Từ kinh nghiệm công tác của mình và kiến thức từ chuyên đề, anh/chị hãy đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng tự học của sinh viên/đối tượng lên lớp của anh/chị hiện nay. Liên hệ thực tiễn một giải pháp theo anh/chị là hiệu quả nhất. Anh/chị sẽ vận dụng giải pháp đó trong thực tiễn như thế nào?
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC”LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
ĐỀ BÀI
Từ kinh nghiệm công tác của mình và kiến thức từ chuyên đề, anh/chị hãy đềxuất các giải pháp để cải thiện chất lượng tự học của sinh viên/đối tượng lên lớpcủa anh/chị hiện nay Liên hệ thực tiễn một giải pháp theo anh/chị là hiệu quả nhất.Anh/chị sẽ vận dụng giải pháp đó trong thực tiễn như thế nào?
BÀI LÀM
Ngày nay, xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, tri thứcnhân loại cũng thường xuyên được cập nhật liên tục, đòi hỏi người học phải luôntìm tòi, trau dồi kiến thức để theo kịp sự phát triển chung của xã hội Kiến thức từNhà trường, từ Thầy, Cô cung cấp trên giảng đường sẽ không phải là nguồn thôngtin duy nhất đối với người học Vì thế, người học luôn phải thường xuyên tự tìmkiếm tài liệu, chọn lọc tài liệu sao cho phù hợp với môn học; chủ động suy nghĩ,tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, phát hiện để nắm bắt được bản chất vấn đề, hiểuđược vấn đề một cách sâu sắc, hơn lúc nào vấn đề tự học lại đặc biệt được quantâm Chính vì vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực tự học là nhiệm vụ quan trọng củacác trường đại học hiện nay Để góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên,một số giải pháp có thể thực hiện như sau:
- Một, giảng viên cần giải thích rõ cho sinh viên hiểu rõ khái niệm tự học
Thực tế cho thấy, có khá nhiều sinh viên khi học đại học không hiểu kháiniệm của tự học Sinh viên không biết phải tự học như thế nào, làm gì trong thời
Trang 2gian tự học Vì thế, giảng viên cần giải thích rõ khái niệm tự học, có hiểu được kháiniệm này thì các em mới vận dụng vào quá trình tự học của bản thân một cáchchính xác và khoa học.
Khái niệm tự học được tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng: Tự học là người họctích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình,tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu,xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học
thuộc quá trình cá nhân hóa việc học (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998).
Hay theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó Giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn Lýluận dạy học Đại học thì cho rằng tự học đươc hiểu là “hình thức tổ chức dạy họccơ bản ở Đại học”: tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học Đó làmột hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năngdo chính người học tự tiến hành ở trên lớp hay ở ngoài lớp, theo hoặc không theochương trình và sách giáo khoa đã được quy định
Như vậy, tự học có nghĩa là mỗi sinh viên phải tự tìm kiếm kiến thức bằngcách học hỏi từ thầy cô, bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từthực tế , là hoạt động tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức, biến kiếnthức từ sách vở, từ cuộc sống thành của mình Trong quá trình tự học, bước đầusinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng nhưng chính những vướng mắc đó sẽ làđộng lực thúc đẩy sinh viên suy nghĩ, “động não” và tìm cách gỡ rối Nhờ thế màkích thích sinh viên hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức mới
- Hai, giảng viên cần phân tích để sinh viên biết được tầm quan trọng củaviệc tự học
Trang 3Giảng viên cần phân tích cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc tựhọc trong phương thức đào tạo theo tín chỉ Trước kia, khi đào tạo theo niên chế,sinh viên sẽ tuân thủ theo một chương trình do nhà trường quy định sẵn của từnghọc kỳ, từng năm học, từng khoá học Khi chuyển sang phương thức đào tạo theotín chỉ thì kế hoạch học tập phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên Sinh viên cóthể chọn môn học, thời gian học sao cho phù hợp với từng cá nhân Các em có thểtốt nghiệp sớm hơn thời gian dự kiến của nhà trường nếu như các em biết sắp xếpthời gian học cũng như có phương pháp học phù hợp và khoa học Bên cạnh đó,hình thức tổ chức dạy học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ đã quy định rất rõvề hoạt động tự học của sinh viên như là một yêu cầu bắt buộc và là một trongnhững nội dung quan trọng đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trong đề cươngmôn học đã ghi cụ thể về số giờ tự học của sinh viên, thông thường một giờ lýthuyết trên lớp thì có hai giờ sinh viên phải tự học Điều này có nghĩa là thời giantự học của sinh viên gấp hai lần so với thời gian học lý thuyết trên lớp Và trongquá trình học, hoạt động tự học của sinh viên luôn được kiểm tra, đánh giá thườngxuyên thông qua các bài kiểm tra, bài thảo luận nhóm Như vậy, đào tạo theophương thức tín chỉ, hoạt động tự học là yêu cầu bắt buộc, điều này đòi hỏi sinhviên phải tự học, tự nghiên cứu sao cho quá trình học tập đạt hiệu quả nhất.
- Ba, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên cách lập kế hoạch học tập
Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên xác định mục tiêu của mình và cách xâydựng kế hoạch học tập Sinh viên có thể xây dựng kế hoạch học tập dựa vàochương trình học của cả khoá học, năm học, từng học kỳ, từng môn học Trên cơ sởđó, sinh viên sẽ xác định được công việc nào chính, công việc nào phụ; nhiệm vụ
Trang 4nào phải hoàn thành trước, nhiệm vụ nào có thể hoàn thành sau Sau đó, giảng viênhướng dẫn sinh viên dùng sơ đồ Gantt để quản lý thời gian và tiến độ thực hiệncông việc Như vậy, sinh viên sẽ có một bản kế hoạch học tập toàn vẹn, rõ ràng,khoa học, phù hợp với điều kiện và năng lực cụ thể của bản thân Dựa vào bản kếhoạch này, sinh viên sẽ dễ dàng kiểm soát được công việc và thực hiện công việctheo đúng tiến độ và từ đó có thể đánh giá được bản thân đã hoàn thành kế hoạch ởmức độ nào.
- Bốn, giảng viên dạy cho sinh viên kỹ năng nghe giảng và ghi chú theo tinhthần tự học
Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng mà ai cũng phải sử dụng trong quátrình học tập Để việc nghe giảng đạt hiệu quả, giáo viên cần yêu cầu sinh viên xembài ở nhà trước Khi đọc lướt nội dung bài ở nhà trước, sinh viên sẽ ghi chú lạinhững nội dung quan trọng, những vấn đề khó hiểu khi đến lớp các em sẽ dễ dànghiểu bài hơn, tập trung hơn vào những phần bản thân cho là khó hiểu Sau khi nghegiảng, nếu còn vấn đề nào vẫn chưa hiểu các em có thể nhờ giảng viên giải đáp đểhiểu được nội dung chính xác hơn Thêm vào đó, giảng viên cũng cần hướng dẫnsinh viên nguyên tắc để nghe hiệu quả: nghe chủ động, tập trung, đặt câu hỏi,hưởng ứng người nói, ghi chép ý chính, biết xử lý thông tin sau khi nghegiảng Bên cạnh việc hướng dẫn sinh viên cách nghe giảng hiệu quả thì giảng viêncũng cần đưa vào bài giảng những tình huống lý thú, những mẫu chuyện sinh độngcó liên quan đến nội dung bài giảng để gây sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứngthú cho người học Nếu nghe giảng chỉ tập trung vẫn chưa đủ mà sinh viên cần phảighi chú nội dung quan trọng, bởi “Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, trí nhớ đậm không
Trang 5bằng nét mực mờ” Ghi chú lại những vấn đề quan trọng là cơ sở để sinh viên cóthể tự học, tự ôn bài cho tốt Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên ghi chépnhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, đánh dấu bằng bút nhớ dòng, viếttheo đề cương hay theo sơ đồ tư duy Mỗi lần ghi chú như vậy là một lần sinh viênnhớ bài và đây cũng xem như là tài liệu để các em tự học, tự ôn tập hiệu quả.
- Năm, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng đọc sách để phục vụviệc tự học
Để việc đọc sách hiệu quả thì sinh viên phải xác định được mục đích đọc.Khi xác định được mục đích đọc, sinh vên sẽ tập trung và sẽ cố gắng hoàn thànhtrong thời gian sớm nhất Khi xác định được mục đích đọc sách, giáo viên sẽ hướngdẫn sinh viên cách đọc sao cho hiệu quả Đối với những loại tài liệu khác nhau,chắc chắn mục đích đọc của sinh viên không giống nhau và dẫn đến cách đọc sẽkhác nhau Ví dụ, khi các em đọc quảng cáo, mục đích là để mua nhà hay thuêphòng trọ thì cách đọc ở đây sẽ là tham khảo, đọc nhanh Tuy nhiên, khi sinh viênđọc giáo trình của môn Phương pháp học đại học, mục đích là nắm được kiến thứcvà kỹ năng học đại học thì cách đọc của các em phải khác Lúc này, đòi hỏi sinhviên phải tập trung cao độ để đọc, đọc kỹ, đọc có hệ thống để nắm những kiến thứctổng quát lẫn chi tiết cụ thể
- Sáu, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng công nghệthông tin để phục vụ việc học tập
Ngày nay, việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong học tập là một trongnhững khâu quan trọng trong quá trình tự học của sinh viên Sử dụng công nghệthông tin sẽ giúp các em chủ động trong nghiên cứu, tìm tòi tri thức để các em có
Trang 6thể tiếp cận nguồn tài liệu khổng lồ trên mạng, quá đó giúp các em biết cách tìmkiếm tài liệu nhanh chóng và chính xác Do vậy, giảng viên cần trang bị cho sinhviên một số kỹ năng như: kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng sử dụngthư điện tử, kỹ năng thiết kế powerpoint trong trình chiếu powerpoint Qua đó, sinhviên sẽ tự mình tra cứu tài liệu, tự trau dồi, cập nhật kiến thức và kỹ năng để phụcvụ việc học tập được tốt hơn Sinh viên cần tăng cường sử dụng thư điện tử trongtương tác giữa sinh viên với giảng viên để có thông tin hai chiều nhanh chóng,cũng như việc sử dụng thư điện tử giữa sinh viên với nhau để chia sẻ nguồn tư liệuvà cùng nhau phấn đấu trong học tập.
Để nâng cao năng lực tự học của sinh viên, có rất nhiều giải pháp mà giảngviên có thể thực hiện Nhưng nhằm giúp sinh viên một cách hiệu quả nhất, theoquan điểm cá nhân của tôi, việc hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập là quantrọng nhất, vì việc lập kế hoạch đầy đủ, chi tiết sẽ giúp sinh viên định hình đượcmục tiêu và phương pháp học tập hiệu quả để có thể tự nâng cao khả năng tự họccủa bản thân
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụvà kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng Trong đó kế hoạch phảiđược xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi hoặc thậmchí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán chotừng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh củamình Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng đểưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.Nếu việc học dàn trảithiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao Sau khi đã xác định được trọng
Trang 7tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lý logic về cả nội dung lẫn thời gian,đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tựđược thể hiện chi tiết trong kế hoạch Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc họcđược trôi chảy thuận lợi.
Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ đượchọc sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời gian màcòn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học
Kế hoạch tự học của sinh viên phải thực tế và linh hoạt, không thể lập mộtkế hoạch mà trong đó mỗi công việc đều quy định thời gian cụ thể chi tiết Vì nhưvậy, chúng ta có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ Do đó,kế hoạch học tập của sinh viên không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam,một phương hướng có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi để sinh viên hành độngnhằm sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, sao cho kế hoạch đó phảiở trong tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy các em mới làm chủđược quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và cáccông việc phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giảng viên
Để có được một kế hoạch học tập hiệu quả, giảng viên có thể hướng dẫn sinhviên thực hiện các bước cụ thể sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị
Đây là bước mà sinh viên cần nhìn lại tiềm năng của bản thân và đặt ra chomình những mục tiêu cụ thể Vì vậy, ở bước này, sinh viên cần thực hiện một sốcông việc như:
Trang 8+ Phân tích khả năng của mình cho từng môn học và từng kỹ năng, để đặt ranhững mục tiêu phù hợp: Một số sinh viên khi đặt mục tiêu thường không tự đánhgiá năng lực của bản thân, dẫn đến việc đặt mục tiêu bị quá sức so với khả năng,không hoàn thành được mục tiêu và có thể khiến bản thân cảm thấy mất động lực.Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải lưu ý trong việc đặt mục tiêu, hiểu rõ khảnăng của bản thân đối với từng môn học (Ví dụ có những sinh viên giỏi về các mônlogic, toán học, tài chính, có những sinh viên thì có thế mạnh ở các môn quản trị,xã hội,…), và từ đó mới xác định được mục tiêu phù hợp với năng lực của bảnthân, tránh làm cho bản thân bị chán nản khi không đạt được mục tiêu
+ Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cũng như mức độ quan trọngcủa từng môn học: Việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng là khâuquan trọng để có thể chọn kế hoạch học tập phù hợp cho mỗi sinh viên Đối vớitừng lĩnh vực mà sinh viên theo học, có một số môn học mang tính nền tảng vềkiến thức, kỹ năng, và một số môn học đóng vai trò bổ trợ Sinh viên cần xác địnhmức độ quan trọng của từng môn học, kết hợp việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếucủa bản thân để có thể phân bổ mức độ đầu tư cho từng môn học, qua đó phần nàonâng cao hiệu suất học tập và tạo động lực trong việc tự học, tìm tòi, nghiên cứukiến thức, kỹ năng
+ Sau khi phân tích khả năng học tập, sinh viên cần tiếp tục phân tích thóiquen của mình Sinh viên là người sẽ học hiệu quả vào buổi sáng hay ban đêm?Sinh viên thích học nhiều thứ cùng lúc, hay chỉ có khả năng tập trung vào một chủđề ở một thời điểm cụ thể?
Trang 9Việc xác định được khả năng học tập và thói quen của bản thân sẽ giúp sinhviên xây dựng được kế hoạch học tập hiệu quả hơn Việc học sẽ được lên kế hoạchphù hợp với khả năng, thói quen và mức độ tiếp thu của mỗi sinh viên Qua đó,sinh viên có động lực để duy trì kế hoạch và thực hiện mỗi ngày.
+ Tiếp theo, sinh viên cần xem lại lịch học, thời gian biểu, tính toán chi phí(nếu cần) để đạt được mục tiêu
- Bước 2: Lập kế hoạch học tập cá nhân
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết như trên, sinh viên cần thiếtkế một bản kế hoạch học tập cá nhân Về hình thức và thành phần của bản kế hoạchnày, mỗi người đều có ý tưởng khác nhau Hơn nữa, kế hoạch học tập trong 1 năm,1 quý, 1 tháng hay 1 tuần cũng có sự khác biệt nhất định Tuy nhiên nhìn chung,một bản kế hoạch hiệu quả sẽ bao gồm:
+ Tên kỹ năng/môn học+ Mục tiêu của bạn+ Thời gian hoàn thành mục tiêu+ Các nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, kèm theo thời gian(địa điểm, sách, tài liệu…) của nhiệm vụ này
+ Ghi chú
- Bước 3: Thực hiện và chỉnh sửa
Sau khi đã sở hữu cho riêng mình một bản kế hoạch học tập cá nhân, sinhviên chỉ cần thực hiện theo nội dung mình đã đặt ra Trong thời gian áp dụng, nếuthấy nội dung nào chưa thật sự hợp lý, sinh viên nên điều chỉnh cho phù hợp Tuynhiên, đừng thay đổi kế hoạch chỉ vì…lười biếng
Trang 10Ngoài ra, sinh viên cũng đừng quên đánh giá tiến độ học tập cùng kết quảđạt được khi thời gian thực hiện mục tiêu kết thúc Bởi đây chính là cơ sở quantrọng cho những bản kế hoạch tiếp theo của sinh viên
Nhìn chung, để có thể lập một kế hoạch học tập hiệu quả, sinh viên cần trangbị những kỹ năng: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin củamôn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tựhọc, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việcđộc lập, biết tự ôn tập, kiểm tra