1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Giao tiếp sư phạm

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích một kỹ năng giao tiếp sư phạm mà anh/chị thấy cần thiết cho bản thân. Anh/chị sẽ ứng dụng kỹ năng sư phạm đó trong công việc của anh/chị như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ.
Chuyên ngành Giao tiếp sư phạm
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Phân tích một kỹ năng giao tiếp sư phạm mà anh/chị thấy cần thiết cho bản thân. Anh/chị sẽ ứng dụng kỹ năng sư phạm đó trong công việc của anh/chị như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

“GIAO TIẾP SƯ PHẠM”LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

ĐỀ BÀI

Phân tích một kỹ năng giao tiếp sư phạm mà anh/chị thấy cần thiết chobản thân Anh/chị sẽ ứng dụng kỹ năng sư phạm đó trong công việc của anh/chịnhư thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ

BÀI LÀM

Kỹ năng giao tiếp sư phạm là khả năng vận dụng các kiến thức và kinhnghiệm trong hoạt động sư phạm của người dạy nhằm thực hiện có kết quả quátrình giao tiếp với người học để đạt được mục tiêu giáo Kỹ năng giao tiếp sưphạm vừa thể hiện kỹ năng giao tiếp nói chung vừa thể hiện các đặc trưng củahoạt động sư phạm Giảng viên có kỹ năng giao tiếp sư phạm là người nắm đượccác chuẩn mực giao tiếp nói chung, chuẩn mực giao tiếp sư phạm nói riêng vàvận dụng có kết quả trong một tình huống giao tiếp cụ thể - giao tiếp với ngườihọc - để dạy học và giáo dục đạt kết quả tốt nhất Trong quá trình giảng dạng,giảng viên cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng giao tiếp sư phạm khác nhaunhư kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết trình,… Và trong sốcác kỹ năng cần đó, kỹ năng kiểm soát cảm xúc được xem là một trong nhữngkỹ năng cần phải có Khi giao tiếp trong môi trường sư phạm, giảng viên thườngxuyên phải tiếp xúc với nhiều nhóm sinh viên có tính cách, thái độ khác nhau,do vậy, để có thể hài hoà trong giao tiếp và duy trì được chuẩn mực của một nhàgiáo, mỗi giảng viên cần phải trang bị và rèn luyện cho mình kỹ năng kiểm soát

Trang 2

cảm xúc để tránh xảy ra những tình huống không đáng có Nội dung liên quanđến kỹ năng kiểm soát cảm xúc bao gồm những vấn đề sau đây:

- Khái niệm về kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân:

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân là kỹ năng giao tiếp mà ở đó cácchủ thể giao tiếp thể hiện được khả năng làm chủ cảm xúc của mình, biết điềukhiển, điều chỉnh các cảm xúc của bản thân cho phù hợp với đối tượng và hoàncảnh giao tiếp

Cảm xúc của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là cảm xúc tích cựcvà cảm xúc tiêu cực Do đó, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân bao gồm cảviệc điều chỉnh, điều khiển cả cảm xúc tiêu cực và tích cực Tuy nhiên, do việcthể hiện cũng như điều chỉnh các cảm xúc tích cực đơn giản hơn so với việc điềuchỉnh các cảm xúc tích cực Vì thể, khi đề cập đến vấn đề kiểm soát cảm xúc,chúng ta thường nhấn mạnh đến khía cạnh kiểm soát các trạng thái cảm xúc tiêucực, đặc biệt là sự tức giận Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, ở con ngườithường có hai khuynh hướng sau:

+ Một là, thể hiện cảm xúc đó ra + Hai là, kìm chế cảm xúc đó lại (nín nhịn, bỏ qua, ) Trên thực tế, việc

không thể hiện cảm xúc tiêu cực không hề làm cho nó mất đi mà chỉ dồn nó vàovô thức, nếu gặp hoàn cảnh tương tự, xúc cảm tiêu cực đó sẽ trở lại và làm ảnhhưởng đến cá nhân mang xúc cảm đó cũng như mối quan hệ của họ với ngườikhác Vì vậy, việc kìm nén các cảm xúc tiêu cực dễ làm cho con người trở nênbi quan, trầm cảm Các nhà tâm lý học vẫn khuyến khích mọi người nên thể hiện

Trang 3

các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của mình một cách phù hợp, miễn là khônglàm xúc phạm hay tổn thương người khác.

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc thực chất là sự “dõi theo” của ý thức đối vớidòng chảy cảm xúc của cá nhân; cố gắng hình dung được hậu qủa sức mạnh tácđộng của cảm xúc nếu được tự do phát động, từ đó cá nhân có thể dùng sứcmạnh của ý thức hay ý chí để kìm nén cảm xúc đó, bằng các động tác mang tínhphong tỏa hay giải tỏa như im lặng, thở sâu, tập trung vào công việc khác,… Kĩnăng kiểm soát cảm xúc của cá nhân một mặt phụ thuộc vào khả năng hoạt độngcủa hệ thần kinh, vào khí chất, vào đặc điểm lứa tuổi, mặt khác kĩ năng kiểmsoát cảm xúc cũng được hình thành và phát triển thông qua học tập và trảinghiệm trong quá trình hoạt động và giao tiếp hàng ngày của cá nhân Kỹ năngkiểm soát cảm xúc của bản thân có liên quan chặt chẽ với các kỹ năng giao tiếpkhác, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe, vì việc lắng nghe tích cực sẽ giúp các chủthể giao tiếp hiểu sự việc thấu đáo và khách quan hơn, từ đó giải tỏa được sựbực tức Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là cơ sở để cá nhân thể hiện các kĩ năngđiều khiển cảm xúc của mình nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động Điềukhiển cảm xúc bản thân biểu hiện trước hết ở kĩ năng duy trì cảm xúc ở mức“cân bằng” tránh sự thái quá trong việc thúc đẩy hành động Người có kĩ năngđiều khiển cảm xúc là người luôn giữ được bình tĩnh trong nhận thức, thái độ vàhành vi ứng xử, trước những kích thích có thể gây ra những xúc cảm với cườngđộ cao Người có kĩ năng điều khiển cảm xúc đồng thời là người biết “bộc lộcảm xúc” và biết “che dấu cảm xúc thực ” của mình trước người khác bằng các

Trang 4

điệu bộ, cử chỉ và ngôn ngữ trong những trường hợp cần thiết để mang lại hiệuquả cao trong ứng xử.

- Ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc của bản thân

Việc con người kiểm soát được cảm xúc của bản thân có ý nghĩa rất quantrọng trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động sư phạm nói riêng vì những

lí do sau:

- Kiểm soát được cảm xúc giúp con người kiểm soát được hành động

tránh nói hoặc làm tổn thương cho chính mình và cho người khác.

- Giúp con người có khả năng xử lý các tình huống một cách điềm tĩnh,không bị lôi cuốn một cách thụ động theo tình huống giao tiếp

- Trong nhiều tình huống giao tiếp, kiểm soát cảm xúc có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc hình thành, duy trì hay chấm dứt mối quan hệ giữa các chủ thểgiao tiếp

- Kiểm soát được cảm xúc giúp cá nhân cải thiện được chất lượng sứckhỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần, cho dù họ đang phải đối mặt với nhiều áplực từ cuộc sống

- Biểu hiện của kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Một người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt là người:- Luôn vị tha và rộng lượng khi đánh giá người khác.- Thường không đưa ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn mà luôn suynghĩ trước khi hành động

- Luôn có khả năng theo dõi được biểu hiện và mức độ các xúc cảm củamình trong quá trình giao tiếp, trên cơ sở đó biết bộc lộ cảm xúc của mình với

Trang 5

đối tượng giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ, hành vi phù hợp và biết chế ngự cáccảm xúc tiêu cực của bản thân.

Nói cách khác, người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân là ngườiluôn chủ động trong quá trình giao tiếp

- Một số cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực (sự giận dữ, tự ti, uất ức )

+ Thay đổi địa lý: Di chuyển sang chỗ khác mà ở dó không còn đối tượnggiao tiếp gây cho mình cảm xúc tiêu cực đó nữa

+ Thay đổi giải pháp: Thực chất là tập trung giải quyết vấn đề Điều nàyđòi hỏi bạn cố gắng tìm ra giải pháp và tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơnlà việc chỉ bận tâm về nguyên nhân gây căng thẳng Một câu hỏi có hiệu quảtrong trường hợp này là: “Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này như thế nào?”.Nếu bạn cứ nghĩ rằng không thể làm được gì trong tình huống như thế sẽ càngnảy sinh cảm xúc tiêu cực và hạn chế quá trình suy nghĩ của bản thân

+ Thay đổi chú ý: Nghĩa là chủ thể giao tiếp làm chính mình sao lãng đi.Nhiều người học cách làm sao lãng mình đi bằng cách độc thoại hoặcnghĩ về một câu chuyện hài hước hoặc tập trung vào một công việc khác

+ Thay đổi ý nghĩa của vấn đề: Nghĩa là cố gắng nhìn nhận vấn đề dướimột góc độ khách quan và công bằng hơn

+ Thay đổi thể chất: Tập thể dục thể thao, tập yoga, đi bộ thư giãn, tậpthiền, hít thở sâu, mỉm cười, nghỉ giải lao

Ngoài ra để giảm bớt sự căng thẳng của những tình huống giao tiếp dễlàm nảy sinh các cảm xúc tiêu cực, chủ thể giao tiếp nên đặt mình ở nhiều gócđộ khác nhau để đánh giá về tình huống giao tiếp đó Chẳng hạn, bạn có thể vận

Trang 6

dụng cách đánh giá vấn đề thông qua “ba ống kính”: ống kính đảo chiều, ốngkính dài và ống kính rộng.

+ Với ống kính đảo chiều, bạn có thể tự hỏi: “Những người khác trong

những cuộc xung đột như thế này sẽ nói gì và cách xử lý nào là đúng đắn?”

+ Với ống kính dài, bạn có thể đặt câu hỏi rằng: “Trong vòng 6 tháng

nữa, mình sẽ nhìn nhận tình huống này như thế nào?”

+ Với ống kính rộng, bạn lại có thể tự hỏi: “Bất luận hậu quả của vấn đề

như thế nào thì mình có thể học hỏi và trưởng thành từ nó như thế nào?”

Việc đánh giá cùng một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp conngười nuôi dưỡng tinh thần lạc quan và vị tha nhiều hơn Điều này có nghĩa rấtlớn trong công tác giáo dục, nhất là đối với trẻ em

- Một số nguyên tắc để hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bảnthân.

Để hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, chúng ta cần tuânthủ một số nguyên tắc sau:

- Cần luôn luôn ý thức được rằng cuộc sống có cả niềm vui và nỗi buồn.Những phần rắc rối, buồn phiền là một phần tất yếu của cuộc sống

- Luôn xác định trách nhiệm thuộc về mình: “Tôi chịu trách nhiệm vềcảm xúc của mình chứ không phải của ai khác” Không đổ lỗi cho người khác.

- Luôn tâm niệm mình là người điều khiển cảm xúc chứ không phải cảmxúc điều khiển mình

- Trong quá trình giao tiếp, nếu xảy ra những xung đột không mongmuốn, bạn không nên né tránh mà nên đối mặt và xác định mình là người làm

Trang 7

cho xung đột đó thay đổi: “Tình huống đã xảy ra rồi không thể tránh né được

nó trầm trọng hơn hay giảm nhẹ đi”

- Cố gắng tìm ra một lý do lạc quan để lý giải cho vấn đề đang gây rắc rối,phiển muộn cho mình

- Cố gắng nhìn nhận mọi vấn đề dưới con mắt khách quan, công bằng.- Luôn cởi mở và rộng lượng đối với đối tượng giao tiếp với mình.- Luôn hướng tới mục đích cao nhất của quá trình giao tiếp, đó là sự thônghiểu lẫn nhau và cố gắng nhìn nhận các điểm tốt của đối tượng giao tiếp

- Luôn ý thức được tác hại của việc không kiềm chế nỏi các cảm xúc tiêu

cực của chính mình (Làm tổn thương người khác và chính mình trong khi khônggiải quyết được các xung đột)

- Các bước hình thành kỹ năng kiểm soát xúc cảm của bản thân

+ Bước 1: Liệt kê trong đầu những điều mình kiểm soát được và không

kiểmsoát được để tự nhủ rằng mình chỉ có khả năng kiểm soát được suy nghĩ và cảmxúc của chính mình

Bước 2: Nhận diện cảm xúc của bản thân khi một tình huống xảy ra Điều

quantrọng bạn phải xác định được loại cảm xúc nguyên phát Tức giận thường khôngphải

là cảm xúc nguyên phát, nó là cảm xúc tức thì Nằm đưới cảm xúc tức giận

Trang 8

cảm xúc khác như tổn thương do thấy không được tôn trọng, không được đánh

không được thừa nhận, không được yêu thương, không được quan tâm,…

+ Bước 3: Hít thở sâu và nhẹ nhàng.+ Bước 4: Nhận diện cảm xúc tiêu cực đó như là điều rất bình thường.

Không xấu hổ, không chỉ trích, không tự buộc tội, hạ thấp bản thân Khi bìnhtĩnh nhìn nhận cảm xúc ấy, nó sẽ dịu xuống Còn khi bạn cố tình né tránh nó, nócàng trỗi mạnh

+ Bước 5: Tự giải thích vì sao mình cảm thấy bị tổn thương.+ Bước 6: Cố gắng gọi đúng tên cảm xúc của mình và diễn dạt nó với đối

tượng giao tiếp thay vì chỉ trích họ

Để có thể ứng dụng kỹ năng quản lý cảm xúc vào trong công tác, mỗigiảng viên cần phải có sự rèn luyện cũng như có những phương pháp khác nhauđể áp dụng thành công kỹ năng này vào trong công việc Bản thân là một ngườilàm trong ngành giáo dục, tôi ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng quản lýcảm xúc, bên cạnh việc đọc thêm các tài liệu hay về quản lý cảm xúc cá nhân,tôi cũng sử dụng một số phương pháp như sau để cải thiện kỹ năng này cho bảnthân, cụ thể như sau:

- Quản lý cảm xúc bằng trí thông minh

Người ta thường nói “con người cần trí tuệ cảm xúc” nghĩa là phải biếtđiều tiết cảm xúc bằng trí tuệ Ở đây, trí tuệ cảm xúc là suy nghĩ chín chắn, cẩnthận trước một tình huống để quản lý cảm xúc một cách hiệu quả Tôi đã cốgắng rèn luyện thói quen nhìn người khác một cách tích cực và tử tế, điều này sẽ

Trang 9

giúp tôi tránh được những cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ, lắng nghe sinh viênhơn và hiểu hơn về các em.

- Quản lý cảm xúc thông qua biểu hiện bằng lời nói

Giả sử khi bản thân giảng viên than vãn với đồng nghiệp về vấn đề cánhân hay vấn đề của sinh viên, chính điều này đang tạo cho giảng viên nhữngcảm xúc tiêu cực Do vậy, tôi sẽ chú trọng vào việc sử dụng ngôn từ để điềukhiển cảm xúc của bản thân mình, thay vì trách móc, than vãn, tôi sẽ đưa ra ýkiến đề xuất với thái độ cầu tiến để có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề màmình đang vướng mắc Ngôn ngữ không khó nói nhưng phải biết cách nói nhưnào thì đem lại hiệu quả cao, giảng viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sửdụng ngôn từ ngay từ những tình huống giao tiếp không chỉ trong môi trườnggiảng dạy mà ngay trong cuộc sống hàng ngày Quản lý cảm xúc sẽ hiệu quả đốivới giảng viên khi giảng viên nên suy nghĩ trước khi nói, biết được đối tượngmình tiếp xúc là giảng viên khác, là sinh viên hay phụ huynh để có giọng điệuphù hợp nhất Áp dụng vào mỗi đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau nêncần rèn luyện lời ăn tiếng nói như một thói quen tốt trong cuộc sống đối vớigiảng viên

- Quản lý cảm xúc từ việc điều chỉnh các hành động cụ thể

Khi đứng trước tình huống hay một vấn đề khó, không kiểm soát đượccảm xúc thì tôi sẽ cố gắng bình tĩnh thả lòng người, hít thở sâu sẽ khiến tâmtrạng dịu nhẹ đi và có hướng giải quyết tốt nhất Mỗi hành động, động tác củagiảng viên đều có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc của chính mình,

Trang 10

do vậy, đừng tạo tâm thế tạo áp lực cho bản thân, tâm lý sợ hãi khiến bản thângiảng viên không thể xử lý vấn đề tốt được.

- Quản lý cảm xúc bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương sinh viên

Giảng viên luôn tiếp xúc trực tiếp với các bạn sinh viên, là người hiểu tínhcách các bạn nhất, luôn ở bên cạnh các bạn mỗi khi các bạn đến trường học tập.Khi hiểu tâm lý sinh viên, giảng viên sẽ hiểu được suy nghĩ của các bạn để cóứng xử đúng đắn nhất, tính cách mỗi bạn là khác nhau Để các bạn có tâm lýthoải mái nhất thì phương pháp giảng dạy cũng phải phù hợp Sinh viên khi có ýthức trong học tập, có sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới thì mối quan hệgiữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi hơn, thầy cô yêu thương sinh viên nhưchính con em mình, các bạn sinh viên coi trường học như ngồi nhà thứ hai vớithầy cô là những người thân yêu luôn bên cạnh các bạn Tâm lý thoải mái khiếncảm xúc luôn vui vẻ và việc quản lý cảm xúc cũng được nâng cao hơn

Khi giao tiếp với sinh viên, bản thân tôi không ít lần phải giao tiếp vớinhiều sinh viên có thái độ chưa tốt, các em chưa thực hiện những việc đã đượcgiao và kỹ năng giao tiếp còn kém Trong những tình huống đó, tôi thường tìmhiểu nguyên nhân từ phía sinh viên bằng việc đặt câu hỏi để biết em đang gặpvấn đề hay khó khăn gì Từ đó, tôi sẽ hỗ trợ sinh viên giải quyết vấn đề mà mìnhđang gặp phải trong khả năng của mình hoặc hướng dẫn các bước thực hiện tiếptheo để sinh viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình

Nghề dạy học là một nghề cao quý, người thầy là người truyền dạy kiến thức cho sinh viên trên nhiều lĩnh vực Nhu cầu về một giảng viên chuyênnghiệp không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn có khả năng vận

Trang 11

dụng các kỹ năng mềm để giảng dạy hiệu quả Môi trường trường học và lớphọc là nơi giảng viên có những cảm xúc phức tạp mà mỗi cá nhân học sinh, phụhuynh, đồng nghiệp và quản trị viên phải đối mặt và trải nghiệm Do vậy tầmquan trọng của quản lý cảm xúc của giáo viên luôn được nhấn mạnh và chútrọng trong môi trường sư phạm.

Ngày đăng: 06/09/2024, 10:41

w