1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Lý luận dạy học Đại học

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm “Dạy học lấy người học làm trung tâm”
Chuyên ngành Lý luận dạy học Đại học
Thể loại Tiểu luận kết thúc chuyên đề
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Trình bày những hiểu biết của anh/chị về quan điểm “Dạy học lấy người học làm trung tâm” và quan điểm của anh/chị trong việc triển khai thực tế công việc này hiện nay.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ“LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC”LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

ĐỀ BÀI

Trình bày những hiểu biết của anh/chị về quan điểm “Dạy học lấy ngườihọc làm trung tâm” và quan điểm của anh/chị trong việc triển khai thực tế côngviệc này hiện nay

BÀI LÀM1 Về quan điểm “Dạy học lấy người học làm trung tâm”

Thuật ngữ “dạy học lấy người học làm trung tâm” (dạy học tập trung vàongười học) chỉ mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong những năm gầnđây Theo K.Barry và King (1993), đặt cơ sở cho dạy học lấy người học làmtrung tâm là những công trình của John Dewey (Experience and education,1938) và Carl Rogers (Freedom to learn, 1986) Các tác giả này đề cao nhu cầu,lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập,được tự lực tìm tòi nghiên cứu Theo hướng đó, bên cạnh xu hướng truyền thốngthiết kế chương trình dạy học lấy logic nội dung môn học và vai trò người dạylàm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu,lợi ích của người học làm trung tâm

Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng lấy người học làm trung tâm được mở rộngsang lĩnh vực giáo dục nói chung Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” doUNESCO xuất bản năm 1979 bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đãdùng thuật ngữ “giáo dục căn cứ vào người học”, “giáo dục tập trung vào ngườihọc” với định nghĩa là “sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và giảng dạyđược xác định bởi nhu cầu, mong muốn của người học và người học tham giatích cực vào việc hình thành và kiểm soát, sự giáo dục này huy động nhữngnguồn lực và kinh nghiệm của người học”

R.C Sharma (1988) viết: “Trong phương pháp dạy học lấy người học làmtrung tâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích

Trang 2

của người học Mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực độc lập họctập và giải quyết các vấn đề… Vai trò của giáo viên là tạo ra những tình huốngđể phát triển vấn đề, giúp học sinh nhận biết vấn đề, lập giả thuyết, làm sáng tỏvà thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kết luận”

R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng dạy học lấy người học làm trung tâmđặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động học Người học được đặt ởvị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trìnhhọc tập Vì nhấn mạnh điều này, tác giả đề nghị thay thuật ngữ “quá trình dạyhọc lấy người học làm trung tâm”, “quá trình học tập do người học điều khiển”.Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năngcủa mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối vớigiáo dục”

Quan niệm dạy học lấy người học làm trung tâm là một tư tưởng, mộtquan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổchức và đánh giá hiệu quả dạy học Việc xác định người học làm trung tâm ởđây phải được hiểu là dạy học hướng vào người học, tập trung mọi điều kiện tốtnhất cho người học được học, phát triển Do vậy, mọi nỗ lực của người dạy là vìngười học, cho người học, việc chuyển bị điều kiện dạy học (môi trường) tốtnhất cũng cho người học có điều kiện nhận thức tốt nhất có thể

Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm không những không hạthấp vai trò của người dạy mà trái lại đòi hỏi người dạy phải có trình độ cao hơnnhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp S.Rassekh (1987) viết: “Với sựtham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực, với sự đề cao trísáng tạo của mỗi người học thì sẽ khó mà duy trì mối quan hệ đơn phương vàđộc đoán giữa thầy và trò Quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụđộng và dốt nát của học sinh mà dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vàosự phát triển tột đỉnh của các em… Một giáo viên sáng tạo là một người biếtgiúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học Giáo viên phải làngười hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt trithức” Hình thức dạy học giúp cho người học chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát

Trang 3

triển tư duy nhận thức cho người học, phát huy mạnh mẽ tính tích cực trong họctập Để việc dạy học lấy người học làm trung tâm này thật sự phát huy tác dụngkhi có những điều kiện giáo dục nhất định như: Ý thức tự giác học tập của họcsinh cao, cơ sở vật chất phục vụ dạy học đầy đủ và phù hợp, giáo viên có nănglực khơi gợi tạo tình huống, môi trường giáo dục xã hội thuận lợi, nguồn tàiliệu, Dạy học lấy người học làm trung tâm có nghĩa là việc học hoàn toàn dongười học quyết định và người học có thể đưa ra sự chọn lựa về việc học cái gì,học như thế nào và học khi nào ngay từ lúc họ bắt đầu sắp xếp việc học củamình có sự hỗ trợ, hướng dẫn của người dạy.

Theo tác giả Lê Khánh Bằng về dạy học “lấy người học làm trung tâmtrên hai phương diện vĩ mô và vi mô, ở đây người dạy phải tính đến nhu cầu,nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc tư duycủa từng người học”

+ Trên phương diện vĩ mô: Trong quá trình dạy học lấy người học làm

trung tâm, cần phải chú ý đến những yêu cầu của xã hội được phản ánh vàomong muốn của người học và đáp ứng được những yêu cầu đó Người học lànhân vật trung tâm, người dạy là nhân vật quyết định chất lượng Một cách kháiquát, người dạy đại diện cho nhà trường, đại diện cho hệ thống giáo dục Mốiquan hệ giữa nhà trường với người học thực chất là quan hệ của nhà trường vàyêu cầu của xã hội

Dạy học lấy người học làm trung tâm về mặt vĩ mô phải thỏa mãn hai yêucầu cơ bản là:

- Thứ nhất là sản phẩm hệ thống giáo dục quốc dân và nhà truờng đào tạora đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội

- Thứ hai là chú ý đầy đủ lợi ích của người học, tức là quan tâm đến cácđặc điểm tâm sinh lí và các điều kiện kinh tế xã hội của người học, tạo chongười học có niềm vui và hạnh phúc trong học tập

Hai yêu cầu này đôi khi mâu thuẫn với nhau Vì vậy, khi mâu thuẫn nàynảy sinh, cần có các cách giải quyết phù hợp

Trang 4

+ Trên phương diện vi mô: Trong quá trình dạy học, việc lấy học sinh

làm trung tâm gồm 4 điểm cơ bản sau:

- Việc dạy học phải xuất phát từ đầu vào (người học), tức là từ nhu cầu,động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học Ở đây, cần thấy người học nhưđang tồn tại, với những ưu điểm và nhược điểm, những điều chưa biết và đãbiết Phải tiến hành việc học tập trên cơ sở hiểu biết năng lực đã có của họ

- Cần đòi hỏi người học tham gia tích cực vào quá trình học tập, khôngtiếp thu một cách thụ động Người học cần tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động

- Thực hiện phân hóa, chú ý đến tư duy của từng người học, không gò bótheo cách suy nghĩ đã định trước của người dạy

- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để người học tự kiểm tra, tựđánh giá quá trình học tập của mình tiến tới tự đào tạo và giải quyết các vấn đề líluận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo

Trong hoạt động dạy học lấy người học làm trung tâm, người dạy đóngvai trò rất quan trọng Muốn thực hiện dạy học lấy người học làm trung tâm,người dạy vừa phải chú ý đến người học, vừa phải chú ý đến điều phải học.Người dạy là người hướng dẫn, vì vậy phải không ngừng vươn lên học tập suốtđời để làm gương tốt cho người học Người dạy phải là người có khả năng tổchức, điều khiển mọi hoạt động của người học, giúp người học học tập tốt.R.R.Singh đã viết: “Trong dạy học lấy người học làm trung tâm, người dạykhông chỉ là người truyền thụ những kiến thức riêng rẽ Người dạy giúp chongười học thường xuyên tiếp xúc với những lĩnh vực học tập ngày càng rộng lớnhơn Người dạy đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mựccho người học người dạy không phải là chuyên gia ngành hẹp, mà là một cán bộtri thức, là người học hỏi suốt đời Trong việc thực hiện quá trình dạy học, ngườidạy và người học cùng nhau tìm tòi khám phá”

“Dạy học lấy người học làm trung tâm” có 04 đặc trưng cơ bản như sau:- Người học - chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức cùngvới cách tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình

- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn

Trang 5

- Người dạy là thầy học - chuyên gia về học và tự học, là người tổ chức vàhướng dẫn quá trình dạy - tự học, quá trình kết hợp cá nhân hoá với xã hội hoáviệc học của người học.

- Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức.Khi giảng dạy áp dụng quan điểm “lấy người học làm trung tâm” cần phảilưu ý những nguyên tắc sau đây:

- Người học phải có trách nhiệm hoàn toàn về việc học của họ.- Sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học là vô cùng cầnthiết

- Quan hệ giữa người dạy và người học phải bình đẳng với nhau.- Người dạy là người gỡ khó và cung cấp thông tin cho người học.- Khai thác hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của người học- Người học thành công là người có thể diễn đạt tri thức đã học một cáchcó ý nghĩa và chặt chẽ; có thể liên kết cái mới biết với cái đã biết một cách có ýnghĩa; có thể tạo ra hoặc sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt đến mụctiêu học tập

- Hoạt động học tập chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường chẳng hạnnhư văn hoá, trình độ công nghệ và phương pháp giảng dạy

- Học được những gì và bao nhiêu phụ thuộc vào động cơ học tập củangười học Động cơ này phụ thuộc vào trạng thái tình cảm, sở thích và mục đíchhọc tập, và thói quen suy nghĩ của người học

- Học tập là một hoạt động chịu sự chi phối bởi quan hệ xã hội, bởi sựgiao tiếp với những người khác

- Đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá người học và quá trình họccủa họ là điều không thể thiếu trong hoạt động dạy học

2 Về việc triển khai thực tế “Dạy học lấy người học làm trung tâm” hiệnnay

Với phương châm “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính chủđộng, sáng tạo của sinh viên, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay đã nhanhchóng đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ Đi cùng với quá

Trang 6

trình này là những thay đổi trên nhiều phương diện: mục tiêu đào tạo, nội dungchương trình dạy học,quản trị nhà trường, phương thức và phương pháp đào tạo,mô hình hoạt động dạy – học trong đào tạo…

- Về xây dựng chương trình, nội dung đào tạo:Hiện nay, về cơ bản chương trình, nội dung các môn học ở các ngành họctrong các trường đại học đều được xây dựng theo nhu cầu thực tiễn từ người họcvà xã hội Các nhà giáo dục sẽ dựa trên quá trình khảo sát, điều tra thực tiễn,nắm bắt nhu cầu của xã hội, hỏi ý kiến chuyên gia để xây dựng chương trình đàotạo cho phù hợp với mong muốn của người học và đáp ứng nhu cầu xã hội Vídụ: Nhiều trường đại học hiện nay liên tục cập nhật và xây dựng thêm nhiềuchuyên ngành mới theo đúng xu hướng của xã hội Ngoài ra, nội dung chươngtrình các môn học ngoài khung đề cương chung được xây dựng ngay từ đầu,luôn có sự mở rộng, cập nhật, biến đổi linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng hoạtđộng (người dạy – người học), không gian, thời gian, mục tiêu, nội dung chươngtrình đào tạo và bối cảnh xã hội trong mỗi giai đoạn khác nhau Môn học sẽthường xuyên có sự trao đổi, thảo luận trong nhóm giảng viên giảng dạy mônhọc hoặc sinh hoạt tổ bộ môn Thêm vào đó, các chương trình đào tạo sẽ đượcbổ sung, chỉnh sửa qua các năm (5 năm/lần thay đổi) Trong hệ thống các mônhọc của ngành học, ngoài các môn học bắt buộc, sinh viên có thể lựa chọn cácmôn học yêu thích Và thường thì nội dung tự học của sinh viên sẽ gấp đôi thờigian học trên lớp (ví dụ môn 2 tín chỉ sinh viên sẽ có 30 giờ lên lớp và 60 giờ tựhọc, môn 3 tín chỉ sinh viên có 45 giờ lên lớp và 90 giờ tự học) Điều này chothấy người học muốn đạt kết quả cao cần phát huy tính chủ động và dành thờigian cho việc tự học nhiều hơn thay bằng chỉ tiếp nhận kiến thức trên lớp

- Về tổ chức hoạt động đào tạo:Nếu như trước đây, trong hệ đào tạo niên chế (học theo năm định sẵn)sinh viên sẽ phải tham gia cùng nhau theo lớp, học theo thời khóa biểu định sẵndo phòng đào tạo xếp và sinh viên sẽ có số năm tốt nghiệp như nhau (4 nămhoặc hơn tùy trường đào tạo)…thì hiện nay sinh viên hoàn toàn có thể phát huyquyền làm chủ, chủ động trong việc học của mình: quyền lựa chọn và đăng ký

Trang 7

môn học, chủ động sắp xếp thời gian học (thời gian theo học các môn, số lượngmôn học các học kỳ, số năm học để tốt nghiệp), được quyền lựa chọn giảng viêngiảng dạy…Ngoài ra, các trường sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình đốithoại giữa nhà trường, giảng viên với sinh viên nhằm phát huy tính dân chủ, đápứng nhu cầu, mong muốn từ người học Đồng thời thúc đẩy các chương trìnhngoại khóa phát huy sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.

- Về hoạt động dạy và học:Để thực hiện phương châm “lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi ngườidạy phải thay đổi phương pháp dạy học: từ dạy học truyền thống mang tính chiasẻ, truyền thụ kiến thức sang phương pháp dạy học mang tính định hướng, khơigợi sự tò mò, phát huy tính sáng tạo cho người học dần được thực hiện Nhiềugiảng viên đã nhanh chóng áp dụng các mô hình lớp học hiện đại như lớp họcđảo ngược, dạy học theo dự án, tình huống, các hoạt động thảo luận, tương tácnhằm tạo tạo môi trường học tập năng động, thoải mái, phát huy tư duy phảnbiện ở người học Giảng viên gia tăng thời gian tự học và thực hành cho sinhviên qua các bài tập thực hành, các dự án được thực hiện Nhiều giảng viên trởthành “nhà giáo dục truyền cảm hứng”, thấu hiểu và luôn sẵn sàng hỗ trợ ngườihọc

Có thể nói, những cố gắng trên từ phía các trường đại học đã phần nàođem đến sự thay đổi bước đầu ở người học, có thể kể đến như:

- Thoát khỏi tính khuôn mẫu của một chương trình định sẵn.- Làm chủ được việc học của bản thân thông qua quyền được lựa chọnmôn học, hình thức, và thời gian học phù hợp

- Hình thành được sự tự tin, cởi mở trong việc bộc lộ quan điểm và xâydựng, đào sâu vấn đề

- Từ đó trở nên chủ động trong quá trình tìm kiếm tri thức và rèn luyện kĩnăng bản thân dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của người thầy

Mặc dù bước đầu có thay đổi nhưng tôi cho rằng quan điểm “Lấy ngườihọc làm trung tâm” trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ởnhững thay đổi mang tính bề nổi chứ chưa đi vào bản chất của vấn đề

Trang 8

Có một thực tế hiện nay là trong chương trình đào tạo của nhiều trường,các môn học còn mang nặng tính lý thuyết xa vời, trong khi các học phầnchuyên ngành, thực hành không tương xứng với khối kiến thức và kỹ năng cầntrang bị cho sinh viên Trong khi đó mục tiêu phải đào tạo ra những công dântoàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo, có đủ tố chất để lĩnh hội các kỹthuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số này Các học phần bắt buộc chiếmsố lượng quá nhiều so với học phần được lựa chọn để học.

Mặt khác khi chuyển sang hình thức học tín chỉ, sinh viên được cắt giảmthời gian lên lớp và dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học Tuy nhiên, sự thayđổi này không đi kèm với một hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, khoa học, cũngnhư thiếu hụt các hoạt động thực hành hỗ trợ cho quá trình tự học của sinh viên.Do đó, trên thực tế thì sinh viên hiện nay có nhiều thời gian hơn để đi làm thêm,tham gia các hoạt động giao lưu, giải trí bên ngoài Phần lớn sinh viên vẫn họcmột cách thụ động, ít có sự sáng tạo, mở rộng những kiến thức được tiếp thutrên lớp Tâm lý coi trọng điểm số, học để qua môn, coi việc học là nghĩa vụ,trách nhiệm phải hoàn thành, “phải đi học” để tích lũy đủ số tín chỉ ra trường làsuy nghĩ của rất nhiều bạn sinh viên hiện nay Hơn nữa trong thời đại số 4.0,nhiều bạn sinh viên chủ yếu sử dụng mạng Internet vì mục đích giải trí thay vìkhai thác các lợi ích giáo dục của nó Kỹ năng giao tiếp, phản biện, tư duy sángtạo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm…còn kém và lúng túng khi đi kiến tập,thực tập tại các cơ quan, công sở, doanh nghiệp Do đó dẫn đến những vấn đềnhư sau:

- Sinh viên tận dụng thời gian chủ yếu để đi làm thêm, tham gia các hoạtđộng giao lưu, giải trí

- Phần lớn còn học một cách thụ động, thể hiện ít tính sáng tạo và chủđộng mở rộng kiến thức

- Tâm lý coi trọng điểm số, coi việc học là một sự bắt buộc còn phổ biến.- Chưa khai thác được giá trị giáo dục trên các nền tảng số, chủ yếu sửdụng với mục đích giải trí

Trang 9

- Chưa xây dựng và phát triển được nền tảng kỹ năng mềm như kỹ năngtư duy phản biện, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, v.v.

Giảng viên gặp nhiều khó khăn, rào cản khi thực hành quan điểm trên: sốlượng lớp dạy/năm học quá nhiều; hệ số lớp đông nên khó khăn trong việc thấuhiểu, hỗ trợ người học; những áp lực về thành tích, điểm số và các thủ tục hànhchính; thiếu các chương trình hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy giảng viên Hay giảngviên muốn áp dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy mới nhưng khó thực hiệndo thiếu các trang thiết bị cần thiết hoặc đã hư hỏng như máy chiếu, máy tính,âm thanh, ánh sáng, kết nối mạng wifi… Thêm vào đó, hiện nay đa phần khônggian lớp học trong các giảng đường của nhiều trường vẫn được bố trí theo hìnhthức truyền thống, trong đó thầy đứng trên bục giảng ở vị trí cao hơn còn trò sẽngồi tập trung ở dưới Điều này vô hình chung đã tạo ra khoảng cách nhất địnhgiữa thầy và trò (có những giảng viên gần như đến lớp chỉ đứng yên trên bụcgiảng mà không có sự giao lưu với sinh viên), thiếu sự kết nối Hơn nữa nhiềugiảng viên thiếu sự cập nhật, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hay đổimới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy Tư tưởng về vị thế, thứ bậc cao củangười thầy, sự tuyệt đối hóa về kiến thức, tâm lý thực dụng, coi trọng quyền lực,địa vị vẫn khá phổ biến

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp dạy học hiện đại được áp dụng trongcác giờ học Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống người dạy đã sửdụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm song chúng ta cầnnhìn vào hai mặt của vấn đề Các phương pháp dạy học mới đem lại nhiều lợiích cho người học: giúp phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện nhiều kỹnăng học tập hiệu quả đồng thời tạo hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình truyền tảikiến thức của người dạy Nhưng nếu lạm dụng và sử dụng không đúng cáchnhững phương pháp dạy học mới sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên chỉ nêu câu hỏi,yêu cầu học viên tự nghiên cứu và tình bày, thiếu đi sự hướng dẫn, gợi mở, phântích, giảng giải cần thiết từ giáo viên khiến người học khó nắm bắt Quan trọnghơn là làm cho người học không tiếp nhận được khối lượng kiến thức cần thiết

Trang 10

từ người thầy trong mỗi bài học và qua từng môn học để áp dụng vào công tácthực tiễn sau khi tốt nghiệp.

Nhìn chung, các hoạt động đổi mới ở nhiều trường đại học ở Việt Namhiện nay còn mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nội dung, đôikhi còn giảm chất lượng đào tạo Ví dụ hiện nay tại nhiều trường đại học sinhviên đa phần vẫn phải học theo các môn trong chương trình, không được lựachọn giảng viên (lý do là nhà trường thiếu cơ sở vật chất để bố trí cho sinh viênhọc hoặc nguồn giảng viên chưa đủ để sinh viên có quyền lựa chọn (trường hợpmột giảng viên/môn học hoặc nhiều giảng viên dạy nhiều môn học vẫn khá phổbiến) Do đó, để thực hiện được quan điểm “Giáo dục lấy người học làm trungtâm” thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành trong hệ thống giáo dục Việt Nam nóichung và các trường đại học nói riêng trước hết cần nhận thức đúng, rõ, thấu đáovề quan điểm này: thực sự tôn trọng nhu cầu, mong muốn và thấu hiểu ngườihọc; chất lượng người học là một trong những mục tiêu hàng đầu; tôn trọng sựkhác biệt ở người học…Trên cơ sở đó tạo ra sự thay đổi một cách hệ thống, toàndiện các phương diện liên quan trong hệ thống tổ chức, quản lý giáo dục tại mỗitrường đại học, hướng đến việc xây dựng các chương trình đào tạo, các hoạtđộng dạy học phù hợp với nhu cầu, mong muốn, năng lực của người học, thúcđẩy sự tích cực, sáng tạo, xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, cởi mở…

“Giáo dục lấy người học làm trung tâm” là quan điểm đúng đắn, phù hợpvới mục tiêu, bản chất của giáo dục Để làm được điều này, đòi hỏi giáo dụcViệt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng cần có sự dũng cảm, đối diệnvới những vấn đề bất cập, phân tích, nhìn nhận và lựa chọn hướng đi phù hợp.Trong đó, điều cần nhất đối với các nhà giáo dục là sự tận tâm, nhiệt huyết vớinghề, yêu thương học trò và thực sự mong muốn tạo ra sự thay đổi ở người họctrên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng

Ngày đăng: 06/09/2024, 10:40

w