1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn thị trường chứng khoán phân tích các quy định về phát hành trái phiếu tại việt nam

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Dựa vào những kiến thức được học và sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của giảng viên bộ môn, chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu, phân tích đề tài “ PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI P

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (HỌC KÌ I NHÓM 2)

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS NGÔ KHÁNH HUYỀN

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thu Thu

MSV : A37086

Chuyên ngành : Ngân Hàng

Niên khóa : 2019 - 2023

HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2022

Trang 2

Lời cảm ơn

Sau 9 tuần học tập, làm quen và tiếp thu kiến thức của môn học Thị trườngchứng khoán (FN331), chúng em nhận thức được sâu sắc rằng mình cần phải họchỏi, tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn, mở rộng tầm nhìn ra thế giới quan Qua quátrình học tập dưới sự giảng dạy tận tâm, nhiệt tình, bài học có sự đan xen giữa lýthuyết lẫn thực hành, chúng em dần định nghĩa, hình dung rõ nét về môn Thị trườngchứng khoán nói chung và tầm quan trọng của kiến thức tài chính nói riêng Dựa vàonhững kiến thức được học và sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của giảng viên bộ môn,chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu, phân tích đề tài “ PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH

VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM ”

Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thăng Long đã đưamôn học Thị trường chứng khoán vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xingửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên - Cô Ngô Khánh Huyền đã truyền đạt chonhóm em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học môn Thị trường chứngkhoán để nhóm em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối kì Chúng em xin gửi tớigiảng viên Ngô Khánh Huyền lời chúc sứa khoẻ, hạnh phúc và có những bước tiếnthật thành công trong công việc!

Chúng em xin cảm ơn giảng viên Ngô Khánh Huyền đã đọc bài tiểu luận và chochúng em những nhận xét ý nghĩa và quý báu, chỉnh sửa những thiếu sót trong bàitiểu luận Do kiến thức còn chưa đầy đủ, sâu sắc, khả năng lý luận còn giới hạn,chúng em kính mong cô chỉ dẫn và đóng góp để bài tiểu luận của nhóm được hoànthiện tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay các nhà kinh tế rất quan tâm đến cách huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức khả quan Nếu như nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế… giữ vai trò chủ đạo thì nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI, ODA, FPI… là động lực và cơ sở để thay đổi công nghệ Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước cũng chưa thật sự mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn

Do đó, để đẩy nhanh việc huy động nguồn vốn dài hạn thì việc phát triển thị trườngvốn trong thời gian tới là rất cần thiết Đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn quan trọng để phát triển nhanh nền kinh tế đất nước Thời gian trước đây, chúng ta chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu Tuy nhiên, thời gian gần đây,trái phiếu và thị trường trái phiếu đang dần trở thành một vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh tế

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

I TRÁI PHIẾU

1 Khái niệm về trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành chứngkhoán đó (người vay tiền) phải trả cho người nhắm giữ chứng khoán (người cho vay)một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàntrả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn

- Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của

đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu

- Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật

- Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ

Trang 4

phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

(Khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định

155/2020/NĐ-CP)

2 Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính đó là:

+ Mệnh giá của trái phiếu: mệnh giá là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáohạn Khi đáo hạn, giá trị thực tế cả trái phiếu sẽ vừa đúng bằng mệnh giá

+ Lãi suất định kỳ của trái phiếu:

Lãi suất định kỳ hay còn gọi là trái tức lãi công bố với các loại trái phiếu khi nóđược phát hành Thông thường trái tức được thanh toán theo định kỳ 6 tháng.Người cầm giữ trái phiếu, tuy không phải lúc nào cũng là người cho vay chínhthức nhưng lại là chủ nợ thực tế xét trên quan điểm anh ta phải bỏ tiền ra để cótrái phiếu đó Trái tức chính là phần bù đắp cho việc anh ta cho người khác sửdụng số tiền của mình Vì vậy trái tức luôn luôn tồn tại và gắn liền với trái phiếu.Tuy nhiên không phải loại trái tức nào cũng thể hiện rõ ràng như một khoản tiềnnhận được định kỳ Trong trường hợp trái phiếu zero coupon, trái tức lại tồn tạidưới dạng ẩn Thay vì được chi trả trái tức định kỳ, người mua trái phiếu zerocoupon sẽ được hưởng một mức giá chiết khấu thấp hơn mệnh giá Phầnchênh lệch ấy chính là trái tức cho người nắm trái phiếu khi đáo hạn

+ Thời hạn

- Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giữa người phát hành và người đầu tư.Phát hành trái phiếu là đi vay vốn Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn vànhư vậy, trái chủ là chủ nợ của nhà phát hành Là người năm giữ trái phiếu (trái chủ)

có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, songkhông có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành

- Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:

+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng Lượng cung cầu vốn đó lại phụ thuộc vàochu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụtngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó

Trang 5

+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành Cấu trúc rủi ro của lãisuất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìnchung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

3 Phân loại trái phiếu

- Căn cứ vào việc trái phiếu có ghi danh hay không trái phiếu được phân thành:+ Trái phiếu vô danh: Đây là loại trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉcũng như trên sổ sách của người phát hành Những trái phiếu lãi đính theo tờ chứngchỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàngnhận lãi, Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hành đểnhận lại khoản cho vay

+ Trái phiếu ghi danh: Đây là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trênchứng chỉ và trên sổ của người phát hành Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiệncho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ cả gốc và lãi Dạng ghi danh toàn

bộ mà đang ngày càng phổ biến chính là hình thức ghi sổ Trái phiếu ghi sổ hoàn toànkhông có dang vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉcủa chủ sở hữu trên máy tính

- Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu, trái phiếu được phân thành các loại:+ Trái phiếu chính phủ: Đây là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mụcđích bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước, tài trợ cho các công trình công ích, hoặclàm các công cụ điều tiết tiền tệ Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không córủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao Do đặc điểm đó,lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãisuất của các cộng cụ nợ khác có cùng kỳ hạn

+ Trái phiếu công trình là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho nhữngmục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay côngtrình phúc lợi công cộng Trái phiếu này có thể do Chính phủ trung ương hoặc chínhquyền địa phương phát hành

+ Trái phiếu công ty là các trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn Tráiphiếu công ty có những đặc điểm như sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khiđáo hạn, và các trái chủ không được tham dự vào các quyết định của công ty Tuynhiên cũng có một số loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được muadưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá Khi công ty giải thể hoặc thanh

Trang 6

ký trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước các loại cổ phiếu Có những điều kiện

cụ thể kèm theo hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay, trái phiếu của công tybao gồm những loại sau:

- Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được bảo đảm bằng tài sản

mà được bảo đảm bằng tín chấp của công ty Nếu công ty bị phá sản, những trái chủcủa trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưngtrước cổ đông Các trái phiếu tín chấp có thể được chuyển đổi cho phép trái chủ đượcquyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành Tùy theo quyđịnh, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc là chỉ vàonhững thời điểm xác định cụ thể Ngời những đặc điểm đã được nêu ở trên mỗi đợttrái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữanhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó

+ Trái phiếu có bảo đảm: là trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp

cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị Người nắm giữ trái phiếu được bảo vệ

ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối vớimột số tài sản cụ thể

II PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

1 Khái niệm phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụtrả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèmtheo thu nhập được hưởng của người sở hữu

Trong thời kì đầu, việc ghi nhận khoản nợ của người cung ứng trái phiếu được thểhiên trên giấy nên trải phiếu có ý nghĩa là phiếu nhận ng Ngày nay, mặc dù vẫn gọi làtrái phiếu nhưng ngoài hình thức bằng giấy, trái phiếu còn được thể hiện dưới hìnhthức ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán gọi là bút toán ghi sổ Người cung ứng tráiphiếu gọi là tổ chức phát hành trái phiếu, đến hạn thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả chongười sở hữu trái phiếu khoản tiền là mệnh giá trái phiếu kèm theo một khoản tiền lãi.Lãi trái phiếu có thể được tính theo tỉ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu hoặc bằngmột số tiền cố định Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc Nhànước

2 Trình tự và thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trang 7

2.1 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán trái phiếu, cụthể như sau:

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn + Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quyđịnh của pháp luật chuyên ngành

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

- Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định

số 153/2020/NĐ-CP

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng

lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật

Trang 8

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và cácđiều kiện khác

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa đượcxóa án tích

- Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trongcác báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán

Trang 9

2.2 Trình tự và thủ tục chào bán trái phiếu

Bước 1: Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình

cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu

và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu

Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu

- Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành

- Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổphiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua

cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền

- Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảolãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

- Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

- Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu

Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:

- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đôngphê duyệt phát hành trái phiếu

- Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này:Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức củadoanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp

Bước 2: Gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.

Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, doanh nghiệpphát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp,theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phải nộp hồ sơ đăng

ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành tráiphiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước

phieu.aspx

Trang 10

https://luatminhkhue.vn/phat-hanh-trai-phieu-la-gi -khai-niem-ve-phat-hanh-trai-Nhìn lại sự phát triển và những rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong chiến lược phát triển thị trường vốn, Chính phủ luôn nhấn mạnh phải phát triểnthị trường chứng khoán để huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, từng bướcgiảm sức ép cung cấp vốn của hệ thống ngân hàng Từ định hướng đó, Ngân hàngNhà nước đã ban hành các quy định giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dàihạn để ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng của thị trường tiền tệ, trunggian thanh toán và dịch vụ ngân hàng

Chủ thể quan trọng nhất của thị trường vốn là Bộ Tài chính đã tham mưu xây dựng vàQuốc hội ban hành Luật Chứng khoán (sửa đổi), làm cơ sở để ban hành Nghị định số153/2020/NĐ-CP, ngày 31/12/2020 (gọi tắt là Nghị định 153) nhằm tạo khung pháp lýphát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tạo thêm kênh huy động vốntrung, dài hạn cho nền kinh tế

Sau Nghị định 153, kênh TPDN đã phát triển mạnh Tổng dư nợ TPDN đến cuối năm

2021 ước đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng (trong đó có khoảng 600.000 tỷ đồng của cácdoanh nghiệp tài chính: ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán) Tổng huyđộng qua kênh TPDN đạt gần 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế Do phát triểnnhanh và quy định của pháp luật còn những hạn chế nhất định, nên đã xuất hiện rủi ro

từ 4 cấu trúc quan trọng nhất trong hệ sinh thái của thị trường trái phiếu

Thứ nhất, là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, mặc dù liên tục phát đinhững cảnh báo trước những rủi ro về sự phát triển quá nóng của kênh trái phiếuriêng lẻ, nhưng không thể không thừa nhận, những đổ vỡ trong thời gian qua là do sựthiếu giám sát và răn đe kịp thời của cơ quan quản lý

Thứ hai, về nguồn cung trái phiếu phát hành riêng lẻ: nhiều tổ chức phát hành làdoanh nghiệp công cụ (không có doanh thu, gần như không hoạt động, không có tàisản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo được định giá chưa hợp lý; doanh nghiệp mớithành lập và vốn chủ sở hữu chỉ là vốn khống cũng mặc sức phát hành trái phiếuriêng lẻ; chất lượng các báo cáo tài chính doanh nghiệp, mặc dù được kiểm toán,nhưng rất không đáng tin cậy

Thứ ba, về nhóm nhà đầu tư: do một tỷ lệ lớn TPDN phát hành riêng lẻ được phânphối qua hệ thống ngân hàng, nên nhiều nhà đầu tư không hiểu đầy đủ rủi ro, mà cứnghĩ an toàn như gửi tiền tiết kiệm ngân hàng; nhiều nhà đầu tư hầu như không biết

Trang 11

gì về tổ chức phát hành, không tìm hiểu, hoặc không được cung cấp đầy đủ thông tin

về tổ chức phát hành, không đủ hiểu biết để đánh giá chất lượng trái phiếu, khả năngtrả lãi và trả lại vốn gốc của tổ chức phát hành

Thứ tư, là nhóm các tổ chức trung gian Nhiều tổ chức trung gian khi thực hiện cungcấp dịch vụ liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ có thể vì lợi ích mà không thựchiện đúng, đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong công tác thẩm định hồ sơ, dẫn đến chàobán các TPDN phát hành riêng lẻ chất lượng kém cho nhà đầu tư

Từ những bất cập trên, Bộ Tài chính đã rà soát, sửa đổi Nghị định 153 và trình Chínhphủ ban hành mới Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16/9/2022 (gọi tắt

là Nghị định 65)

Tư duy bao bọc, cấm đoán chi phối phần lớn Nghị định 65

Mục đích phát triển thị trường trái phiếu là để giảm gánh nặng huy động vốn và chovay khỏi hệ thống ngân hàng Nhưng có khả năng, tầng tầng lớp lớp quy định về phíacầu và phía cung của thị trường khiến mục tiêu này khó đạt Nghị định 65 được thiết

kế theo cách “tung một mẻ lưới” tóm gọn hết cá lớn, cá bé Một ví dụ nhỏ trong số đó

là quy định tăng mệnh giá trái phiếu từ 100.000 đồng lên 100 triệu đồng

Điều này có thể đặt những người tiết kiệm ở phân khúc ngách, chẳng hạn, họ đang có

sổ tiết kiệm vài chục triệu đồng, thì chỉ còn đường duy nhất đem tiền gửi ngân hàng

Có lẽ, cơ quan quản lý có ý định đưa những người tiết kiệm phân khúc ngách đemtiền đầu tư vào các định chế đầu tư chuyên nghiệp khác, giống các nền kinh tế pháttriển? Đây là ước mơ quá xa vời Điều mà ngay cả những nước có thị trường tráiphiếu phát triển mạnh hàng đầu khu vực như Malaysia còn chưa làm được

Vấn đề lớn nhất của Nghị định 65 là quan điểm của cơ quan quản lý chưa hợp lý vàphù hợp với bối cảnh, định hướng khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán,

mà cứ thấy có rủi ro là siết toàn diện, với danh nghĩa bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

cá nhân

Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng vẫn phải cho họ cơ hội lựa chọn kênh đầu tư và tạođiều kiện cho sự phát triển của thị trường Trong một thị trường phát triển cao, quy

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w