Thương hiệu khởi nghiệp tốt nhất, CEO được ngưỡng mộ nhất của Indonesia năm 2017và giải Sáng tạo nhất trong Giải quyết các Thách thức Kinh tế 2017.Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam Gojek
Tổng quan về đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và làm rõ những ưu nhược điểm của các chiến dịch truyển thông đã đưa Gojek trở thành 1 trong những ông lớn trong lĩnh vực xe ôm công nghệ nói riêng cũng như dịch vụ vận tải hành khách nói chung.
Từ đó đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển hệ thống Gojek và các giải pháp truyền thông thu hút nhiều người hơn nữa sử dụng dịch vụ
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Tiến hành điều tra phỏng vấn nhóm 20 đối tượng nhằm tìm hiểu sâu quan điểm và mực độ nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu Gojek nói chung và các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp này nói riêng Trên cơ sở kết quả phỏng vấn và cơ sở lý thuyết nghiên cứu trước đây, ta phát hiện ra các yếu tố không cần thiết và bổ sung các yếu tố mới có, để điều chỉnh nội dung thang đo, sau đó hoàn thành bảng câu hỏi chính thức dùng để điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu từ người tiêu dùng, và trong mỗi yếu tố tác động đó, đưa ra các biến để đề xuất mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: sử dụng bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, khảo sát trực tiếp người tiêu dùng nhằm thu thập dữ liệu khảo sát Sau đó tiến hành nhập dữ liệu thu thập được vào phần mềm xử lí số liệu thống kê, tiến hành thực hiện kiểm định sự tin cậy của các thang đo và phân tích dữ liệu Phần mềm Excel được sử dụng làm công cụ phân tích số liệu khảo sát.
Giới thiệu về Gojek
Gojek là ứng dụng vận chuyển đặt trên điện thoại di động, người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe ( xe máy, ô tô, giao hàng, thức ăn,…) người dùng nhập điểm đến đón hoặc sử dụng định vị trên smartphone và điểm cần đến, ứng dụng sẽ hiện cước phí Tiếp đó là đặt xe và đợi tài xế đến đón.
Gojek được sáng lập bởi Nadiem Makarim, một người Indonesia bản địa có bằng tại đại học Brown và đại học kinh doanh Harvard Anh làm việc tại công ty tư vấn McKinsey và
Co ba năm rồi sáng lập Gojek với một trung tâm điện thoại chỉ với 20 tài xế xe ôm Là một người hay sử dụng dịch vụ xe ôm, Nadiem nhận thấy tài xế xe ôm thì mất thời gian đợi khách hàng, trong khi khách hàng lại mất thời gian đi tìm tài xế Gojek được thành lập để giải quyết vấn đề này, tạo ra một mạng lưới mà tài xế và khách hàng có thể kết nối với nhau một cách hiệu quả và cho phép các lái xe tăng thêm thu nhập của mình.
Gojek lấy tên từ từ “Ojek” nghĩa là xe ôm ở Indonesia Gojek thành lập năm 2010 với chỉ
20 tài xế xe ôm, đến hiện tại đã có hơn một triệu tài xế và cung cấp 18 dịch vụ yêu cầu bằng ứng dụng Ứng dụng Gojek được ra mắt tháng 1 năm 2015, trong chưa đầy hai năm, ứng dụng đã đạt được gần 30 triệu lượt tải xuống Tới tháng 4/2019, ứng dụng đã đạt trên
50 triệu lượt tải trên Google Play với điểm đánh giá là 4.5/5.
Gojek xếp thứ 17 trong danh sách “56 công ty thay đổi thế giới” của Fortune, là công ty duy nhất của Đông Nam Á được đưa vào danh sách này Công ty còn được công nhận làDoanh nghiệp Hàng đầu (Top Performer) trong ASEAN Award 2017, giải Doanh nghiệp của năm của Ernst & Young, và Giải Hàng hóa và Dịch vụ Siêu việt 2016 Gojek nhận được những thành tựu trong nước như Top 10 thương hiệu quyền lực nhất của Indonesia,top 3 Thương hiệu xuất sắc và top 3 Thương hiệu vận tải/Logistics, top 3 thương hiệu vận tải trực tuyến theo bình chọn trực tuyến, Ứng dụng di động tốt nhất Indonesia 2015,
Thương hiệu khởi nghiệp tốt nhất, CEO được ngưỡng mộ nhất của Indonesia năm 2017 và giải Sáng tạo nhất trong Giải quyết các Thách thức Kinh tế 2017.
Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam Gojek hiện đang có các dịch vụ được tích hợp trên App như:
- Go – Bike: dịch vụ giúp kết nối trực tiếp giữa khách hàng có nhu cầu đi lại với tài xế từ xe 2 bánh đến 4 bánh.
- Go – Food: dịch vụ đặt và giao đồ ăn, thức uống.
- Go – Send: dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
- Gojek hứa hẹn trong tương lai sẽ mở rộng các loại hình dịch vụ mới tương tự như
18 nhóm dịch vụ đã được hãng đưa vào thực tiễn ở Indonesia.
Phân tích hoạt động truyền thông của Gojeck
Thực trạng Gojek tại thị trường hiện tại
Gojek là công ty công nghệ hàng đầu, đồng thời cũng là công ty tiên phong về việc cung cấp mô hình hệ sinh thái siêu ứng dụng tại Đông Nam Á Ra đời tại Indonesia, Gojek mang theo sứ mệnh dùng công nghệ để cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dùng trên mọi chặng đường phát triển Gojek đã có mặt tại hơn 200 thành phố, cung cấp hơn
20 dịch vụ tiện ích cho nhu cầu đặt xe, thanh toán, đặt món ăn, và hơn thế nữa Tính đến tháng 03/2020, ứng dụng Gojek đã được tải xuống hơn 170 triệu lần.
Tại Việt Nam, siêu ứng dụng này đã kết nối hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 đối tác nhà hàng với hàng triệu người dùng Việt qua 3 dịch vụ đặt xe (GoRide), đặt món (GoFood), và đặt giao hàng (GoSend) Gojek cũng đang không ngừng thử nghiệm để mang tới nhiều dịch vụ đa dạng hơn nữa cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Với thế mạnh am hiểu địa phương và kinh nghiệm tích luỹ để trở thành người tiên phong và dẫn đầu thị trường, Gojek đã phát triển với tốc độc đáng kinh ngạc và có mặt tại 5 thị trường trong khu vực Đông Nam Á.
Gojek đến với thị trường Việt Nam vào năm 2018 với tên gọi GoViet Đây là một hướng đi hoà nhập với thị trường nội địa để giúp Gojek thấu hiểu được nhu cầu của người dùng tại Việt Nam Từ năm 2020, GoViet hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để có thể cải tiến một cách hiệu quả và theo quy mô lớn các giải pháp cho các bất cập thường nhật của người dùng Việt.
Gojek vẫn đang nỗ lực không ngửng để là giải pháp hiệu quả cho những khó khăn thường nhật của khách hàng, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Đông Nam Á - đặc biệt quan tâm hỗ trợ đến đối tượng thuộc tầng lớp lao động và các doanh nghiệp cá nhân vừa và nhỏ.
3.1.1 Khái quát về thị trường dịch vụ vận chuyển ở Việt Nam
Vận tải là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh và là lĩnh vực tiên phong áp dụng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam Từ chỗ chỉ có vài trăm tài xế tham gia trở thành đối tác của Uber và Grab trong những ngày đầu kinh doanh trong năm 2014; từ chỗ chỉ có Grab và Uber tham gia đề án theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT năm 2016 với phạm vi hoạt động tại 4/5 tỉnh thành phố được cấp phép là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Quảng Ninh, đến nay, thị trường gọi xe công nghệ đã có sự phát triển rất nhanh chóng và lớn mạnh về năng lực phục vụ của hàng trăm nghìn phương tiện, tài xế cho các hãng gọi xe công nghệ: Grab; GoViet; Be; Fastgo; MyGo; Vato…, cũng như sự mở rộng, phát triển thị trường ra các tỉnh thành phố lớn trong cả nước
Trong 2 năm (2016-2018) thực hiện đề án thí điểm “Triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”, cả nước có
866 đơn vị vận tải với 36.809 phương tiện và hàng chục ngàn lao động tham gia Trong đó, địa bàn TP Hồ Chí Minh có 506 đơn vị vận tải, 03 nhà cung cấp phần mềm, trong 21.601 xe tham gia thí điểm có 18.110 xe hợp tác với Grab, 3.614 xe hơp tác với Uber.
Tại Hà Nội có 07 nhà cung cấp phần mềm, với 354 đơn vị vận tải, trong 15.046 xe tham gia thí điểm có 11.474 xe hợp tác với Grab và 2.392 xe hợp tác với Uber; tỉnh Quảng Ninh có 04 đơn vị vận tải, 02 đơn vị cung cấp phần mềm, với 62 xe; tỉnh Khánh Hòa có
02 nhà cung cấp phần mềm (đồng thời là đơn vị vận tải), với 100 xe tham gia thí điểm. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 2018, Uber đã ngừng hoạt động tại Việt Nam bằng việc rút khỏi thị trường Đông Nam Á và đổi lấy 27,5% cổ phần của Grab Từ đây, thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam trở nên sôi động với nhiều cái tên mới như Goviet, Be, FastGo, Vato, Aber, MyGo, TADA, Go-ixe, Xelo, Ahamo,
Số liệu 6 tháng đầu năm 2020, theo báo cáo của ABI Research, có 3 doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường gọi xe Việt Nam là Grab; Be và Goviet nay là Gojek Trong đó,Grab với sự hiện diện của Grab Car tại 8 tỉnh thành phố lớn, Grab Taxi và Grab bike tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước cùng khoảng 190.000 tài xế, chiếm 74,6% thị phần khi hoàn thành 62,5 triệu cuốc xe Ứng dụng Be ở vị trí số 2 khi chiếm 12,4% thị phần và còn Goviet đứng ở vị trí thứ 3 với thị phần sát nút là 12,3% Các ứng dụng gọi xe khác chiếm chưa đến 1% thị phần còn lại.
3.1.2 Vị trí của Gojek thị trường dịch vụ vận chuyển Việt Nam
Màu xanh xuất hiện từ những ngày đầu
Trang phục màu xanh có xen kẽ màu đen vốn dĩ là màu đặc trưng của Gojek ngay từ thuở mới ra mắt tại thị trường gốc là Indonesia vào năm 2010, trước bất kỳ một hãng xe công nghệ nào trong khu vực Đông Nam Á. Đồng phục mới của các bác tài Gojek Việt Nam có màu xanh chủ đạo ở thân áo, hai cánh tay áo màu đen – giống như hình ảnh nhận diện chung của Gojek tại các thị trường khác Riêng đồng phục ở Việt Nam có nét chấm phá riêng, có ở quốc kỳ Việt Nam nằm trên ngực phải, ngang với logo Gojek màu trắng bên trái.
Thiết kế thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng và đối tác Việt Nam Lưng áo có logo nổi bật đặc trưng của Gojek với một hình tròn khuyết bao quanh một chấm tròn Logo Gojek mang tên Solv có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cảm nhận của người đối diện nó Đó có thể là một nút nguồn – thể hiện sứ mệnh của Gojek, giúp khơi nguồn một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người sử dụng, cho các đối tác Đó có thể là biểu tượng của "Tìm kiếm" – giống như cách mọi người tìm đến Gojek cho mọi thứ họ cần. Đó có thể là dấu địa điểm trên bản đồ bởi Gojek có thể hiện diện ở bất cứ đâu, miễn là khách hàng cần Và đó cũng có thể là hình chiếc mũ bảo hiểm của tài xế và khách hàng Gojek nhìn từ trên cao xuống.
Một năm sau khi ra mắt nhận diện thương hiệu mới, Gojek chính thức mang nút Solv đến Việt Nam Đội ngũ tài xế đối tác của Gojek Việt Nam đã mang logo này đến nhiều nơi, từ đường phố cho đến các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị TP HCM và Hà Nội, cùng với đó là những biển quảng cáo mang đậm dấu ấn Gojek với nút Solv đặc trưng.
Hoạt động truyền thông của Gojek
1 Quảng cáo: Gojek gây ấn tượng với mọi người bằng việc đầu tư rất mạnh tai cho quảng cáo với những nội dung và hình ảnh vô cùng đặc sắc.
Quảng cáo đầu tiên của Gojek tại Việt Nam
+) Gojek đổ bộ Việt Nam với “ boom tấn” đến từ đạo diễn của những MV phá kỷ lục tại Mỹ, ông Henry Scholfield đã mang đến một làn gió mới hoàn toàn mới cho thị trường quảng cáo, mang đến không khí nhộn nhịp sôi động cùng thông điệp "Phiêu nhịp sống" mà Gojek muốn truyền tải.
+) Quảng cáo với thông điệp :”phiêu nhiệp sống” đã được dân mạng khen ngợi và nhanh chóng đạt được 14 triệu view tròng vòng 140 giờ đầu TVC chỉ vỏn vẹn đúng một phút nhưng đã vẽ lên cả “vũ trụ dịch vụ” của Gojek Trong TVC này, Gojek giống như một thế giới thu nhỏ, các dịch vụ lần lượt được thể hiện một cách sinh động, nhịp nhàng, kết hợp với nghệ thuật sử dụng âm thanh tạo nên một nhịp đập riêng Trong đó có dịch vụ GoRide chở khách bằng xe máy chuyên nghiệp; GoSend giao hàng; và GoFood giao đồ ăn đến tận cửa Nhận về muôn ngàn lời khen của cư dân mạng Việt Nam bằng cả tiếng Việt và Anh.
+) Thông điệp “Phiêu nhịp sống” từ Gojek nhấn mạnh các dịch vụ trọng tâm và lời cam kết: Trong một thế giới nơi mọi thứ diễn ra nhịp nhàng, những điều nhỏ nhặt cũng sẽ là trở ngại cho người dùng tận hưởng cuộc sống, và sứ mệnh của Gojek là giảm bớt các trở ngại hàng ngày cho người dùng TVC hứa hẹn sẽ là một sản phẩm ấn tượng trong làng quảng cáo, mở đường cho Gojek khai phá thị trường Việt Nam và đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Quảng cáo tiếp theo ngay sau mùa giãn cách
+) kết hợp cùng Bùi Công Nam và GDucky , biển quảng cáo trở thành một MV với mục đích truyền tải thông điệp và các ưu đãi của mình sau mùa giãn cách TVC này đã nhận về rất nhiều lời khen về nội dung cũng như hình thức mới lại, tạo cho khách hàng cảm giác bị thu hút khi tham xem,
- Các poster quảng cáo: Gojek kết hợp với các KOLS đưa lên Poster để truyền tải thông điệp nhằm tạo sự thu hút cho và tin tưởng cho khách hàng.
+) Gojek lựa chọn đặt ở những nơi đông đúc, các ngã ba, ngã tư, trước đèn đỏ và đặc biệt là cạnh Poster của đối thủ Vụ Gojek đá xéo Beamin là một phương thức Marketing rất hiệu quả.
Nếu như Beamin mở đầu “Em ăn gì, anh đặt, Baemin giao” thì Gojek đáp lại ngay rằng: “Ăn gì cũng được, Gojek giao là được!” Đáng nói, người đại diện cho quảng cáo Baemin lại là Trấn Thành, còn Gojek là nữ ca sĩ Hari Won Màn đối thoại của cặp vợ chồng nổi tiếng trong showbiz khiến cho đại chiến quảng cáo giữa hai hãng lại càng thêm phần thú vị Đây là sự khôn khéo về cả việc chọn KOLS, vị trí và câu slogan mà Gojek đã đưa ra Các màn quảng cáo đối đáp như trên không lạ trên thế giới Pepsi và Coca Cola từng có những quảng cáo “đá” nhau tạo niềm hứng khởi cho cả người dùng lẫn giới chuyên môn Hoặc Apple và Microsoft từng có nhiều video “đá xéo” nhau khá thú vị.
3.2.2 Chiến dịch Digital Marketing của Gojek:
Indonesia là một trong những thị trường châu Á lớn nhất của Facebook Vào tháng 4, hãng tin Reuters đã chia sẻ rằng, các chuyên gia xã hội đang đàm phán với các công ty tài chính công nghệ tại địa phương để ra mắt một dịch vụ thanh toán di động ở nước này Khoản đầu tư này mở đường cho Facebook mở rộng dịch vụ tài chính và thanh toán kỹ thuật số tại Indonesia và rộng hơn là thị trường Đông Nam Á
Meng Liu, một nhà phân tích tại Forrester chia sẻ: “Lĩnh vực thanh toán vẫn chưa được đánh giá cao và cơ hội tại các thị trường mới nổi tại Đông Nam Á như như Indonesia có giá trị hàng tỷ đô la Đối với Gojek, họ sẽ có thể đưa dịch vụ ví kỹ thuật số của Facebook (như WhatsApp Pay) vào nền tảng dịch vụ lối sống của họ qua mua sắm, vận chuyển, v.v.,
Gojek tiết lộ rằng họ đã huy động được 1,2 tỷ đô la trong tháng 3 cho việc xây dựng đội ngũ nhân viên và được định giá khoảng 10 tỷ đô la, họ đã tích lũy được hơn 170 triệu người dùng ở Đông Nam Á Gojek là đối thủ cạnh tranh với Grab – công ty có trụ sở tại Singapore và được hỗ trợ rất nhiều về vốn đầu tư, thời điểm đó đã huy động được gần 3 tỷ đô la trong những năm qua.
1 Sử dụng Influencer Marketing: Gojek đã hợp tác cùng nhiều đối tác, cá nhân có sức ảnh hưởng lớn như Hari Won, Sơn Tùng,… với mục đích tạo sự thu hút và mang lại sức ảnh hưởng đối với khách hàng.
- Với Sơn Tùng: Không cần bàn về độ nổi của Sơn Tùng MTP khi ca sĩ hạng
A giới showbiz Việt này luôn là tâm điểm chú ý của rất nhiều hãng săn đón cho vị trí gương mặt thương hiệu Go-Viet tuy vào thị trường Việt Nam muộn hơn so với các đối thủ khác nhưng lại sớm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Để có được thành công đó là nhờ chiến lược marketing của Go-Viet cùng sự lựa chọn đại sứ tinh tế đã giúp hãng giành được thị phần lớn như ngày hôm nay.
Trở thành Đại sứ Thương hiệu của Go-Viet, hình ảnh Sơn Tùng M-TP sẽ xuất hiện trong tất cả chiến dịch quảng bá của các dịch vụ của Go-Viet như dịch vụ gọi xe công nghệ hai bánh (GO-BIKE), dịch vụ giao thức ăn nhanh (GO- FOOD) và những chiến dịch đình đám của hãng.
Nhờ lượng fan hâm mộ đông đảo, hùng hậu mà bất kể MV nào của Sơn Tùng cũng đều đứng Top 1 Trending Youtube và việc trở thành thương hiệu duy nhất đặt quảng cáo trên kênh của Sơn Tùng trong buổi ra mắt ca khúc mới, GoViet đã kết nối với hàng triệu người xem và đến cuối chiến dịch, hãng đã thu hút được hơn 94,6 triệu lượt xem app, đạt 12,1 triệu người dùng và nhận được 22% lượt tải xuống.
Đánh giá và đề xuất
Cơ sở để đưa ra giải pháp
4.1.1 Nhận xét về triển vọng thị trường của Gojek tại Việt Nam
Trong thời điểm hiện tại, thị trường cung cấp dịch vụ trên nền tảng ứng dụng điện thoại trực tuyến vẫn còn là một thị trường mới ở Việt Nam Các doanh nghiệp có nền tảng Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn chưa thật sự mạnh về công nghệ Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường của Go Việt hầu hết đều là doanh nghiệp nước ngoài Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển không ngừng, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và toàn cầu hóa đang mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam tiềm năng hội nhập khoa học kỹ thuật lớn Trong tương lai, khi người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với công nghệ, việc phổ cập các dịch vụ liên quan đến công nghệ sẽ dễ dàng hơn
Người dùng sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ hơn, không chỉ bó buộc trong những dịch vụ như xe ôm, giao đồ ăn thức uống hay giao vật phẩm như hiện tại Điều này tạo nên cơ hội lớn cho Gojek, quy mô và lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty sẽ có tiềm năng được mở rộng Các thành phố ở Việt Nam ngày một phát triển, có thể kể đến những thành phố lớn ngoài Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Huế, Hải Phòng, Hạ Long, Những thành phố này được đánh giá là những thị trường tập trung đông dân cư, trình độ dân trí cao, người dân sử dụng điện thoại thông minh và Internet nhiều, thị trường dân số trẻ và năng động, tốc độ hội nhập cao
Trong những năm tới, Gojek hoàn toàn có khả năng mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cũng như tăng khả năng cạnh tranh so với những đối thủ khác trên thị trường, đồng thời tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam có thể nói là khá cao, hơn nữa việc sử dụng xe máy vẫn là xu hướng chung cho những năm tới đây, nên Gojek có thể tranh thủ được lượng lớn đối tác tài xế Với nguồn lao động dồi dào và giá cả hợp lý, Gojek có thể yên tâm về lượng nhân công cho các hoạt động dịch vụ sau này của hãng.
4.1.2 Dự báo nhu cầu tương lai
Ngay từ đầu, Go-Jek định hướng không đầu tư trực tiếp vào các nước trên mà sẽ hỗ trợ chi phí, công nghệ và chuyên môn cho các doanh nghiệp địa phương ở các khu vực này để các tổ chức địa phương có quyền quyết định về định hướng chiến lược và hoạt động của Go Việt tại thị trường nội địa Bộ phận vận hành của Go-Jek tại Việt Nam đã đưa ra định hướng Go Việt là thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ Để sớm định vị trên thị trường, ban điều hành đã hợp tác với Go-Jek – đối tác chiến lược để học hỏi công nghệ tiên tiến, tăng nguồn lực tài chính Dựa trên sản phẩm Go-Jek, họ chỉnh sửa phù hợp với thị trường Việt Nam Các dịch vụ của Go Việt đều tương tự các dịch vụ gốc của Go-Jek tại Indonesia và trong tương lai không xa Go-Jek sẽ đem các mảng dịch vụ khác của mình áp dụng vào thị trường Việt Nam như Go-Mart, Go-Auto, Go-Med, Định hướng phát triển của Go Việt trong thời gian tới tập trung vào việc đẩy mạnh tăng cường các bộ phận vận hành, thông qua việc tổ chức các chương trình huấn luyện, xây dựng và giới thiệu chức năng mới
Tất cả nỗ lực này nhằm đảm bảo công ty sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho các đối tác tài xế và các đối tác khác 70 Ra mắt khi “ông lớn” Uber thất bại trong cuộc chiến Đông Nam Á, cựu CEO Go Việt nhấn mạnh vai trò thấu hiểu thị trường của nhà lãnh đạo bản địa: “Người điều hành là người địa phương mới nắm bắt rõ nhu cầu thị trường Uber rút khỏi đây nhưng nhu cầu sử dụng của khách hàng vẫn lớn Một trong những lợi thế để Grab áp đảo ở Việt Nam là dịch vụ gọi xe máy Vì vậy, doanh nghiệp nên cởi mở tiếp nhận thành tựu thế giới và áp dụng vào thực tế ở địa phương” Tuy lúc đối đầu Grab, Go
Việt liên tục đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi giá 9.000 – 10.000 đồng/chuyến, thậm chí 1.000 đồng/chuyến trong giai đoạn đầu nhưng Go Việt nhận định rằng giá rẻ chỉ là yếu tố ban đầu để khách hàng dùng thử sản phẩm, không phải chiến lược cạnh tranh lâu dài Định hướng của Go Việt là đưa ra một mức giá hợp lý cho doanh nghiệp và người dùng để vừa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng vừa thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận của hãng Go Việt không đồng ý việc nâng giá sẽ ảnh hưởng tới cạnh tranh do tâm lý người Việt ưa giá rẻ, độ trung thành thấp mà cho rằng , khách hàng thoạt nhìn có vẻ quan tâm giá, nhưng khi phân tích hành vi cụ thể sẽ thấy giá chỉ tác động ban đầu Công nghệ tiện ích, chất lượng dịch vụ mới đem lại sự gắn bó lâu dài của người dùng Do vậy, sau khoảng 1-2 tháng đầu tập trung vào chiến dịch giá để thu hút khách hàng mới, Go Việt đã giảm bớt các khuyến mại về giá và đưa ra những mức giá cao hơn để doanh nghiệp thu lợi nhuận.
4.1.3 Đánh giá các hoạt động truyền thông của Gojek a Ưu điểm:
Tại thị trường Việt Nam, Go-Jek đạt được độ chuyên môn hóa cao hơn đối thủ cạnh tranh nhờ chỉ tập trung vào dịch vụ xe ôm theo yêu cầu trên nền tảng ứng dụng chứ không phát triển ra dịch vụ taxi hay các dịch vụ kinh tế chia sẻ Giai đoạn mới bước vào thị trường,
Go Việt thể hiện một sự chuyên nghiệp, tinh tế trong truyền thông thương hiệu Chiến lược phần nào dựa vào những nền tảng nhận thức sẵn có của người dùng về thị trường, sản phẩm, đặc biệt là sự thiện cảm dành cho Uber vẫn còn cùng những bức xúc hiện tại đối với Grab Đến thời điểm hiện tại phần nào đó Go-Jek thể hiện khả năng hòa nhập văn hóa và hiểu được người dùng Việt từ việc chọn màu sắc đến biến mỗi tài xế thành một đại sứ thương hiệu nhỏ của mình Đây chính là một trong những cầu nối quan trọng giữa thương 62 hiệu và người dùng, tiếp xúc trực tiếp để có thể truyền tải hình ảnh tốt nhất của thương hiệu đến người dùng Dịch vụ Go-Food của Go-Jek là một dịch vụ có kết quả hoạt động khá tốt Trong tương lai nếu có thể thành lập quan hệ đối tác với những đối tác đáng tin cậy và có quy mô lớn hơn thì dịch vụ này sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Go Việt Go-Jek có tương lai khá khả quan tại thị trường Việt Nam vì nó mới chỉ tung ra 3 trong số 18 dịch vụ mà nó cung cấp tại Indonesia Những dịch vụ chưa xuất hiện tại Việt Nam là những dịch vụ có tính mới cao và nếu được triển khai có kế hoạch tốt thì sẽ Go-Jek sẽ chiếm được lợi thế người dẫn đầu và chiếm hữu thị trường Chất lượng sản phẩm và giá cả của Go Việt tính tới thời điểm hiện tại có thể coi là hợp lí và cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Việt Nam b Hạn chế:
Một hạn chế chung của dịch vụ gọi xe trên nền tảng ứng dụng trực tuyến là khách hàng cần tiết kiệm thời gian, nhưng trong thời điểm tắc đường có thể xe tới trễ, dễ dẫn đến việc khách hàng hủy chuyến và sử dụng dịch vụ xe ôm truyền thống Go Việt có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Đến hiện tại, Go Việt vẫn chưa thể chiếm lĩnh được nhiều thị phần trong cả thị trường dịch vụ gọi xe và thị trường gửi hàng hóa, đồ ăn thức uống Ngoài đối thủ cạnh tranh lớn nhất và đáng gờm nhất là Grab thì những thương hiệu mới xuất hiện và đang nổi lên như Be hay Vato, Fasto cũng là những mối đe dọa đối với thị phần của Go Việt, đặt ra yêu cầu Go Việt phải tạo ra khác biệt đột phá Điểm trừ rõ rệt của Go Việt là hãng mới chỉ nhắm đến đối tượng xe hai bánh, chỉ có Go-Bike chứ không có Go-Car 4 hay 7 chỗ
Việc này khiến Go-Jek bỏ sót một đoạn thị trường tại Việt Nam Nền tảng công nghệ của ứng dụng Go Việt thực tế cũng chưa nổi trội, hệ thống định vị và xác định hành trình của tài xế chưa thật sự chính xác, gây bất tiện cho tài xế và khách hàng Người dùng vẫn phải tải hai ứng dụng riêng biệt Go-Jek và Go Việt để sử dụng dịch vụ tại Indonesia và Việt Nam So với cơ chế một ứng dụng của Grab giúp khách hàng có thể sử dụng cùng một ứng dụng tại nhiều quốc gia, đây là nhược 63 điểm của Go-Jek cũng như Go Việt nếu muốn thu hút cả những khách hàng Việt Nam ra nước ngoài sử dụng ứng dụng hoặc khách hàng Indonesia muốn dùng ứng dụng tại Việt Nam Go-Jek đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép tại Việt Nam
Một trong những lí do doanh nghiệp này chưa thể đưa ra dịch vụ Go-Car hay Go-Pay là bởi Go-Jek chưa xin được giấy phép hoạt động để kinh doanh hai loại hình này Trong trường hợp của Go-Pay thì Go-Jek phải xin được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước mới được công nhận Việc chưa có một phương thức thanh toán trực tiếp khiến Go Việt trở nên bất lợi so với Grab – vốn đã hợp tác với ví điện tử Moca ngay trong thời điểm Go Việt tiến vào thị trường Việt Nam.
Giải Pháp
- Lần đầu ra mắt video quảng cáo thì Gojek đã đạt thành công rất nhiều thành công to lớn nhờ sự chỉnh chu của e-kip đạo diễn Henry Scholfield, với âm thanh, kỹ xảo đậm chất điện ảnh, tiết tấu nhanh làm nổi bật thông điệp “Cuộc sống vốn dĩ đã rất phức tạp Loại bỏ những khó khăn thường nhật sẽ giúp bạn toàn tâm toàn ý cho những điều lớn lao hơn. Tiết kiệm thời gian cho cuộc sống, dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và bản thân Đó chính là chân lý” Để tiếp nối thành công đó thì Gojek phải làm nhiều dự án quảng cáo trên các kênh như Intargam, twitter để quảng bá Gojek đến với nhiều khách hàng mục tiêu tiêu hơn.
4.2.2 Chiến dịch digital marketing của Gojek
- Mặc dù Facebook, youtube, Tiktok là những kênh vô cùng hiệu quả để giúp Gojek tiếp cận khách hàng mục tiêu Những ngoài ra Gojek cũng cần phải đẩy mạnh sử dụng các hoạt động Search Engine Optimization( seo) hay Search Engine Marketing (SEM) để có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tính hiệu quả dài hạn ngay cả khi đã ngưng quảng cáo.
- Gojek nên tạo ra các voucher giảm giá cho các lần chở khách, giao hàng miễn phí… đi kèm theo link tiếp thị để nâng cao thương hiệu của Gojek Ngoài ra, Gojek nên tạo mối quan hệ đối với các đối tác tiếp thị bằng cách tạo các ưu đãi đặc biệt như tặng quà, voucher giảm giá hay là các chương trình khuyến mãi mà chỉ một số đối tác nhất định được hưởng lợi nếu việc tiếp thị diễn ra thuận lợi và mang lại về nhiều khách hàng mục tiêu.
- Để Gojek trở thành một trong những thế lực lớn trong lĩnh vực vận chuyển thị, Gojek phải chú trọng đến các đánh giá của các influencer để khắc phục các lỗi như lúc mới ra mắt thì Gojek đã bị bão đánh giá 1 sao vì các lí do Gojek tung khuyến mãi đồng giá 1.000 đồng gọi xe và tặng 30.000 đồng đặt thức ăn Tuy nhiên, nhiều người dùng tố đây chỉ là khuyến mãi ảo, khách bực mình vì chờ cả tiếng đồng hồ, tài xế thì hủy chuyến liên tục
- hiện nay Email Marketing đang được sử dụng rất rộng rãi bởi vì nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí thiết kế, chi phí vận chuyển, chi phí thuê địa điểm Ngoài ra giúp cho Gojek xây dựng được thương hiệu trong mắt người tiêu dùng tăng mối liên hệ với khách hàng bằng cách sau mỗi chuyến đi hoặc sau khi nhận đồ ăn thì khách hàng sẽ được đánh giá cho chuyến đi đó có tốt hay không, có hài lòng hay không để từ đó Gojek có thể khắc phục và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn Vì vậy mà Gojek nên sử dụng Email-Marketing
- Nên có chính sách khuyến mãi khi khách hàng sử dụng Gojek để đi lại nhiều lần trong một ngày Về Go-food thì nên có nhiều chính sách khuyến mãi hơn như freeship trong