài chính gần gũi với định nghĩa này nhất là ngânhàngthương mại. Tài khoản thanh toán củangânhàngthương mại là hình thức thanh toán chủ yếu trong nền kinh tế và được chấp nhận rộng rãi như là đồng tiền. Mặc dù ngânhàngthương mại có mua chứng khoán đầu tư (như chứng khoán công ty và nhà nước) được giao dịch trên thị trường mở, nhưng tài sản chủ yếu củangânhàng là những khoản cho vay trực tiếp dành cho các doanh nghiệp, cá nhân và gia đình. Trong giai đoạn hiện nay, ngânhàng là một loại hình tổ chức có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với cộngđồng dân cư nói riêng. Tuy nhiên, việc định nghĩa ngânhàng là gì lại đang trở nên khó khăn và nhầm lẫn. Hiển nhiên, chúng ta có thể định nghĩa ngânhàng thông qua các dịch vụ mà chúng cung cấp cho nền kinh tế. Thế nhưng vấn đề này trở nên phức tạp do không chỉ các chức năng củangânhàngthương mại đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính củangânhàng cũng đang không ngừng biến đổi. Xu hướng phổ biến hiện nay là nhiều tổ chức trung gian tài chính phi ngânhàng bao gồm công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm đều đang cố gắng cung cấp cho các khách hàngcủa mình những dịch vụ củangân hàng. Ngược lại, các ngânhàng cũng mở rộng phạm vi phục vụ của mình, hướng về phía đầu tư bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia các hoạtđộng bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác nhằm đối phó với các đối thủ cạnh tranh của mình. Một ví dụ điển hình hiện nay ở nước ta là việc các công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán đang đệ đơn lên Ngânhàng Nhà nước xin thành lập ngânhàngcủa mình. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm ViệtNam đã có lộ trình hình thành ngânhàngcủa riêng mình, trong khi đó, các ngânhàng cũng nhanh chóng tham gia thành lập các công ty bảo hiểm, công ty đầu tư chứng khoán như Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngânhàng Đầu tư phát triển và Ngânhàng Ngoại thươngViệt Nam, NgânhàngCôngthươngViệt Nam. Xu hướng phát triển trên đây tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi về pháp lý và đem đến sự nhầm lẫn cho công chúng khi phân biệt ngânhàng với các tổ chức tài chính khác. Do đó, cách tiếp cận hợp lý và đúng đắn nhất là xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Theo đó, ngânhàng được định nghĩa như sau: Ngânhàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [25, tr. 7]. Sự phong phú về dịch vụ và chức năng củangânhàng đã dẫn đến việc chúng được gọi là các "bách hoá tài chính". 1.1.2. Vai trò, chức năng củangânhàngthương mại trong nền kinh tế thị trường Ngânhàng là một tổ chức trung gian tài chính tương tự như các hội tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính khác. Thuật ngữ "trung gian tài chính" được dùng để chỉ những công việc kinh doanh đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế đó là các cá nhân và tổ chức thiếu hụt chi tiêu, tức là phần chi cho tiêu dùng và đầu tư lớn hơn thu nhập của họ, do đó cần bổ sung vốn từ bên ngoài bằng cách vay mượn; các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy hai nhóm cá nhân và tổ chức trên khó có thể gặp nhau trực tiếp trên thị trường, và họ thường không tin tưởng lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi giữa họ cần có một tổ chức trung gian đứng ra làm cầu nối. Các ngânhàng xuất hiện và nhận nhiệm vụ trung gian đó, thu hút vốn của các nhóm "thặng dư" bằng các dịch vụ tài chính thuận lợi, và cho nhóm "thiếu hụt" vay. Hoạtđộng trung gian củangânhàng sẽ diễn ra trong hai trường hợp sau: - Thứ nhất, có được mức lợi nhuận kỳ vọng dương giữa thu nhập dự tính từ các khoản cho nhóm "thiếu hụt" vay và lãi suất dự tính phải trả cho nhóm "thặng dư"; - Thứ hai, có được chênh lệch dương giữa các khoản tín dụng và lãi suất phải trả cho tiền gửi và vốn vay từ nhóm "thặng dư". Nếu quan hệ giữa lãi suất cho vay và chi phí đi vay là tương quan dương, nó sẽ làm giảm tính rủi ro của lợi nhuận dự tính, khuyến khích ngânhàng tiếp tục huy động vốn để cho vay. Một đóng góp quan trọng khác củangânhàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Qua đó, các ngânhàng cung cấp sự đảm bảo cho các dự án đầu tư và đem lại nhiều phúc lợi xã hội cho công chúng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bên cạnh các chức năng, vai trò truyền thống, ngânhàngthương mại còn có nhiều hoạtđộng dịch vụ và vai trò quan trọng khác, đó là khả năng thẩm định thông tin. Một số người cho vay và người đi vay biết nhiều thông tin hơn những người khác; một số cá nhân và tổ chức có các thông tin bên trong và điều này cho phép họ có được những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả mang lợi nhuận cao. Sự khác biệt trong khả năng tiếp cận và phân tích thông tin được gọi là tình trạng "thông tin không cân xứng". Sự không cân xứng đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi to lớn cho ngânhàngthương mại, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các thông tin tài chính và có khả năng lựa chọn những dự án với các yêu cầu rủi ro thấp nhưng lợi nhuận hấp dẫn nhất. Khả năng đặc biệt đó củangânhàng đã dẫn đến một quan điểm mới trong việc lý giải tại sao ngânhàng lại tồn tại trong xã hội hiện đại - lý thuyết quản lý uỷ thác. Hầu hết người vay tiền và người gửi tiền đều muốn giữ bí mật tình trạng tài chính của họ, đặc biệt là trước các đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết này cho rằng các ngânhàng có thể thu hút người đi vay bởi vì họ cam kết giữ bí mật. Thậm chí ngay những người gửi tiền cũng không có đặc quyền được biết tình trạng tài chính của người vay tiền. Người gửi tiềnthường không có thời gian cũng như không có kỹ năng trong việc thẩm định người vay vốn. Do đó, họ đã chuyển quá trình kiểm tra, thẩm định đến các ngân hàng, nơi đã đầu tư nhân lực, tài lực và vật lực vào quá trình này. Ngânhàng hành động như là một đại lý của người gửi tiền, kiểm tra điều kiện tài chính của khách hàng xin vay để đảm bảo cho việc người gửi tiền sẽ thu hồi đủ vốn và lãi. Để đáp lại điều này, người gửi tiền phải trả một khoản phí cho ngân hàng, có thể nhỏ hơn chi phí mà họ phải bỏ ra nếu họ tự thẩm định người vay vốn. Trong nền kinh tế hiện đại, ngânhàng thực hiện nhiều chức năng khác nhau, được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Những chức năng cơ bản củangânhàng ngày nay Nguồn: [25, tr.7]. 1.1.3. Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạtđộngngânhàng Thứ nhất, sự gia tăng nhanh chóng các loại hình dịch vụ Áp lực của cạnh tranh từ các tổ chức trung gian tài chính khác, sự hiểu biết ngày một cao của người tiêu dùng và những biến đổi căn bản trong công nghệ ngânhàng đã dẫn đến sự đa dạng hoá các hình thức dịch vụ ngân hàng. Điều đó đã tạo ra những nguồn thu mới cho ngânhàng - các khoản lệ phí của dịch vụ không phải trả lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay. Chức năng uỷ thác Chức năng tín Chức năng lập k ế hoạch đ ầu t ư Chức năng thanh toán Chức năng tiết kiệm Chức năng quản lý tiền mặt Chức năng đầu tư và bảo lãnh Chức năng bảo Chức năng môi giới NGÂNHÀNG HIỆN ĐẠI [...]... tiềm năng phát triển to lớn củaKhuCôngnghiệpTiên Sơn - khucôngnghiệp đầu tiêncủa tỉnh Bắc Ninh, ngay từ tháng 5 năm 2002 chinhánh Bắc Ninh, NgânhàngCôngthươngViệtNam đã thành lập điểm giao dịch và là ngânhàngthương mại đầu tiên có mặt để phục vụ các doanh nghiệp trong khucôngnghiệp Cùng với sự phát triển củakhucông nghiệp, điểm giao dịch KhuCôngnghiệpTiên Sơn dần được nâng cấp... dịch KhuCôngnghiệpTiên Sơn trực thuộc chinhánh tỉnh Bắc Ninh Ngày 01/12/2004 nâng cấp phòng giao dịch KhuCôngnghiệpTiên Sơn thành chinhánh cấp 2 KhuCôngnghiệpTiên Sơn trực thuộc chinhánh tỉnh Bắc Ninh với số lượng cán bộ nhân viên là 15 người Ngày 01/01/2006 Hội đồng Quản trị NgânhàngCôngthươngViệtNam đã quyết định chuyển chinhánh cấp 2 KhuCôngnghiệpTiên Sơn trực thuộc chi nhánh. .. tự động Thị phần của các ngânhàngthương mại Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm 1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ CHINHÁNHNGÂNHÀNGCÔNGTHƯƠNGVIỆTNAM TRONG ĐỔIMỚIHOẠTĐỘNG 1.4.1 Kinh nghiệm đổi mớihoạtđộng kinh doanh đối ngoại củachinhánh Cà Mau Thứ nhất, tập trung tạo dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh giữa chinhánh với các doanh nghiệp. .. tại Việt Nam, các ngânhàng nước ngoài sẽ thu hút thêm nhiều khách hàngViệtNam Hiện nay có 5 ngânhàng và tổ chức tài chính quốc tế tham gia cổ phần tại một số ngânhàngthương mại cổ phần ViệtNam Như vậy, thách thức về cạnh tranh đối với các ngânhàngthương mại ViệtNam là rất lớn, nhất là đối với những ngânhàngViệtNam có phạm vi và quy mô hoạtđộng trùng với lĩnh vực hoạtđộng có ưu thế của. .. trường hợp, các ngânhàng thành lập các công ty môi giới chứng khoán như Công ty chứng khoán Ngânhàng ACB, Công ty chứng khoán Ngânhàng Đầu tư phát triển, Công ty chứng khoán NgânhàngCôngthươngViệtNam - Cung cấp dịch vụ ngânhàng đầu tư và ngânhàng bán buôn: Ngânhàng ngày nay theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngânhàng đầu tư và dịch vụ ngânhàng buôn bán cho... chinhánh cấp 1 phụ thuộc NgânhàngCôngthươngViệtNam với 21 cán bộ công nhân viên ChinhánhKhuCôngnghiệpTiên Sơn có trụ sở tại trung tâm KhuCôngnghiệpTiên Sơn và một quỹ tiết kiệm nằm ngay trong trụ sở chính Sau một nămhoạt động, đến ngày 31/12/2006 tổng số cán bộ nhân viên củachinhánh là 29 người, được bố trí theo mô hình tổ chức như sau: - Ban giám đốc: 02 - Phòng khách hàng doanh nghiệp: ... Phòng khách hàng cá nhân: 06; - Phòng kế toán giao dịch: 05; - Phòng quản lý rủi ro: 02; - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: 02; - Phòng tiền tệ - kho quỹ: 02; - Tổ hành chính - tổ chức: 05 2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦACHINHÁNHKHUCÔNGNGHIỆPTIÊN SƠN 2.2.1 Thực trạng hoạtđộng huy động vốn Trong hoạtđộng huy động vốn, chinhánhNgânhàngCôngthươngKhuCôngnghiệpTiên Sơn đã... ngânhàng nước ngoài đang hoạtđộng tại ViệtNam hiện nay cũng sẽ từng bước được nới lỏng và dần trở thành các ngânhàng bán lẻ thực thụ tại ViệtNam Về dịch vụ ngânhàng bán lẻ, hiện đã có hai ngânhàng nước ngoài nổi tiếng khu vực đang hoạtđộng tại ViệtNam là ANZ và HSBC, như vậy đã xuất hiện sự cạnh tranh của các ngânhàng nước ngoài trong khu vực này Trong tương lai gần, ngânhàng CitiBank của. .. dịch vụ của các chinhánh loại này hoàn toàn so sánh với những chinhánh sở hữu bởi các ngânhàng trong nước 1.2 HOẠTĐỘNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1 Các loại dịch vụ ngânhàng 1.2.1.1 Các dịch vụ truyền thống củangânhàng Thứ nhất, thực hiện trao đổi ngoại tệ Trong lịch sử phát triển củangân hàng, một trong những dịch vụ đầu tiên mà chúng cung cấp cho khách hàng là... vào thực tiễn các hoạtđộng xuất nhập khẩu Về phía chi nhánh, Ban lãnh đạo đã có những chính sách tốt để giữ gìn và tạo sự gắn bó, tâm huyết củađội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại đối với chinhánh 1.4.2 Kinh nghiệm đổi mớihoạtđộng cung cấp dịch vụ kiều hối củachinhánh Tây Ninh ChinhánhNgânhàngCôngthương Tây Ninh được thành lập từ năm 1988, trên cơ sở ngânhàng thị xã Tây Ninh . ngân hàng thương mại đang hoạt động tại địa bàn, chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn) sau ba năm hoạt động. LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển sang. ngừng đổi mới hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung, chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài đổi mới hoạt