BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ “SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC” LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Theo anh/chị việc sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đại học hiện nay có nhưng ưu điểm, hạn chế gì? Anh/chị hãy đề xuất các giải pháp để sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đạt hiệu quả. Liên hệ thực tiễn một giải pháp theo anh/chị là hiệu quả nhất.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
ĐỀ BÀI
Theo anh/chị việc sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đại họchiện nay có nhưng ưu điểm, hạn chế gì? Anh/chị hãy đề xuất các giải pháp để sử dụngphương tiện và công nghệ trong dạy học đạt hiệu quả Liên hệ thực tiễn một giải pháptheo anh/chị là hiệu quả nhất
BÀI LÀM1 Ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đạihọc hiện nay
Ứng dụng các phương tiện và công nghệ trong giáo dục, đào tạo là việc sử dụngnhững phát minh, thành tựu công nghệ vào hoạt động giảng dạy để đổi mới, cải tiếnphương pháp, công cụ và hình thức trong giảng dạy, học tập Từ năm 2020 đến nay,dưới những tác động của đại dịch Covid – 19, việc có thể duy trì hoạt động đào tạo,giảng dạy trên phạm vi quốc gia ở tất cả các cấp học ngay trong đại dịch cũng chứngminh phần nào tầm quan trọng của việc áp dụng các phương tiện công nghệ, sử dụnghình thức đào tạo trực tuyến vào giảng dạy, nghiên cứu đồng thời phương pháp nàycũng sẽ trở thành một xu thế trong thời đại mới
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ củathời đại số, đa phần mỗi người học đều sở hữu cho mình những sản phẩm công nghệnhư máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh dễ dàng kết nối internet.Thực trạng này cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, bêncạnh phương pháp giảng dạy truyền thống, dần vươn tới không gian giáo dục mở, chủđộng và toàn cầu Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảngdạy và học tập được sinh động, thu hút người học hơn, nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng đào tạo
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống nói chung và trong lĩnh vựcgiáo dục có những ưu điểm cần phải kể đến như:
- Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dụcmở, giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn
Trang 2Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đachiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Từđó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy Chương trìnhgiáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả Học vàdạy hiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau,dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó người đọc có được cái nhìn phổ quát, có cơ hộiđào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, gópphần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếp giúp cho công tác học tậpnghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở,giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảngthời gian nào Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáodục hiện đại.
- Thứ hai, người dạy và học dễ dàng thu thập, tổng hợp, lưu trữ được lượngkiến thức phong phú đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Với giáo dục truyền thống, sinh viên tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở,giáo trình và ngồi nghe giảng viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn kiến thức đadạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet, chúng ta có thể tìm thấy hàngnghìn hàng triệu kết quả tra cứu sau một cú click chuột Công nghệ giúp truy cập tứcthời tới các nguồn tri thức, từ kiến thức phổ thông tới tri thức học thuật đều có thể dễdàng tìm kiếm và áp dụng trong các quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống tracứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines) như Google Search, GoogleScholars, Google Books, các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus, các mạng xã hội họcthuật như Academia, Resarch Gates,… Trong giáo dục hiện đại, người dạy là ngườitruyền thu kiến thức cơ bản, cốt lõi, đóng vai trò là người hướng dẫn người học cáchthức khai thác thông tin dồi dào, đa chiều từ Internet Điều này đóng một vai trò to lớntrong quá trình đổi mới giáo dục giúp cá nhân hóa học tập, rèn luyện, nâng cao tinhthần học tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn, nhằm phát huy tối đa tính sáng tạocủa mình
- Thứ ba là mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập nghiên cứulinh động
Người học có thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợpvới từng cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình
Trang 3trực tuyến, hoặc có thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không có kết nốiinternet) Ứng dụng công nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luậnmột vấn đề nào đó (hội thảo, hội nghị, họp,…) mà không cần phải tập trung tại một địađiểm, không phải ở cùng 1 quốc gia, qua đó góp phần tạo ra một xã hội học tập rộnglớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinhnghiệm suốt đời.
- Thứ tư là vai trò trong việc thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân
Với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơhội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năngkhiếu, sở thích, từ đó phát triển theo thế mạnh của từng người Chính điều đó sẽ thúcđẩy sự phát triển của các tài năng Chương trình học sẵn có, học liệu mở phong phúkhiến cho việc tra cứu dễ dàng sẽ gián tiếp thúc đẩy các cá nhân chủ động trang bịthêm nhiều những kiến thức mới, lấp đầy những lỗ hổng, kích thích tìm tòi, khám phávà sáng tạo Bên cạnh đó, với công nghệ phù hợp, hấp dẫn nên dễ dàng gắn kết ngườihọc Các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nốiInternet đều là những công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà hay bất cứ đâu ngaycả trên đường di chuyển Do đó, người học sẽ thoải mái và tích cực hơn khi dùng cáccông cụ này để kết nối với bạn học, thầy cô và với nhà trường Sử dụng công nghệtrong lớp học giúp người học dễ dàng biểu thị mối quan tâm, sự chú ý, những mongđợi và thái độ tích cực với việc học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học
- Thứ năm là vai trò trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong quản trị hoạt động nghiêncứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong các trường đại học bao gồm các nội dụngcơ bản như: Ứng dụng trong quản trị việc đăng ký và cấp mã số các đề tài nghiên cứukhoa học công nghệ; Ứng dụng trong quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học của chủthể nghiên cứu khoa học; Ứng dụng trong quản trị đầu ra của sản phẩm nghiên cứukhoa học; Ứng dụng trong quản trị và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Như vậy, cáctrường đại học, làm tốt việc ứng dụng công nghệ trong quản trị hoạt động nghiên cứuvà chuyển giao khoa học công nghệ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoahọc và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người làm công tác nghiên cứu khoa học, quađó cũng nâng tầm vị thế, khẳng định được thương hiệu, xây dựng được hình ảnh củacác cơ sở giáo dục đào tạo
Trang 4- Thứ sáu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực,thích ứng nhanh với công việc trong tương lai
Xu hướng giáo dục và đào tạo ngày nay là đào tạo đi đôi với sử dụng, dạy nghềđi đối với hướng nghiệp ngày càng trở nên phổ biến đối với các trường đại học ở trênthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Việc người học được tiếp cận những ứngdụng công nghệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹnăng thực hành, làm việc trong môi trường công nghệ, khi ra trường sẽ sớm hòa nhậpvới môi trường làm việc mới đòi hỏi những kỹ năng cũng như hiểu biết nhất định vềcông nghệ Trên thực tế không chỉ dừng ở kỹ năng số, người học còn được rèn kỹ năngmềm, tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc lập, và thành thạo trong phối hợp sửdụng công nghệ nên nhanh chóng đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của thực hiễnthực hành nghề nghiệp Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cótác động trực tiếp đến nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo điềukiện mở rộng hợp tác lao động Việc hợp tác lao động trên thị trường, sẽ tạo sự liên kếtgiữa nhà trường - doanh nghiệp - người học, mang lại lợi ích cho tất cả các các bên:Đối với người học, được cam kết tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp Đối với nhàtrường, sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín và vị thế trên thị trường giáo dục, đồng thờingày càng thu hút được người học Đối với doanh nghiệp, mô hình này sẽ giúp họ chủđộng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp
Như vậy, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập hay nói cách khácviệc đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiệnđại sẽ là nền tảng để cung ứng được nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao cho nềnkinh tế thị trường hiện nay Bên cạnh những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệvào trong giảng dạy, học tập thì một số hạn chế cũng xuất hiện và không tránh khỏikhi giảng viên, sinh viên sử dụng các phương pháp công nghệ phục vụ cho việc đàotạo, có thể kể đến một số nhược điểm như sau:
- Một, sinh viên dễ bị xao nhãng, mất tập trung trong quá trình học
Không thể phủ nhận việc ứng dụng công nghệ có thể hỗ trợ bài giảng của giảngviên được sinh động và thu hút sinh viên hơn, nhưng trong trường hợp giảng dạy trựctuyến, thì việc sinh viên dễ bị xao nhãng, mất tập trung trong quá trình học hoàn toàncó thể xảy ra Thông qua màn hình thiết bị điện tử, giảng viên khó có thể kiểm soátđược tình hình chung về thái độ học tập của sinh viên, không quan sát được tổng thể
Trang 5lớp học do chế độ hiển thị hạn chế của màn hình thiết bị và đôi khi còn bị ảnh hưởngbởi chất lượng đường truyền Một số sinh viên khi học trực tuyến thường mang tínhchất đối phó, chỉ mở bài giảng nhưng không thực sự tập trung vào những gì đang diễnra trong lớp học Mặt khác, một số phương pháp giảng dạy lồng ghép các phần mềmcần phải truy cập internet, ngoài việc sử dụng thiết bị điện tử thông minh để phục vụcho việc học, một số sinh viên còn sử dụng để truy cập mạng xã hội, lướt website,…trong giờ học khiến cho việc tiếp thu kiến thức bị gián đoạn và mất tập trung.
- Hai, công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giảng viên hoàn toàn trongcác bài giảng của họ
Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nó chỉ thựcsự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiềunguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiềukiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn chosinh viên, vì giảng viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và nhưvậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide”như khi dạy trên máy tính điện tử Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáoviên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thốngmới rèn luyện được kĩ năng cho sinh viên
- Ba, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giảng viên vẫn còn hạn chế,chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh
Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền,áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới Việc dạy học tương tác giữangười - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho sinh viên, cũngnhư dạy sinh viên cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mìnhvẫn còn mới mẻ đối với giảng viên và đòi hỏi giảng viên phải kết hợp hài hòa cácphương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làmhạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống Điều đó làmcho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huytính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó
- Bốn, việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưađược nghiên cứu kỹ
Trang 6Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Chính sách, cơ chếquản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện Cácphương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiệnchiếu projector,… còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưatriển khai rộng khắp và hiệu quả Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiệntriệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độđường truyền Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viênchỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thờigian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
2 Giải pháp để sử dụng phương tiện và công nghệ trong dạy học đạt hiệu quả
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nói chung và giáo dục đại họcnói riêng hiện nay rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Tuy nhiêncâu hỏi đặt ra là phải ứng dụng nó như thế nào, quản lý ra sao để đạt được hiệu quảcao nhất Đề từng bước nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương tiện và công nghệvào trong giảng dạy, các giải pháp đặt ra cần có lộ trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, mộtsố giải pháp có thể xem xét ứng dụng như sau:
- Một, quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích và hiệuquả của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Việc này sẽ giúp cho cán bộ, giảng viên trong các nhà trường nắm vững quanđiểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, thấy được sự phát triển mạnh mẽ củacông nghệ thông tin trên thế giới và trong nước, chỉ ra những tác động tích cực mà ứngdụng công nghệ thông tin có thể mang lại, từ đó sẵn sàng hơn với việc đổi mới tư duy,nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánhgiá trong hoạt động giáo dục cho phù hợp Ban Giám hiệu nhà trường phải là người điđầu, phải hiểu và nhận thức đúng đắn về các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhànước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạtđộng giáo dục, phải là người tiên phong trong việc ứng dụng các tiện ích của côngnghệ thông tin thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ,giảng viên trong nhà trường noi theo
Thành lập ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, đưa cácnội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng
Trang 7tâm bắt buộc Nắm vững và triển khai, phổ biến các văn bản về ứng dụng công nghệthông tin trong nhà trường bằng nhiều hình thức, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giảngviên học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng chuyên môn và trình độ ứng dụng côngnghệ thông tin để giải quyết các công việc chuyên môn Định hướng và đặt ra mục tiêucho từng nội dung cụ thể, qua đó theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, từng tổchuyên môn để có những điều chỉnh, bổ xung kịp thời phù hợp với tình hình thực tế.
Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, tham quan, học tập,rút kinh nghiệm các đơn vị bạn, xen kẽ trong trong đó là việc tuyên truyền, quán triệt,nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viêntrong nhà trường
- Hai, tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên về ứng dụng côngnghệ thông tin vào dạy học
Cán bộ, giảng viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra nguồn nhân lựccho xã hội Nếu không có giảng viên thì không thể nói đến quá trình dạy học Muốn cóđược nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội thì không thể thiếuđội ngũ giảng viên có chất lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần tráchnhiệm trong công việc và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhiệt tình, ham học hỏi, tìmtòi, cải tiến phương pháp, cách làm mới, yêu nghề và say mê Chính vì vậy, khâu đàotạo và bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin là khâu quan trọng quyết định đếnthành công của chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Để làm đượcviệc này, nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, chính sách đào tạo, kế hoạch sửdụng đội ngũ giảng viên một cách hợp lý, có hiệu quả Kết quả của việc bồi dưỡng,đào tạo cho giảng viên phải trực tiếp tác động vào kết quả học tập rèn luyện của sinhviên và hiệu quả công việc của nhà trường
- Ba, chỉ đạo tăng cường việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lýdạy học theo hướng tích hợp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trênmạng và Internet
Tiến hành nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm có chức năng phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh nhà trường, chưng cầu ý kiến xem cần bổ sung, lược bỏ những gì (cóthể mời tư vấn hoặc hỏi ý kiến chuyên gia) sau đó mới ra các quyết định có sử dụngphần mềm, tiện ích đó hay không Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ phụtrách và các cá nhân có liên quan tiếp cận, làm quen và thực hành kiểm thử phần mềm,
Trang 8phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Khi đưa vào khai thác và sử dụnghoàn thiện cần kiểm tra kĩ, có đánh giá chi tiết sau mỗi quá trình sử dụng để tìm ra,khắc phục các nhược điểm của chương trình, cải tiến chúng để phù hợp với nhu cầu sửdụng thực tế Xây dựng kho tư liệu dùng chung của nhà trường, có thể nghiên cứu,phối hợp với Sở, Ban, Ngành, các trường bạn để xây dựng hệ thống kho bài giảngdùng chung.
- Bốn, quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phònghọc đa phương tiện
Ưu tiên, chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có ứngdụng công nghệ thông tin để phục vụ quá trình dạy học, xem đây là sự đầu tư quantrọng hàng đầu để đảm bảo cho hoạt động dạy học ở nhà trường được hiệu quả Xâydựng các quy định về việc sử dụng và bảo quản Việc trang bị cơ sở vật chất phải cóquy trình,kế hoạch, lộ trình từng bước, từng giai đoạn, từng mảng công việc cụ thểtheo hướng hiện đại hoá được đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó Kiểm tra địnhkỳ và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ cốt cán chuyên trách về công nghệthông tin có khả năng hiểu biết về tính năng, tác dụng và cách sử dụng qua đó phổ biếnnhân rộng tới tất cả đội ngũ giảng viên trong trường Giám sát chặt chẽ việc sử dụng,tránh lạm dụng những thiết bị này trong quá trình dạy học Đặc biệt, lãnh đạo cáctrường cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc sửdụng và bảo quản, kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chuyên môn làmtốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện chưa tốt
- Năm, ban hành các quy định bằng văn bản cho việc ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học
Việc ban hành các văn bản quy định cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy học giúp đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo cũng như tạo sự thống nhất trongviệc chỉ đạo cho cán bộ giảng viên nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào dạy học Có quy định rõ ràng về các hình thức khen thưởng, phê bình, một mặttạo động lực, khích lệ, động viên đối với những cán bộ quản lý, giảng viên và sinhviên tích cực sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập,
Trang 9mặt khác góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh đối với những trường hợp thờ ơ,không tích cực hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Sáu, khắc phục biểu hiện lạm dụng, lệ thuộc, tuyệt đối hóa vai trò của phươngtiện kỹ thuật dạy học trong giảng dạy
Phương tiện kỹ thuật dạy học có nhiều ưu điểm trong giảng dạy ở các nhàtrường, tuy nhiên nó chỉ là phương tiện hỗ trợ không thể thay thế được những giá trịtruyền cảm mà người giảng dạy trực tiếp đem lại cho người học Do vậy, trong thựchiện nội dung này, người giảng viên không được quá chú ý đến sự sinh động của bàitrình chiếu mà quên đi nội dung Có một thực tế, hiện nay, một số giảng viên lạm dụngnhững hiệu ứng của phương tiện trình chiếu, chỉ quan trọng hóa việc làm nên sự lạmắt, vui nhộn cho bài học mà không tập trung vào nội dung bài học Điều đó chỉ đemlại cho học viên những hứng thú “chung chung” mà không ghi nhớ được nội dung.Cần phải ghi nhớ rằng, những hiệu ứng của bài trình chiếu phải được sử dụng mộtcách hợp lý, làm nổi bật nội dung bài học, thông qua những hiệu ứng đó để làm cho bộđội thêm hứng thú với bài học, ghi nhớ được nội dung Thông thường, điều đó chỉ đạtđược khi mỗi tiết học, người giảng viên sử dụng từ 6 đến 7 slide, mỗi slide từ 6 đến 7dòng chữ, trình bày khoáng đạt, hình ảnh đắt giá, phù hợp, không được “tham” nhiềuhình ảnh, clip làm “loãng” sự tập trung vào bài giảng của người học Không quá lệthuộc vào bộ nhớ vi tính, phương tiện trình chiếu Khi chuẩn bị bài trình chiếu trướckhi lên lớp, người giảng viên có thể chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên các slide, do đómà dễ sinh ra tâm lý chủ quan, không rèn luyện bộ nhớ của chính mình Thực tiễn chothấy, chỉ khi nào người dạy nắm chắc được nội dung, “thấu cảm” được nội dung thìmới có thể truyền đạt đến người học một cách sinh động nhất
Trên thực tế, để việc ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy có thể đạt hiệuquả tốt thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên nâng cao khả năng ứng dụng côngnghệ vào trong bài giảng rất quan trọng Hiện nay, tốc độ phát triển của công nghệ sốvà thế giới phẳng diễn ra rất nhanh, nhiều giảng viên giảng dạy lâu năm đã quen vớihình thức giảng dạy truyền thống, việc tiếp cận với các thiết bị, phần mềm công nghệkhiến họ cảm thấy khó khăn khi có nhiều thao tác cần phải làm quen Bên cạnh đó,việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng các yếu tố công nghệ cũng mất khá nhiều thờigian Việc tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ giảng viên sử dụng công nghệvào trong hoạt động giảng dạy kết hợp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng
Trang 10viên với nhau sẽ góp phần nào thu hẹp rào cản giữa công nghệ với giảng viên Qua đó,dần nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy có sử dụng phương tiện công nghệ.Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động rất lớn đến lĩnh vực giáo dục, đào tạongười học sẽ học tập thuận lợi hơn với tính trực quan và tương tác cao hơn, được tiếpcận một kho tri thức vô tận mà ít bị hạn chế về rào cản ngôn ngữ Tuy nhiên, việc nângcao hiệu quả của nó phụ thuộc vào năng lực để sử dụng và kết nối với hệ thống máymóc, phương tiện kỹ thuật Do vậy, người giảng viên phải tích cực, chủ động, tìm tòi,đổi mới phương pháp dạy học, thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ.