Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 39)

1.3. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam

Tại Việt Nam, công tác chọn tạo giống đậu tương là một trong các biện pháp được sử dụng nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng đậu tương và đây là một hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm. Dựa trên cơ sở đó, các cơ quan, tổ chức đã tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới phù hợp với tuỳ từng vùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

*Kết quả chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính (1995), đã lai tạo giống đậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4. Giống D140 có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng được cả 3 vụ trong năm và cho năng suất cao 15 - 27 tạ/ha.

Kết quả tạo nguồn vật liệu: trong những năm qua đã tiến hành lai hữu tính các tổ hợp lại và xử lý đột biến cho 7 mẫu giống (ĐT2000, ĐT12, ĐT80, VX93, AK06. DT95xĐT12, 95389) với các hướng cải tiến giống như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng khác nhau, kháng bệnh hại chính, cải tiến chất lượng hạt, tăng cường tính thích ứng (Trần Thị Trường và cs., 2005).

Giống đậu tương ĐT26 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12, được công nhận giống quốc gia 2010. Giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng trung bình 90-95 ngày,

chống đổ khá, chịu dòi đục thân, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt. Tỷ lệ quả 3 hạt 20-40%, năng suất 21-29 tạ/ha, tùy thuộc mùa vụ và điều kiện thâm canh (Trần Thị Trường và cs., 2006).

*Ging đậu tương được to bng phương pháp đột biến:

Giống ĐT22 do trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo bằng xử lý đột biến dòng MD.10 (tổ hợp lai giữa ĐT12 x DT95), giống được công nhận giống quốc gia năm 2006, thời gian sinh trưởng là 85-90 ngày, năng suất 17-25 tạ/ha, có khả năng trồng 3 vụ, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, thích ứng rộng (Trần Thị Trường và cs., 2005).

Trong nghiên cứu thời vụ thích hợp cho hai giống đậu tương ĐT32 và ĐT35 trong vụ Đông tại Ba Vì, Hà Nội của nhóm tác giả Vũ Kim Dung và Cs. (2022), đã cho kết quả năng suất thực thu của 2 giống đạt cao ở thời vụ gieo từ 10/9 đến 20/9. Trong khung thời vụ này giống ĐT32 đạt 2,34 - 2,38 tấn/ha và giống ĐT35 đạt 2,58 - 2,63 tấn/ha. Năng suất thực tế ở các vụ gieo sạ sau này giảm dần. Các cấu phần năng suất, năng suất của giống đậu tương ĐT35 đều cao hơn giống đậu tương ĐT32 ở mọi thời điểm gieo trồng.

Nhóm tác giả Phạm Thị Xuân và Cs. (2021), trong nghiên cứu thời vụ thích hợp cho giống đậu tương ĐT32 trong vụ Đông trên đất ướt tại Hà Nội đã cho kết quả, thời vụ gieo trồng thích hợp nhất cho giống đậu tương ĐT32 là từ 15-29/9. Ở khung thời vụ này, năng suất thực thu của giống đậu tương ĐT32 đạt từ 2,44-2,53 tấn/ha ở Mỹ Đức và từ 2,48-2,63 tấn/ha ở Phúc Thọ.

Trong nghiên cứu chọn tạo giống, việc so sánh giống là nhiệm vụ quan trọng và tất yếu trước khi đưa vào sử dụng giống mới. Việc so sánh giống nhằm mục đích tìm ra những giống có triển vọng, có năng suất cao, vượt trội so với các giống đang sản xuất, vì vậy cần đánh giá và khảo nghiệm giống trên mạng lưới toàn quốc để các giống mới thực sự phù hợp. năng suất cao hơn.

Phạm Thị Thu Huyền và cs., (2020), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng và năng suất một số giống đậu tương vụ Hè-Thu tại Thái Nguyên năm 2015-2016ʼʼ. Trong nghiên cứu được thí nghiệm 10 giống đậu tương (DT84, DT2001, ĐT51, ĐT34, ĐT22, ĐT12, Đ8, DT2008, Cúc Bóng, Vàng Cao Bằng). Đã cho kết quả, trong 10 giống đậu tương thí ngiệm, 2 giống ĐT12, Đ8 thuộc nhóm chín sớm (thời gian sinh trưởng < 85 ngày);

các giống còn lại nằm trong nhóm chín trung bình (thời gian sinh trưởng từ 86 – 101 ngày). Các giống đậu tương ĐT51, DT2001, DT2008 cho các chỉ số sinh lí vượt trội như chỉ số diện tích lá, số lượng nốt sần so với giống đối chứng và các giống đậu tương còn lại. Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Hè Thu tại Thái Nguyên, cho năng suất trung bình 25,13 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng DT84 (19,90 tạ/ha).

Nguyễn Văn Chương (2022), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài:

Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm chọn tạo và phát triển được giống đậu tương mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu khá đối với một số sâu bệnh hại chính, thích hợp cho vùng Đông Nam bộ và trên đất lúa chuyển đổi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau 5 năm thực hiện (từ 2014 - 2018), Đề tài đạt được các kết quả sau:

1) Đã hoàn thiện Báo cáo chuyên đề - Tình hình sản xuất đậu tương của vùng ĐBSCL. Báo cáo đã nêu bật thực trạng sản xuất, nhu cầu phát triển, tiêu thụ đậu tương cũng như những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải và đề ra định hướng phát triển cây đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long.

2) Đã thu thập, nhập nội nhiều giống và nguồn gen tốt, có nhiều tính trạng liên quan đến tính chống chịu khô hạn, úng, mặn, bệnh và chất lượng.

Hiện đã và đang lưu giữ tập đoàn đậu tương gồm 650 mẫu giống và một số

lượng lớn các dòng tái tổ hợp khác. Đã lai tạo thành công 48 tổ hợp, đã xử lý đột biến 6 giống đậu tương với nguồn phóng xạ Coban60, để tạo nguồn vật liệu khởi đầu.

3) Đã đánh giá quần thể, chọn lọc dòng triển vọng, đến thế hệ F6 đã tuyển chọn được 169 dòng lai; đến đời M6 đã chọn được 34 dòng đột biến.

4) Kết quả so sánh và khảo nghiệm đã chọn tạo được 5 giống đậu tương mới: HLĐN 09-10, HLĐN 09-4; HLĐN 7940; DS 9-3-3; DS 11-5-2. Trong đó 02 giống đậu tương HLĐN 09-10 và HLĐN 09-4 đã đặt lại tên là HLĐN 910 và HLĐN 904, được Bộ NN và PTNT công nhận sản xuất thử cho vùng ĐNB và ĐBSCL tại Quyết định số 118/QĐ-TT-VPPN ngày 25/5/2018. Riêng giống đậu tương HLĐN 910 sau quá trình sản xuất thử đã được Hội đồng KHCN Cục Trồng Trọt đề nghị Bộ NN và PTNT công nhận chính thức tại Biên bản Hội đồng Khoa học chuyên ngành ngày 23/3/2019 và được công nhận giống cây trồng nông nghiệp tại Quyết định số 4046/QĐ-BNN-TT ngày 24/10/2019.

- Giống đậu tương HLĐN 910, có TGST từ 80 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh Gỉ sắt (điểm 1-2), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng; đóng trái cao thích hợp với thu hoạch bằng cơ giới hóa, có hàm lượng protein 33,7%, lipid 19%. Năng suất tại ĐNB trong vụ Đông Xuân đạt từ 2,21 - 2,56 tấn/ha, tương đương với 2 giống đối chứng đã được công nhận chính thức và sản xuất thử; tại ĐBSCL trong vụ Xuân Hè năng suất biến động từ 3,2 - 3,39 tấn/ha, khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng, năng suất trung bình 3,31 tấn/ha vượt 15% so với đối chứng.

- Giống đậu tương HLĐN 904, có TGST từ 78 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh Gỉ sắt (điểm 1-3), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng, có hàm lượng Protein 33,7%, Lipid 19%. Năng suất tại ĐNB trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,23 - 2,58 tấn/ha, trung bình 2,42 tấn/ha, tương đương với 2 giống đối chứng; tại ĐBSCL trong vụ Xuân Hè năng suất biến

động từ 3,13 - 3,34 tấn/ha, khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng, năng suất trung bình 3,24 tấn/ha vượt 13% so với đối chứng.

- Ngoài ra, còn rất nhiều giống khác đã hoàn tất công tác khảo nghiệm cơ bản, có triển vọng giới thiệu cho sản xuất cho những năm tới.

5) Kết quả hoàn thiện biện pháp kỹ thuật đã xác định được mật độ gieo trồng và nền phân bón thích hợp cho 5 giống đậu tương ưu tú HLĐN 29;

HLĐN 904; HLĐN 910; DS 9-3-3 và HLĐN 7940, cụ thể:

Tại Đông Nam bộ: Các giống đậu tương HLĐN 904, HLĐN 29 và DS 9- 3-3 trồng mật độ thích hợp là 40 cây/m2 (khoảng cách 50cm x 15cm x 3 cây), lượng phân bón thích hợp 60N + 60 P2O5 + 60 K2O; Giống đậu tương HLĐN 910 và giống HLĐN 7940 trồng mật độ thích hợp là 38 cây/m2 (khoảng cách 40cm x 20cm x 3 cây), lượng phân bón thích hợp 60N + 60 P2O5 + 60 K2O.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)