Anh/chị hãy phân tích điểm khác biệt giữa chương trình tiếp cận nội dung và chương trình tiếp cận năng lực. Theo anh/chị việc xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam hiện nay theo hướng tiếp cận nào? Anh/chị hãy phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho nhận định đó của anh/chị.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ“PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
ĐỀ BÀI
Anh/chị hãy phân tích điểm khác biệt giữa chương trình tiếp cận nội dung vàchương trình tiếp cận năng lực Theo anh/chị việc xây dựng chương trình đào tạo trìnhđộ đại học ở Việt Nam hiện nay theo hướng tiếp cận nào? Anh/chị hãy phân tích cơ sởlý luận và thực tiễn cho nhận định đó của anh/chị
BÀI LÀM1 Phân tích điểm khác biệt giữa chương trình tiếp cận nội dung và chương trìnhtiếp cận năng lực
Tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn ngườihọc cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn củamột khoa học bộ môn nên thường mang tính "hàn lâm", nặng về lý thuyết và tính hệthống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhucầu, hứng thú và điều kiện của người học
Tiếp cận năng lực đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặckĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhàtrường ở một môn học cụ thể Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi:Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì?
Để phân biệt được sự khác nhau giữa chương trình tiếp cận nội dung và chươngtrình tiếp cận năng lực, chúng ta sẽ so sánh dựa trên một số tiêu chí như sau:
Tiêu chíChương trình tiếp cận nội dungChương trình tiếp cận năng lực
Mục tiêudạy học
- Chú trọng hình thành kiến thức,kỹ năng, thái độ Mục tiêu dạy họcđược mô tả không chi tiết và khó cóthể quan sát, đánh giá được
- Lấy mục tiêu học để thi, học đểhiểu làm trọng
- Chú trọng hình thành phẩm chấtvà năng lực thông qua việc hìnhthành kiến thức, kỹ năng; mục tiêudạy học được mô tả chi tiết và cóthể quan sát, đánh giá được
- Học để sống, học để biết làm
Nội dung - Nội dung được lựa chọn dựa vào - Nội dung được lựa chọn nhằm đạt
Trang 2Tiêu chíChương trình tiếp cận nội dungChương trình tiếp cận năng lực
dạy học
các khoa học chuyên môn, đượcquy định chi tiết trong chương trình.- Chú trọng hệ thống kiến thức lýthuyết, sự phát triển tuần tự của cáckhái niệm, định luật, học thuyếtkhoa học Sách giáo khoa đượctrình bày liền mạch thành hệ thốngkiến thức
- Việc quy định cứng nhắc nhữngnội dung chi tiết trong chương trìnhdễ bị thiếu tính cập nhật
được kết quả đầu ra đã quy định;chương trình chỉ quy định nhữngnội dung chính
- Chú trọng các kỹ năng thực hành,vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.Sách giáo khoa không trình bàythành hệ thống mà phân nhánh vàxen kẽ kiến thức với hoạt động.- Nội dung chương trình không quáchi tiết, có tính mở nên tạo điềukiện để người dạy dễ cập nhật trithức mới
Phươngpháp dạy
học
- Người dạy là người truyền thụ trithức, học sinh tiếp thu những trithức được quy định sẵn
- Người học có phần “thụ động”, ítphản biện
- Giáo án thường được thiết kế theotrình tự đường thẳng, chung cho cảlớp
- Người học khó có điều kiện tìmtòi bởi kiến thức đã được có sẵntrong sách
- Giảng viên sử dụng nhiều phươngpháp dạy học truyền thống (thuyếttrình, hướng dẫn thực hành, trựcquan…)
- Người dạy chủ yếu là người tổchức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức;chú trọng phát triển khả năng giảiquyết vấn đề của trò
- Coi trọng các tổ chức hoạt động,trò chủ động tham gia các hoạtđộng Coi trọng hướng dẫn trò tựtìm tòi
- Giáo án được thiết kế phân nhánh,có sự phân hóa theo trình độ vànăng lực
- Người học có nhiều cơ hội đượcbày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.- Giáo viên sử dụng nhiều phươngpháp dạy học tích cực (giải quyếtvấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…)kết hợp phương pháp truyền thống
Môitrườnghọc tập
Thường sắp xếp cố định (theo cácdãy bàn), người dạy ở vị trí trungtâm
Có tính linh hoạt, người dạy khôngluôn luôn ở vị trí trung tâm
Đánh giá - Tiêu chí đánh giá chủ yếu được - Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả
Trang 3Tiêu chíChương trình tiếp cận nội dungChương trình tiếp cận năng lực
xây dựng dựa trên kiến thức, kỹnăng, thái độ gắn với nội dung đãhọc, chưa quan tâm đầy đủ tới khảnăng vận dụng kiến thức vào thựctiễn
- Người dạy thường được toànquyền trong đánh giá
“đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộcủa người học, chú trọng khả năngvận dụng kiến thức đã học vào thựctiễn
- Người học được tham gia vàođánh giá lẫn nhau
Sản phẩmgiáo dục
- Tri thức người học có được chủyếu là ghi nhớ
- Do kiến thức có sẵn nên người họcphụ thuộc vào Giáo trình/Tàiliệu/Sách giáo khoa
- Ít chú ý đến khả năngứng dụngnên sản phẩm giáo dục là nhữngcon người ít năng động, sáng tạo
- Tri thức người học có được là khảnăng áp dụng vào thực tiễn
- Phát huy sự tìm tòi nên người họckhông phụ thuộc vào Giáo trình/Tàiliệu/Sách giáo khoa
- Phát huy khả năngứng dụng nênsản phẩm giáo dục là những conngười năng động, tự tin
2 Việc xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam hiện nay
Ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyếtHội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến căn bản,mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn côngcuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo củamỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơcấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm cácđiều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hộinhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa vàbản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiếntrong khu vực Đối với mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạonhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự
Trang 4làm giàu tri thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đạihọc, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lựcquốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnhvực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Về nhiệmvụ, cần phải đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướnghiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thốnggiáo dục đại học Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đứcnghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệtiên tiến của thế giới Qua đó, có thể thấy rằng, mục tiêu chung của chính phủ hiện naylà xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng tiếp cận năng lực Vàđây cũng là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cũng là cách tốt nhất đểphát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng Bởi lẽ, chỉ có hướng tiếpcận này mới giúp người học phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chủ động, tích cựctrong học tập, nghiên cứu; giúp người học vận dụng linh hoạt kiến thức lý thuyết vớithực hành, ứng biến nhanh trong xử lý tình huống, trải nghiệm thực tiễn.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạyđại học hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Một, mục tiêu đào tạo ở nhiều trường chưa được xây dựng theo định hướng
phát triển năng lực người học
Các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới luôn đặt mục tiêu giáo dục dựatheo hướng phát triển năng lực người học Họ xác định một cách cụ thể: Sau khóa họcsinh viên làm được gì? Phải có những kỹ năng gì? Phải hoàn thiện bản thân như thếnào? Như một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đặt ra mục tiêu: “Mục đích của môitrường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dâncó trách nhiệm Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiềuvấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngànhchuyên môn nào” (Phạm Công Nhất, 2014) Tuy nhiên ở nước ta, mục tiêu cụ thể nhưthế này lại ít được đặt ra mà ngược lại rất chung chung, hầu hết mục tiêu đều hướngvào sau khóa học giúp sinh viên có được những kiến thức gì? Hoặc các kỹ năng đãđược đề cập tới, tuy nhiên lại chưa được cụ thể hóa một cách rõ ràng nhất Chính vìxác định mục tiêu một cách chung chung, ít chú trọng vào các kỹ năng sinh viên cần
Trang 5phải thực hiện đặc biệt là các kỹ năng mềm nên nội dung đào tạo, hình thức đào tạo,phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá,… đều tồn tại nhiều hạn chế.
- Chương trình đào tạo nặng lý thuyết, nhẹ thực hành
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số tín chỉ của một chươngtrình đào tạo bậc đại học 4 năm từ 120 đến dưới 140 tín chỉ (không kể các học phầnGiáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) và dường như các trường đều để số tín chỉở mức tối đa Tuy nhiên hầu hết các chương trình đào tạo đều có số tín chỉ thực hành íthơn so với lý thuyết Nhiều môn học, ngành học đòi hỏi số tín chỉ thực hành caonhưng nhà trường không đủ cơ sở vật chất để đáp ứng giờ thực hành cho sinh viên.Đồng thời lại thiếu sự liên kết giữa trường học với các cơ quan, công ty, tổ chức cóngành nghề mà nhà trường đào tạo nên chưa tạo được điều kiện tốt nhất để sinh viênvừa học vừa thực hành nghề tại cơ sở Chính vì vậy, sau khi ra trường sinh viên thiếukỹ năng nghề, khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn Đây là hạn chế rấtlớn của chương trình đào tạo hiện nay, làm giảm chất lượng giáo dục, ảnh hưởng trựctiếp tới chất lượng nguồn lao động quốc gia Điều này được phản ánh phần nào qua kếtquả khảo sát việc làm của sinh viên sau khi ra trường: “80% người học cho rằngchương trình đào tạo còn nặng về tính hàn lâm; 50% cho rằng kiến thức chuyên ngànhmà họ tiếp thu được ít, chưa thể tiếp nhận công việc được giao ngay mà cần hướng dẫnvà đào tạo lại” (Lương Thị Yến, 2019)
- Nội dung chương trình đào tạo chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn
Có thể nói rằng hạn chế lớn nhất của chương trình đào tạo đại học ở nước ta làviệc dạy và học còn xa rời nhu cầu thực tiễn Bởi chương trình đào tạo thiếu ý kiếnđóng góp của các chuyên gia, các nhà tuyển dụng - những người hiểu rõ nhất yêu cầuvề chất lượng nguồn nhân lực, họ đòi hỏi người lao động phải làm được gì? Cần cáckỹ năng và thái độ làm việc như thế nào? Nhưng khi xây dựng chương trình đào tạo,chỉ một số trường đại học quan tâm tới việc tham khảo ý kiến đóng góp, đánh giá củahọ, còn lại nhìn chung thiếu sự liên kết giữa nhà trường với các chuyên gia, nhà tuyểndụng trong xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể Nhà trường vẫntheo nếp cũ là dạy những gì mình có trong khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũbão, tính chất công việc ở mỗi ngành nghề có nhiều biến chuyển theo thời gian Do đónội dung chương trình đào tạo ở các trường đại học có phần bị lỗi thời, lạc hậu so vớisự phát triển và đòi hỏi chất lượng nguồn lao động cao của xã hội
Trang 6- Chương trình đào tạo còn mang tính “khép kín”
Chương trình đào tạo chưa có sự liên thông giữa các chuẩn mực đại học trongnước và quốc tế, nội dung đào tạo chưa tiệm cận được nội dung đào tạo của các trườngtrong khu vực và trên thế giới Ngoài ra còn có sự khác biệt về mục tiêu, phương phápđào tạo, vì vậy khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục nước ta với cácnước trên thế giới là vô vàn khó khăn (trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏathuận) Thậm chí nhiều hệ thống giáo dục đại học trên thế giới không chấp nhận kếtquả đào tạo ở Việt Nam Điều này không chỉ bị đánh giá thấp về mặt chất lượng đàotạo mà còn gây khó khăn cho người học khi có nhu cầu chuyển tới các cơ sở giáo dụcở nước ngoài cũng như việc công nhận các văn bằng, chứng chỉ khi người lao độngchuyển công tác sang các nước Không chỉ nói tới phạm vi khu vực và thế giới, màhiện tại ở trong nước do các trường ít công nhận kết quả đào tạo của nhau cũng nhưthiếu sự liên thông trong chương trình đào tạo nên việc người học muốn chuyểnngành, chuyển trường cũng không hề dễ dàng Vì vậy các trường cần có tư duy cởi mởhơn, khách quan trong việc nhìn nhận, đánh giá kết quả của nhau và cần có sự liênthông trong chương trình đào tạo
- Hình thức đào tạo theo tín chỉ chưa đúng với tinh thần của tín chỉ
Hiện nay dường như tất cả các trường đại học trên cả nước đều thực hiện chủtrương của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hình thức đào tạo theo tín chỉ Nếu thựchiện đúng tinh thần của hình thức đào tạo này sẽ giúp người học căn cứ vào năng lực,nguyện vọng, khả năng sức khỏe, điều kiện tài chính của bản thân để rút ngắn hoặckéo dài thời gian học tập Đồng thời, so với chương trình đào tạo theo niên chế thì đàotạo theo học phần còn giúp người học được lựa chọn một số môn học theo nhu cầu vàđược lựa chọn giảng viên giảng dạy Và theo đúng tinh thần của hình thức đào tạo nàythì sinh viên được xem là trung tâm của quá trình đào tạo, được phát huy tốt đa khảnăng tự học, tự nghiên cứu nhờ đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của ngườihọc Vì vậy nó phản ánh được mối quan tâm, nguyện vọng của người học cũng nhưmong muốn, yêu cầu của nhà tuyển dụng Do đó sinh viên được chú trọng rèn luyệncác kỹ năng đáp ứng yêu cầu của công việc, cuộc sống Tuy nhiên tại nhiều trường,nhiều ngành học việc đổi mới chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ vẫn chưa đápứng được yêu cầu, thẫm chí chỉ là “bình mới rượu cũ” Khi chương trình đào tạo cònquá ôm đồm về kiến thức, thời gian học tập trên lớp chiếm đa số nên người học không
Trang 7có thời gian tự đào sâu nghiên cứu Nhà trường thiếu cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm,thực hành, thư viện nghèo nàn sách giáo trình, tài liệu tham khảo,…) và nhiều lớp họcvới sỹ số quá đông nên giảng viên khó triển khai các phương pháp dạy học tích cực.Mặt khác có nhiều ngành học mặc dù trong chương trình đào tạo có để các môn tựchọn, tuy nhiên chọn học môn nào là do tổ bộ môn quyết định, việc bố trí lịch học vẫntheo hình thức học theo niên chế Và với nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhaumà nhiều trường đều đưa ra các biện pháp để bắt buộc sinh viên phải tới lớp như:không được nghỉ quá 20% số tiết hay khống chế bởi cột điểm chuyên cần; ý thức, tháiđộ học tập Điều này trái với tinh thần học theo tín chỉ.
- Hạn chế trong phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyếtđịnh tới chất lượng đào tạo Hiện nay phương pháp giảng dạy được đánh giá cao nhất,tối ưu nhất là phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm Phương pháp nàythúc đẩy tư duy sáng tạo, logic và phản biện; kỹ năng làm việc độc lập, làm việcnhóm; kỹ năng ra quyết định; kích thích sự đam mê trong nghiên cứu, học tập Đặcbiệt với phương pháp này người học được nghe, được thấy và được làm nên khả năngứng biến nhanh, linh hoạt trong vận dụng lý thuyết vào thực hành nghề nghiệp, kỹnăng xử lý tình huống Ngoài ra còn một số phương pháp giảng dạy hiệu quả khác nhưsử dụng bản đồ tư duy trí tuệ, dạy học theo tình huống, dạy học theo vấn đề,… Tuynhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan thì phương pháp giảng dạy chủ yếu hiệnnay vẫn là phương pháp dạy học truyền thống Với phương pháp này, mục tiêu là chútrọng cung cấp tri thức mà thiếu kỹ năng; người dạy đóng vai trò trung tâm trongtruyền tải tri thức một chiều, người học tiếp nhận tri thức một cách thụ động từ các nộidung đã được quy định sẵn từ giảng viên, sách giáo trình, tham khảo Đồng thời vớiphương pháp giảng dạy này kéo theo cách kiểm tra, đánh giá là dựa trên các tiêu chí cósẵn và chỉ yêu cầu người học tái hiện lại hình ảnh, kiến thức đã học Với phương phápdạy học này dẫn tới hệ quả người học tiếp nhận tri thức một chiều nên hình thành thóiquen chây ỳ, thiếu sự chủ động trong học tập và tìm kiếm tri thức mới, hơn nữa sẽ làmthui chột tư duy sáng tạo Đồng thời nó hình thành thói quen chờ được “dọn sẵn” nênthiếu sự năng động trong cuộc sống Mặt khác, kiến thức tiếp nhận được chỉ thông quaviệc nghe giảng từ người dạy, học thuộc mà không được thực hành, vận dụng ngay thìlượng kiến thức còn lại trong bộ não người học là rất ít Chính vì vậy, sinh viên sau khi
Trang 8ra trường thiếu các kỹ năng cần thiết, việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cònkém lại thiếu tư duy sáng tạo Do đó trong bối cảnh cần hội nhập nền giáo dục, hộinhập thị trường lao động toàn cầu thì phương pháp dạy học đơn thuần này sẽ đẩychúng ta ra xa và trở nên tụt hậu so với chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhânlực thế giới Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm cấp thiết của cáctrường đại học hiện nay.
Việc tồn tại những hạn chế trong phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạokể trên sẽ để lại một số hệ lụy cho nền giáo dục đại học, chậm phát triển và không đạtđược mục tiêu Chính phủ đã đề ra Để có thể đổi mới chương trình đào tạo, phươngpháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực người học, cần quan tâm đến một số giảipháp như sau:
- Xây dựng chương trình đào tạo phải bám sát nhu cầu thực tiễn
Để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu lao động xãhội cũng như việc nâng cao uy tín của mình thì nhà trường cần phải đổi mới nội dungchương trình đào tạo, xây dựng nội dung học phần đảm bảo bám sát yêu cầu của thịtrường lao động và đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cậnnăng lực người học Như thiết kế lại chương trình học sao cho thời gian thực tế, thựchành của sinh viên tăng lên nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên biết việc, thạoviệc Đồng thời nhà trường cần linh hoạt hơn trong việc tính giờ chuẩn của tiết họcthực hành cho giảng viên và tạo điều kiện thuận lợi để trong từng môn học giảng viêncó thể đưa sinh viên đi thực nghiệm nhằm nắm bắt tốt hơn kiến thức từng học phần.Và để thực hiện được điều này, các trường đại học cần tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữacung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau và với xã hội Nhà trường hãyxem sinh viên là khách hàng, hãy “lắng nghe tiếng nói” của nhu cầu thị trường laođộng để đào tạo được nguồn nhân lực làm được việc, làm hài lòng các nhà tuyển dụng,đáp ứng được nhu cầu xã hội
- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận các chuẩn chung của
nền giáo dục đại học trên thế giới
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền giáo dục đại học Việt Nam cũng phải tiệm cậnđược các chuẩn chung của thế giới chính vì vậy phải đổi mới nội dung chương trình vàphương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế Các trường đại học cần nghiêncứu, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các trường đại học hàng đầu thế giới để tiến
Trang 9hành đổi mới trên cơ sở vẫn giữ được nét đặc thù của giáo dục đại học trong nước.Trong lịch sử theo từng giai đoạn nền giáo dục đại học trên thế giới đã trải qua nhiềucách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình đào tạo như: Cách tiếp cận nội dung,tiếp cận mục tiêu, tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực,… Mỗi cách tiếp cậnđều có ưu và hạn chế nhất định Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì phương pháp tiếpcận có ưu điểm vượt trội, trở thành xu thế trong xây dựng chương trình đào tạo của cáctrường đại học trên thế giới là cách tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực Dođó trong đổi mới chương trình đào tạo, các trường đại học Việt Nam không thể nằmngoài xu thế này Chương trình đào tạo cần đặt mục tiêu trọng tâm là hình thành nănglực bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt, phải xác định rõ người họckhông chỉ là biết được gì? có được kiến thức nào? mà phải làm được gì? phải có đượckỹ năng, kỹ xảo gì thông qua thực hành nghề nghiệp, trải nghiệm thực tiễn, giải quyếttình huống Và nội dung đào tạo cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi đồng thờimang tính tích hợp, liên ngành cao, cần đa dạng phương pháp giảng dạy cũng nhưkhông gian, môi trường học tập, đa dạng cách kiểm tra, đánh giá người học.
- Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu
Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng học, máy chiếu,phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị để hiện thực hóa các vấn đề cần đổi mới trongdạy học Đồng thời cần đầu tư cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, học tập củagiảng viên và sinh viên trong trường bởi với chương trình đào tạo theo hướng tiếp cậnnăng lực người học đòi hỏi sinh viên phải chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu Vìvậy, nhà trường cần xây dựng tài liệu học tập mở, cập nhật giáo trình, tài liệu mới kểcả giáo trình, tài liệu tham khảo nước ngoài và đa dạng các nguồn tìm kiếm
- Giảng viên cần đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy
Vai trò của nhà giáo không phải là truyền đạt kiến thức một cách thụ động, “bắtép” người học tiếp nhận tri thức một cách khiên cưỡng mà vai trò quan trọng củangười “đưa đò” là biết khơi dậy niềm đam mê, sự chủ động, hứng thú trong lĩnh hộikiến thức, biết “khai phá” năng lực tiềm năng trong bản thân người học Và để đạtđược điều này, người dạy cần thay đổi quan điểm và phương pháp dạy học theo hướngtích cực, cần “cởi trói” tư duy tiếp nhận tri thức một chiều Người thầy cần có quanđiểm dạy học mới: Giảng dạy là khai thác và nuôi dưỡng nội lực của sinh viên để họ sẽtự học suốt đời và tạo ra thói quen rèn luyện tư duy, kĩ năng phân tích vấn đề, khả
Trang 10năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức, xử lí thông tin ở người học Giáo viên cần sáng tạo,linh hoạt trong việc áp dụng và lồng ghép các phương pháp giảng dạy nhằm thay đổikhông khí học tập, tạo hứng thú cho sinh viên trong tiếp nhận kiến thức Và tùy theotừng chủ đề, nội dung buổi học, giảng viên có thể tổ chức lớp học một cách sinh độngnhư: sinh viên có thể học ở lớp, ở phòng thực hành, phòng thí nghiệm, đi thực tế tại cơquan, doanh nghiệp, điền dã, học ở hiện trường, học cá nhân, học theo nhóm,… đểnâng cao hiệu quả học tập từ việc lĩnh hội tri thức thông qua quá trình nghe - nhìn vàthực hành các kỹ năng trong từng môn học.
- Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Để phát huy hiệu quả đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học theohướng tiếp cận năng lực người học đòi hỏi cần có sự “cộng tác” của người học vớingười dạy Bản thân các bạn sinh viên phải xác định được muc tiêu, nhiệm vụ học tập;cần bỏ thói quen chây ỳ, thói quen tiếp nhận tri thức một chiều và thay vào đó phải chủđộng, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự giác trong học tập, nghiên cứu
Có câu nói rằng: “Nếu đất nước nào thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắngtrong phát triển kinh tế” hay “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sửdụng để thay đổi cả thế giới” để nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với sự pháttriển quốc gia và tầm ảnh hưởng của nó đối với sự đổi thay của thế giới Đồng thờiđứng trước thực trạng với nhiều hạn chế của hệ thống giáo dục đại học nên vấn đề đổimới chất lượng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia hiện nay, trong đócó đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lựcngười học Các trường đại học phải xem đó là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết cần triểnkhai ngay bởi chất lượng đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực- nhân tố quan trọng bậc nhất để phát triển đất nước Và đặc biệt trong bối cảnh hộinhập quốc tế sâu rộng trên mọi mặt thì vấn đề đổi mới nền giáo dục nói chung vàchương trình đào tạo đại học nói riêng theo hướng tiệm cận nền giáo dục quốc tế càngtrở nên cấp bách hơn lúc nào hết Bởi hiện tại các trường đại học Việt Nam đang vắngbóng trên các bảng xếp hạng chất lượng của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới, nộidung đào tạo và phương pháp giảng dạy lạc hậu so với các nước Chính vì vậy, cáctrường đại học Việt Nam không đủ năng lực cạnh tranh so với các trường đại học củacác quốc gia khác trong thu hút du học sinh; các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo ởnước ta không được đánh giá cao Do đó đổi mới chương trình đào tạo nói riêng và đổi