Công tác đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nó là cả quá trình và là kết quả có được từ bên trong hệ thống của cơ sở giáo dục trong suốt
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC
Họ và tên học viên: NGUYỄN NGỌC LÊ TRÂM
Ngày sinh : 22/9/1983
GVHD : PGS.TS ĐỖ ĐÌNH THÁI
Lớp : NVSP KHÓA 89_2023 -2024
Thành phố Hồ Chí Minh –12/2023
I
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Họ và tên học viên: NGUYỄN NGỌC LÊ TRÂM Ngày sinh : 22/9/1983 GVHD : PGS.TS ĐỖ ĐÌNH THÁI Lớp : NVSP KHÓA 89_2023 -2024 Điểm bài tiểu luận và nhận xét của Giảng viên
Giảng viên ( Ký ghi rõ họ tên )
II
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Khái niệm Văn hóa – Văn hóa chất lượng 3
1.1.1 Khái niệm Văn hóa 3
1.1.2 Khái niệm VHCL 4
1.2 Hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong tại các cơ sở giáo dục 6
1.3 Mối quan hệ giữa VHCL và bảo đảm chất lượng bên trong (IQA) tại các cơ sở GDĐH 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VHCL TRONG CƠ SỞ GDĐH 8
2.1 Mô hình VHCL trong cơ sở GDĐH 8
2.2 Những nguyên tắc khi xây dựng VHCL 10
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VHCL TRONG CƠ SỞ GDĐH……… ……11
PHẦN KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Diễn giải
1.
VHCL Văn hóa chất lượng
2.
GDĐH Giáo dục Đại học
III
Trang 4BĐCL Bảo đảm chất lượng
4.
IQA Bảo đảm chất lượng bên trong - Internal Quality
Assurance
5.
EQA Bảo đảm chất lượng bên ngoài - External Quality
Assurance
IV
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về giáo dục và cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 cùng với nền kinh tế tri thức đã có những tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh khoa học công nghệ là một thế giới phẳng, xu thế liên kết trong giáo dục và đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên, công nhận và sử dụng chung kết quả đào tạo của nhau giữa các trường đại học trong nước và quốc tế là xu thế tất yếu “Chất lượng sản phẩm” được xem là tiêu chuẩn để đo lường và đánh giá trong quá trình hợp tác trao đổi toàn cầu
Trong xu thế chung đó trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đã nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề nâng cao và đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo Đây là yếu tố cơ bảo đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các cơ sở giáo dục, các trường đại học Công tác đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nó là cả quá trình và là kết quả
có được từ bên trong hệ thống của cơ sở giáo dục trong suốt quá trình hình thành, hoạt động, cải tiến và phát triển VHCL phải được hình thành và thấm nhuần trong từng chính sách, hoạt động và con người của tổ chức từ đó mới thể hiện được bản sắc riêng của mình Đó là chất để định vị chính mình trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cơ sở giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Với những lý do vừa nêu, học viên lựa chọn chủ đề “VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ” để trình bày quan điểm cá
nhân, phân tích và lý giải những nhận định cá nhân của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu "VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC” sẽ trình bày khái niệm, vai trò của VHCL; phân tích một số khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển VHCL Từ đó, nghiên cứu này sẽ phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển VHCL trong cơ sở GDĐH Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp những người quản lý giáo dục, đào tạo, các trường đại học và giảng viên có thêm góc nhìn về VHCL tại nơi mình công tác
1
Trang 63 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tạo thành VHCL tại các cơ sở GDĐH Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phạm vi trong các cơ sở GDĐH
4 Phương pháp nghiên cứu
Qua nghiên cứu các ấn phẩm, sách, tài liệu liên quan đến phẩm chất của người giảng viê trong bối cảnh giáo dục 4.0 hiện nay và các đề tài nghiên cứu có liên quan trước đó
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về VHCL trong các cơ sở GDĐH
Chương 2: Phân tích mô hình VHCL trong các cơ sở GDĐH – Những thuận lợi và khó khăn
Chương 3: Kết luận – Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển VHCL trong cơ sở GDĐH
2
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VHCL TRONG CƠ SỞ GDĐH 1.1 Khái niệm Văn hóa – Văn hóa chất lượng
1.1.1 Khái niệm Văn hóa
Hồ Chí Minh (1995) định nghĩa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
Khái niệm về văn hóa được trích dẫn khá phổ biến của (Edgar, 2004)nêu lên
“Văn hóa tổ chức là một tập hợp các nguyên tắc được chia sẻ chung giữa những thành viên của một tập thể, được hình thành trong quá trình tập thể ấy giải quyết các vấn đề nhằm thích ứng với môi trường bên ngoài cũng như các vấn đề liên quan đến
sự kết nối bên trong Đó là những nguyên tắc có hiệu quả tốt để mọi người đều công nhận giá trị của chúng, và vì vậy, chúng được truyền đạt đến những thành viên mới nhằm giúp họ hình thành cách lĩnh hội, tư duy và cảm nhận khi đối diện với các vấn
đề của tập thể”
Văn hóa trong tổ chức có thể đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một tổ chức như mô hình minh họa bên dưới
Hình 1.1: Mô hình Văn hóa
3
Trang 8Như vậy, văn hóa của một sơ sở giáo dục đại được biểu hiện sinh động, đa dạng ở hệ giá trị, triết lý, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường Đây là một trong những thành tố quan trọng mang tính chất sống còn, gắn chặt với quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, tạo ý chí, niềm tin, khát vọng cống hiến, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân với nhà trường, giữa nhà trường với xã hội Ngoài ra, nó còn biểu hiện trực tiếp ở bầu không khí làm việc; ở tinh thần, thái
độ, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhân viên ở mối quan hệ ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các phòng ban chức năng với đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên, giữa đội ngũ CBGV với sinh viên và ngược lại Môi trường sống về cảnh quan, không gian, sự tổ chức sắp xếp hài hòa các yếu
tố thiên nhiên - con người - văn hóa, cách bài trí nhà trường Tất cả tạo thành môi trường sống, làm việc đặc trưng, mang đậm dấu ấn truyền thống lịch sử - văn hóa, tính chất ngành nghề, lĩnh vực và đặc trưng, đặc thù của nhà trường”
Một môi trường văn hóa tích cực và lành mạnh trong trường học có thể nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới nếu coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người Từng cá nhân trong cơ sở không ngừng sáng tạo, cống hiến, hoàn thành tốt trọng trách, sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, củng cố hình ảnh, uy tín, thương hiệu, niềm tin của nhà trường
1.1.2 Khái niệm VHCL
Đối với các trường đại học tiên tiến trên thế giới, VHCL ra đời và giữ vai trò quan trọng Tại Việt Nam, khái niệm “VHCL” bắt đầu được Bộ GD-ĐT quan tâm
từ những năm 2004 thông qua việc ban hành các chính sách đảm bảo chất lượng, cho đến hiện tại, cũng đã có nhiều khái niệm liên quan
Theo (Harvey, 2004) “VHCL là một tập hợp các nhóm giá trị hướng dẫn cách thực hiện các cải tiến đối với thực tiễn làm việc hàng ngày và kết quả đầu ra”
Từ định nghĩa của Harvey cho thấy văn hóa của một tổ chức là hiện thân của các giá trị cốt lõi, các nguyên tắc chỉ đạo, các phong cách và thái độ đóng góp chung vào hoạt động hàng ngày của tổ chức VHCL phải được thấm nhuần trong qui tắc hành động và thói quen thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của tất cả đội ngũ cán bộ, giảng viên và người học nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa
4
Trang 9học đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội Đây là hiện thân của các giá trị cốt lõi, các nguyên tắc chỉ đạo, các phong cách và thái độ đóng góp chung vào hoạt động hàng ngày của tổ chức Tồn tại 02 loại VHCL trong tổ chức đó là:
VHCL theo hướng hành động với các biểu hiện đặc trưng:
- Nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục
- Như một công cụ để phản ánh
- Đánh giá và cải tiến liên tục
VHCL theo hướng nhận thức các biểu hiện đặc trưng:
- Thói quen làm việc có chất lượng
- Như một chủ đề bối cảnh (cách sống, nghĩ và hiểu,…)
- Nhận thức của cá nhân và tập thể
Tóm lại: VHCL là ý thức, nhận thức và trách nhiệm của tất cả mọi người trong tổ chức về chất lượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung khi thực hiện bất k’ công việc gì Cụ thể:
Ở cấp độ cơ sở: Văn hoá chất lượng biểu hiện qua việc xây dựng và vận
hành có hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm việc xây dựng được chiến lược tốt về đảm bảo chất lượng của các phòng ban, đơn vị trong cơ sở giáo dụng, xây dựng bộ phận thường trực về đảm bảo chất lượng làm việc có hiệu quả
Ở cấp độ cá nhân (Lãnh đạo -Giảng viên – Nhân viên) trong cơ sở giáo dục: sẽ được thể hiện qua việc hoàn thành công việc có chất lượng
cao, đúng thời hạn, đảm bảo đủ số lượng sản phảm, đáp ứng yêu cầu, chi phí hợp lý đáp ứng kĩ năng làm việc nhóm, đoàn kết, dân chủ…
Vai trò của người lãnh đạo trong phát triển văn hoá chất lượng để tạo ra sự gắn kết tự nguyện và sự đồng thuận sáng tạo cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường là rất quan trọng Xây dựng và phát triển VHCL phải đảm bảo sự cân bằng giữa tiếp cận từ trên xuống Ban Giám hiệu nhà trường khởi xướng, lãnh đạo
và gương mẫu thực hiện và từ dưới lên tập thể cũng suy nghĩ và hành động theo
5
Trang 101.2 Hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong tại các cơ sở giáo dục
Chất lượng luôn là mục tiêu trong GDĐH nhưng chất lượng không tự nhiên xuất hiện Để có chất lượng trường đại học phải có kế hoạch chiến lược, nguồn lực
và tổ chức thực hiện theo một cách thức phù hợp, có tính hệ thống BĐCL được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Woodhouse, 1998) Đảm bảo chất lượng bao gồm:
Bảo đảm chất lượng bên trong (Internal Quality Assurance: IQA)
Bảo đảm chất lượng bên ngoài (External Quality Assurance: EQA) BĐCL bên trong là một từ được sử dụng khá thông dụng trong nhiều tổ chức GDĐH, nhưng để giới thiệu và phát triển một hệ thống IQA có hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với nhiều nhà quản lý giáo dục Do vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về các thành tố trong IQA giữa các nhà quản lý giáo dục, giữa các nền giáo dục các tổ chức kiểm định Nhưng nhìn chung có sự thống nhất cao với nhau rằng IQA là một hệ thống, cấu trúc hướng đến duy trì và cải tiến chất lượng không ngừng
Trong khuôn khổ của chính sách giáo dục và quá trình phát triển của các cơ
sở GDĐH, hệ thống này cho phép các cơ sở đào tạo chứng minh rằng trường đại học biết được chất lượng các chương trình, các thành tựu đạt được so với k’ vọng
và sẵn sàng tiếp thu, đưa vào các yếu tố, phương tiện để đảm bảo chất lượng và cung cấp bằng chứng cho chất lượng đạt được trên thực tế Hệ thống này được hình thành cũng nhằm quan tâm đến lợi ích và k’ vọng của các đối tượng có liên quan trong hoạt động của trường, đặc biệt là các đối tượng bên ngoài trường như sinh viên, phụ huynh, nhà tuyển dụng Do đó, sự phát triển của IQA được mong đợi để đảm bảo sự cân bằng thích hợp giữa các hành động thúc đẩy chất lượng bên trong của trường đại học với các quy trình đảm bảo chất lượng được thúc đẩy từ bên ngoài bởi các cơ quan đánh giá và kiểm định chất lượng học
6
Trang 111.3 Mối quan hệ giữa VHCL và bảo đảm chất lượng bên trong (IQA) tại các
cơ sở GDĐH.
Mối quan hệ giữa VHCL và IQA là mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau VHCL quyết định tính bền vững của hoạt động đảm bảo chất lượng Mô hình IQA hoàn thiện với các tiêu chí đánh giá chất lượng rõ ràng, minh bạch trong từng lĩnh vực hoạt động của nhà trường sẽ giúp lượng hóa đánh giá mức độ đạt được của các hoạt động xây dựng và phát triển VHCL từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp Phát triển VHCL phải phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế Giữa BĐCL và VHCL, ĐBCL thể hiện hành động (hữu hình), VHCL thể hiện nhận thức (vô hình)
VHCL là một thành tố quan trọng tác động trực tiếp đến toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng mỗi cơ sở giáo dục Xây dựng và phát triển VHCL trong mỗi
cơ sở GDĐH nhằm mục đích giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng trong GDĐH, cụ thể là vai trò và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc đóng góp vào chất lượng tại đơn vị
VHCL là thể hiện của năng lực chất lượng nguồn nhân lực Vì vậy, khi năng lực chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức đủ lớn, chúng ta có được VHCL Trong chất lượng, khi mức độ nhận thức chất lượng của một tổ chức đủ lớn thì họ quan tâm đến kết quả thực hiện các hoạt động và hoạt động ĐBCL trong tổ chức Ngược lại, họ tập trung vào việc nâng cao nhận thức trách nhiệm và nhận thức chất lượng
7
Trang 12CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VHCL TRONG CƠ SỞ GDĐH
2.1 Mô hình VHCL trong cơ sở GDĐH
(Duy & Ngoc, 2021) đề ra mô hình cấu trúc VHCL tại các cơ sở GDĐH gồm
5 thành phần môi trường chất lượng tương ứng 5 tiêu chuẩn và từ đó xây dựng 19 tiêu chí Mô hình có nội hàm thể hiện văn hóa của tổ chức và các hoạt động đảm bảo chất lượng, cần thiết phải thực hiện và làm cơ sở để đánh giá mức độ thể hiện VHCL trong một tổ chức nhà trường một cách toàn diện từ các yếu tố bên trong và bên ngoài được minh họa như hình bên dưới
VHCL trong môi trường học thuật: Thể hiện giá trị cốt lõi như tự do sáng
tạo học thuật, khách quan trung thực, tôn trọng chân lý, đạo đức khoa học Thông qua các hoạt động như xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư thích đáng cho các hoạt động học thuật phù hợp với sứ mạng, nguồn lực và định hướng phát triển của
cơ sở GDĐH Thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với hoạt động học thuật; Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia sẻ học thuật giữa các thành viên trong
và ngoài cơ sở GDĐH; Thực hiện liên tục bồi dưỡng, phát triển học thuật cho các thành viên của cơ sở GDĐH Thực hiện hoạt động truyền bá học thuật (dạy, học và dịch vụ chuyển giao) theo những quan điểm giáo dục tiên tiến và phù hợp với thời đại một các chất lượng và hiệu quả cao
VHCL trong môi trường xã hội: Bao gồm các hoạt động định hướng giá trị
xã hội của nhà trường, các hoạt động đảm bảo chất lượng, các quy tắc xã hội, cam
8
Trang 13kết, cấu trúc tổ chức nhà trường Nội hàm xoay quanh các hoạt động sau tại cơ sở GDDH:
- Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phù hợp với nguồn lực và vị thế của cơ sở GDĐH
- Thiết lập cơ cấu tổ chức và phân định rõ ràng chức năng, trách nhiệm
và quyền hạn của các đơn vị chức năng trong cơ sở GDĐH
- Xác lập cơ chế điều hành, phối hợp hoạt động và đánh giá hiệu quả của các đơn vị chức năng trong cơ sở GDĐH
VHCL trong môi trường nhân văn: Những thể chế dân chủ trong quản lý
điều hành, các giá trị cơ bản của con người, các mối quan hệ giữa người với người, các điều kiện đảm bảo cuộc sống được quan tâm chăm lo Điều này được thể hiện qua các hoạt động cụ thể:
- Thực hiện các quyền dân chủ toàn diện đối với đội ngũ cán bộ quản
lý, giảng viên, nhân viên và học viên
- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi cơ bản theo chế độ chính sách của nhà nước cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên của cơ sở GDĐH
- Xây dựng các cơ chế, chính sách và biện pháp để cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên thực hiện đầy đủ, chất lượng và hiệu quả trách nhiệm đối với cơ sở GDĐH và xã hội
VHCL trong môi trường văn hóa: Xây dựng các quy tắc ứng xử tôn trọng,
hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên vì sự nghiệp và danh tiếng của cơ sở GDĐH Thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, lưu truyền và phát huy truyền thống tốt đẹp của cơ sở GDĐH kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Thực hiện các hoạt động giao lưu, hợp tác, hội nhập với cộng đồng trong và ngoài nước
VHCL trong môi trường tự nhiên: Kiến trúc, cảnh quan cơ sở GDĐH xanh, sạch, đẹp, hài hòa, hợp lý Cơ sở vật chất và tài chính đảm bảo: giảng đường, lớp học, trang thiết bị day, học, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học đầy đủ về
số lượng và chất lượng Thư viện đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học Ký túc xá và các điều kiện sinh hoạt tốt đảm bảo cho học viên
9