Cây đậu tương là loại cây thực phẩm có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày, đồng thời đây cũng là một loại cây trồng đóng vai trò lớn trong việc sản xuất thức ăn không chỉ cho con người mà cả cho động vật.
Cùng với khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đậu tương được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là châu Á.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất Đậu tương của một số châu lục qua các năm 2020 - 2021
Khu vực Năm Diện tích
(ha) Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (tấn) Thế Giới 2020 127.057.164 27.969 355.370.766,69
2021 129.523.964 28.697 371.693.592,66 Châu Mỹ 2020 95.548.245 32.237 308.018.182,17 2021 98.977.233 32.756 324.211.216,68 Châu Á 2020 23.273.570 14.107 32.832.303,95
2021 21.751.456 14.332 31.175.142,16 Châu Âu 2020 5.289.094 20.069 10.614.904,5
2021 5.526.049 20.969 11.587.682,59 Châu Phi 2020 2.936.479 13.241 3.888.053,06
2021 3.245.818 14.416 4.679.332,23 Châu Đại
Dương
2020 9.775 17.772 17.323
2021 23.409 17.181 40.219
(Nguồn: FAOSTAT, 2023) Từ bảng 1.2 cho thấy tình hình sản xuất đậu tương ở một số châu lục có sự biến động về năng suất, sản lượng cũng như về diện tích sản xuất đậu tương.
Theo thống kê của FAO trong năm 2029 diện tích trồng đậu tương trên thế giới là 127.057.164 ha, năng suất đạt 27.969 tạ/ha, sản lượng đạt 355.370.766,69 tấn. Đến năm 2021 diện tích trồng đậu tương tăng lên 129.523.964 ha, năng suất tăng lên 28.697 tạ/ha, sản lượng là 371.693.592,66 tấn.
Còn ở 5 châu lục cũng có sự thay đổi tăng giảm về sản lượng năng suất cũng như là về diện tích qua các năm.
Ở châu Mỹ năm 2020 diện tích trồng đậu tương đạt 95.548.245 ha, năng suất đạt 32.237 tạ/ha còn về sản lượng đạt 308.018.182,17 tấn. Năm 2021, diện tích và sản lượng trồng đậu tương có sự tăng mạnh đạt
98.977.233ha diện tích trồng và 324.211.216,68 tấn sản lượng. Tuy nhiên năng suất chỉ tăng nhẹ đạt 32.756 tạ/ha.
Ở châu Á năm 2020 diện tích đạt 23.273.570 ha, năng suất đạt 14.107 tạ/ha và sản lượng đạt 32.832.303,95 tấn. Sang năm 2021, diện tích đậu tương và sản lượng giảm lần lượt là 21.751.456 ha và 31.175.142,16, ngược lại năng suất tăng đạt 14.332 tạ/ha.
Ở châu Âu năm 2020 diện tích đạt 5.289.094 ha, năng suất đạt 20.069 tạ/ha và sản lượng đạt 10.614.904,5 tấn. Năm 2021 diện tích trồng năng suất và sản lượng đậu tương tăng nhẹ đạt diện tích 5.526.049 ha, sản lượng đạt 11.587.682,59 tấn và năng suất 20.969 tạ/ha.
Ở châu Phi năm 2020 diện tích đạt 2.936.479 ha, năng suất đạt 13.241 tạ/ha và sản lượng đạt 3.888.053,06 tấn. Năm 2021 diện tích trồng năng suất và sản lượng đậu tương tăng nhẹ đạt diện tích 3.245.818 ha, sản lượng đạt 4.679.332,23 tấn và năng suất 14.416 tạ/ha.
Cuối cùng là châu Đại Dương, năm 2020 diện tích trồng đậu tương đạt 9.775 ha, năng suất đạt 17.772 tạ/ha còn về sản lượng đạt 17.323 tấn. Năm 2021, diện tích và sản lượng trồng đậu tương có sự tăng mạnh đạt 23.409 ha diện tích trồng và 40.219 tấn sản lượng. Tuy nhiên năng suất giảm đạt 17.181 tạ/ha.
Từ bảng 1.2 cho thấy, đậu tương là một thực phẩm được sản xuất trên thế giới và có sản lượng năng suất tăng qua các năm. Trong đó, châu Mỹ sản xuất đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Nhưng trong một số châu lục như châu Á và châu Đại Dương, sản lượng năng suất có sự giảm.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất Đậu tương của các quốc gia đầu sản xuất đậu tương lớn nhất trên thế giới qua các năm 2020 – 2021
Khu vực Năm Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Braxin 2020 37.188.168 32.752 121.797.712 2021 39.168.068 34.450 134.934.935 Mỹ 2020 33.428.610 34.327 114.748.940 2021 34.937.700 34.549 120.707.230 Argentina
2020 16.721.424 29.182 48.796.661 2021 16.466.714 28.067 46.217.911
(Nguồn: FAOSTAT, 2023) Từ bảng 1.3 cho thấy tình hình sản xuất đậu tương ở các quốc gia có sự chênh lệch khá lớn đứng đầu là Braxin với diện tích là 37.188.168 ha vào năm 2020, năng suất 32.752 tạ/ha, sản lượng 121.797.712 tấn. So với năm 2021 tăng cả về diện tích là 39.168.068 ha, năng suất 34.450 tạ/ha và sản lượng 134.934.935 tấn.
Đứng thứ hai sau Braxin là Mỹ với diện tích năm 2020 đạt 33.428.610 ha, năng suất đạt 34.327 tạ/ha, sản lượng đạt 114.748.940 tấn. Sau 1 năm, diện tích đậu tương tại Mỹ tăng đạt 34.937.700 ha, đồng thời năng suất và sản lượng tăng đạt 34.549 tạ/ha và 120.707.230 tấn.
Thứ ba sau Mỹ là Argentina với diện tích năm 2020 đạt 16.721.424 ha, năng suất đạt 29.182 tạ/ha, sản lượng đạt 48.796.661 tấn. Năm 2021, diện tích có sự giảm nhẹ còn 16.466.714 ha với năng suất 28.067 tạ/ha và sản lượng còn 46.217.911 tấn.
Trên thế giới 3 nước trên sản xuất đậu tương nhiều nhất.
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2016 99.578 16.138 160.696
2017 67.993 14.980 101.856
2018 53.364 15.244 81.348
2019 49.217 15.698 77.263
2020 41.564 15.736 65.405
2021 36.800 16.060 59.100
Nguồn: FAOSTAT, 2023 Việt Nam là một trong những nước Châu Á, vì vậy diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tại Việt Nam nhìn chung có sự suy giảm trong những năm gần đây. Qua bảng 1.4. cho thấy diện tích trồng đậu tương của Việt Nam giảm 99.578 ha (năm 2016) đến 36.800 ha (năm 2021).
Ở Việt Nam, cây đậu tương được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình; phía Nam như Trà Vinh, Tây Ninh, Long An… Theo các số liệu thống kê diện tích, năng suất đậu tương tại các vùng trồng đều có sự biến động qua các năm. Với vùng có diện tích trồng lớn nhất là đồng bằng sông Hồng với điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình, đất đai màu mỡ, …
Về năng suất, năng suất đậu tương trên cả nước từ năm 2016 đến năm 2021 có xu hướng giảm và không đồng đều qua các năm. Năm 2016 là 16.138 tạ/ha giảm còn 14.980 tạ/ha vào năm 2017 và tăng trở lại đến năm 2021 đạt 16.060 tạ/ha.
Sản lượng đậu tương ở Việt Nam qua các năm ngày càng có xu hướng giảm xuống, từ 160.696 tấn (2016) đến 59.100 tấn (2021). Chủ yếu sản lượng cây trồng tập trung tại 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Tại Thái Nguyên, đậu tương được trồng tại các huyện như Võ Nhai, Phú Lương, … với các vụ gieo trồng như: xuân, hè, thu và đông. Tuy nhiên, việc sản xuất đậu tương còn gặp nhiều hạn chế do:
- Người nông dân chưa có một địa chỉ cung cấp hạt giống tốt; sạch bệnh; đa số lấy hạt vụ trước làm giống cho vụ sau; có thể dùng cả giống vụ hè làm giống cho vụ đông (không phù hợp dẫn đến năng suất thấp) và cách bảo quản hạt giống không tốt dẫn đến giảm độ nảy mầm.
- Hiện nay người dân chủ yếu vẫn dùng các giống cũ như ĐT84 và một số giống địa phương như đỗ cúc; đỗ lông; nhật bóng… Các giống cũ này có ưu điểm chất lượng hạt tốt, chịu được sâu cuốn lá, sâu ăn lá… Tuy nhiên cây thấp, còi cọc, ít phân cành, ít đốt trên thân… (biểu hiện thoái hóa), năng suất thấp (12 – 15 tạ/ha), sâu đục quả nhiều và nhiễm bệnh (gỉ sắt, lở cổ rễ…)
- Không áp dụng thâm canh cây đậu tương; không áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là cỏ dại. Hạn chế áp dụng xen canh, luân canh (ví dụ: ngô - đậu tương).
- Diện tích trồng quá nhỏ; công thu hái; vận chuyển không thuận lợi đẩy giá đậu tương sản xuất trong tỉnh cao hơn đậu tương nhập khẩu.
Trong 10 năm qua, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu nành. Khoảng 70% giá trị này được sử dụng trong quá trình ép dầu để sản xuất bột đậu nành – thành phần chính trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, sản lượng đậu tương ở Việt Nam còn thấp, đạt 13 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ đậu tương, còn lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài. Riêng bột đậu nành, năm 2022, Việt Nam đã mua khoảng 5,3 triệu tấn từ thị trường quốc tế và sẽ chiếm vị trí thứ 3 trên bản đồ nhập khẩu thế giới (Khánh Linh, 2023).