Trang 1 SWABIRA MUANACHA NURO “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” LUẬN VĂN THẠC S
Trang 1SWABIRA MUANACHA NURO
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MỚI TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thái Nguyên - 2023
Trang 2SWABIRA MUANACHA NURO
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
MỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Đình Hà
TS Lã Văn Hiền
CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thái Nguyên - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu về: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là của riêng tôi Trong luận văn các số liệu, kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo
Thái Nguyên, ngày… tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Swabira Muanacha Nuro
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiền tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức và phương pháp
nghiên cứu để tôi thực hiện luận văn : “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Đình Hà và TS Lã Văn Hiền,
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn, các đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình
để tôi hoàn thành luận văn này
Do trình độ chuyên môn, thời gian hạn chế và điều kiện nghiên cứu còn xảy ra sơ suất nhỏ nên kết quả đạt được của luận văn đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
có những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023
Swabira Muanacha Nuro
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix
THESIS ABSTRACT xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.1.2 Giá trị của cây đậu tương 5
1.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến cây đậu tương 8
1.1.4 Phương pháp chọn tạo giống đậu tương 11
1.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước 12
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 12
1.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trong nước 16
1.3 Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam 17
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới 17
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam 19
1.4 Kết luận rút ra từ tổng quan 23
Trang 6CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 24
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1 Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm 27
2.4.2 Các kỹ thuật áp dụng chính 27
2.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 28
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển các giống đậu tương thí nghiệm 35
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng 35
3.1.2 Một số đặc điểm phát triển 37
3.1.3 Một số đặc điểm hình thái 39
3.1.4 Một số đặc điểm sinh lý 41
3.2 Tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm 43
3.3 Năng suất và chất lượng của các giống đậu tương thí nghiệm 47
3.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 47
3.3.2 Chất lượng quả của các giống đậu tương thí nghiệm 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu tương 5Bảng 1.2 Tình hình sản xuất Đậu tương của một số châu lục qua các năm
2020 - 2021 13Bảng 1.3 Tình hình sản xuất Đậu tương của các quốc gia đầu sản xuất đậu
tương lớn nhất trên thế giới qua các năm 2020 – 2021 15Bảng 1.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 16Bảng 2.1 Các giống đậu tương trong thí nghiệm 24Bảng 3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm
trong vụ Hè Thu năm 2022 35Bảng 3.2 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm
trong vụ Xuân năm 2023 36Bảng 3.3 Khả năng sinh trưởng thân cành của các giống đậu tương thí
nghiệm trong vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023) 37Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè
Thu (2022) và vụ Xuân (2023) 39Bảng 3.5 Lượng nốt sần và diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023) 42Bảng 3.6 Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống đậu
tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2022 45Bảng 3.7 Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống đậu
tương thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2023 46Bảng 3.8 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm
vụ Hè Thu năm 2022 47Bảng 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm
vụ Xuân năm 2023 50
Trang 8Bảng 3.10 Đánh giá chất lượng quả của các giống đậu tương thí nghiệm
trong vụ Hè Thu năm 2022 52Bảng 3.11 Đánh giá chất lượng quả của các giống đậu tương thí nghiệm
trong vụ Xuân năm 2023 53
Trang 9DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Đặc điểm hình thái lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 40Hình 3.2: Đặc điểm hình thái hoa của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm 40Hình 3.3: Đặc điểm hình thái hạt của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm 41Hình 3.4: Một số loài sâu hại gây ra trong các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm 44Biểu đồ 3.1 Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2022 49Biểu đồ 3.2 Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2023 51
Trang 10DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1 ACIAR Australian Center for Internacional Agricultural Research
(Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc)
2 AVRDC Asian Vegetable Research and development Center
(Trung tâm nghiên cứu và phát triển thực vật châu Á)
3 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4 CLAN Mạng lưới đậu đỗ và ngũ cốc châu Á
11 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc)
12 HCVS Hữu cơ vi sinh
13 IITA International Institute of Tropical Agriculture
(Viên Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế)
14 INTSOY International Soybean Resourse Base
Chương trình Nghiên cứu Đậu tương Quốc tế
15 KHKTNNVN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
16 LSD Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
19 NSLT Năng suất lý thuyết
20 NSTT Năng suất thực thu
21 P Probability (Xác suất)
22 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
23 RCBD Randomised Complete Block Design (kiểu khối ngẫu
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Swabira Muanacha Nuro
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm gồm 6 công thức tương ứng với 6 giống đậu tương: giống ĐT84, giống ĐT32, giống ĐT33, giống ĐT34, giống ĐT35 và giống ĐT37 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 6 công thức, 3 lần nhắc lại
+ Mật độ vụ Hè Thu: 28 cây/m2, khoảng cách hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 10 cm
+ Mật độ vụ Xuân: 31 cây/m2 , khoảng cách hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 9 cm
- Thời gian nghiên cứu:
Vụ Hè Thu, từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 đến ngày 17 tháng 10 năm 2022
Vụ Xuân, từ ngày 26 tháng 2 năm 2023 đến ngày 21 tháng 6 năm 2023
- Kết quả chính và kết luận:
Trang 12Đề tài đã đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 6 giống đậu tương trồng trong vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023) tại Thái Nguyên Kết quả đánh giá cho thấy:
Qua kết quả thí nghiệm giữa các giống đậu tương trong hai vụ hè-thu (2022) và vụ xuân (2023), đã đưa ra một số kết luận như sau :
- Đặc điểm sinh trưởng:
+ Các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động từ 86-107 ngày (vụ hè-thu) và 86-116 ngày (trong vụ xuân) như vậy các giống đậu tương trong thí nghiệm thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng
từ trung bình
- Đặc điểm sinh hình thái giống:
Dạng cây của các giống đậu tương trong thí nghiệm chủ yếu ở dưới dạng thân đứng, có hình dạng lá trứng và màu xanh Màu sắc hoa chủ yếu là trắng với màu sắc vỏ hạt là vàng nhạt và rốn hạt chủ yếu là vàng đậm
- Đặc điểm sinh lý giống:
Trong 2 vụ thí nghiệm các giống đậu tương thí nghiệm có đặc điểm sinh
lý tốt, đặc biết là giống ĐT33, đạt cao nhất ở các chỉ tiêu, với số lượng nốt sần 41,33 nốt/cây (vụ hè-thu) và 28,00 nốt/ cây (vụ xuân), khối lượng nốt sần 2,03g (vụ hè-thu) và 1,20g (vụ xuân), diện tích lá 6,44 m2lá/m2đất (vụ hè-thu)
và 5,10 m2lá/m2đất (vụ xuân)
- Sâu bệnh hại và khả năng chống đổ:
Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm ít bị sâu bệnh hại, bị ít nhất là
ở 3 giống ĐT33; ĐT35 và ĐT37 Ở vụ xuân hầu như các giống đậu tương thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Giống ĐT33 và ĐT35 thể hiện khối lượng 1000 hạt lớn hơn, có NSLT
và NSTT cao hơn giống đối chứng và các giống thí nghiệm khác ở mức tin cậy 95% trong hai vụ thí nghiệm
Trang 13- Chất lượng:
Các giống có chất lượng protein và flavonoid tốt Trong đó giống ĐT35 đều đạt cao nhất ở các chỉ tiêu với hàm lượng flavonoid 1,24 mg/g chất khô (vụ hè-thu) và 1,43 mg/g chất khô (vụ xuân) và hàm lượng protein 36,32% (vụ hè-thu) và 37,35% (vụ xuân)
Từ kết quả trên, đề tài đã lựa chọn được giống đậu tương ĐT33 và ĐT35 là giống tốt nhất có các ưu điểm: Được sản xuất trong nước nên chủ động nguồn giống, sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, năng suất cao và ổn định, chất lượng quả tốt
Trang 14THESIS ABSTRACT Master of Science: Swabira Muanacha Nuro
Thesis title: Evaluation of the ability to grow, development, yield and
quality of some varieties of Soybean at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Major: Crop Science
Code: 8.62.01.10
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry Thai Nguyen University
Research Objectives:
Identify soybean varieties with good growth, high yield, good and suitable quality for the ecological conditions of Thai Nguyen city grown in the Summer-Autumn and Spring-Summer crops
Materials and Method:
The experiment included 6 formulas corresponding to 6 soybean varieties: Variety DT84, Variety DT32, Variety DT33, Variety DT34, Variety DT35 and Variety DT37 The experiment was arranged in a randomized complete block design (RCBD) with 6 treatments and 3 replications
+ Summer-Autumn crop density: 28 plants/m2, row spacing 35cm, plant spacing 10cm
+ Spring crop density: 31 plants/m2, row spacing 35cm, plant spacing 9cm
- Period of study:
Summer-Autumn crop: July 1, 2022 to October 17, 2022
Spring crop: February 26, 2023 to June 21, 2023
Main findings and conclusions:
The project assessed the growth, development, yield and quality of 6 varieties of Soybean grown in the Summer-Autumn (2023) and Spring (2023) crops in Thai Nguyen The results of the assessment show that:
Trang 15- Growth ability:
+ The experimental soybean varieties have a growth period ranging from 86-107 days (Summer-Autumn crop) and 86-116 days (Spring crop), so the soybean varieties in the experiment belong to the group with medium to long growing period
- Variety morphological characteristics:
The plant form of the soybean varieties in the experiment is mainly in the form of an upright stem, has egg-shaped and green leaves The flower color is mainly white with the seed coat color being light yellow and the seed hilum being mainly dark yellow
- Variety physiological characteristics:
In the two experimental seasons, the experimental soybean varieties had good physiological characteristics, especially the DT33 variety, which achieved the highest criteria, with the number of nodules 41.33 nodules/plant (summer-autumn crop) and 28.00 nodules/plant (spring crop), nodule weight 2.03g (summer-autumn crop) and 1.20g (spring crop), leaf area 6.44 m2
leaves/m2 of soil (summer-autumn crop) and 5 ,10 m2 of leaves/m2 of soil (spring crop)
- Pests and diseases:
The soybean varieties participating in the research are less susceptible to pests and diseases, the least affected are 3 varieties DT33; DT35 and DT37
In the Spring crop, almost all experimental soybean varieties have better lodging resistance than the Summer-Autumn crop
- Yield:
Varieties DT35 and DT33 showed larger 1000-seed weight, had higher theoretical yield and real yield than control varieties and other experimental varieties at the 95% confidence level in two experimental seasons
Trang 16- Fruit quality:
The varieties have good protein and flavonoid qualities Among them, variety DT35 achieved the highest criteria with flavonoid content of 1,24 mg/g DW (summer-autumn crop) and 1,43 mg/g DW (spring crop) and
protein content of 36,32 % (summer-autumn crop) and 37,35% (spring crop)
From the above results, the research has selected soybean varieties DT33 and DT35 as the best varieties with the following advantages: Domestically produced, so proactive seed source, good growth, less
susceptible to pests and diseases, high and stable yield and good fruit quality
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương, Glycine max (L.) Merrill, hay còn được gọi là đậu nành là
một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao Theo các bằng chứng về lịch sử, địa lý và khảo cổ học đều cho rằng đậu tương có nguồn gốc từ Trung Quốc và nguyên sản ở Châu Á (Ngô Thế Dân và cs., 1999) Trong hạt đậu tương có protein, vitamin B và E, Omega 3 và 6 , chủ yếu là protein trong hạt đậu tương, chiếm khoảng 35-45% Ví dụ, bột đậu nành đã khử chất béo được sử dụng rộng rãi trong việc làm giàu protein cho bánh mì, bánh quy, bánh nướng và tất cả các loại bánh kẹo Hạt đậu tương có vai trò rất quan trọng cho con người, nó giúp kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa các vấn đề tim mạch, một số loại ung thư, loãng xương, giảm đau bụng kinh
và các triệu chứng mãn kinh (Trần Văn Điền, 2020)
Đậu tương là một trong những loại thực phẩm được trồng nhiều nhất trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài nhóm các nước trồng và tiêu thụ nhiều đậu nành So với một số cây trồng truyền thống khác như: ngô, đỗ đen, sắn, khoai, lạc thì đậu tương là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng truyền thống Các giống đậu tương hiện nay chủ yếu là các giống đậu tương ngắn ngày, khả năng chịu nóng tốt có thể trồng tăng vụ trên một diện tích canh tác vào mùa hè Vì đậu tương là cây trồng ngắn ngày nhanh cho thu hoạch vì vậy có hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc trồng lúa Giá bán đậu tương hiện nay trên thị trường dao động vào khoảng 12.000 đồng/kg (Quang Trung, 2022)
Theo FAOSTAT (2023), tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trong nước giảm do điều kiện thời tiết không thuận lợi Diện tích trồng đậu tương của Việt Nam giảm 99.578 ha (năm 2016) đến 41.564 ha (năm 2020) Năng suất đậu tương trên cả nước từ năm 2016 đến năm 2020 có
Trang 18xu hướng giảm và không đồng đều qua các năm Năm 2016 là 16.138 tấn/ha đến năm 2020 đạt 15,736 tấn/ha
Thái Nguyên là một tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất đai và điều kiện sinh thái phù hợp để sản xuất nông nghiệp và sản xuất cây đậu tương trong các vụ gieo trồng Tại Thái Nguyên, đậu tương được trồng tại các huyện như Võ Nhai, Phú Lương, … với các vụ gieo trồng như: xuân, hè,
thu và đông Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2023), trong những
năm gần đây diện tích trồng và năng suất đậu tương trong tỉnh luôn giảm (diện tích trồng đậu tương đạt 956 ha năm 2020, 746 ha năm 2021 và 5383 ha năm 2022 Năng suất 16,60 tạ/ha năm 2020, 16,58 tạ/ha năm 2021 và 15,18 tạ/ha năm 2021) Sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên chưa phát triển và có xu thế giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu những bộ giống đậu tương có tiềm năng năng suất và chất lương cao thích hợp cho từng vùng sinh thái Hiện nay người dân vẫn chủ yếu dùng giống cũ ĐT51, DT84, DT96, DT90… dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp hơn các loại cây trồng khác như ngô, thuốc lá
Để góp phần giải quyết khắc phục hạn chế vấn đề về giống, mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn trong sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được giống đậu tương có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng khá, thích hợp với điều kiện sinh thái của thành phố Thái Nguyên trồng trong vụ Hè Thu và Vụ Xuân
Trang 193 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các tỉnh khác
Trang 20CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cây đậu tương là một trong những loại cây trồng có giá trị cao với khả năng thích ứng rộng được trồng ở nhiều vùng sinh thái của Việt Nam Theo các con số thống kê, đậu tương hiện được trồng trên 25 tỉnh thành rải khắp Việt Nam với 65% ở tại các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam Các tỉnh thành có diện tích trồng đậu tương lớn nhất của Việt Nam có thể kể đến như Hà Giang, Hà Nội, Thanh Hóa… (Bộ Công Thương, 2021)
Tuy nhiên, cây đậu tương là cây trồng có phản ứng chặt chẽ với yếu tố môi trường Tùy thuộc vào từng khu vực với điều kiện khí hậu khác nhau và biện pháp kỹ thuật canh tác mà cây đậu tương có sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng nhất định
Dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều các yếu tố như giống, nước phân bón và kỹ thuật chăm sóc được cải tiến giúp nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng đồng thời giúp giảm ô nhiễm môi trường Để phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại từng địa phương, các giống đậu tương mới trước khi đưa vào sản xuất quy mô lớn cần trồng thử nghiệm để đánh giá, xác định được tính thích hợp của giống đối với địa phương
Cây đậu tương là một trong số ít các loại cây trồng được trồng lâu đời tại Thái Nguyên Các giống đậu tương được sử dụng phổ biến hiện nay là Giống DT2008, Giống DT84 và Giống DT96 đã tồn tại từ khá lâu tuy nhiên
có năng suất, chất lượng kém hiệu quả hơn so với khi trồng các cây trồng khác như lúa, ngô, cây ăn quả Do vậy, diện tích đậu tương trên địa bàn tỉnh hiện nay ngày càng suy giảm, cần phải có bổ sung thêm các giống mới có ưu thế hơn
Trang 21Với ứng dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại, Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo - Dòng triển vọng và Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra được một số giống đậu tương mới như ĐT32, ĐT33, ĐT34, ĐT35, ĐT37 … qua thử nghiệm đánh giá sinh trưởng, năng suất tốt ở khu vực các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Thái Nguyên
1.1.2 Giá trị của cây đậu tương
a Giá trị dinh dưỡng và tác dụng cây đậu tương
Đậu tương chủ yếu bao gồm protein nhưng cũng chứa một lượng carbs
và chất béo tốt Các loại protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Giá trị thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu tương
Thông tin dinh
lượng
Nhu cầu hàng ngày
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA, 2019
Theo cơ sở dữ liệu USDA (2019), trong đậu tương còn chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào khác nhau, bao gồm:
Trang 22+ Molypden: Đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể con người được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu
+ Vitamin K1: Đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu + Folate: Còn được gọi là vitamin B9, folate có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bạn và được coi là đặc biệt quan trọng khi mang thai
+ Đồng: Chế độ ăn uống thường thấp trong dân số phương Tây Thiếu hụt có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim
+ Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống Mangan được hấp thụ kém từ đậu nành do hàm lượng axit phytic cao
+ Photpho: Đậu tương là một nguồn phốt pho tốt, một khoáng chất thiết yếu có trong chế độ ăn uống ở phương Tây
+ Thiamine: Còn được gọi là vitamin B1, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể
Qua nghiên cứu về tác dụng y dược, đậu tương là sản phẩm có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe con người như sau:
- Lecithin trong đậu nành góp phần quan trọng cho hoạt động của não
bộ, có tác dụng dưỡng não, làm tăng trí nhớ cho những bệnh nhân cao tuổi và ngăn ngừa bệnh Alzheimer Ngoài ra đậu nành còn chứa rất nhiều lecithin giúp tăng cường chức năng và hoạt động của hệ thần kinh Lecthin cũng được ứng dụng trong việc điều chế các loại thuốc trầm cảm, mất trí hoặc suy giảm chức năng thần kinh não bộ
- Hạt đậu tương chứa nhiều thành phần tốt cho da như genistein và isoflavone có tác dụng chống lão hóa, làm săn chắc da Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất như axit amin, kẽm, sắt, Vitamin A, B12, E giúp tăng cường độ
ẩm và sức sống cho làn da
Trang 23-Đậu tương chứa một lượng lớn canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời có khả năng phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp như loãng xương
- -Đậu tương chứa phytoestrogen giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những phụ nữ được bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu phytoestrogen sẽ giảm đến 54% nguy cơ ung thư vú Đối với những người đã từng bị ung thư, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu phytoestrogen sẽ làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và kéo dài thời gian sống
Đậu tương có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể mà không tăng lượng cholesterol (nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch) như việc bổ sung protein từ động vật Protein trong đậu tương còn giúp giúp cơ thể đào thải lượng lớn mỡ thừa trong máu
và giúp ổn định huyết áp
b Giá trị về kinh tế và sử dụng
- Giá trị kinh tế: So với một số cây trồng truyền thống khác như: ngô,
đỗ đen, sắn, khoai, lạc thì đậu tương là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng truyền thống Các giống đậu tương hiện nay chủ yếu là các giống đậu tương ngắn ngày, khả năng chịu nóng tốt có thể trồng tăng vụ trên một diện tích canh tác vào mùa hè Vì đậu tương là cây trồng ngắn ngày nhanh cho thu hoạch vì vậy có hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc trồng lúa Bên cạnh đó, đậu tương là một trong những loại cây cải tạo đất tốt dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng khoảng 75 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất ước đạt 350kg/sào; hiệu quả kinh tế so với giống lúa đối chứng Khang Dân 18 khoảng hơn 600.000 đồng/sào (Quang Trung, 2022)
- Giá trị sử dụng:
+ Đậu tương là loại cây trồng có giá trị sử dụng cao, các bộ phận của cây đều có tính ứng dụng trong thực tế Trong hạt đậu tương chứa rất nhiều
Trang 24dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người Vì vậy, hạt có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống đa dạng để bồi dưỡng cho cơ thể như sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành, nước tương, … Đây đều là các sản phẩm chứa một lượng carbs và chất béo tốt Đồng thời chúng cũng chứa chất chống oxy hóa đem lại các lợi ích sức khỏe khác nhau Ngoài ra, hạt đậu tương có thể được
sử dụng chế biến thành thức ăn trong chăn nuôi (Quang Trung, 2022)
+ Còn phụ phẩm của cây đậu tương gồm thân lá, người dân chủ yếu để lại trên ruộng làm phân bón hoặc ủ chế biến thành các loại phân hữu cơ, phân cao cấp, bởi hàm lượng ni-tơ rất cao, có thể tái tạo lại sức khỏe của đất
c Giá trị về cải tạo đất
- Với đặc điểm rễ cây chứa các nốt sần có khả năng cố định đạm tự nhiên được trồng chính hoặc trồng xen với tác dụng cải tạo đất và trả lại lượng lớn các thực vật bổ sung chất hữu cơ trong đất
- Ngoài ra với bộ rễ ăn nông, lá xanh, cây thấp, đậu tương được sử dụng trồng xen với tác dụng che phủ đất, chống xói mòn (Quang Trung, 2022)
1.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến cây đậu tương
Theo Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2018), cây đậu
tượng có áp dụng điều kiện sinh thái như sau:
a Ánh sáng
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày rất mẫn cảm với ánh sáng Tác động của quang chu kỳ được giới hạn ở bộ lá vào thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng Yếu tố tiên quyết để có năng suất cao là cây phải đạt hiệu quả quang hợp cao nhất trong vụ trồng, vì vậy phải nhanh chóng phủ kín đất để tiếp thu ánh sáng tối đa, do đó cần trồng mật độ cao phù hợp
Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì ít mẫn cảm với ánh sáng hơn, giống càng dài ngày càng mẫm cảm với ánh sáng, vì vậy, trong vụ xuân những giống dài ngày thì cây sinh trưởng phát triển kém, hoa quả ít, hạt lép
Trang 25Đậu tương cũng khá mẫn cảm với cường độ ánh sáng, trong điều kiện bị che rợp hoặc những cành lá ở phía dưới không đầy đủ ánh sáng thì lá thường vàng úa và rụng sớm, tỷ lệ lép, lửng cao
b Nhiệt độ
Đậu tương là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn là 24.000
Hạt đậu tương có thể nảy mầm từ 10-400C, nhiệt độ càng cao mầm nảy càng nhanh nhưng tốt nhất khoảng 18-260C, nếu nhiệt độ trên 350C hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm rất yếu
Trong thời gian cây sinh trưởng phát triển mạnh thì yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch nhau quá nhiều, nếu ban đêm nhiệt độ không dưới 170C thì rất thuận lợi cho cây Nhiệt độ tối thích cho đậu nành giai đoạn này là 20-280C
Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp từ 22-280C, bị rét trong thời kỳ này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa, nếu liên tục nhiều ngày có nhiệt độ dưới 240C thì đậu nành ra hoa chậm 5-7 ngày
Nhiệt độ thích hợp trong thời kỳ hình thành quả và hạt là 21-280C, khi hạt chín cần nhiệt độ thấp hơn (17-250C), lúc này nhiệt độ quá cao dễ làm giảm sức nảy mầm của hạt
Nhiệt độ là một trong những yếu tố chi phối sự phát triển và thường làm thay đổi chu kỳ sinh trưởng của đậu tương, tác động của nhiệt độ tới thời gian sinh trưởng của đậu tương còn mạnh hơn cả quang chu kỳ
c Nước
Để đảm bảo cho quá trình nảy mầm của hạt thì độ ẩm đất là 50% (trong khi đó ở ngô là 32%, đậu xanh là 26%) Tỷ lệ nảy mầm của hạt ở đất khô giảm nhiều hơn so với đất quá ướt
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của mình, đậu tương cần 408-444kg nước để sản xuất 1kg chất khô, do đó đậu tương là cây tương đối kháng hạn hơn so với những cây trồng ngắn ngày khác Ở giai đoạn trước ra
Trang 26hoa (10-20 ngày sau khi gieo), cây đậu tương có thể chịu được sự thiếu nước tạm thời mà không ảnh hưởng đến năng suất Nhưng sau khi gieo khoảng 30 ngày mà ẩm độ đất thấp hơn 40% và kéo dài, cây đậu tương sẽ ra hoa trong khi diện tích lá còn thấp, số hoa sẽ kém và rụng nhiều Trong giai đoạn tạo quả, sự thiếu nước làm quả rụng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
Trong điều kiện thiếu nước, quá trình cố định đạm giảm một phần do sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phần do ảnh hưởng trực tiếp của nước ở trong nốt sần
d Dinh dưỡng
Nói chung quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng của cây đậu tương biến động theo đặc điểm của giống, thành phần dinh dưỡng đất và điều kiện thời tiết
Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng tốc độ hấp thu NPK lúc trước khi ra hoa chậm nhưng việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng giai đoạn này có
ý nghĩa quan trọng đối với năng suất Tốc độ hút NPK cực đại vào lúc trỗ hoa
và giảm dần tới khi hạt đạt kích thước tối đa, tốc độ hút Kali giảm sớm hơn so với đạm và lân
Phân lân có phản ứng mạnh với đậu tương, bón lượng lân nhỏ cho gia tăng năng suất rõ ràng, tuy vậy khi đậu tương thiếu lân không triệu bên ngoài
mà chỉ giảm năng suất Còn khi thiếu Kali làm mép lá vàng, nhăn, hạt phát triển kém Việc bón phân N cho đậu nành khi 10-15 sau gieo rất có ý nghĩa vì kích thích sự phát triển của nốt sần và giúp cho cây tăng trưởng tốt sau này Nhìn chung đậu tương phản ứng với độ phì của đất thấp hơn nhiều cây trồng khác Ví dụ tăng cao lượng phân bón cho ngô có thể làm tăng năng 700 kg/ha nhưng với đậu tương chỉ được khoảng 200 kg/ha, do đó cần căn cứ theo chất lượng đất từng vùng để xác định lượng phân bón phù hợp, có hiệu quả
Trang 27nhất Mặt khác rễ đậu tương rất mẫn cảm với nồng độ muối khoáng vì vậy không bón lót ngay dưới hàng hạt hoặc bón vun gốc với nồng độ cao ở giai đoạn cây con dễ làm chột rễ và cháy lá
1.1.4 Phương pháp chọn tạo giống đậu tương
Theo Mark (2023), việc lựa chọn giống đậu nành nên tập trung vào năng suất (và tính ổn định của năng suất) cũng như lựa chọn độ chín và khả năng chống chịu bệnh tật
+ Năng suất và tính nhất quán về năng suất: chọn lọc các giống đậu
tương có năng suất cao trong các khảo nghiệm giống công cộng và tư nhân
Di truyền năng suất kém hiếm khi tạo ra năng suất cao Đánh giá các giống về tính nhất quán về năng suất từ vị trí này đến vị trí khác và từ năm này sang năm khác để đảm bảo năng suất cao và mạnh mẽ
+ Độ trưởng thành: trồng nhiều loại đậu tương có độ chín khác nhau,
cho đến chênh lệch nhóm trưởng thành hoàn toàn, để mở rộng thời điểm thu hoạch và rủi ro liên quan đến thời tiết Sử dụng nhiều loại độ chín khác nhau
có thể làm tăng cơ hội có được điều kiện thời tiết thuận lợi trong quá trình lấp hạt Khoảng thời gian thu hoạch rộng có thể giảm thiểu việc thu hoạch đậu nành khi độ ẩm dưới 13% Mặc dù không phải lúc nào cũng đúng nhưng các giống có mùa vụ dài hơn thường có tiềm năng năng suất cao hơn một chút
+ Khả năng kháng bệnh: Một số bệnh phải được quản lý thông qua
lựa chọn giống, chẳng hạn như tuyến trùng bào nang đậu tương, nhiễm gỉ sắt và nấm mốc trắng Các bệnh khác có các lựa chọn quản lý lựa chọn không đa dạng có thể cân bằng với chi phí
+ Các tính trạng chuyển gen: lựa chọn này bị giới hạn khá nhiều ở các
tính trạng diệt cỏ ở các giống đậu tương Có xu hướng sử dụng đậu tương thông thường để giảm chi phí giống và sản xuất, tuy nhiên, chiến lược này phải phản ánh sự thay đổi trong chương trình thuốc diệt cỏ cũng như chi phí thuốc diệt cỏ tăng lên Khi lựa chọn các đặc tính diệt cỏ, hãy hiểu những đặc
Trang 28điểm diệt cỏ nào có trong giống ngô lai trước đó để cho phép linh hoạt trong việc kiểm soát ngô tự nhiên Ngoài ra, hãy lưu ý loại cỏ dại nào đã phát triển khả năng kháng thuốc để tận dụng tối đa các đặc tính của thuốc diệt cỏ
+ Tính ổn định và đổ ngã: đậu tương được trồng với mật độ gieo hạt
cao hơn hoặc trên các cánh đồng có độ phì nhiêu cao sẽ dễ bị đổ ngã hơn do cây sinh trưởng cao hơn Nếu chỗ trú ẩn trở thành một yếu tố quan trọng trên cánh,
nó có thể làm giảm năng suất và làm chậm tiến độ thu hoạch
+ Vỏ quả bị vỡ: hiện tượng vỡ quả thường liên quan đến việc thu hoạch
bị chậm trễ khi độ ẩm của hạt giảm xuống dưới 13% và sau đó trải qua các chu trình bù nước và sấy khô Có thể giảm thiểu hiện tượng vỡ hạt bằng cách chú ý đến điểm giống cũng như lựa chọn một loạt các nhóm trưởng thành của đậu tương
+ Chi phí hạt giống: giống có năng suất cao nhất có thể không phải là
giống có lợi nhuận cao nhất Cân bằng chi phí hạt giống với tiềm năng năng suất Hiểu được giống được chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí quản
lý trong mùa cần được bù đắp bằng chi phí hạt giống
1.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là loại cây thực phẩm có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày, đồng thời đây cũng là một loại cây trồng đóng vai trò lớn trong việc sản xuất thức ăn không chỉ cho con người mà cả cho động vật Cùng với khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đậu tương được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất
ở châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là châu Á
Trang 29Bảng 1.2 Tình hình sản xuất Đậu tương của một số châu lục qua các
Từ bảng 1.2 cho thấy tình hình sản xuất đậu tương ở một số châu lục có
sự biến động về năng suất, sản lượng cũng như về diện tích sản xuất đậu tương Theo thống kê của FAO trong năm 2029 diện tích trồng đậu tương trên thế giới
là 127.057.164 ha, năng suất đạt 27.969 tạ/ha, sản lượng đạt 355.370.766,69 tấn Đến năm 2021 diện tích trồng đậu tương tăng lên 129.523.964 ha, năng suất tăng lên 28.697 tạ/ha, sản lượng là 371.693.592,66 tấn
Còn ở 5 châu lục cũng có sự thay đổi tăng giảm về sản lượng năng suất cũng như là về diện tích qua các năm
Ở châu Mỹ năm 2020 diện tích trồng đậu tương đạt 95.548.245 ha, năng suất đạt 32.237 tạ/ha còn về sản lượng đạt 308.018.182,17 tấn Năm
2021, diện tích và sản lượng trồng đậu tương có sự tăng mạnh đạt
Trang 3098.977.233ha diện tích trồng và 324.211.216,68 tấn sản lượng Tuy nhiên năng suất chỉ tăng nhẹ đạt 32.756 tạ/ha
Ở châu Á năm 2020 diện tích đạt 23.273.570 ha, năng suất đạt 14.107 tạ/ha và sản lượng đạt 32.832.303,95 tấn Sang năm 2021, diện tích đậu tương
và sản lượng giảm lần lượt là 21.751.456 ha và 31.175.142,16, ngược lại năng suất tăng đạt 14.332 tạ/ha
Ở châu Âu năm 2020 diện tích đạt 5.289.094 ha, năng suất đạt 20.069 tạ/ha và sản lượng đạt 10.614.904,5 tấn Năm 2021 diện tích trồng năng suất
và sản lượng đậu tương tăng nhẹ đạt diện tích 5.526.049 ha, sản lượng đạt 11.587.682,59 tấn và năng suất 20.969 tạ/ha
Ở châu Phi năm 2020 diện tích đạt 2.936.479 ha, năng suất đạt 13.241 tạ/ha và sản lượng đạt 3.888.053,06 tấn Năm 2021 diện tích trồng năng suất
và sản lượng đậu tương tăng nhẹ đạt diện tích 3.245.818 ha, sản lượng đạt 4.679.332,23 tấn và năng suất 14.416 tạ/ha
Cuối cùng là châu Đại Dương, năm 2020 diện tích trồng đậu tương đạt 9.775 ha, năng suất đạt 17.772 tạ/ha còn về sản lượng đạt 17.323 tấn Năm
2021, diện tích và sản lượng trồng đậu tương có sự tăng mạnh đạt 23.409 ha diện tích trồng và 40.219 tấn sản lượng Tuy nhiên năng suất giảm đạt 17.181 tạ/ha
Từ bảng 1.2 cho thấy, đậu tương là một thực phẩm được sản xuất trên thế giới và có sản lượng năng suất tăng qua các năm Trong đó, châu Mỹ sản xuất đậu tương nhiều nhất trên thế giới Nhưng trong một số châu lục như châu Á và châu Đại Dương, sản lượng năng suất có sự giảm
Trang 31Bảng 1.3 Tình hình sản xuất Đậu tương của các quốc gia đầu sản xuất
đậu tương lớn nhất trên thế giới qua các năm 2020 – 2021
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Đứng thứ hai sau Braxin là Mỹ với diện tích năm 2020 đạt 33.428.610
ha, năng suất đạt 34.327 tạ/ha, sản lượng đạt 114.748.940 tấn Sau 1 năm, diện tích đậu tương tại Mỹ tăng đạt 34.937.700 ha, đồng thời năng suất và sản lượng tăng đạt 34.549 tạ/ha và 120.707.230 tấn
Thứ ba sau Mỹ là Argentina với diện tích năm 2020 đạt 16.721.424 ha, năng suất đạt 29.182 tạ/ha, sản lượng đạt 48.796.661 tấn Năm 2021, diện tích
có sự giảm nhẹ còn 16.466.714 ha với năng suất 28.067 tạ/ha và sản lượng còn 46.217.911 tấn
Trên thế giới 3 nước trên sản xuất đậu tương nhiều nhất
Trang 321.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trong nước
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Việt Nam là một trong những nước Châu Á, vì vậy diện tích, năng suất
và sản lượng đậu tương tại Việt Nam nhìn chung có sự suy giảm trong những năm gần đây Qua bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng đậu tương của Việt Nam giảm 99.578 ha (năm 2016) đến 36.800 ha (năm 2021)
Ở Việt Nam, cây đậu tương được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như
Hà Tây, Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình; phía Nam như Trà Vinh, Tây Ninh, Long An… Theo các số liệu thống kê diện tích, năng suất đậu tương tại các vùng trồng đều có sự biến động qua các năm Với vùng có diện tích trồng lớn nhất là đồng bằng sông Hồng với điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình, đất đai màu mỡ, …
Về năng suất, năng suất đậu tương trên cả nước từ năm 2016 đến năm
2021 có xu hướng giảm và không đồng đều qua các năm Năm 2016 là 16.138 tạ/ha giảm còn 14.980 tạ/ha vào năm 2017 và tăng trở lại đến năm 2021 đạt 16.060 tạ/ha
Sản lượng đậu tương ở Việt Nam qua các năm ngày càng có xu hướng giảm xuống, từ 160.696 tấn (2016) đến 59.100 tấn (2021) Chủ yếu sản lượng cây trồng tập trung tại 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
Trang 33Tại Thái Nguyên, đậu tương được trồng tại các huyện như Võ Nhai, Phú Lương, … với các vụ gieo trồng như: xuân, hè, thu và đông Tuy nhiên, việc sản xuất đậu tương còn gặp nhiều hạn chế do:
- Người nông dân chưa có một địa chỉ cung cấp hạt giống tốt; sạch bệnh; đa số lấy hạt vụ trước làm giống cho vụ sau; có thể dùng cả giống vụ hè làm giống cho vụ đông (không phù hợp dẫn đến năng suất thấp) và cách bảo quản hạt giống không tốt dẫn đến giảm độ nảy mầm
- Hiện nay người dân chủ yếu vẫn dùng các giống cũ như ĐT84 và một
số giống địa phương như đỗ cúc; đỗ lông; nhật bóng… Các giống cũ này có
ưu điểm chất lượng hạt tốt, chịu được sâu cuốn lá, sâu ăn lá… Tuy nhiên cây thấp, còi cọc, ít phân cành, ít đốt trên thân… (biểu hiện thoái hóa), năng suất thấp (12 – 15 tạ/ha), sâu đục quả nhiều và nhiễm bệnh (gỉ sắt, lở cổ rễ…)
- Không áp dụng thâm canh cây đậu tương; không áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là cỏ dại Hạn chế áp dụng xen canh, luân canh (ví dụ: ngô - đậu tương)
- Diện tích trồng quá nhỏ; công thu hái; vận chuyển không thuận lợi đẩy giá đậu tương sản xuất trong tỉnh cao hơn đậu tương nhập khẩu
Trong 10 năm qua, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu nành Khoảng 70% giá trị này được sử dụng trong quá trình ép dầu để sản xuất bột đậu nành – thành phần chính trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi
Tuy nhiên, sản lượng đậu tương ở Việt Nam còn thấp, đạt 13 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ đậu tương, còn lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài Riêng bột đậu nành, năm 2022, Việt Nam đã mua khoảng 5,3 triệu tấn từ thị trường quốc tế và sẽ chiếm vị trí
thứ 3 trên bản đồ nhập khẩu thế giới (Khánh Linh, 2023)
1.3 Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới
Thời gian gần đây, qua nghiên cứu, Trung Quốc đã chọn lọc được hàng loạt giống như Zhongzhi số 8, có tiềm năng năng suất 30 - 45 tạ/ha, phù hợp với vùng Hồ Bắc Giống Trung Đậu 29 được chọn lọc từ tổ hợp 78-141/tốt
Trang 34kết hợp đột biến bằng các nhân vật lý với tỷ lệ quả 4 hạt cao, tiềm năng năng suất 26-37 tấn/ha
Tìm kiếm thông tin chi tiết Tại Ấn Độ, đối với giống đậu tương
JS-93-05, các nhà khoa học đã tiến hành đột biến bằng cách sử dụng tia gamma với liều lượng khác nhau để tạo ra số lượng lớn các chủng đậu tương Qua sàng lọc các dòng này, giống AMS-39 có triển vọng đã được chọn lọc, có năng suất cao nhất là 29 g/cây, 155 quả/cây, nhiều cành, 6 cành/cây và thời gian sinh trưởng ngắn 78 ngày (S.K Dhapke và cs., 2009)
Ấn Độ là một đất nước có lịch sử trồng đậu tương từ năm 1969 Nghiên cứu cải tiến di truyền các giống đậu tương được thực hiện để đánh giá tác động của việc chọn tạo giống đến năng suất và đặc tính cây trồng trong suốt
25 năm qua Một thí nghiệm đồng ruộng kéo dài 3 năm đã được tiến hành để đánh giá 43 giống đậu tương thuộc hai chu kỳ chọn lọc khác nhau và đại diện cho hầu hết các giống được phát triển trong chương trình nhân giống nội địa của Ấn Độ từ năm 1969 đến năm 1993 Các giống thu được từ chu kỳ chọn lọc 1 cho hạt giống cao hơn 4 lần năng suất và chỉ số thu hoạch so với giống Kalitur truyền thống của trang trại Sự gia tăng năng suất này là do tăng sinh khối, vỏ quả, trọng lượng hạt trung bình và thời gian lấp đầy hạt dài hơn, nhưng chiều cao cây giảm và khả năng chịu đổ ngã được cải thiện, ít quả hạt-
1 hơn, ngày ra hoa và trưởng thành sớm Các giống của chu kỳ chọn lọc 2 cho thấy năng suất hạt giống cao hơn 19% và chỉ số thu hoạch tăng 16% so với chu kỳ chọn lọc 1 kèm theo thời gian lấp hạt dài hơn, nhiều hạt hơn và chiều cao cây giảm Mức tăng di truyền hàng năm về năng suất hạt giống của các giống đậu tương được đưa ra ở Ấn Độ từ năm 1969 đến năm 1993 là khoảng
22 kg ha (FAOSTAT, 2023)
Đã có nhiều tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương như: Chương trình nghiên cứu đậu tương quốc tế (INTSOY), Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), Viện nông nghiệp nhiệt
Trang 35đới quốc tế (IITA), Mạng lưới đậu và ngũ cốc châu Á (CLAN), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thực vật Châu Á (AVRDC) Các hướng nghiên cứu chính tập trung vào giống và kỹ thuật nông nghiệp phù hợp để đạt năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với các điều kiện môi trường bất lợi (sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt, chua, muối, phèn chua, ) Các yếu tố di truyền; yếu tố sinh lý, hoá sinh; cơ chế chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi (như sâu bệnh hại), năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng hạt, được nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu và tạo thành nhiều công trình, bài báo khoa học
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công tác chọn tạo giống đậu tương là một trong các biện pháp được sử dụng nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng đậu tương và đây là một hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm Dựa trên cơ sở đó, các
cơ quan, tổ chức đã tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới phù hợp với tuỳ từng vùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
*Kết quả chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính (1995), đã lai tạo giống đậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4 Giống D140 có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng được cả 3 vụ trong năm và cho năng suất cao 15 - 27 tạ/ha
Kết quả tạo nguồn vật liệu: trong những năm qua đã tiến hành lai hữu tính các tổ hợp lại và xử lý đột biến cho 7 mẫu giống (ĐT2000, ĐT12, ĐT80, VX93, AK06 DT95xĐT12, 95389) với các hướng cải tiến giống như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng khác nhau, kháng bệnh hại chính, cải tiến chất lượng hạt, tăng cường tính thích ứng (Trần Thị Trường và cs., 2005)
Giống đậu tương ĐT26 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12, được công nhận giống quốc gia
2010 Giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng trung bình 90-95 ngày,
Trang 36chống đổ khá, chịu dòi đục thân, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt Tỷ lệ quả 3 hạt 20-40%, năng suất 21-29 tạ/ha, tùy thuộc mùa vụ và điều kiện thâm canh (Trần Thị Trường
và cs., 2006)
*Giống đậu tương được tạo bằng phương pháp đột biến:
Giống ĐT22 do trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo bằng xử lý đột biến dòng MD.10 (tổ hợp lai giữa ĐT12 x DT95), giống được công nhận giống quốc gia năm 2006, thời gian sinh trưởng là 85-90 ngày, năng suất 17-25 tạ/ha, có khả năng trồng 3 vụ, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, thích ứng rộng (Trần Thị Trường và cs., 2005)
Trong nghiên cứu thời vụ thích hợp cho hai giống đậu tương ĐT32 và ĐT35 trong vụ Đông tại Ba Vì, Hà Nội của nhóm tác giả Vũ Kim Dung và
Cs (2022), đã cho kết quả năng suất thực thu của 2 giống đạt cao ở thời vụ gieo từ 10/9 đến 20/9 Trong khung thời vụ này giống ĐT32 đạt 2,34 - 2,38 tấn/ha và giống ĐT35 đạt 2,58 - 2,63 tấn/ha Năng suất thực tế ở các vụ gieo
sạ sau này giảm dần Các cấu phần năng suất, năng suất của giống đậu tương ĐT35 đều cao hơn giống đậu tương ĐT32 ở mọi thời điểm gieo trồng
Nhóm tác giả Phạm Thị Xuân và Cs (2021), trong nghiên cứu thời vụ thích hợp cho giống đậu tương ĐT32 trong vụ Đông trên đất ướt tại Hà Nội
đã cho kết quả, thời vụ gieo trồng thích hợp nhất cho giống đậu tương ĐT32
là từ 15-29/9 Ở khung thời vụ này, năng suất thực thu của giống đậu tương ĐT32 đạt từ 2,44-2,53 tấn/ha ở Mỹ Đức và từ 2,48-2,63 tấn/ha ở Phúc Thọ
Trong nghiên cứu chọn tạo giống, việc so sánh giống là nhiệm vụ quan trọng và tất yếu trước khi đưa vào sử dụng giống mới Việc so sánh giống nhằm mục đích tìm ra những giống có triển vọng, có năng suất cao, vượt trội so với các giống đang sản xuất, vì vậy cần đánh giá và khảo nghiệm giống trên mạng lưới toàn quốc để các giống mới thực sự phù hợp năng suất cao hơn
Trang 37Phạm Thị Thu Huyền và cs., (2020), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng và năng suất một số giống đậu tương vụ Hè-Thu tại Thái Nguyên năm 2015-2016ʼʼ Trong nghiên cứu được thí nghiệm 10 giống đậu tương (DT84, DT2001, ĐT51, ĐT34, ĐT22, ĐT12, Đ8, DT2008, Cúc Bóng, Vàng Cao Bằng) Đã cho kết quả, trong 10 giống đậu tương thí ngiệm,
2 giống ĐT12, Đ8 thuộc nhóm chín sớm (thời gian sinh trưởng < 85 ngày); các giống còn lại nằm trong nhóm chín trung bình (thời gian sinh trưởng từ 86 – 101 ngày) Các giống đậu tương ĐT51, DT2001, DT2008 cho các chỉ số sinh lí vượt trội như chỉ số diện tích lá, số lượng nốt sần so với giống đối chứng và các giống đậu tương còn lại Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Hè Thu tại Thái Nguyên, cho năng suất trung bình 25,13 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng DT84 (19,90 tạ/ha)
Nguyễn Văn Chương (2022), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm chọn tạo và phát triển được giống đậu tương mới, có
năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu khá đối với một số sâu bệnh hại chính, thích hợp cho vùng Đông Nam bộ và trên đất lúa chuyển đổi
ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sau 5 năm thực hiện (từ 2014 - 2018), Đề tài đạt được các kết quả sau:
1) Đã hoàn thiện Báo cáo chuyên đề - Tình hình sản xuất đậu tương của vùng ĐBSCL Báo cáo đã nêu bật thực trạng sản xuất, nhu cầu phát triển, tiêu thụ đậu tương cũng như những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải và đề ra định hướng phát triển cây đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long
2) Đã thu thập, nhập nội nhiều giống và nguồn gen tốt, có nhiều tính trạng liên quan đến tính chống chịu khô hạn, úng, mặn, bệnh và chất lượng Hiện đã và đang lưu giữ tập đoàn đậu tương gồm 650 mẫu giống và một số
Trang 38lượng lớn các dòng tái tổ hợp khác Đã lai tạo thành công 48 tổ hợp, đã xử lý đột biến 6 giống đậu tương với nguồn phóng xạ Coban60, để tạo nguồn vật liệu khởi đầu
3) Đã đánh giá quần thể, chọn lọc dòng triển vọng, đến thế hệ F6 đã tuyển chọn được 169 dòng lai; đến đời M6 đã chọn được 34 dòng đột biến 4) Kết quả so sánh và khảo nghiệm đã chọn tạo được 5 giống đậu tương mới: HLĐN 09-10, HLĐN 09-4; HLĐN 7940; DS 9-3-3; DS 11-5-2 Trong
đó 02 giống đậu tương HLĐN 09-10 và HLĐN 09-4 đã đặt lại tên là HLĐN
910 và HLĐN 904, được Bộ NN và PTNT công nhận sản xuất thử cho vùng ĐNB và ĐBSCL tại Quyết định số 118/QĐ-TT-VPPN ngày 25/5/2018 Riêng giống đậu tương HLĐN 910 sau quá trình sản xuất thử đã được Hội đồng KHCN Cục Trồng Trọt đề nghị Bộ NN và PTNT công nhận chính thức tại Biên bản Hội đồng Khoa học chuyên ngành ngày 23/3/2019 và được công nhận giống cây trồng nông nghiệp tại Quyết định số 4046/QĐ-BNN-TT ngày 24/10/2019
- Giống đậu tương HLĐN 910, có TGST từ 80 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh Gỉ sắt (điểm 1-2), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng; đóng trái cao thích hợp với thu hoạch bằng cơ giới hóa, có hàm lượng protein 33,7%, lipid 19% Năng suất tại ĐNB trong vụ Đông Xuân đạt từ 2,21
- 2,56 tấn/ha, tương đương với 2 giống đối chứng đã được công nhận chính thức và sản xuất thử; tại ĐBSCL trong vụ Xuân Hè năng suất biến động từ 3,2
- 3,39 tấn/ha, khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng, năng suất trung bình 3,31 tấn/ha vượt 15% so với đối chứng
- Giống đậu tương HLĐN 904, có TGST từ 78 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh Gỉ sắt (điểm 1-3), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng, có hàm lượng Protein 33,7%, Lipid 19% Năng suất tại ĐNB trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,23 - 2,58 tấn/ha, trung bình 2,42 tấn/ha, tương đương với 2 giống đối chứng; tại ĐBSCL trong vụ Xuân Hè năng suất biến